Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

THỬ TÌM HIỂU NHỊP ĐIỆU

CỦA BẢN TRƯỜNG CA

PHU THÊ THAY ĐỔI RA SAO?

 

LÊ MỘNG HOÀNG

 

(Viết theo cuốn Excess Baggage Getting Out of Your Own Way – Người Đàn Bà Vô Tích Sự Hãy Thoát Ra Khỏi Lối Đi Của Mình – của tiến sĩ Tâm Lý học cũng là bác sĩ Tâm Thần Judith Sills)

 

 

Một số người trong chúng ta hăng hái tìm kiếm người bạn đời vì họ coi hôn nhân như là nơi trú ẩn êm ấm, an toàn nhất.  Có nhóm khác lại thối thác việc kết duyên, trì hoãn vô hạn định vì họ bị chắn đường bởi tâm trạng phân vân lưỡng lự.

Dù quan niệm hôn phối thế nào đi nữa, thì hầu hết chúng ta cũng đều đồng ý rằng một cuộc kết hợp tốt đẹp sẽ đưa đến sự gắn bó với nhau lâu dài.  Thành thử rất nhiều người ngạc nhiên đến đau xót khi mới khám phá ra bia đá bền chắc mà họ mơ ước chỉ là sợi dây thun co dãn thôi.  Một bà lấy chồng gần mười năm, mô tả cuộc tình duyên lâu dài: “Một chuỗi nối tiếp của những ngày yêu say đắm, rồi thờ ơ, rồi khắng khít, rồi lơi dần với cùng một đối tượng...cứ như vậy trong bao nhiêu năm”.  Hai người xáp lại gần nhau, rồi lơ là, rồi xích lại sát bên nhau, rồi dang xa; đôi khi cả hai không ý thức được rõ ràng nhịp điệu lên xuống của tâm tư họ.  Đôi vợ chồng xoắn xít cạnh nhau bởi vì đã là con người có trái tim thì họ thích được yêu thương, được săn sóc, chìu chuộng.  Tuy nhiên, trong lúc họ khao khát ở gần nhau, họ cũng ao ước ở xa nhau, bởi vì họ muốn phát triển khả năng, thăng tiến trên đường sự nghiệp, khám phá thế giới bên ngoài, có bạn mới.  Một cuộc hôn nhân tương đắc điều hòa các ước muốn trái ngược bằng đường lối hữu hiệu và tao nhã: THAY VÌ XEM SỢI DÂY TƠ HỒNG NHƯ MỘT DÂY XÍCH SẮT CHẮC NỊCH, CẢ HAI VỢ CHỒNG COI TÌNH THÂN THƯƠNG NHƯ CÂY ĐÀN PHONG CẦM (ACCORDIAN).  ĐÔI LÚC HỌ GẦN GŨI NHAU, ĐÔI LÚC HỌ TÁCH RA.  Tình yêu có lục đậm đà say đắm, có lúc lắng dịu, phẳng lặng, nhưng Nghĩa Vợ Chồng thì luôn tồn tại giữa hai người.  Vì vậy, nếu chị đã có sẵn thành kiến cho rằng hôn thú là một sự gắn bó bền lâu không thay đổi được thì những lúc tình thân trở nên lợt lạt, hoặc những cuộc xa cách vì hoàn cảnh, sẽ khiến chị lo âu, bứt rứt.  Ngược lại, nếu chị thích sự độc lập thì các giai đoạn yêu si mê, yêu như lên cơn say của chàng sẽ làm chị ngạt thở muốn thoát khỏi vòng vây quá chật hẹp đó. Tốt hơn hết, chị sẽ cảm thấy bình an, thoải mái trong suốt quãng đường dài của cuộc sống chung đôi nếu chị hiểu rõ nhịp điệu co giãn của hôn nhân.

Nhịp điệu của Bản Trường Ca Phu Thê

Bài ca “chung thân” này không phải chỉ có hai nhịp đơn giản: sự gần gũi và sự độc lập; mà có nhiều nhịp điệu thay đổi khá phức tạp.  Mỗi một biến cố trọng đại trong cuộc sống lứa đôi tạo nên một chuyển động khác cho tình vợ chồng.  Nếu chị đứng xa ra và nhìn với đôi mắt khách quan, chị sẽ thấy hôn nhân là một chuỗi dài kết nối các diễn biến giữa hai người gắn bó với nhau đầy chân tình; nhưng lại tách rời nhau để sinh hoạt trong xã hội, rồi cuối cùng họ trở về đối diện nhau để chia sẻ tất cả kinh nghiệm vui buồn mà họ đã thâu nhập được.

A) Tấm hình to lớn ngày đám cưới.

Hôn lễ được cử hành khi tình yêu dâng lên cao độ để hợp thức hóa sự nối kết giữa hai cá thể khác biệt trở thành một hợp thể đồng nhất trên pháp lý.  Bức ảnh chụp cô dâu chú rể đứng sát bên nhau mắt nhìn nhau đắm đuối.  Họ như quyệt lấy nhau trong đam mê của hạnh phúc, quên đi thế giới bên ngoài.  Tình cảm quấn quít, thắt chặt này rất thơ mộng, nhưng chỉ có trong “thuở ban đầu” mà thôi/

Dần dà với năm tháng, hai vợ chồng phải nới lỏng sợi tơ hồng cột chặt họ đó để tham gia vào cuộc sống chung quanh và phát triển chính cá nhân họ.  Chị hãy hình dung ra đôi tân lang và tân giai nhân tay nắm tay, mắt nhìn mắt, từ từ mỗi người quay đi một hướng.  Họ vẫn còn cầm tay nhau, nhưng nay mỗi người đang chú ý đến công việc ở sở họ, hoặc các hoạt động cộng đồng, con cái, bạn bè của riêng mình. Tiến trình thay đổi từ nhìn nhau, đối diện, trở thành nhìn cùng một hướng rất là hữu lý.  Tuy nhiên, đôi lúc một trong hai người bị chi phối hơi nhiều bởi nghề nghiệp hoặc con cái.  Sự thay đổi này khiến người kia có cảm tưởng bị bỏ rơi.  Hoặc giả, một trong hai người sợ hãi vì sự đắm say tình dục quá độ hay giận hờn vì các xung đột thường xuyên ngày mới lấy nhau đã vội vàng rời xa.  Hoặc có trường hợp hai vợ chồng phải tạm thời tách riêng ra vì sự quấy rầy của gia đình nội ngoại, hoặc sự níu kéo của bạn bè thân thiết, hoặc vì tình trạng tài chánh thiếu hụt.  Một trong các dữ kiện này sẽ khiến tiến trình thay đổi của cuộc sống lứa đôi, từ mặt nhìn mặt sang cùng nhìn về một hướng, trở nên khó khăn hơn.

Những chông gai, cay đắng, căng thẳng của biến chuyển tình cảm lứa đôi có thể vượt qua dễ dàng hơn chị nghĩ.  Giải pháp rất đơn giản: hãy sắp xếp thời giờ để sắn sóc, âu yếm lẫn nhau.  Một khi cả hai đã chỉ chú ý đến người bạn đời, lo lắng, thương yêu người ấy, thì không cần phải nghĩ đến việc nối kết lại tình khắng khít như lúc ban đầu nữa.  Tuy nhiên, với thời gian, mọi sự đã đổi thay.  Vòng tròn thương yêu đã nới rộng.  Hiện tại chỉ phải để dành thì giờ cho chàng, cho “hai đứa mình”.  Chị cần phải thuê người giữ trẻ con mỗi tuần một lần hoặc dành riêng ngày chủ nhật không đến sở làm overtime.  Chị cần để riêng một chiều thứ sáu hai vợ chồng đi ăn ngoài, đi chơi xa khỏi thàn phố và không tiếp bạn bè.

Nói một cách khác, chị phải xem thì giờ dành riêng cho “hai đứa mình” cũng quan trọng như một cuộc hẹn bác sĩ hoặc nha sĩ vậy.

Rồi chị biết sao không? Lúc mới đầu thì thấy hơi kỳ kỳ, chồng mình mà mình cũng phải tìm cách lôi cuốn, quyến rũ ảnh? Nhưng thực tế, giải pháp này rất hữu hiệu.  Nếu chàng và nàng có thể ở bên nhau trong vài giờ đồng hồ, quên đi tất cả những đòi hỏi của nghề nghiệp, gia đình, bạn bè, thì hai người sẽ trở nên thân mật hơn.  Và thời gian “chỉ riêng hai đứa mình thôi” này sẽ nhắc nhở cho hai người hiểu vì sao họ yêu nhau rồi cưới nhau cái thuở ban đầu say đắm ấy.

Các cặp vợ chồng tương đắc, tương đầu với sự biến đổi nhịp điệu của cuộc sống lứa đôi – từ mặt đối mặt đến đi bên nhau cùng một hướng – này với sự nhẫn nại, nhường nhịn.  Rồi nếu chị và chàng sống bên nhau lâm năm, hai người sẽ nối giáp cái vòng tròn bị nới rộng trong thời trung niên ấy lại.  Con cái trưởng thành và dọn ra riêng.  Tầm quan trọng của nghề nghiệp cũng dần dần giảm bớt.  Phần cuối của bản trường ca phu thê chỉ còn lại hai vợ chồng, lúc này đã trở nên đối diện nhau như thuở ban đầu với tình “ càng già càng dẻo càng dai”. Tình cảm gắn bó giữa chàng và nàng lúc này không phải là Đam Mê và Hy Vọng của ngày mới cưới, mà là cái Nghĩa đậm đà được bồi đắp trong bao nhiêu năm sống chung với nhau.  Hai người đã săn sóc, nâng niu, dìu dắt nhau, qua bao chìm nổi, sóng gió trong đời.  Hai vợ chồng sẽ chẳng bao giờ tạo nên được sợi dây thân thương Tình Nghĩa Phu Phụ ấy nếu họ không biết nhẫn nhục chịu đựng các đổi thay tự nhiên trong tiết nhịp gần rồi xa của cuộc sống lứa đôi.

B) Những khúc quanh quan trọng

Sau đây chúng ta có thể tìm hiểu các thời điểm quan trọng gây nên nhịp biến đổi trong tình cảm lứa đôi.  Hôn nhân cũng giống như một sinh vật, lớn lên, phát triển trải qua nhiều giai đoạn khác nhau.  Một vài quãng đường trên con đường dài chung đôi ấy, sự tách rời giữa vợ chồng được xem là dĩ nhiên phải xảy ra.  Có ba khúc quanh chính trong cuộc sống lứa đôi.

1/ Năm đầu tiên mới cưới:

“Chỉ một vài tháng sau đám cưới linh đình trang trọng và sau tuần trăng mật tuyệt vời, tôi nhìn chồng tôi ngồi đối diện phía bên kia bàn ăn và nghĩ rằng: Trời ơi, tôi phải sống với người đàn ông này trọn đời sao? Đây là lời tâm sự của một bệnh nhân của bác sĩ tâm lý Judith Sills.

Khi yêu nhau, hai người nhìn thấy họ giống nhau về mọi phương diện.  Năm đầu tiên sống chung, hai vợ chồng khám phá ra họ khác nhau rất nhiều điểm và cố tìm cách để đấu khẩu về các điều dị biệt ấy.  Mỗi người bước lùi lại một chút trong thế giới tâm tư của riêng mình.  Có thể chị bước lùi lại để khám phá  “bộ mặt thật: của đối tượng tình yêu quá lý tưởng mà chị đã mơ ước hão huyền lúc ban đầu.  Cũng có thể cho dù chị đã cố gắng tranh cãi về các điểm khác nhau giữa chàng và nàng, chị vẫn ghét các cuộc đấu võ mồm ấy.  Đôi khi một trong hai người ao ước thoát khỏi sự xung đột ấy và sống theo lối của riêng mình như ngày còn độc thân.

Nếu chị biết rằng các xung khắc thói quen, tính tình vào năm đầu mới cưới là tự nhiên bình thường, thì đừng quá thất vọng hoặt rời xa người bạn đời.  Chị đã từng nghe nói: “hôn nhân là một công tác trọng đại”.  Năm đầu tiên là năm hai người phải làm việc vất vả nhất.

Hãy chú tâm tìm hiểu mỗi lần cãi nhau giữa hai vợ chồng, mức độ cấu xé bôi nhọ nhau đi tới đâu? Chàng và chị hay gây nhau về vấn đề gì? Có lẽ chị phải chấp nhận một vài điều luật căn bản hữu ích cho cả hai người như:

-Lúc nào là thuận tiện nhất để thảo luận về các xung đột giữa anh và em?

-Việc một trong hai người rời khỏi nơi đang cãi nhau có lợi gì không?

-Điều quan trọng hơn hết là phương cách nào hiệu nghiệm để trấn an người kia rằng quan điểm của chàng(hoặc nàng) đã được hiểu rõ.

Chị có thể không muốn chịu thua, xuống nước, nhưng mỗi người cần biết rằng khi họ nói người kia có lắng nghe và tìm hiểu.

-Đừng bao giờ phỉ báng, hạ nhục chàng, dù chị có giận lên đến 100 độ.

Năm đầu tiên mới cưới là thời gian thử thách giúp cả hai tạo nên một đường lối hữu hiệu để truyền thông tư tưởng và giải tỏa các bất đồng.

2/ Khi tình yêu lứa đôi trở nên tình gia đình, bố mẹ và con cái:

Lúc chị sinh con đầu lòng là thời điểm mà hai vợ chồng sẽ rời xa nhau một khoảng cách để cho nhân vật thứ ba chen chân vào.  Đây là khúc quanh khó khăn.  Có nhiều cặp phu thê không chịu tách rời.  Họ vẫn quấn quít bên nhau và đứa con bị đẩy ra ngoài vòng tròn thân ái.  Có cặp khác lại lìa xa vĩnh viễn, rồi mẹ hoặc cha chuyển hướng tình thương từ thuở ban đầu mới cưới sang cho đứa con.  Liên hệ tình cảm thay đổi vị trí và người kém may mắn nhất sẽ bị đẩy ra. Những đôi vợ chồng tương đắc tránh các xung đột tối đa này bằng cách hòa nhã nhường một khoảng cách cho đứa bé chia sẻ tình yêu thương với bố mẹ.  Người chồng kiên nhẫn chờ đợi một vài tháng sau ngày đứa con đầu lòng xuất hiện để tìm lại sự săn sóc, chú ý của vợ mình.

3/Lúc con cái đến tuổi dậy thì:

Thời gian sinh con đầu lòng là cái dốc gian lao cho tình yêu đôi lứa, vì anh chị phải nới lỏng vòng vây thân ái để thu nhận thêm người thứ ba.  Khi con cái đến tuổi dậy thì, đây cũng là khúc quanh gay go khác nhưng lại trái ngược.  Anh chị không thâu vào mà là mất bớt.  Con cái muốn tách rời khỏi vòng tròn thương yêu của bố mẹ, nhưng chúng hành động một cách bất ngờ, đôi khi thiếu nhã nhặn, ồn ào, hỗn láo.  Cậu quý tử như say sưa trong việc thư từ, mời mọc, tán tỉnh các cô bạn gái cùng tuổi 15-16; rồi chị tự hỏi: “ngày xưa bố nó có tán gái đào hoa như vậy không?” Cô con gái cứng đầu bướng bỉnh, động cái gì cũng cũng cãi vã, la ré.  Chàng trách chị: “Mẹ không biết dạy con, nuông chìu quá nên nó hư hỏng”.

Một phần trong gian đoạn khó thở này là tuổi dậy thì của con cái trùng hợp với tuổi hồi xuân của bố mẹ.  Chị có thể lấy chồng sớm, và khi cháu gái giận dỗi bỏ ăn, khóa cửa phòng vài ngày, là lúc mẹ nó được 40 tuổi.  Hoặc nếu chị đám cưới muộn, chờ ngày ra trường đại học mới vu quy, thì lúc cậu con trai thích đeo hoa tai, để tóc punk, là lúc anh chị đã ngoài 50.  Đằng nào đi nữa, khi con cái chúng thay đổi tính tình vì sự phát triển của kích thích tố, thì bố mẹ cũng đang vất vả tới tuổi trung tuần.  Các nỗi khó khăn, tức bực vì thái độ vô ơn bướng bỉnh của các cô cậu dậy thì này, chị có thể vô tình hay cố ý dồn lên đức lang quân.

Nếu chàng hoạt bát, lanh lẹ, thành công như ngày còn trẻ, chị có hay “mè nheo” như bây giờ không? Nếu chàng cường tráng có thân hình cân đối như thuở 30, liệu chị có vẫn yêu chàng say đắm hay không?

Chính vì thế mà trong giai đoạn ngũ, lục tuần này, anh chị thường tách rời ra và xỉa xói nhau.  Các cặp vợ chồng hòa thuận thường tránh lớn tiếng mạt sát nhau nặng nề.  Cả hai thông cảm nỗi bất bình của nhau và cũng hiểu thấy những đắng cay gây nên do sự đánh mất khả năng tinh nhuệ của tuổi trẻ ngày trước.  Những đôi phu phụ tương đắc cảm thấy an toàn khi sống gần nhau.  Chị có thể thỏ thẻ với riêng chàng: “Em biết cũng có lúc anh ao ước phải chi em vẫn giữ được thân hình mảnh mai như ngày còn xuân. Em cũng tiếc nhớ mái tóc đen và dày của anh thuở trước chứ! Anh biết không, em cũng mong được ngủ thẳng giấc êm đềm yên lặng mỗi đêm, không bị tiếng ngáy to của anh đánh thức em dậy.  Nhưng tuổi càng cao, cả hai đứa càng có nhiều khuyết điểm.  Em đón nhậ, không phiền trách, than van.” Chàng và chị chấp nhận những điều bất như ý trong giai đoạn này mà không lo sợ vợ chồng sẽ lìa xa, vì cả hai đều biết có thể vài giờ sau hay vài ngày sau, vài tuần sau, tháng sau, họ sẽ xích lại gần nhau và thương yêu nhau như trước.

Ba khúc quanh: năm đầu tiên mới cưới, khi hai người lên chức bố mẹ, lúc con cái đến tuổi dậy thì, là ba giai đoạn thông thường dễ khiế tình phu thê trở nên lơ là, tẻ nhạt.  Ngoài ra, các biến cố khác như bệnh tật, công việc mới, tình trạng thiếu hụt tài chánh hoặc sự từ trần của cha mẹ đôi bên cũng có thể khiến vợ chồng tách rời nhau.  Họ lìa xa nhau để chú tâm vào hoàn cảnh mới, rồi họ lại trở về bên nhau chia sẻ kinh nghiệm, buồn vui cho nhau.  Đây là nhịp điệu bình thường của tình thân thương torng một cuộc hôn nhân lành mạnh.

C) Ngày qua ngày.

Cảm xúc cách xa cuối cùng trong một cuộc kết hợp tốt đẹp có lẽ là điều đáng sợ nhất.  Bỗng dưng một ngày nọ hai vợ chồng tách rời nhau vì một trong hai người tức giận hằn học. Khi gây gỗ với nhau, chàng và chị vẫn còn nối kết, nhưng sau trận hơn thua có thể chỉ là khoảng cách.  Một thiếu phụ đã diễn tả cảm tưởng về chồng bà như sau: “Bây giờ nhắc đến ông ấy tôi không còn cảm xúc gì cả. Tôi không yêu, không ghét, tôi chẳng màng nghĩ tới ổng nữa.” Bà này đã căm tức chồng về vấn đề tiền nong quá lâu ngày rồi.  Sự xa cách sau cơn giận tích trữ lâu dài, rất tai hại.  Nó làm thui chột tình yêu, nó kéo tình thân thương từ trên mây xanh dìm xuống vũng lầy.  Chị không tin rằng cảm xúc mến yêu chàng đã khô cạn trong tim chị sẽ trở lại một ngày nào đó.

Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của các cặp vợ chồng hạnh phúc lâu bền thì tình thân ấy sẽ sống lại.  Có thể hiện tại chị căm tức, ghét bỏ chàng, “không thèm đả động gì tới nữa”, nhưng tuần sau chàng làm việc gì khiến chị cười như nắc nẻ, hoặc tỏ cử chỉ âu yếm, nâng niu chị, bỗng dưng chị sẽ thấy thương chàng. Cảm xúc ưu ái ấy giống như nụ hoa violet tím bé nhỏ vươn lên giữa đám tuyết lạnh trắng xóa một ngày mùa đông vậy.  Nỗi giận hờn của chị vẫn còn đó, chưa có thể tan biến hết được, các xung đột giữa vợ chồng cũng chưa giải tỏa rõ ràng được.  Nhưng cùng với sự dỗi hờn là niềm thân thương. Đây là một bí mật tuyệt diệu trong cuộc sống chung đôi bền lâu.

Một cuộc hôn nhân tốt đẹp như chúng ta đã tìm hiểu từ đầu có nhịp điệu thay đổi từ quấn quít bên nhau sang mỗi người một hướng, rồi trở lại gần nhau.  Trong suốt cuộc hành trình dài lâu ấy, vợ chồng cũng phải gặp những dốc mấp mô khiến họ rời xa nhau, để hòa mình vào với hoàn cảnh mới.  Nói tóm lại, hai người bắt đầu chung đôi rồi rời xa, rồi xích lại gần nhau, rồi tách rời để theo kịp các đòi hỏi của nghề nghiệp, hoạt động xã hội bên ngoài.  Bên dưới các nhịp điệu thay đổi gây nên do các khúc quanh quan trọng nói trên, luôn luôn có một nền tảng vững chắc: Đó là Nghĩa Vợ Chồng, tình yêu thương chân thật từ ngày đầu tiên hai người trao cho nhau.  Trong một cuộc hôn nhân tương đắc, việc gần gũi hay tách rời nhau không tạo nên trở ngại to tát, bởi vì cả chàng và nàng đều luôn đứng trên cái nền vững chãi: Tình + Nghĩa vợ chồng.

LÚC NÀO ĐÁNG LO NGẠI?

Những giai đoạn vợ chồng lơ là nhau đôi khi kéo dài quá lâu đưa đến gãy đổ, lúc ấy chị đã đánh mất cái nền tảng quý giá trong tình Phu Phụ.  Sau đây là các dấu hiệu báo động cho chị biết khi nà chàng và chị đã rời nhau quá xa:

1/ Khi anh và em giữ im lặng chẳng phải một ngày mà là hàng tuần, hàng tháng.  Sau lúc cãi nhau, tự nhiên cả hai tách rời không nói năng trong thời gian ngắn, nhưng có người giam mình trong sự câm nín ấy quá lâu.

2/Khi hai người chẳng còn âu yếm, mơn trớn nhau nữa, chu kỳ của việc chăn gối ái ân có thể thay đổi tùy theo thời khóa biểu của vợ chồng hoặc tình trạng sức khỏe.  Tuy nhiên, hai người có thể tỏ tình thân thương sau một trận chén dĩa vỡ bằng cách hôn nhau, âu yếm, vuốt ve hoặc cùng nhau nắm tay đi bộ để biểu lộ hòa khí.  Nếu chàng và chị chẳng bao giờ thèm mơn trớn nhau, như vậy là hạnh phúc đã bị bật đèn đỏ rồi đó!

3/ Lúc trong cuộc sống hàng ngày chàng và chị đi song song bên nhau, thản nhiên im lặng, nhưng chẳng khi nào va chạm nhau; khi công việc, sở thích, bạn hữu của hai người khác biệt nhau...cả hai đang bị đe dọa: Chàng và nàng đang rời xa nhau thật sự chứ không phải tạm thời đâu.

4/Khi một trong hai người dan díu với người ngoại cuộc, sự gần gũi, gắn bó của đệ tam nhân này là sự hăm dọa nguy hại cho tình vợ chồng.