Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

BÀ NỘI TUYỆT VỜI

CỦA CHÁU TÔI

 

LÊ MỘNG HOÀNG

 

Chị Ethel thân thương,

Năm ngoái ngày Mother Day Chủ Nhật 13 tháng 5 hai cháu Rachel và Sam đã tổ chức họp mặt gia đình tại nhà các cháu. Chúng ta đã hân hoan đón mừng NGÀY CHO MẸ với thịt nướng do SAM tự tay làm và món xà lách và bánh ngọt ngon và lành của đầu bếp Rachel. Trong bữa ăn trưa hôm ấy tôi đã sung sướng đến gần khóc vì cử chỉ tế nhị đầy tình thương của con dâu mới Rachel đã mời chị, vợ chồng Lina-Jeffrey và cháu Serena đến để 3 thế hệ cùng chúc mừng các bà mẹ. Tôi đã thầm CẢM TẠ       Trời Phật đã ban hồng- ân cho tôi được tận hưởng những giờ phút quý giá đặc biệt ấy. Sau bữa cơm đến mục “Tặng Quà Cho Mẹ” và Cám Ơn Mẹ, tôi đã nói lời CHÂN THÀNH CÁM ƠN chị về công lao, thì giờ và nhất là TÌNH THƯƠNG chị đã chăm sóc, trông nom và giúp Lina nuôi nấng cháu Serena trong 7 tháng đầu đời. Nhìn chị ẳm cháu Serena với nụ cười hiền lành tươi vui thật là một biểu tượng sống động tuyệt vời của tình Bà Cháu.

Tôi cũng đã nhắc lại lời Biết Ơn nầy vào ngày Thôi Nôi của Serena Chị còn nhớ không? Khi chị gọi tôi “Hoa, we both will say some words to celebrate Serena’s first birthday” tôi đã nói trước một số đông bà con của 2 gia đình Dutky – Lê và các bạn của Lina – Jeffrey: “Xin thay mặt cho gia đình chúng tôi và Jeff – Lina – Serena bày tỏ lòng Tri Ân đối với bà Nội ETHEL đã chăm sóc Serena với tất cả TÌNH THƯƠNG và trí thông mình cùng sự thận trọng nên cháu Serena đã lớn nhanh, nẩy nở tốt đẹp cả về thể chất lẫn tinh thần.” Mới 12 tháng mà cháu đã đi được rất vững vàng, hễ lỡ có té thì đúng dậy tiếp tục đi nữa không la ré, không khóc nhè; cháu cũng biết nhảy theo điệu nhạc và thích nghe bà hát. Chị đã khen Lina biết cách nuôi con và biết cách dạy con. Tuy nghe “bà già chồng” khen con dâu như vậy thì tôi mừng lắm, nhưng trong bụng tôi vẫn nghĩ thầm- sở dĩ cháu Serena tính tình dịu dàng, trầm tĩnh, hay cười và “rất người lớn” là vì cháu gần gũi với bà Nội tuyệt vời Ethel. Nay cháu đã 17 tháng mà chưa một lần bị bà la hét, quở mắng hoặc đánh đòn; có điều gì cháu làm không đúng thì bà nhẹ nhàng bảo cháu: “Serena, this is not a toy you could not have it” (Serena đây không phải là đồ chơi, con không chơi cái nầy được) Serena biết tập giúp mẹ lấy chén bát đã rửa rồi ở máy rửa chén bát ra. Khi bà nội giặt áo quần và sấy khô xong thì cháu tập giúp bà xủ cho sạch bụi giấy làm mềm (softener) trước khi xếp lại.

Tôi còn nhớ lúc Lina chưa có bầu mặc dù đã lấy chồng 6 năm rồi, vào dịp Tết Nguyên Đán khi tôi chúc mừng cháu: “Năm mới Mẹ chúc con năm nầy có baby để mẹ được lên chức Bà Ngoại” thì Lina trả lời: “Con chờ mẹ về hưu rồi mới có con, để nhờ mẹ coi cháu” Chị đã mau mắn nói: “I will retire whenever I have a grand child” (tôi sẽ hưu trí lúc nào tôi có cháu) mà sự thật đúng như thế! Serena sinh ra vào tháng 11 năm 2006, tháng 12 năm ấy chị làm đơn xin về hưu; tuy trường đại học Maryland chấp thuận ý muốn của chị, họ đã năn nỉ chị tiếp tục dạy cho đến lúc họ tìm được giáo sư mới thay thế chị. Đối với trường đại học Maryland (MDU) chị đã giúp đỡ rất nhiều sinh viên thành tài và đã không quản ngại bất cứ hoạt động gì về ngành thực vật học như là giảng dạy cho các nông gia trên toàn quốc về cách tìm tòi các loài sâu bọ phá hại mùa ngô, khoai đậu, cây ăn quả… Trong buổi tiệc Retirement Party của chị, mọi người đều tỏ ra thương mến và cảm phục tính tình khiêm cung, hiền từ; khả năng làm việc kiên trì và trí thông minh xuất chúng của chị. Nhà trường đã làm một cuốn phim bằng slide show về sự nghiệp 30 năm của chị và trang cuối cùng họ chiếu hình Serena mới sinh với lời ghi chú: “Lý do duy nhất khiến bà Ethel Dutky về hưu là để chăm sóc cháu nội Serena. Cầu mong trong tương lai Serena sẽ là một nhà thực vật học tài giỏi J”. Tuy trong 20 năm làm việc với sở Thuế Vụ IRS tôi đã tham dự rất nhiều tiệc Retirement nhưng chưa có lần nào mà tôi xúc động như tiệc hưu trí do trường đại học Maryland tổ chức tiễn đưa chị. Ngồi cùng bàn với tôi là một ông khoa trưởng đã về hưu cách đây 10 năm; ông ấy trở về trường để lên phát biểu lờ i cám ơn công lao của chị đã tích cực đóng góp cho MDU. Ông cũng cho biết chị là người đàn bà duy nhất trong “Hội Các Khoa Học Gia nghiên cứu về ngành Thực Vật học” của Hoa Kỳ. Có rất nhiều sinh viên đã tốt nghiệp Tiến Sĩ Ph.D. đến tham dự tiệc nầy, họ đều cảm phục lòng vị tha và sự giáo huấn tận tình của chị. Trường đại học Maryland tặng chị một ghế bành (Loveseat) bằng da đen với phù hiệu của MDU. Tôi thành thật cảm phục và hãnh diện vì “một phụ nữ tài giỏi hăng say,tận tụỵ với nghề dạy học” như chị khi nghe các vị khoa trưởng, các giáo sư và các sinh viên ngành Thực Vật học ngưỡng mộ, ca tụng và biết ơn sự đóng góp giúp đỡ tận tình của chị vào những bước đầu trên đường học vấn gian nan của họ.

Nhớ lại vào ngày 12 tháng 7 năm 1997 lễ Đính Hôn của Jeffrey và Lina chị đã nói qua giòng lệ: “Our families have many important things in common. For example, Lina’s mother is a scholar and a wonderful teacher, in my family I am a teacher, my mother was a teacher, my grandmother was a teacher and my great grandmother was a teacher … Our families share a respect for education. Another example of shared interest and talents: Lina’s father is an engineer and I understand he can fix anything. Jeffery’s father BOB was also an engineer and he also could fix anything. And most important, we share our love for Lina and Jeffery” (Gia đình chúng ta có nhiều điểm giống nhau như mẹ Lina là một cô giáo đáng kính, trong gia đình tôi, tôi là một cô giáo, mẹ tôi cũng là một cô giáo, bà ngoại tôi cũng là cô giáo và bà cố tôi cũng  đã dạy  học. Gia đình hai bên đều tôn trọng việc giáo dục. Một điểm giống nhau khác về sự quan tâm và tài năng: ba của Lina là một kỹ sư và tôi biết anh ấy có thể sửa chữa bất cứ thứ gì. Bố của Jeffrey cũng là kỹ sư và lúc còn sống anh ấy có thể sửa chữa mọi vật dụng. Và điều quan trọng hơn hết là chúng tôi cùng nhau chia xẻ TÌNH THƯƠNG cho Lina và Jeffrey.)

Từ ngày đám hỏi hai cháu đến nay đã 11 năm qua, tình thân giữa hai gia đình càng thêm khắn khít; chị đã chia xẻ những buồn vui, những may mắn và mất mát của hai gia đình. Chi đã tuyên bố “Trở nên một thành viên của gia đình chúng tôi, hai đứa mình là chi em không phải sui gia.” Ngày chị đi bệnh viện John Hopkins (2003) mổ bướu ở trong đầu, chị đã viết lá thư chứa chan tình cảm để nhắn gởi Jeffrey cho chúng tôi. Đọc thư chị mà tôi không cầm được nước mắt! Tôi đã dành nhiều thì giờ để cầu nguyện Phật cho “cô em hiền từ dễ thương và giàu lòng từ bi” của chúng tôi được tai qua nạn khỏi. Đúng là “ở hiền gặp lành”, việc mổ bướu đã tiến hành tốt đẹp, đã 5 năm qua,  sức khỏe của chị bình thường mặc dù từ ngày có cháu nội Serena mỗi ngày trong tuần chị đã chịu khó lái xe từ nhà mình đến nhà Jeffrey – Lina để trông nom Serena đến 7 giờ tối mới về. Sáu tháng đầu năm 2007 vì giữ tròn lời hứa với đại học Maryland, có vài ngày chị đem theo cháu nội vào trường để ở văn phòng trong lúc chị dạy học mà Serena không hề la khóc. Chị đã bảo rằng: “Giữ Serena là thú vui của tôi, cháu rất thông minh và nhiều tình cảm, hể chơi mệt thì đến ngả đầu vào chân bà nội để bà xoa đầu và hát cho cháu nghe.”

Tháng 3 vừa qua khi đến bệnh viện John Hopkins gặp bác sĩ chuyên khoa về thần kinh để thẩm định xem chị có cần một cuộc giải phầu khác cho cục bướu trong đầu không; chị đã trình bày với bác sĩ: “Tôi hiện đang trông nom đứa cháu nội còn rất nhỏ mà tôi rất thương và vui thích làm công việc nầy, nếu phải mổ nữa thì tôi phải nằm nhà bao lâu?” Bác sĩ sau khi khám nghiệm cho biết tình trạng cục bướu rất an toàn, không lớn thêm nên chưa cần mổ lại. Cả hai gia đình đều mừng rỡ về tin lành nầy nhưng Ethel biết không, khi nghe chị thuật lại lời nói với bác sĩ tôi xúc động vô bờ: Tình bà thương cháu thật sâu đậm, thắm thiết! Ước mong sao khi lớn lên Serena sẽ đọc được lá thư nầy để cháu biết được diễm phúc Trời Phật đã dành cho cháu “một tặng vật vô giá” khó tìm trong xã hội đầy dẫy những xa hoa, cám dổ vật chất nầy. Đó là TÌNH THƯƠNG KHÔNG ĐIỀU KIỆN, KHÔNG GIỚI HẠN và KHÔNG MONG ĐƯỢC ĐỀN ĐÁP của bà nội ETHEL DUTKY.

Ca dao Việt Nam có câu: “Cháu bà nội, tội bà ngoại” nhưng trường hợp của hai đứa mình thì ngược lại. Bà Ngoại vì ở xa, lái xe dở nên chỉ cuối tuần mới nhờ ông ngoại chở đến thăm cháu, còn mọi việc thì trông cậy vào bà nội. Bà Nội đưa cháu đi học lớp nhạc dành cho trẻ con từ 2 tháng đến 2 tuổi – Serena rất yêu thích âm nhạc. Khi đến nhà trông cháu, bà nội còn dọn dẹp nhà, giặt áo quần giúp cho ba mẹ cháu. Bà nội làm bất cứ việc gì không nề hà, không phê phán và luôn vui vẻ vì bà luôn nghỉ rằng: “Tôi có đứa cháu rất dễ thương, rất tình cảm và thông minh.”

Nhân ngày cho Mẹ năm nay, tôi gởi đến chị bài thơ Grandma’s hugs are made of love” của tác giả vô danh đã được anh bạn của chúng tôi TÂM MINH Ngô Tằng Giao chuyển dịch trong cuốn sách MOTHER LOVE vừa mới xuất bản năm nay:

 

Grandma’s Hugs Are Made of Love

Everything my grandma does

Is something special made with love

She takes time to add the extra touch

that says “I love you very much”

She fixes hurts with a kiss and smile

and tells good stories grandma-style.

It’s warm and cozy on her lap

for secret telling or a nap.

And when I say my prayer at night

I ask God to bless and hold her tight

Cause when it comes to giving hugs

My grandma’s arms are filled with love!

(Anonymous)

 

Bà Ôm Thương Yêu

Mọi điều Bà tôi thường làm

Rất là đặc biệt, nồng nàn thương yêu

Tay Bà ve vuốt nuông chìu

Thay lời “yêu cháu rất nhiều cháu ơi!”

Cháu mà vấp ngã khi chơi

Bà hôn và nở nụ cười dỗ ngay

Mong xoa dịu vết đau nầy

Rồi Bà kể lắm chuyện hay lạ lùng

Quả là dễ chịu ngồi trong lòng Bà

Nhỏ to thủ thỉ chuyện nhà

Hay làm một giấc thật là thần tiên.

Và khi cầu nguyện hằng đêm

Tôi xin Trời hãy ban thêm phước mầu

Cho Bà khỏe mạnh, sống lâu

Vì Bà ôm cháu ai đâu sánh bằng

Vòng tay Bà quá dịu dàng

Chứa chan tình cảm, thênh thang tâm từ!

(Tâm Minh – Ngô Tằng Giao)

 

Ngày Cho Mẹ năm nay 11 tháng 5, bà Ngoại của Serena thân ái mời bà Nội đến nhà cùng Jeffrey -- Lina – Serena chúng ta sẽ cùng nhau ăn trưa và chúc mừng các bà Mẹ đáng kính tận tụy, dịu dàng dễ thương của hai gia đình. Chúng ta cũng không quên tỏ bày LÒNG BIẾT ƠN sâu xa và chân thành đến BÀ NỘI TUYỆT VỜI của cháu tôi – ETHEL DUTKY. Mọi người trong gia đình chúng tôi từ người nhỏ nhất (2 tuổi) đến người lớn tuổi nhất (93 tuổi) đều thương mến chị.

Thân ái chúc Chị và tất cả các bà Mẹ , Bà Nội, Bà Ngoại tuyệt vời, luôn hy sinh ,lo lắng chăm sóc con cháu với tấm lòng Vi Tha,  từ bi, hỹ xả và trái tim rộng lương, không chấp nhất luôn tìm thấy niềm vui trong từng giây phút  ở gần bên con cháu MỘT NGÀY HIỀN MẪU TRÀN ĐẦY  AN LẠC.

 

Mother’s Day 11 tháng 5, 2008