Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

TRÁI TIM THI CA

TRÁI TIM KHOA HỌC

 

Bác sĩ Nguyễn Ý-ĐỨC

 

Một khoa học gia có ý kiến là khi nói tới trái tim, nhiều người thường nghĩ tới hai khía cạnh: thi ca và khoa học.

Vì trái tim được coi như cái nôi của tình cảm yêu thương, của lòng trắc ẩn nhưng trái tim cũng là một máy bơm rất công hiệu.

Mà nói tới tình cảm từ trái tim thì thi ca đã có nhiều diễn tả trong ít nhất là năm khía cạnh “ Hỉ, nộ, ái, ố, lạc”. Riêng với tình yêu nam nữ thì nhiều không kể, nhất là tình yêu dang dở, đoạn trường.

Nhà văn người Anh Edward G Lytton viết: “Một trái tim ngây thơ là một vật mỏng manh, và chỉ một lời thề ước giả dối có thể làm tan nát nó”

Cho nên ta thấy những tim tan nát, tim đau, tim phai, tim lạnh trong các vần thơ quý giá của văn chương Việt Nam. Như là:

T.T.KH trong mối tình tan vỡ giữa người con gái vườn Thanh với chàng nghệ sĩ; nàng gạt nước mắt xe duyên với người chồng luống tuổi:

“Bảo rằng: Hoa dáng như tim vỡ

Anh sợ tình ta cũng thế thôi”

Hai Sắc Hoa Ty-Gôn

và:

“Có thầm nghĩ tới loài hoa vỡ

Tựa trái tim phai, tựa máu hồng”

Để rồi:

“Biết chăng chị? Mỗi mùa Đông

Đáng thương những kẻ có chồng như em.

Vẫn còn thấy lạnh trong tim,

Đan đi đan lại áo len cho chồng”

Đan Áo Cho Chồng

“Biết đâu tôi một linh hồn héo

Bên cạnh chồng nghiêm luống tuổi rồi”

Để:

“Đêm đêm nghĩ tới ngày mai giật mình”.

Cảm thông hoàn cảnh, nhà thơ Thâm Tâm đáp lại:

“Một cánh hoa xưa màu hy vọng

Nay còn dư ảnh trái tim đau”

Màu Máu Ty-Gôn.

Chỉ trong một bài thơ “Tim Em” mà Tương Phố của “Đôi ta ân ái lỡ làng, Giữa đường sinh tử đoạn trường chia hai”, đã bốn lần nói tới trái tim thương tích:

“Tim em tan nát từ năm ấy” ;rồi

“Em biết tim em đã nát rồi”

“Tim nát, thời gian lặng lẽ qua”;

do trách nhiệm người mẹ phải:

“Vì đứa con côi em phải sống,

Nuôi con rỏ lệ máu tim hòa”

Tâm sự của Nguyễn Vĩ trong cuộc đời phiêu lãng cô quạnh ngày đêm không bến bờ thì:

“Tim đọng tuyết, rã rời tan từng mảnh,

Đêm sầu về tê lạnh lắm, đêm ôi”! Nguyễn Vỹ- Đêm Sầu Về

Thanh Tịnh trong Tình yêu thì:

“Nhưng, thời gian xóa vết yêu thương,

Trong quả tim tình tắm lệ sương”.

Dù Muộn màng, Xuân Diệu vẫn muốn:

“Ngậm ngùi tặng trái tim lưu lạc

Anh chỉ xin về một chút hương”.

Nhà thơ bình dân quần chúng Nguyễn Bính chung tình với:

“Tim ai khắc một chữ “nàng”

Mà tim chị một chữ “chàng” khắc theo”-Lỡ Bước Sang Ngang

Huy Cận-Trình bày nỗi thống khổ ở trần gian sau khi chết để “thuở trần gian- xin Thượng Đế thương tôi”:

“Trước Thượng Đế hiền từ tôi sẽ đặt

Trái tim đau khô héo thuở trần gian”.

Và Huy Thông

“Nhưng than ôi! Tháng ngày càng tan...biến

Tình vẩn vơ càng quyện Trái tim đau”

Đó là vài trong số cả trăm vần thơ nói tơi con tim.

Nhạc sĩ thì cũng “Con tim chân chính không bao giờ biết nói dối”- Đêm Nguyện Cầu -Lê Minh Bằng hoặc Trịnh Công Sơn với “Mặt trời nào soi sáng tim tôi”.

Các nhà tư tưởng cũng nói nhiều tới trái tim với cuộc đời.

Trong L’Homme et l’Amour, Paul Geraldy nêu ra là “ Có những thân thể và khuôn mặt toàn hảo nhưng không có những con tim toàn hảo”

La Rochefoucauld lại nhận thấy “ Trí óc luôn luôn bị con tim đánh lừa”

Nhà chính trị W. Churchill quan niệm “một trái tim để thương xót và một bàn tay để ban phúc”.

Ngoài ra còn trái tim thiêng liêng Từ bi, Trái tim Vô Nhiễm... mà người người kính trọng, như Trúc Lang trong:

“Xưa ấy con tim tôi nhập thể:

Tình Yêu như tượng đá Đồng Trinh!”- Tôi Viết Thơ Tình Yêu.

Chẳng hiểu các lương y, các chuyên viên giải phẫu khâu vá những mảnh tim tan tác như vậy ra sao, nhưng có điều chắc chắn là người trong cuộc cũng chịu nhiều tổn thương thể chất.

Vì về phương diện y khoa học thì các chức năng của khối thịt rỗng ruột, lớn bằng hai nắm tay, nặng khoảng 300 gr, chịu nhiều ảnh hưởng của cảm xúc vui buồn, phẫn nộ.

Đông y ta vẫn thường quan niệm: “Mừng hại tâm, giận hại can, lo nghĩ hại tỳ, buồn rầu hại phế, sợ hãi hại thận” hoặc “Tâm bất lão”, “Lạc giả trường thọ, ưu giả dị yểu”.

Bên Tây y thì từ thế kỷ 16, y sư Hoàng Gia Anh Quốc William Harvey đã có nhận xét: “Bất cứ tâm bệnh nào với đau đớn hoặc lạc thú, hy vọng hoặc sợ hãi đều tạo ra các khích động không tốt cho trái tim”.

Vào thập niên 1920, Walter Cannon đã diễn tả phản ứng “cầm cự hay bỏ chạy-fight or flight” của con người trước một thách đố, hiểm nguy.

Đầu thập niên 1930, Wilhelm Raab đã chứng minh những rủi ro gây ra do sự quá nhiều các kích thích tố adrenaline và cortisol trong cơ thể.

Rồi tới năm 1956, Hans Selye đã sử dụng từ ngữ “STRESS” cho hậu quả của các tình trạng căng thẳng đối với cơ thể.

Tới năm 1974, sau nhiều nghiên cứu tìm tòi, các bác sĩ Meyer Friedman và Ray Rosenman lại tìm ra sự liên hệ giữa hành vi của con người với trái tim trong lồng ngực.

Trước đó, và ngay cả bây giờ, người ta thường nói tới các nguy cơ bệnh tim như cao huyết áp, mập phì, tiểu đường, khói thuốc lá. Nhưng các rủi ro này chỉ là phân nửa của nguyên nhân đưa tới bệnh tim. Trong nửa phần còn lại, phải nói tới các u sầu, căng thẳng, các stress, một sản phẩm của tiến bộ khoa học, của thời đại tân tiến.

Các thầy thuốc Friedman và Rosenman đã tả nhóm người có hành vi cư xử loại A và loại B (Type A & B behavior).

Loại A là những người hay tức giận, nộ khí xung thiên, nộ vi lôi đình. Họ luôn luôn nóng nẩy, khó chịu, đầy ác cảm, mặt mày nhăn nhó, nói năng ồn ào, ngắt lời người khác, mắt đảo ngược liên hồi. Ngược lại người của nhóm B thì ôn hòa, bình thản, nghe nhiều hơn nói và đầy thiện cảm.

Theo hai tác giả, 15% những người thuộc nhóm A dễ bị cơn suy tim, so với nhóm B chỉ có 7%.

Viện Sức Khỏe Quốc Gia Hoa Kỳ kết luận là người hành vi nhóm A có nguy cơ gây ra bệnh tim ngang ngửa với các rủi ro khác.

Rồi đến tâm bệnh trầm cảm.

Trầm cảm là một trong nhiều hậu quả trầm trọng của các bệnh về tim cũng như tai biến động mạch não. Quá bán nạn nhân thoát khỏi lưỡi hái tử thần vì stroke đều rơi vào vòng buông xuôi, u sầu, chán nản. Trong khi đó thì người có bệnh tim mà trầm buồn thì tim bị tổn thương nhiều hơn.

Nghiên cứu kéo dài trong 27 năm trên 270 người tại Đan Mạch cho thấy bị bệnh tim cộng với trầm cảm sẽ bị cơn suy tim-heart attack nhiều hơn tới 70% và nguy cơ tử vong cao hơn người không trầm cảm tới 60%.

Một nghiên cứu khác với 222 nạn nhân sống sót sau cơn suy tim, công bố trên Tạp Chí Y Học Hoa Kỳ JAMA, cho hay là 6 tháng sau khi nhập viện thì tỷ lệ tử vong do trầm cảm lên đến 17% trong khi đó không trầm cảm chỉ có 3%. Cũng ở nhóm này, 18 tháng sau khi nhập viện, nguy cơ tử vong vì bệnh tim cao hơn ở những người bị trầm cảm tới 14% so với người không buồn sầu.

Ngoài ra, người đè nén cảm xúc cũng hay mắc bệnh tim hơn người cởi mở, dễ dàng thích nghi và tử vong của họ cũng nhiều hơn tới bốn lần.

Tại sao cảm xúc lại ảnh hưởng tới trái tim như vậy?

Sinh Hóa Học đã chứng minh rằng các cảm xúc mạnh kích thích tuyến thượng thận tiết ra hai kich thích tố cortisol và adrenaline nhiều hơn. Trong đoản kỳ, sự tăng kích thích tố này rất cần cho cơ thể đối phó với khó khăn khẩn cấp, nhất thời.

Nhưng nhiều cortisol quá sẽ đưa tới rối loạn nhịp tim và nếu kéo dài sẽ đưa tới cơn suy tim (heart attack). Cortisol cũng khiến cơ thể tích tụ chất béo ở bụng thay vì ở hông và nâng cao nguy cơ bệnh tim mạch.

Nhiều adrenaline sẽ làm tăng huyết áp và cholesterol xấu LDL, tăng nguy cơ máu đóng cục, làm tim đập nhanh hơn và sức co bóp mạnh hơn, co hẹp mạch máu. Nạn nhân hay bị hồi hộp, lo sợ, nhức đầu, tay chân run rẩy. Nếu liên tục, các thay đổi trên đều khiến tim làm việc nhiều hơn và đưa tới bệnh hoạn cho cái bơm huyền diệu này.

Ấy là chưa kể, người bị xúc cảm mạnh nhiều khi không để ý tới sức khỏe, không uống thuốc như lời khuyên của thầy thuốc, ăn uống, ngủ nghỉ bất thường nên bệnh trầm trọng. Nhất là trong trường hơp “sầu đong càng lắc càng đầy” vì “Giết nhau chẳng cái dao cầu; Giết nhau bằng cái u sầu độc chưa”- Cung Oán Ngâm Khúc.

Kết luận.

Nói vậy thì trái tim máy móc của ta cũng chịu nhiều ảnh hưởng của trái tim cảm xúc, tốt cũng có mà xấu cũng không phải là ít.

Mà ở đời thì nào ai muốn chuyện xấu.

Cho nên “Nuôi cái tâm thì không gì hay hơn là ít tham muốn”, như Mạnh Tử nói.

Hoặc, cũng lại người Mạnh Tử: “Nhân hữu kê khuyển phóng, tắc cầu chi; hữu phóng tâm nhi bất tri cầu, ai tai!”. Mất con gà con chó còn cất công đi tìm, mà để tâm mình lạc lối lại không biết mang về đường phải, tai hại thay!.

Alfred de Musset thì:

“Le coeur d’un homme vierge est un vase profond.

Lorsque la premie`re eau qu’on y verse est impure,

La mer y passerait sans laver la souillure,

Car l’abime est immense et la tache est au fond”

Khi trái tim bị hoen ố thì nước đại dương nào rửa sạch được. Nói chi đến hậu quả bệnh tật của tim do quá nhiều “Hỉ, nộ, ái, ố, lạc” gây ra.

Bác sĩ Nguyễn Ý-ĐỨC

Texas –Hoa Kỳ