Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

HƠI THỞ VÀ ĐỜI SỐNG

 

BS. LÊ HÙNG

 

PHẦN I: TẦM QUAN TRỌNG CỦA HƠI THỞ

Trong con người vốn qúy nhất là sức khoẻ, nếu mình hiểu và bảo vệ thì sẽ rất tốt, người ta thường nói: “của bền tại người ”, cố ý nhắc, cái gì muốn bền lâu vốn do nơi mình biết gìn giữ nó đúng cách. Sức khoẻ là vốn tự có từ Trời đất đã ban cho, thường khi sức khoẻ đã bị đe dọa thì sự âu lo về nó mới thực bắt đầu. Nhiều người sống biết rất nhiều, học giỏi nhiều thứ… ngay chính nhiều người trong ngành y tế chuyên chăm sóc bệnh tật, điều trị sức khoẻ cho nhiều người … khi được hỏi về “THỞ” thường cũng ít người biết sâu, biết cặn kẽ. Trong công tác điều trị, với nhiều bệnh nhân và rất nhiều thứ bệnh tật nói chung, chúng tôi nhận thấy đa phần bệnh nhân không biết thở đúng, thở tốt… nó cũng chính là một phần nguyên nhân của bệnh tật, đồng thời cũng là một phương cách hỗ trợ điều trị hữu hiệu nhiều chứng bệnh nan giải, nó là phương thế hữu hiệu trong vấn đề dự phòng bệnh tật. Vì thế khi nghiên cứu và tập luyện một phương pháp thở nào đó sẽ góp phần to lớn cho công tác gìn giữ sức khoẻ, giảm thiểu nhiều tốn kém vô ích và thời gian sống trong tình trạng bệnh tật nói chung. Chúng tôi nghiệm ra một cách bảo vệ nó tương đối dể dàng thuận tiện với mọi người, trong nhiều hoàn cảnh, không tốn kém. Với phương châm “dễ hiểu, dễ làm và làm có hiệu quả” Đó là phương pháp luyện khí, luyện hơi thở.

Hơi thở là dấu hiệu của đời sống, dấu hiệu của sức khoẻ và cũng là dấu hiệu của tâm hồn. Khí bình ([1]) thì tâm bình, khí nghịch thì tâm loạn, Chỉ hít vào rồi thở ra, cử động rất bình thường nhưng hết sức trọng yếu. Cổ nhân thường nói luyện khí công công phu, là điều khiển sự hít thở này lâu ngày, có phương pháp cụ thể. Chính vì nó có giá trị to lớn về bảo vệ sức khoẻ. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi chỉ chuyên vào luyện cho khí bình mà thôi. Chú trọng luyện khí dưỡng sinh, nghĩa là gíúp cho sức khoẻ một phần ít hao tổn trong đời sống thường ngày. Khi khí bình thì tâm lẫn thân được nghỉ ngơi có chủ động.

Người ta sống là nhờ thở, ngừng thở là chết. Để thấy tầm quan trọng của vấn đề luyện khí với đời sống con người, nếu thở tốt thì đời sống sẽ tốt. Dù chúng ta làm việc này việc nọ, có thể làm, cũng có thể chưa làm… đều được. Nhưng với “THỞ” thì luôn luôn phải thực hiện, vì đó là sự tồn tại có tính bản năng của sự sống.

Hơi thở là dấu của “Tâm”. Mọi hoạt động, diễn giải cuộc đời đều từ “Tâm”. Người xưa có câu “Tâm chủ thần minh, Tâm chủ lục phủ ngũ tạng” ([2]). Nếu hơi thở là dấu của “Tâm” thì cực kỳ trọng yếu cho đời sống của mỗi người. Khi luyện khí cũng có nghĩa là dưỡng tâm vậy

Trong các nguyên nhân gây bệnh, nguyên nhân thất tình, Bi, thương, hỷ, nộ, ái, ố, kinh. ([3])

Thường là nguyên nhân trọng yếu gây tổn thương tạng phủ, thường chậm, lâu dài và chắc chắn, nhất là các bệnh tật mãn tính. Luyện khí có thể chế ngự phần lớn, để thất tình không quá mức gây hại tạng phủ, dẫn đến cơ hội cho bệnh tật sinh ra. Đây là một công phu tu dưỡng lâu dài, kiên nhẫn, bền chí. Tuy vậy nếu biết rõ bản chất vấn đề, có được người hướng dẫn tốt thì không khó lắm và thường chắc chắn thành công. Luyện khí không phải có biết mà thành, thường phải luyện, thêm với thời gian (lòng kiên nhẫn) thì sẽ thành, nên có nhiều người biết, nhưng thành công của việc luyện khí thì ít là vậy.

Làm sao luyện khí thì chế ngự được thất tình?

Vì khí là dấu của “Tâm”, vì thế khi khí bình thì “Tâm” tự nhiên bình. Thường khí bình thì hơi thở điều hoà, tạng phủ thư thái thần thái ung dung.

“khí” rất khó bình, hay thay đổi, không có hình tướng, không mùi vị, không có màu sắc, không đầy, không vơi, không có trước, không có sau…. làm sao có thể nhận biết được khí đã bình?

Chúng ta sẽ nhận biết khí qua hơi thở, vào và ra. Im lặng và để tâm yên tĩnh, chúng ta sẽ thấy khí vào và đi ra. Lâu dần sẽ thấy tốc độ của khí, dung lượng, tính cách, nóng lạnh, độ nông sâu… qua một thời gian sự biết về hơi thở của chúng ta (mỗi người tự biết không ai có thể biết thay được) sẽ rõ ràng và cụ thể hơn. Khi đã thấy thì dễ dàng điều khí được, thay đổi khí theo ý muốn, mỗi ngày tiến bộ một ít. Lâu ngày thành thói quen nên dễ dàng hơn.

Khì hít vào gọi là vay, thở ra gọi là trả. Vay trả đều hoà, tự nhiên thoải mái là khí bình.

Như khi thấy bóng đèn sáng đều là chúng ta biết điện ổn định, khi thấy chớp tắt liên tục là chúng ta biết có sự cố bất thường. Vì hơi thở là dấu của tâm- khi hơi thở đều hoà là tâm bình- tâm bình thì tạng phủ được yên, nếu hơi thở không đều thì tâm sẽ không bình- tâm không bình thì tạng phủ không yên - dẫn đến nhiều bệnh tật.

Tâm có ý nghĩa đến nhiều cơ quan tạng phủ trong con người, vì thế khi Tâm bình an thì bệnh tật ít sinh ra, dẫu có sinh ra cũng dễ lành, ít hao tổn nhiều, lỡ lúc gặp bệnh hiểm nghèo cũng dể vượt qua được. Vậy hơi thở bình sẽ trở thành một dấu hiệu của sức mạnh xuất phát từ bên trong. Luyện khí chính là chế ngự, gìn giữ cho khí luôn luôn bình. Chính nhờ công phu luyện tập lâu dài, hun đúc thành thói quen phản xạ tự nhiên, dần dần hơi thở không cần kiểm soát vẫn cứ bình, đó là lúc thành quả ban đầu và cũng là nền tảng đã thành công. Ngay khi hơi thở đầu tiên đều đặn thì đã có dấu hiệu thành công rồi, nhưng sự thành công này không bền do chưa có công phu. Nhiều người cứ nói tập khí công là rất khó, không thể thành công được là do cầu quá cao, do muốn có cường lực, thần thông… chúng ta không nhắm đến điều này. Sự thật điều này rất khó và cũng không cần thiết. Chúng ta chỉ tập làm sao hơi thở sâu và được điều hoà trong mọi hoàn cảnh phức tạp của cuộc sống, chính điều này sẽ mang lại tác dụng kỳ diệu thật sự mỗi ngày mỗi chứng đạt hơn. Có thể gọi hơi thở dưỡng sinh.

Rất ít người có được khí Bình (khí điều hòa) luôn luôn, [khí bình là dấu hiệu cả tâm hồn lẫn thể xác tốt ]. Vì thế chúng ta luyện khí chính là tạo lập sự tốt này cho cả sức khoẻ thể xác và tâm hồn. Thường chúng ta hay nhận thấy các hình thái rối loạn của khí như sau:

- Khí Đoản, là chính khí hư. Khí đỏan có nghĩa là hơi thở thường ngắn, yếu, dể đứt quãn, hay có những cơn ngừng thở ngắn, người hay mệt nhọc, nếu có bệnh thường khó lành, nếu không có bệnh thì dể mắc bệnh khi gặp hoàn cảnh thay đổi. Nếu trong người thấy hơi thở của mình hay đứt quãn, hay hụt hơi thì càng nhanh chóng tập phương pháp này. Khí đỏan thường hay ở người có bệnh lâu ngày hoặc người có bẩm thụ khí tiên thiên èo uột.

- Khí Nghịch, là khí thăng giáng bất thường, dể nóng, hay cáu gắt… những hành động thường thất thường. Thường ở trên người mạnh khỏe, công việc nhiều, buồn vui lẫn lộn…. Khí nghịch dể dẫn đến các bệnh cấp như cao huyết áp, tai biến mạch máu não, bệnh hoang tưởng, bệnh hay gây sự… Nếu thường luyện khí thì tâm tính tự nhiên điều hòa hơn, nếu có bệnh cũng dễ điều trị.

- Khí Loạn, là khí bất thường, khi thì nhanh, khì ngừng, khi thì rất chậm… nói chung là do ảnh hưởng rất nhiều đến sự hoảng lọan lo âu kinh sợ vô cớ, stres… Thường ở trên người yếu ốm suy nhược hoặc người có hoàn cảnh khó khăn lâu ngày không giải quyết được. Khí loạn làm cho công năng các phủ tạng không yên, xáo trộn thất thường… lâu ngày dẫn đến tổn thương các công năng hoạt động các cơ quan gây các bệnh chứng, ban đầu nhẹ sau nặng dần do không điều trị đúng nguyên nhân.

- Khí Uất, là khí không thăng được. Có số người trong lòng luôn bị đè nén, hoặc bị người khác áp bức, hoặc nỗi oan chưa giải được… làm khí không thông sướng điều hoà uất kết lâu ngày trong cơ thể gây nên không ít những bệnh tật.

- Khí Thịnh, là khí thông thoát quá sung mãn, gặp nhiều sự vui sướng… có nhiều người trúng số, hoặc được thành quả lớn bất ngờ… thì có thể đột tử ngay lúc đó hoặc bị một cơn bệnh cấp tính như nhồi máu cơ tim, hoặc cơn cao huyết áp…. Cũng là thường theo lẽ “vật cùng tắt phản”.

Xin được trình bày sơ như vậy để chúng ta thấy hơi thở là dấu hiệu cực kỳ quan trọng của đời sống cả tâm hồn và thể xác, người ta có thể nhìn cách thở là có thể đoán một phần bệnh tật trong con người, vì đa phần người ta thường thở theo cơ chế tự nhiên không điều khiển. Để không bị trôi theo một cách thụ động các tình trạng xấu của hơi thở, để phát huy động lực cải thiện tình trạng không tốt, tình trạng sức khoẻ , để dưỡng tâm yên tĩnh, và rất nhiều lợi ích vô cùng to lớn dành cho ai nỗ lực bước chân vào…. chúng ta cùng bắt đầu luyện khí công dưỡng sinh công phu.

Các điều kiện cần thiết tối thiểu như sau:

# YÊN TĨNH, cả thân và cả tâm([4]). Thường ít cầu (cầu tài, cầu sắc, cầu danh, cầu lợi... cầu lợi cho mình.) thì tâm mới thường lạc do câu Lão tử nói, “tri túc thường lạc”

# Chuyên Cần, ngày nào cũng tập một chút, chừng 15 phút là giỏi rồi.

# Giới luật, Không được uống rượu trước lúc tập, sau ăn ít nhất hai giờ, đời sống đơn sơ đạm bạc thì tập rất có kết quả.

Phương pháp:

Tư thế: Ngồi trên ghế, xếp bằng, ngồi kiết già, có thể nằm nếu mệt làm sao lưng thẳng, thoải mái yên tĩnh, có thể ngồi lâu mà không khó chịu là được. (Trong các tư thế, tư thế ngồi Kiết già là tư thế tốt nhất, nhưng khó nhất. Vì thế trong thời gian đầu không nên ngồi Kiết già để tập, mà nên tập ngồi Kiết già riêng trong ngày cho quen, sau đó sẽ vừa ngồi Kiết già vừa tập thì sự khó khăn mới không còn, sự tập dễ thành hơn).

Cách thở: Thời gian hít vào bằng thời gian thở ra bằng mũi một cách thoải mái tự nhiên, tuyệt đối không gượng ép, gắng sức, căng thẳng, sau tập thấy mệt mỏi là sai. Khí vào ra như làn khói êm đềm thư thái là tốt. Thường ban đầu thở hay bị tán loạn không đều, lâu dần tự nhiên nó sẽ đều, đó gọi là công phu luyện khí (khí công công phu). Khi luyện thở tâm hồn phải thư thái tự nhiên, miệng như mĩm cười (gọi là nụ cười nội thị)([5]). Xin tóm lại với bài thơ sau:

Ý thủ tại KHÍ. (ý thủ có nghĩa là theo, đừng rời).

Sâu, đều, êm, nhẹ. (khí phải sâu, mà đều, êm và nhẹ).

Thần thái ung dung. (tinh thần phải thoải mái).

TỰ NHIÊN thoải mái. (tất cả công việc luyện khí làm một cách tự nhiên không nôn nóng).

Phương pháp này tuy đơn giản nhưng thật sự đã đem lại một sức mạnh to lớn cả về thân lẫn tâm. Chúng tôi hy vọng sẽ góp một phần nhỏ làm niềm vui cuộc sống của mọi người được thấm đượm hơn như từng hơi thở qua từng giây phút của cuộc đời.

 

Phần II: CÁCH LUYỆN KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH.

Nhận định tình hình sức khoẻ chung: khi gặp tình trạng Khí kém, hơi thở ngắn, nhỏ, yếu, mau mệt. Để giải quyết vấn đề này không gì bằng luyện khí.

KINH NGHIỆM THỰC HÀNH: Phần nầy có thể gọi tắt là LUYỆN THÂN.

Người mới tập thường gặp nhiều khó khăn, vì thế giai đọan đầu nên chỉ ngồi TƯ THẾ (phần tư thế xin xem phần dưới) cho ngay ngắn trang nghiêm là được rồi, nếu có thể ngồi được chừng 20 –30 phút là rất tốt. Người ta thường hỏi khi ngồi như thế thì thở như thế nào? Xin trả lời là NÓ MUỐN THỞ SAO THÌ TÙY THEO Ý NÓ. – Khi ngồi như vậy thì Tâm phải nghĩ đến chuyện gì? Xin trả lời: NÓ MUỐN NGHĨ CHUYỆN GÌ THÌ CỨ NGHĨ. – vì sao vậy? vì giai đọan nầy chỉ chú trọng NGỒI YÊN, còn mọi sự khác sẽ liệu định sau, nếu ngồi yên được coi như việc Luyện Khí đều tiên đã thành, đây là căn bản nhất, người không qua được giai đọan nầy thì coi như không thể tập tiếp theo được.

PHƯƠNG PHÁP LUYỆN KHÍ: giai đọan nầy gọi là LUYỆN KHÍ. Sau khi Luyện Thân đã tốt một thời gian, thì khi ngồi thì lập tức Luyện Khí liền.

HÍT VÀO:

Đếm thầm trong trí: 1, 2, 3, 4, 5. Có ý đưa khí xuống vùng khí hải (dưới rốn chừng 3cm). Sau đó nghỉ một giây.

THỞ RA:

Cũng đếm thầm trong trí: 1, 2, 3, 4, 5. Nghỉ một giây, rồi lại hít vào.

Chú ý khi luyện khí:

- Lưỡi để lên vòm miệng.

- Miệng như mĩm cười.

- TÂM buông bỏ mọi sự, chỉ nhận biết khí vào và ra mà thôi.

NƠI TẬP:

Chổ nào cũng được, miễn là nơi tương đối sạch sẽ, yên tĩnh. Tuy nhiên khi ở trong nơi làm việc, học tập mà cảm thấy có thể tập được thỉ đều có thể dụng ý tập cũng hay.

THỜI GIAN: lúc nào cũng được, tuy nhiên không nên đang đói quá hoặc no quá mà tập. Mỗi ngày phải có vài lần tập cho quen dần, sau đó cơ thể tự động luôn luôn điều khí một cách rất tự nhiên.

TƯ THẾ:

Ở mọi tư thế, nhưng tốt nhất là tư thế kiết già hoặc bán già. Nói chung nằm ngồi đi đứng đều được, do dụng TÂM nhiều chứ không chú trọng tư thế. Mọi lúc mọi nơi.

KẾT QUẢ:

Không nên chưa tập mà hỏi kết quả như thế nào. Vì như thế là do TÂM muốn cầu thành mà loạn không yên, dễ gây chán nãn. Rất nhiều người cứ hỏi tập có lợi ích gì, trong lúc chưa tập bao giờ, vì không thể trả lời một điều có được bằng tập luyện mà được diễn tả bằng ngôn từ được.

Lợi ích của tập luyện là vô cùng to lớn.

Khi tập, người tập sẽ tự khắc nhận ra kết quả, không nên hỏi làm gì vô ích. Quan trọng nhất là siêng năng tập luyện, không nên bỏ ngày giờ nào hoặc có cơ hội tốt mà không tranh thủ tập luyện.

 

 Chú thích:

 

(1) Khí đây không phải nói về không khí, mà nói về tình trạng , tính cách thở của sự hô hấp.

 

(2) Tâm ở đây không phải trái tim, Tâm đây là tạng Tâm, có ý nói một số chức năng rộng lớn rất nhiều mà chúng tôi không tiện trình bày trong bài viết này. Có thể nói sơ đó là một thực tại vừa hình thể vừa khí hoá, vừa vô hình, hay cũng chính là tâm hồn của mỗi con người. Tâm chủ thần minh: về tinh thần, sự sáng suốt, sự điều hoà, sự bình an hay rối loạn đều do Tâm. Tâm chủ cả lục phủ ngũ Tạng, là tất cả các cơ quan trong con người. Các cơ quan này hoạt động không ngoài Tâm được . Do vậy khi can thiệp làm cho Tâm được bình , là can thiệp toàn bộ cơ thể con người.

(3) Buồn, đau xót,vui, giận, yêu, ghét, kinh hãi. Con người có thể sau một đêm đau buồn đã già đi hàng chục tuổi. Hoặc khi một cơn giận thoáng qua , có thể chết tại chổ , hoặc có người mừng quá trong các cuộc thắng độ đá banh cũng chết dễ dàng…nếu những xúc động nhẹ , âm ĩ thì thường gây những trạng thái tâm lý bất thường , lâu ngày dẫn đến bệnh lý.

(4) Thân yên tĩnh thì ai cũng biết dễ dàng, ngồi yên là thân được yên. Nhưng để tâm được yên tĩnh thì vô cùng khó khăn. Người ta đã dùng vô số phương pháp để tu tập cho tâm được yên, trong đó có giữ giới luật như : ăn chay để lương thực thanh bạch làm tâm hồn được yên, không uống rượu hoặc các chất kích thích để thần được yên. Trừ bớt nhiều sự dín mắc ở trong tâm bằng cách đóng ngũ quan: (tai, mắt, mũi, miệng, xúc), để không nhiễm phải lục trần (cảnh).Nhưng có rất nhiều người đã giữ giới, ăn chay , không uống rượu … mà tâm vẫn không thanh tịnh, có thể họ chưa chu toàn hoặc phải cần một vị thầy trực tiếp dìu dắt nếu có thành tâm mới được . Bí mật của trình thuật về tâm thanh tịnh , yên tĩnh không thể diễn tả trọn vẹn bằng lời, đây chỉ gượng dùng thuật ngữ rất sơ sài để nói vể một thực tại siêu việt ,vô cùng thâm diệu, nên thế nào cũng nhiều sơ sót. Nhưng tâm thanh tịnh là nền tảng của nhiểu vấn đề chứ không phải chỉ riêng về luyện khí để bảo vệ sức khoẻ.

(5) Trong bài thơ TÌNH THƯƠNG :“tập tánh tình thương – tình thương thành thật – tình thương tự tánh – tại thế thành thiên”,chúng tôi xin mạn phép nhắc lại. Nụ cười nội thị có nghĩa là nụ cười từ bên trong, chúng ta không thể có được nụ cười đó khi bên trong chứa đựng quá nhiều sự tham lam, hận thù , vị kỷ …nụ cười sẽ hiện rõ nét khi bên trong có tính tánh thương thành thực.