Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

Viết về Mẹ tôi

Mẹ già như chuối ba hương,
Như xôi nếp một, như đường mía lau.

Hai câu ca dao nầy cho ta thấy "mẹ" là những gì ngọt ngào, đầm ấm nhất trong cuộc đời của những đứa con được sống trong tình yêu thương chan chứa của mẹ.
Lâu nay, tôi thường hay viết về ba tôi mà chưa một lần viết về mẹ. Tình thương của các con dành cho ba trong cơn bịnh kéo dài bốn năm trời của ông, làm cho mẹ trở thành một cái bóng mờ bên cạnh ông. Bây giờ, ba tôi đã ra đi! Những ngày tôi còn ở lại quê nhà sau tang lễ, tôi mới thấy rằng mẹ thật là cô đơn.
Mỗi buổi sáng, mẹ vẫn thức dậy sớm pha sửa cho ba tôi như ngày ông còn sống. Rồi thay vì đem sữa vào trong phòng ngủ, bà lần bước lên phòng khách, nơi bàn thờ ba tôi đặt trong một góc riêng biệt với bàn thờ chính ngay giữa phòng. Mẹ tôi đặt ly sữa lên bàn, lấy nhang thắp cho ba tôi, thì thầm nói chuyện với ông trong khi tay không ngừng lau bụi, gỡ những miếng sáp chảy dài đóng trên cặp chân đèn, sửa lại đồ vật cho ngay ngắn rồi ngồi xuống chiếc ghế kế bên tiếp tục những câu thì thầm còn dang dỡ. Mẹ kể cho ba tôi nghe những việc xảy ra trong ngày trước, tình hình của mấy đứa con, cháu và chắt. Thằng chắt nhỏ đã làm được những trò gì, bạn bè của ông ai đã đến thăm, thắp nhang....
Gia đình nào cũng vậy, con cái thường kính sợ cha, và thương yêu trìu mến mẹ. Gia đình tôi thì khác hẳn, chúng tôi sợ mẹ và thương yêu cha nhiều hơn. Ba tôi là một giáo sư; trong trường học sinh rất là sợ ông vì không khi nào ông cười hoặc nói giởn nhưng ngoài giờ dạy, ông là người vui tánh, có đầu óc khôi hài và thích nói tiếu lâm. Những khi cha con tôi đùa giỡn với nhau, với những câu chuyện tiếu lâm, và những tràng cười giòn giã thì mẹ hắng giọng:
- Cha con gì mà cứ như bạn bè. Như vậy rồi làm sao con cái nó nghe lời.
Nhưng chúng tôi thì kính yêu và nghe lời ba tôi lắm. Ông theo Tây học cho nên dạy con bằng tấm lòng thương yêu và cởi mở; mẹ tôi thì khó khăn và nghiêm khắc hơn. Tuy không phải là chúng tôi có thể tâm sự với Ba tất cả mọi điều, nhưng có những việc phải nhờ ông năn nỉ, chúng tôi mới được mẹ cho phép. Lúc nhỏ, tôi là đứa con gái cứng đầu và hay phản kháng cho nên tôi và mẹ thường hay có những bất đồng đưa đến cảnh gây gổ giữa mẹ con. Đối với những lúc bó tay với cái gàn bướng của tôi, má tôi lại quay sang làm áp lực với Ba và như thế là ông lại bỏ nhỏ với tôi cho vui cửa vui nhà. Cuối cùng, tôi vẫn là người đầu hàng những lời nhỏ nhẹ đầy thương yêu của ông. Ngay cả sau nầy khi đã có gia đình và đi xa, mỗi khi trở về, lần nào tôi cũng có những xích mích nho nhỏ với mẹ. Các chị em khác cũng vậy. Khi ở xa, đứa nào cũng thương yêu mẹ, nhưng khi về gần với nhau, không thể nào tránh khỏi những gây gổ, nhiều lúc nổ ra to, là có người xách vali ra đi, người ở lại dằn vật ba tôi vì cho rằng ba tôi thương con vô lý làm cho chúng hư.
Mẹ là người tằn tiện hết mực có thể nói là “hà tiện”. Chúng tôi vẫn thường phàn nàn về điều nầy thì mẹ tôi nói:
- Tau mà không tằn tiện thì làm sao tụi bay có được như vậy. Đứa nào làm nhà, đứa nào ra riêng cũng có mà cho nó. Đứa nào cần tiền cũng hỏi. Tau còn phải dành dụm tiền quan tài cho ba bay và tau nữa chứ.
Tôi la lên:
- Mẹ à! Mẹ có bốn đứa con ở Mỹ, Một đứa giàu có ở Sài Gòn, một đứa cũng khá giả ở Tuy Hòa, còn ba đứa ở Đà Nẵng, đứa nào cũng không đến nỗi túng thiếu, không lẽ đến ngày ba mẹ trăm tuổi, tụi con để ba mẹ phải bó chiếu đem chôn sao?
Mẹ vẫn cứng rắn với suy nghĩ của mình:
- Lỡ lúc đó không đứa nào về kịp thì sao?
- Trời! Trời! Thời buổi internet, điện thoại, máy bay phản lực mà mẹ làm như cái thời ba mẹ còn đi học!
Nghĩa là mẹ tôi là nguời chỉ huy trong nhà, tất cả mọi việc đều làm theo ý mẹ. Nhiều lúc thấy ba mẹ ăn uống tằn tiện, chúng tôi phải gởi tiền cho đứa em đi chợ hằng ngày đem đến, nhưng rồi mẹ tôi cũng tìm mọi lý do để từ chối. Không phải là mẹ tôi hà tiện tiền của mình mà bà còn hà tiện luôn cho các con.
Càng lớn tuổi, mẹ tôi càng khó tánh nhưng có phần cởi mỡ hơn. Chúng tôi có thể đùa giởn với Mẹ. Lúc trước, về thăm nhà, tôi vẫn còn cải cọ với bà về những điều tôi thấy không vừa ý, nhưng rồi theo lời khuyên của Ba tôi, ông thường nói:
- Những ngày cuối đời, ba mong muốn thấy gia đình mình hòa thuận, các con thương yêu lẫn nhau và cùng thương yêu má con, như vậy, ba có chết cũng mãn nguyện.
- Ba à! Tụi con thương mẹ lắm chứ nhưng đôi lúc tánh mẹ khó khăn như vậy làm sao mà chịu cho nỗi.
Sau đó, tôi tìm ra chân lý để sống chung hòa bình với mẹ. Nghĩa là mỗi khi nói ra việc gì mà cảm thấy có vẻ sắp bùng nổ, mẹ tôi bắt đầu lớn tiếng là tôi xách chiếc Honda của ba tôi, bỏ chạy cho đến khi mọi việc lắng đọng tôi mới về nhà. Về đến nhà làm như không có gì xảy ra, thế là xong!
Từ khi ba tôi bị bịnh, mặc dầu các em ở Đà Nẵng thay phiên nhau trực ban đêm để lo cho Ba, mặc dầu chúng tôi bỏ tiền ra thuê người săn sóc cho ông, nhưng không ai có thể làm cho mẹ vừa ý. Vậy là chỉ có mẹ luôn luôn túc trực một bên để lo lắng cho ông. Tôi cũng không biết bà lấy đâu ra sức mạnh để có thể đở ông ngồi dậy trong khi chúng tôi trẻ hơn cũng cảm thấy thật khó khăn vì ba tôi vốn là người to con. Đêm khuya giật mình thức giấc, thấy Mẹ dùng đèn pin để lau rửa cho ba thôi thay vì bật đèn lớn, sợ chúng tôi thức giấc. Nhìn hai mái đầu bạc kề bên nhau thầm thì, tôi không muốn phá đi cái ấm cúng đó để phụ với mẹ một tay. Bên cạnh đó, những chuyện nữa khóc nữa cười quanh ba má tôi được chúng tôi đem ra làm đề tài để tán gẩu, để cười và sau khi ba tôi qua đời được nhắc lại để thành những kỹ niệm.
Có lần tôi về, chị em gặp nhau vừa ngồi vào bàn ăn, chúng tôi đã nói cười giòn giã, Chị tôi vừa ngồi xuống đã góp vào một câu mới toanh mà tôi chưa hề nghe qua:
-Mi có biết không, hôm trước Ba hun Mẹ có một cái mà Mẹ lên tăng xông!
Tôi ngạc nhiên:
- Sao lạ vậy?
- Thì Mẹ cảm động quá !
Tôi quay qua hỏi Mẹ :
- Sao tự nhiên Ba lại hun Mẹ vậy
Mẹ cười:
- Ba bay làm tau sợ nên tau lên tăng xông chứ có gì đâu.
- Ba hun mà Mẹ sợ sao? Hồi nào đến giờ Ba không hun mẹ sao?
Mẹ xua tay:
- Không phải vậy!
Rồi Mẹ kể lại câu chuyện đã xảy ra:
- Tối hôm đó, tự nhiên Ba bay kêu tau qua nằm kế bên, rồi ổng nói: ”Thương vợ, thương con quá, đi không đành!” Tau sợ quá, nhỏm dậy cúi xuống,nhìn vào mặt Ba bay nói át đi: “Anh nói chi vậy! Anh còn khoẻ, ráng mà giử gìn sức khoẻ để sống với vợ con”. Ba bay kéo cổ áo tau xuống, rồi hun lên má của tau một cái. Tau cảm thấy sợ rồi lại thấy chóng mặt, lại không muốn thấy Ba bay thấy tau khóc, nên vội xuống dưới bếp, đo lại tăng-xông, thì thấy lên hơn 160. Tau thấy Ba bay nói như trối trăn, làm sao mà không sợ cho được!
Chúng tôi an ủi:
- Thôi , không có chi đâu má. Tụi con cứ thay phiên nhau về như vầy, Ba thấy vui vẻ, thế nào cũng khỏe hơn. Hôm nay thấy Ba tươi tỉnh rồi đó.
Me cười buồn buồn:
- Bịnh của Ba bay, lúc khỏe, lúc mệt, không biết đâu mà nói được. Cũng hy vọng kéo dài thêm được bao nhiêu, hay bấy nhiêu!
Chúng tôi muốn làm cho Mẹ quên đi những lo lắng, cho nên chuyển qua những câu chuyện khác, nhắc lại những vui buồn của những lần sinh nhật trước của Ba tôi.
Chị em tôi thường có những buổi họp mặt với nhau, phần nhiều là kể cho nhau nghe những chuyện về mẹ mà chúng tôi thường gọi là “chuyện dài nhân dân tự vệ”.
Sau ngày Ba tôi mất, Mẹ đã làm ra những việc mà tôi thấy thật là vĩ đại:
* Dùng tên của Ba tôi để cho hai phần học bỗng hàng năm cho hai học sinh nghèo hiếu học tại trường mà Ba tôi đã từng làm Hiệu trưởng.
* Cho 10 phần học bỗng khác tại quê của Ba tôi (Đức An) cho những con cháu nội ngoại của họ Trương mà lần vừa rồi tôi về quê, đã chính thức trao các em cho năm đầu tiên.
Nhưng rồi năm nào cũng vậy, cái danh sách mà người ta đưa ra bao giờ cũng vượt qua số quy định, và như vậy là chị em tôi phải bỏ thêm vào cho đủ số vì không chịu nỗi khi nhìn cái gương mặt thất vọng của các em nhỏ khi nghe nói họ không có phần. Họ hàng trong quê biết đến Ba tôi cũng không còn bao nhiêu, nhưng Mẹ đã làm Ba tôi sống lại trong lòng lớp con cháu sau nầy. Cái tên Ba tôi luôn luôn được nhắc nhỡ đến trong mọi gia đình để khuyến khích con cháu cố gắng học hành.
Chúng tôi muốn Mẹ đi du lịch, thăm viếng các con cho đỡ buồn, Mẹ cũng không chịu. Bà nói là:
- Mẹ hứa với Ba con trước khi mãn tang, không đi đâu hết.
Cả đám chúng tôi đều phản đối:
- Con nghĩ Ba cũng muốn Mẹ đi đây đi đó cho khuây khỏa chứ đâu muốn mẹ cứ ở nhà một mình như vậy!
Nói gì, Mẹ cũng không thay đổi ý định, tối ngày cứ làm bạn với cái bàn thờ của Ba tôi làm cho chúng tôi cảm thấy lo sợ. Chúng tôi chỉ mong Mẹ trở lại với cuộc sống bình thường, vì người đã mất đi rồi, quyến luyến mãi trong lòng cũng không phải là điều tốt. Nhưng ngay cả chúng tôi là con, thời gian qua với sự ra đi của Ba tôi còn vẫn hoài thương nhớ, huống gì với Mẹ tôi với 58 năm tình nghĩa vợ chồng.
Năm ngoái, sau khi chị em tôi về để dự đám giổ của ba tôi, nghĩa là ba tôi mất đã bốn năm, quá thời mãn tang một năm Mẹ mới bằng lòng theo chúng tôi vào Sài Gòn ở nhà chị cả chơi một thời gian. Đây là lúc mẹ có thì giờ với "đầu lòng ba ả tố nga" của mẹ! Vào Sài gòn, chúng tôi có dịp đưa mẹ đi thăm bà con, đưa mẹ đi miền Tây chơi vì mẹ chưa có cơ hội để đi. Nhưng rồi cũng đến lúc tôi và em ba phải từ giả mẹ và chị để lên đường, trở về với đời sống của mình. Ngày chia tay, mẹ cũng rơm rớm nước mắt như bao nhiêu lần đưa tiễn ở Đà Nẵng. Mẹ tôi cứ nói: “Càng ngày càng già, biết có còn gặp lai các con nữa hay không!". "Còn mà mẹ, tụi con sẽ về nữa mà. Ba mất rồi, tụi con chỉ còn có mẹ thôi!"
Nhưng chúng tôi về lại Mỹ không bao lâu thì em trai tôi qua đời đột ngột tại San Jose, chúng tôi chỉ được gặp mặt em lần cuối rồi nhìn em lịm dần từ cơn mê vào cõi chết! Tôi vội vàng gọi điện thoại báo tin cho chị cả, trong lúc gia đình chị đang đưa mẹ đi chơi. Chị tôi phải chạy vào một nơi kín đáo để khóc một mình và chị em tôi quyết định dấu mẹ. Chúng tôi biết chắc là mẹ sẽ không chịu được cái nỗi đau mất con nầy vì em tôi mới vừa về thăm mẹ hai tháng trước đó, không biết là có phải do số trời sắp đặc hay không! Trong lúc chị em tôi chuẩn bị cho đám tang của em bên nầy thì bên đó chị cả và các cậu, các dì chuẩn bị tư tưởng cho mẹ. Báo tin mẹ biết em bịnh phải vào bệnh viện,… rồi bác sĩ nói có thể em không qua khỏi rồi khi chúng tôi làm tuần đầu tiên cho em, chị mời các cậu, dì đến nhà để chuẩn bị cho mẹ vượt qua cơn đau khi nhận được cái tin khủng khiếp đó!
Mẹ biết rồi, vật vả gào thét nhưng cũng nghĩ là đứa con trai mới vừa qua đời. Chị tôi muốn tôi gởi mấy tấm hình nhưng tôi còn phải lựa hình nào không có ngày tháng để gởi nhưng mẹ vẫn đòi về lại Đà Nẵng để đưa em lên bàn thờ chung với ba! Mẹ lại nói:"Tuy nó theo đạo vợ, nhưng nguyên thuỷ nó vẫn là con cháu của ông. bà, phải nhang khói cho nó chứ đừng để nó lạnh lẽo!".
Cuối cùng rồi mẹ cũng biết sự thật em qua đời đã hơn tuần lễ vì chị không thể nào dấu mẹ thêm nữa, chị không muốn khi mẹ thắp nhang van vái, lại nói sai ngày tháng của em. Tôi gọi điện thoại về, chỉ nghe tiếng tôi, mẹ đã gào lên: "Tụi bay ác vừa vừa thôi! Con tau chết mà bay không cho tau biết, để tau cứ vui vẻ đi chơi không hề biết con mình đã không còn nữa." Lúc đó tôi cũng thấy là mình sai, nhưng làm sao mà tôi có thể chấm dứt những ngày vui vẻ của mẹ bằng cái tin như ông trời sụp xuống! Thôi thì đành làm một đứa con gian ác để mẹ cứ mãi trách hờn.
Cái buồn nào rồi cũng nguôi ngoai nhưng với mẹ, những nỗi lo cứ tiếp tục tới! Đứa con gái út ung thư đã mấy năm bây giờ đã bước vào giai đọan cuối... Tin không vui cứ tiếp tục đưa đến, mẹ vẫn tiếp tục đón nhận... Cứ tưởng rằng lòng mẹ đã chai cứng với buồn đau, nhưng mỗi lần gọi về lại nghe mẹ khóc. Mẹ cứ nghĩ sao ông trời bắt mẹ sống lâu làm chi để cứ phải chịu cảnh tre già khóc măng non... Thương con út nhất nhưng nó đang sống với chồng, cũng không làm gì hơn cho nó được. Thỉnh thoảng em vô tình nói những câu làm đau lòng mẹ nhưng mẹ cũng bỏ qua. Cũng may là em kéo dài thêm cho tới bây giờ để cho mẹ khỏi chịu cái cảnh một năm mất hai đứa con nhưng với lời bác sĩ khẳng định, nghĩ chắc thời gian nó không còn bao nhiêu nữa.
Có lúc mẹ cũng tự hào với sức khoẻ của mình. "Tụi bay sao mà còn trẻ mà đủ thứ bịnh, coi tau nè, có bệnh hoạn gì đâu, cả ngày làm việc quần quật không biết mệt là gì!” Biết làm sao hơn hả mẹ, ông Trời kêu ai nấy dạ mà! Tuị con cũng cầu mong cho mẹ cò sức khoẻ để có một nơi nương tựa tinh thần cho chúng con
Năm ngoái, lễ mẹ thật là vui, Ngũ Long công chúa của mẹ đều ở bên mẹ tổ chức một lễ mừng tưng bừng, mẹ cười không khép miệng. Mẹ hát cho chúng con những bản nhạc xưa thật là hay! Năm nay không có đứa nào hết, mẹ lại vào ra một mình! Đành chịu thôi mẹ ơi! Nước mắt chảy xuôi, mẹ thương các con của mẹ bao nhiêu thì tụi con cũng thương con của tụi con bấy nhiêu. Năm nay con dành ngày nầy cho các con của con như năm ngoái mẹ đã chung vui với các con của mẹ nhưng lúc nào các con cũng hướng về mẹ với lòng thương yêu thành kính nhất.
Vi Hoàng
Mother day 2011