Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

LÀM SAO

ĐỂ VẪN NÓI NĂNG ÔN TỒN

KHI CƠN GIẬN CỦA CHỊ

ĐANG SÔI SÙNG SỤC?

Lê Mộng Hoàng.

Chị có thể cãi lý với chàng mà cuối cùng chị là người thắng cuộc nếu chị biết biểu lộ nỗi tức của mình một cách tích cực và đáp ứng một cách thích đáng với cơn giận của chàng. Đây là nghệ thuật cãi nhau công bằng (fighting fair).
Ngay cả trong các cuộc hôn nhân hạnh phúc, vợ chồng cũng có lúc giận hờn nhau. Một cuộc cãi vã có thể xảy ra như sau: chàng về nhà trễ cả tiếng đồng hồ, trông ra dáng bận trí và đầu óc căng thẳng, lẩm bẩm rằng ông xếp giữ lại thảo luận về công việc ở sở. Chị rất tức bực, vì chàng chẳng bao giờ gọi điện thoại cho biết sẽ ở lại sở lâu hơn thường lệ. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp vợ chồng "cá nước" hòa thuận thì việc gây gổ sẽ xảy ra, nhưng ở mức độ nhẹ nhàng, không la ré, om sòm gì cả. Thay vì chàng mới bước tới cửa chị đã sừng sộ hạch hỏi lý do sự trễ nãi, chị cố nén nỗi giận hờn, chờ đến lúc nào chị lấy lại được bình tĩnh mới bảo chồng:
-Bây giờ em đang bực tức lắm, nhưng em muốn nói về chuyện này khoảng 9 giờ tối nay, như vậy có tiện cho anh không?
Nếu thấy bất tiện chàng sẽ đề nghị giờ khác. Đến lúc hai người nói chuyện, nàng không chửi mắng chồng hoặc mang những lỗi lầm từ "thuở xa xưa khai thiên lập địa" ra tấn công. Nàng không la hét: "Anh chẳng coi tôi ra gì, đi sớm về trễ, la cà bạn bè, chuyện nhà thì nhác, chuyện chú bác thì siêng." Trái lại, nàng luôn dùng đại danh từ "tôi" để diễn tả cảm tưởng của chính mình.
-Khi nào anh về nhà trễ hơn giờ giấc anh đã nói và em phải chờ em, em có cảm tưởng như mình đi làm việc bị sa thải hoặc như anh đã bỏ quên em vậy.
Chàng lắng nghe chăm chú, không phê bình, chú thích, hoặc phản đối hay cắt đứt lời nàng. Khi nàng nói xong, chàng lặp lại nhưng gì chàng vừa nghe vợ nói:
-Ồ, như thế là em nghĩ rằng anh chẳng để ý gì đến em mỗi lần anh về nhà muộn phải không?
Được biết nàng buồn bực vì sự trễ nãi, chiều nay chàng xin lỗi nàng và hứa từ rày về sau nếu phải ở lại sở trễ, chàng sẽ gọi điện thoại báo cho nàng biết, ít nhất là nửa giờ trước khi chàng đến nhà. Sau đấy họ ôm nhau "hôn tạ tội" và cùng ngạc nhiên khi thấy hai người đã vượt qua những cơn sóng gió trong tổ ấm của mình một cách khôn khéo êm thắm.
Chị cũng ngạc nhiên phải không? Họ đối xử với nhau rất lịch sự, hòa nhã, như hai người bạn thân, phải không chị?
Có lẽ chị sẽ rờ sau ót mình và tự hỏi vì sao mỗi lần cãi nhau với ông xã là y như mạnh ai nấy la, sỉ vả nhau thậm tệ, có khi quăng ném đồ đạc hoặc là trả đũa đối phương bằng cách lặng câm như điếc, chẳng nghe người kia nói gì cả.
"Cơn tức giận nung nấu giữa chúng tôi luôn bùng nổ thành trận khẩu chiến, rồi một trong hai người sẽ nói những điều xấu xa làm tổn thương tự ái của bạn mình. Tại sao chúng tôi không cãi nhau một cách công bằng, ôn tồn, như cặp vợ chồng trên kia?"
Xin thưa, là vì hầu hết chúng ta chưa học cách để kiểm soát cơn giận của mình. Trong một cuộc hôn nhân hòa hợp, cả hai vợ chồng đều biết cách đè nén nỗi bực tức của họ. Họ biết biểu lộ cảm xúc của mình và đón nhận ý kiến của bạn đời một cách tích cực. Nếu phương pháp này quá khó khăn với chị lúc này thì chị nên nhớ trong lòng rằng, vẫn còn một lối đi khác hiền hòa êm dịu hơn lối "thượng tay hạ cẳng" phùng mang trợn mắt trông chẳng đẹp tí nào với người đẹp hiện đại cả.
Xin thâm tạ công trình và thì giờ của các nhà nghiên cứu, các nhà trị liệu về những xung đột trong gia đình. Ngày nay chúng ta có thể học hỏi các phương cách để cãi vã với nhau một cách ôn tồn.
Cặp ông Châu và bà Trinh là trường hợp điển hình. Tiến sĩ tâm lý học Howard Markman, giám đốc trung tâm nghiên cứu về hon nhân và gia đình thuọc Đại Học Denver, ghi nhận rằng lần đầu ông gặp hai vợ chồng Châu-Trinh thì cuộc hôn nhân của họ đã rạn nứt khá nhiều, báo hiệu sẽ đưa đến ly dị nay mai. Ông Châu tìm cách tránh né hoặc thối lui trong các cuộc bàn cãi hoặc nói chuyện thường ngày đưa đến sự cãi cọ, và cả hai người đều nhăn nhó, coi thường, hoặc bác bỏ những điều người kia nói.
Bà Trinh 29 tuổi, cố vấn thương mãi cho một công ty và có ba con dại, nói rằng: "Chúng tôi như sống trong một trại lính, chung quanh bao vây bởi những hàng rào kẽm gai vô hình, và chúng tôi thủ sẵn các trái lựu đạn tay để ném lên nhau mỗi lần đấu khẩu bằng hình thức những lời lẽ nhục mạ nhau!"
Ông Châu, 33 tuổi, nhiếp ảnh gia cũng đồng ý với hình ảnh trại lính mà vợ ông đã mô tả cho cuộc sống lứa đôi của hai người. Ông Châu kể lại: "Thật là ghê tởm! Mỗi lần ch1ung tôi cãi nhau, tôi đứng lên đi sang phòng khác hoặc cứ nín thinh chẳng nói tiếng nào, bởi vì mọi điều tôi nói hoặc làm đều sai cả! Khi chúng tôi bàn đến công việc trong nhà như là"Tôi nhờ anh đem rác ra ngoài mà anh chẳng thèm làm". Nếu tôi tìm cách bào chữa thì bà ấy lại lôi việc khác ra tấn công tôi. Các trận đụng độ xảy ra thường xuyên và càng lúc càng gây cấn, đến nỗi họ nghĩ đến việc đưa ra tòa ly dị.
Sau một chuỗi dài kế tiếp bằng các cuộc đấu khẩu độc địa và một lần bà Trinh cấu xé ông Châu bầm tím cả cánh tay, họ đạp lại lời kêu gọi của trung tâm nghiên cứu về hôn nhân và gia đình CMFS (Center for Marital and Family Studies) đang tìm một đôi vợ chồng để thực nghiệm phương pháp Cãi Vã Công Bằng.
Dưới ánh sáng chói lòa và sự quan sát của đoàn quay video, ông Châu và vợ được yêu cầu nói về những mối bất đồng trong gia đình họ. Mặc dầu lúc bắt đầu cả hai đều tỏ vẻ dè dặt, nhưng chỉ vài phút sau là họ nổi nóng, tung "lựu đạn" liệng nhau chan chát. Giáo sư Markman can thiệp đúng lúc, hướng họ theo phương pháp của chương trình bảo vệ và tăng trưởng tình thân ái PREP (Preventation and Relationship Enhancement Program) - đề xướng bởi Đại Học Denver. Khóa học này dạy cho các đôi vợ chồng lối kiểm soát và bộc lộ nỗi tức giận của mình bằng cách không nhục mạ đối phương mà lắng tai nghe nhau nói mà không bào chữa. Tiếp theo sau đó là một toát yếu về các lời khuyên làm sao để cầm cự được cơn giận của mình và biến đổi các trận đụng độ phá hoại trở nên những xung đột có thể dàn xếp được.
A. Kiểm soát cơn giận của chị.
Theo ý kiến của tiến sĩ Harriet Goldher Lerner, tác giả cuốn sách The Dance of Anger and The Dance od Deception (Sự múa nhảy của cơn giận và khiêu vũ của việc lừa dối), thì: "Các bà bộc lộ cơn giận dỗi một cách ngông cuồng vô ý thức cũng chịu hậu quả đau đớn như các bà yếu mềm lúc nào cũng tuân theo lệnh của chồng. Hơn nữa, cơn giận không chỉ bùng ra thôi, nó còn tăng trưởng thêm.
1) Chị nên tập cách nhận biết dấu hiệu của cơn giận như là: bao tử cồn cào, chảy mồ hôi, đỏ mặt, tim đập mạnh. Đừng chú ý đến chàng nữa, hãy chú tâm vào việc tập thở cho đều.
2) Hãy nhận biết cao điểm của cơn giận như các tiếng chửi rủa (đối với bà Trinh là khi bị mắng "thứ đàn bà ngu") hoặc các vấn đề như tiền bạc, tình dục, gia đình bên chồng hoặc thái độ (như chàng mải miết đọc báo trong khi chị nói chuyện với chàng).
3) Hãy nghĩ đến điều gì bạn muốn đạt tới. Chẳng hạn chị hờn giận chàng vì chàng không luôn luôn âu yếm chìu chuộng chị, khi chị tỏ ra giận dỗi chàng, sẽ không khiến chàng thay đổi cách cư xử theo ý chị muốn được. Sự tức giận chỉ hữu ích khi làm dấu hiệu biểu lộ nỗi bất mãn vì chị không nhận được tình thân thương nơi chồng, chứ không thể giúp chị khiến chàng yêu chị nhiều hơn được. Theo bà Michelle Weiner Davis, tác giả cuốn sách Divorce Busting: A Step By Step Approach to Making Your Marriage Loving Again (Việc ly dị nổ bùng: từng bước một tiến đến sự hàn gắn hôn nhân và đem tình thương trở lại).
4) Hãy chờ một thời gian cho cơn tức của chị lắng xuống, nguội bớt đi. Tiến sĩ Lerner nhấn mạnh rằng đây không giống như việc cắt đứt, gián đoạn cuộc cãi vã (như là vội vã đi ra khỏi phòng), cũng chẳng phải là dấu hiệu chứng tỏ chị đồng ý với quan điểm của chàng. Thực ra chị vẫn duy trì liên quan tình cảm với chàng trong lúc tạm thời để riêng ra một bên vấn đề mà hai người đang bàn cãi đôi co mà thôi.
5) Khi nói với chàng, chị hãy nói ngắn gọn và đi thẳng vào vấn đề, nói rõ cảm nghĩ của chị thya vì mạt sát buộc tội chàng. Hãy dùng đại danh từ "tôi" để nói lên nhu cầu và xúc cảm của chị. Giả dụ như trường hợp bà Trinh, thay vì chê bai "em trai anh là một người bê tha rượu chè be bét, tôi không muốn chú ấy có mặt tại nhà này vào dịp Lễ Tạ Ơn", như bà đã mỉa mai ông Châu mấy năm trước. Lần này, bà Trinh thay đổi chiến lược. Bà bảo chồng: "Em không muốn chú Quân đến chơi đây vì chú ấy uống rượu nhiều quá. Em cảm thấy lo âu khi nhìn chú nói chuyện với các cháu mà miệng nồng mùi rượu." Như vậy, ông Châu không cần phải bào chữa gì cả.
B. CHẬN LẠI CƠN GIẬN CỦA CHÀNG
Nhưng nếu người to tiếng la hét om sòm là chàng, thì chị sẽ cảm thấy lúng túng trong gọng kềm cơn giận của chàng. Có lẽ chị nghĩ cần ré to, mắng trả đũa, và ngay cả véo cắn chàng để "đáp lễ". Bên trong tâm hồn chị, là cảm giác sợ hãi và rối loạn. Dầu sao, chị vẫn có khả năng ngăn chặn cơn giận của chàng, tùy thuộc vào những gì chị sẽ làm trong hoàn cảnh ấy.
1) Thay đổi "thế cờ"
Thường thường trong một cuộc cãi vã, đa số chúng ta tìm cách bào chữa: "Tôi không bao giờ nói là tôi sẽ lấy áo quần ở tiệm giặt ủi cho anh", hoặc tìm cách tấn công dối phương: "Nếu anh không coi thường tôi quá đỗi thì tôi đã không tức tối như thế đâu". Theo ý kiến của tiến sĩ Lerner thì rồi cũng chẳng đi đến đâu cả, cho đến khi một trong hai người biết vận dụng óc khôi hài và sáng tạo của mình để làm lắng dịu mọi việc.
2) Kêu gọi một sự "đình chiến"
Đối với nhiều cặp vợ chồng, điều này xảy đến rất đơn giản, như là chị nói: "Đây rồi, trận khẩu chiến tái diễn! Thật sự chúng mình có muốn gây gỗ lúc này không anh?" hoặc: "Này, em không nghĩ rằng mình sẽ giải quyết vấn đề bằng cách lớn tiếng với nhau đâu! Hãy tạm tách rời nhau trong chốc lát để xem sao." Các đôi vợ chồng khác thì phải thật sự xa lánh nhau. Dù bằng cách nào đi nữa, cả hai đồng ý sẽ "đặt lại vấn đề" khi hai đứa cùng nguội bớt con tức. Thời gian đình chiến lý tưởng là 24 tiếng đồng hồ.
3) Tìm cách để biết "điểm nóng cao độ" (hot spot) của chàng và đừng châm ngòi lửa vào đám rơm khô!
Theo tâm lý gia Markman thì bạn có thể kiểm soát tâm thần bạn, nhưng điều này không quan trọng bằng đừng chọc giận người kia trong một cuộc gây gỗ. Điểm giận cao độ thay đổi từng cá nhân, tuy nhiên chúng ta đều biết cách tìm hiểu điểm ấy ở đâu, như là nhắc lại chuyện "mèo mỡ" của chàng xảy ra cách đây mười năm, hoặc là đưa ra nhận xét "anh nói sao giống mẹ anh như khuôn".
4) Hãy lắng tai và chăm chút nghe chàng nói thay vì cãi lý hoặc tìm cách tấn công trả đũa chàng.
Rồi sau đó lặp lại những điều chị đã nghe thấy. Bà Trinh giải thích: "Việc phản chiếu, lặp lại cảm tưởng của chàng khiến chàng khỏi phải bào chữa nữa." Các nhà chuyên môn gọi cách này là Mirroring (phản chiếu) hay active listening (lắng nghe một cách tích cực).
5) Xin lỗi chàng nếu chàng hờn giận vì điều gì chị đã làm hoặc đã nói.
Có thể do trực giác chị muốn bào chữa, nhưng nên nhớ rằng có rất ít các cuộc cãi vã chỉ đơn thuần một chiều thôi. Một lời xin lỗi báo hiệu rằng chị thông cảm với nỗi bực tức của chàng. Khi cảm xúc của chàng đã được chia sẻ thì cường độ của cơn giận cũng hạ thấp xuống.
C. NỖI GIẬN HỜN VÀ NIỀM ĐAU TỦI
Lori Gordon, sáng lập viên của chương trình về "Những phương cách thực tiễn để gây tình thân ái trong liên hệ tình cảm" PAIRS (Pracical Application Of Intimate Relationshop Skills), bảo rằng cơn giận thường được môi giới bởi những chứng dị ứng về tình cảm. Các chứng này bành trướng khi một điều gì trong đời bạn đã khiến bạn đau khổ quá nhiều. Ngay cả một lời nói bóng gió về "điều ấy" cũng có thể khiến bạn nổi giận được.
Một dấu hiệu thông thường của chứng dị ứng tình cảm này là việc bàn thường hờn dỗi vì cùng một lý do. Tiến sĩ Harville Hendrix, giám đốc viện Chữa Trị và hàn gắn liên hệ tình cảm (Institute of Relationship Therapy) ở Nữu Ước và là tác giả cuốn sách Keeping The Love You Find: A Guide for Singles (Hãy Giữ Gìn Tình Yêu Bạn Tìm Thấy: Một Cẩm Nang Cho Các Bạn Độc Thân), cho rằng cơn tủi hờn lặp đi lặp lại và mạnh mẽ luôn luôn được nung nấu bởi các vết thương tình cảm thời ấu thơ của bạn. Chẳng hạn như chị thường hờn lẫy chồng bởi vì chàng ít âu yếm và gần gũi chị.
Bác sĩ Hendrix lý luận rằng nỗi giận hờn ấy nẩy sinh từ sự lơ là bỏ bê của bố mẹ chị lúc chị còn bé. Vì thế khi chàng đi làm về quên không tìm chị để hôn, hoặc chàng đi ngủ trước khôn hôn vợ, thì chị nghĩ là chàng bớt yêu thương mình. Cảm xúc này chị đã có từ ngày thơ ấu. Chị lẫn lộn giữa người yêu và bố mẹ.
Các vết thương tình cảm chịu đựng trong dĩ vãng có thể khiến bạn có tói quen ưa chỉ trích phỉ báng người khác. Theo Donald Nathanson, tác giả cuốn sách Shame and Pride(Nhục và Vinh), thì sự chọn lựa các vũ khí hoặc ngôn từ, ý độc địa xấu xa trong cử chỉ, thái độ của bạn khi giận dỗi đầu do thước đo sự đau đớn nhịn nhục bạn đã gánh chịu trong quá khứ. Sỉ nhục, chế diễu, che bai, hoặc chửi rủa đối phương, đều là những hình thức khác nhau của thái độ tấn công kẻ khác.
Ngoài ra, sau đây là những phương cách thông thường của thái độ tấn công kẻ khác:
1) Chị chỉ trích chàng: Trẻ con thường khóc để được người khác chú ý, còn người lớn thì phê bình để khiến bạn mình đáp ứng những đòi hỏi của mình, cho dù họ phải nhận chịu sự đau đớn. Theo bác sĩ Hendrix thì lối chỉ trích người khác của người lớn là hình thức biến thể từ lối khóc la của trẻ con.
2) Chị tìm cách trừng phạt chàng. Bằng lối nói hay làm điều gì, chị biết sẽ khiến chàng buồn lòng. Thái độ tiêu cực thái quá ấy có thể bắt nguồn từ những oán hờn chồng chất hoặc những vi phạm tình cảm trong liên hệ phu thê. Tuy nhiên chị vô tình tìm cách trả thù những gì bố mẹ đã làm khổ chị ngày xưa.
3) Cơn giận của chị lớn hơn tội lỗi của chàng. Giả dụ chàng lỡ quên đem rác ra đường một lần hoặc chàng về nhà trễ một giờ thì cũng không đáng để chị la ré ỏm tỏi hoặc đòi ly dị với lý do chàng lơ là, bê tha! Hơn nữa, khi "lên cơn" chị thường nói những câu với các thành ngữ: luôn luôn, chẳng đời nào...khiến sự việc trở nên quan trọng quá đáng. Như: "Anh chẳng bao giờ thèm chú ý khi em kể cho anh nghe công việc trong ngày của em." Tâm lý gia Gerdon đề nghị chị hãy tự hỏi mình: Khi một người khác cũng phạm lỗi giống như chàng thì chị có nổi trận lôi đình như thế không?
D. HÃY PHÁT TRIỂN UY QUYỀN TỰ KỶ TÍCH CỰC NƠI MÌNH
Các nhà tâm lý, chuyên gia đều đồng ý rằng việc tự huấn luyện bản thân là cốt yếu trong vấn đề sửa đổi cách cãi vã tiêu cực trong cuộc sống chung đôi. Tự hỏi lòng mình, tự phê bình bản thân một cách thành thật sẽ giúp bạn phát triển uy quyền tự kỷ tích cực - một cảm xúc mạnh mẽ về bản ngã, một sự tìm hiểu đích thực về những nhu cầu cần thiết của mình, và khả năng có thể kiềm chế chính mình. Uy quyền tự kỷ tích cực còn giúp bạn nhận thức những gì bạn có thể thay đổi được và điều gì bạn phải chịu thua.
-Bạn không thể thay đổi được quãng đời trong quá khứ, tuy nhiên bạn biết rằng nỗi lo sợ, các điều bạn mong ước, và hy vọng ảnh hưởng đến cách cư xử của bạn như thế nào.
-Bạn có thể thay đổi thái độ của chính mình. Hãy nhìn lại không khí trong gia đình, có vẻ bớt nặng nề hơn khi bạn cố gắng kềm chế cơn giận của mình và nghĩ rằng chẳng có việc gì mà 100% lỗi lầm là do ở chàng cả!
-Bạn không thể thay đổi cảm nghĩ của chàng, tuy nhiên bạn có khả năng để thông cảm với chàng. Trong khi bạn phát triển uy quyền tự kỷ tích cực nơi mình, bạn có thể vượt qua các cảm xúc tiêu cực của chàng, ngay cả cơn giận hờn của chàng nữa, và bạn có thể tìm cách khơi dậy uy quyền tự kỷ nơi chàng.
-Bạn cố gắng tìm hiểu thử có phải cả hai người đều đương đầu với cùng một sự xung đột không? Sau khi bạn đã suy nghĩ kỹ về sự bất đồng ý kiến, phần mình, hãy hỏi chàng thử chàng có muốn giải tỏa vấn đề không. Nếu chàng trả lời: "Vâng, anh muốn, nhưng em thì không". Thì đây là dấu hiệu chàng cảm thấy không trông mong gì vào sự hợp tác của bạn cả. Nếu chàng nói: "Đây không phải là vấn đề của anh", tức là chàng muốn báo cho bạn biết chàng sẽ không giảng hòa đâu. Dù thế nào đi nữa, chàng cũng đã "chớp đèn" cho bạn biết cảm nghĩ của chàng rồi.
E. SÁU LỜI KHUYÊN KHI CHÀNG KHÔNG ĐẤU KHẨU VỚI BẠN.
Nếu chồng bạn tỏ ra "án binh bất động, không muốn thay đổi gì cả thì:
1) Hễ khi nào bạn nổi giận trước vì bất đồng ý kiến, hãy cố kềm chế cơn nóng của mình và thực hành phương pháp lắng tai nghe một cách chăm chú và tích cực. Chàng sẽ nhận thấy rằng bạn không phản đối chàng nữa, rằng bạn cởi mở thông cảm với ý nghĩ của chàng, và bạn không lấy gậy đập chân chàng mỗi khi bạn tức giận nữa. Cuối cùng, có thể chàng cảm thấy an toàn để thôi không rút lui vào yên lặng tuyệt đối mỗi lần có cuộc tranh luận xảy ra giữa hai vợ chồng.
2) Đừng suy diễn từ thái độ bướng bĩnh không muốn nhờ vào sự can thiệp của cố vấn gia đình nơi chàng là dấu hiệu chàng không còn gắn bó với bạn nữa. Theo lời tâm lý gia Weiner Davis thì phương cách trị liệu cổ truyền dành cho phái nữ là: Các bà phân tích mối liên hệ tình cảm, nói lên cảm xúc của mình, trao đổi những ý nghĩ thầm kín với cố vấn gia đình, thì các bà cảm thấy tự nhiên như ở nhà mình. Còn các ông thì cảm thấy xa lạ như người ngoại cuộc khi đến phòng trị liệu tâm lý.
3) Hãy biết rằng đàn ông hay cố ý tránh né sự cãi cọ bởi vì họ không thể chịu đựng lâu dài không khí nặng nề, dằn vặt, hoặc tiếng bấc tiếng chì, phiền trách dai dẳng của các bà. Các cuộc nghiên cứu cho thấy phái nam có phản ứng về sinh lý mạnh hơn phái nữ trong các cuộc xung đột gây gổ. Tim họ đập nhanh hon, họ toát mồ hôi, họ co rút chân tay và vặn vẹo trên ghế ngồi. Chính vì vậy các ông thường có khuynh hướng lánh xa các cuộc đụng độ.
4) Đừng tưởng lầm bởi vì bạn là đàn bà nên bạn có thể nói dai, nói nhiều, nói to, nói gì cũng được. Không phải cặp vợ chồng nào phần phát ngôn cũng dành riêng cho đàn bà cả đâu! Bác sĩ Hendrix khuyên chúng ta nên thận trọng. Có một sự khác biệt giữa người đàn ông biết nhẫn nhục và tự quên mình, với người chồng được vợ kính trọng khi nổi cơn giận.
5) Hãy thực hành thái độ ôn tồn. Hãy tập thói quen nói ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề khi bàn cãi với chàng. Nếu chị thường than phiền về sự thiếu sáng kiến của chàng khi con cái rất mong đợi, và chàng tự nguyện sẽ nấu cơm chiều cho cả nhà ăn, thì chị nên khen: "Ồ như vậy thì thích quá!" thay vì nói "Gớm, bây giờ mới đến phiên anh đấy!".
6) Thay đổi đề tài mỗi lần bạn cãi lý. Weiner Davis kể lại chuyện một đôi vợ chồng thường bàn về tài chánh mỗi tối thứ sáu. Cuộc nói chuyện của họ thường biến thành trận đấu khẩu to tiếng, phá hỏng cả ngày nghỉ cuối tuần. Một ngày thứ sáu nọ, bà vợ quyết định không đả động đến chuyện tiền bạc nữa. Hai vợ chồng ngẫu nhiên được một cuối tuần êm thắm. Đến ngày Chúa Nhật, khi bà đem vấn đề ra thảo luận nơi chồng thì họ lại bàn về cách giải trí nào thích hợp và nhiều vui thú nhất.
F. MỘT VẤN ĐỀ ẤN DẤU: KHẢ NĂNG KINH TÀI
Sự chênh lệch về vấn đề kinh tế tài chánh giữa vợ chồng ít khi được bàn đến. Tuy nhiên, theo tâm lý gia Lerner thì chị không thể nói thẳng thắn và cãi vã một cách công bằng với chồng nếu chị lệ thuộc vào chồng về vấn đề tiền bạc, kinh tế, hoặc là chị nghĩ mình sẽ không đứng vững nếu không có sự bảo bọc che chở của chồng.
Một phụ nữ biết rằng mình không tự lo lấy thân được, thường than phiền về rất nhiều vấn đề, nhưng điều nay chẳng ích lợi gì trong việc buộc chặt chân đức lang quân lại và vẫn khiến bà có mặc cảm về chính mình - như thể lúc nào bà cũng ưa rầy rà gắt gỏng.
Tóm tắt lại, việc tạo cho mình niềm tự tin, rằng mình sẽ sống tự tin, rằng mình sẽ sống tự lập được, sẽ đứng vững trong xã hội bằng hai chân của chính mình, cũng quan trọng trọng nghệ thuật cãi nhau công bằng như các phương pháp đối thoại có hiệu lực vậy.
G. CẦN BAO LÂU ĐỂ HỌC CÁCH CÃI NHAU CÔNG BẰNG VÀ TÍCH CỰC ẤY.
Chúng ta cần thời gian khá lâu để học và thực hành các phương thức của nghệ thuật cãi vã công bằng. Trong thực tế, các phương thức này cũng rất khó khăn. Theo bác sĩ Weiner thì chúng ta đang bàn đến công việc của cả một đời người. Tuy nhiên hậu quả rất là kỳ diệu! Các người theo học chương trình PREP (Preventation and Relationship Enhancement Program) có tỷ lệ ly dị thấp hơn 50% các vợ chồng không tham dự, chưa kể đến các đôi phu phụ hòa thuận hạnh phúc.
Bà Trinh cho biết bà và ông xã đã áp dụng các điều hữu ích từ chương trình PREP sau vài tháng hoàn tất khóa học. Bà nói tiếp: "Việc này giống như ngành y khoa hoặc nghệ thuật, chị không bao giờ nắm trọn vấn đề mà phải tiếp tục thực hành và cải tiến mãi." Ông Châu tiếp lời vợ: "Bạn không phải giải quyết mọi việc cùng một lúc". Ông lặp lại, một trong các luật căn bản của PREP là vợ chồng đồng ý thảo luận chỉ về các cảm nghĩ của họ thôi, chứ không phải toàn bộ vấn đề. Nếu bạn không dàn xếp được điều xung đột nào thì hãy để lại lần sau bàn cãi tiếp. Hai người nói chuyện với nhau ôn tồn, không nên gây gổ lớn tiếng, và rồi mọi bất đồng sẽ được san bằng.
Với thời gian, ý chí muốn cải thiện cách cư xử và các lời khuyên hữu ích của chương trình PREP cùng với một động lực rất mạnh mẽ trong cuộc sống lứa đôi: Sự Bình Đẳng của Tình Bạn, chúc chị thành công trong việc giảm bớt không khí nặng nề khó thở, thù hằn ấm ức rất có hại cho sức khỏe của cả gia đình.