Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

XUÔI VỀ MIỀN CUỐI VIỆT

 

LÊ CẦN THƠ

 

Từ Cần Thơ xuôi theo quốc lộ 1 (tức quốc lộ 4 ngày xưa) về miền cuối Việt khoảng sáu mươi bốn cây số là chúng ta đã vào thị xã Sóc Trăng. Sóc Trăng trước năm 1975 là tỉnh Ba Xuyên. Khi miền Nam bị cưỡng chiếm, nhà nước cộng sản đã sáp nhập với tỉnh Phong Dinh để lập tỉnh Hậu Giang. Năm 1993 chúng lại chia tỉnh Hậu Giang làm hai là tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng. Ở Sóc Trăng có nhiều sắc dân sinh sống nhưng người Việt, người Hoa và người Miên (Khơ-Me) là đông nhất. Mọi sinh hoạt của dân chúng ở đây hài hòa, không có sự biểu lộ sự phân chia hay kỳ thị nhau.

 

GẶP GỠ SÓC TRĂNG

Gặp gỡ Sóc Trăng nói đúng hơn là gặp gỡ thân tình bằng hữu đang sống tại Sóc Trăng, để từ đó mới ghi nhận được đôi điều khá đặc biệt về miền đất nầy. Anh Quốc Bình muốn đưa tôi đến nhà cụ Vương Hồng Sển, nhưng chợt nhớ cụ vẫn còn ở Gia Định nên dự định khi lên Sài Gòn sẽ ghé thăm viếng cụ. Anh Quốc Bình đưa tôi gặp thầy Nguyễn T. Quang, là một nhà biên khảo đã xuất bản tại Sài Gòn trước năm 1975 trên hai mươi đầu sách, như Thế giới trong máu lửa (tức Thế giới hai cuộc chiến tranh) in trên Thần Chung và sau đó nhà Khai Trí Sài Gòn xuất bản; Tam quốc bình giảng (tức Thế chia ba thiên hạ) do Đông Sơn xuất bản, và nhiều đầu sách khác đã viết xong, đã cộng tác với nhiều báo xuất bản ở Hà Nội và Sài Gòn như Trung Bắc Chủ Nhật, Đại Việt tạp chí, Nam Kỳ tuần báo, Thanh Niên Đông Pháp, Dân Báo, Thần Chung, Đuốc Nhà Nam, Thời Đại, Liên Á, Phổ Thông v.v... qua các bút hiệu Nguyễn Tử Quang, Vô Ngã, Lão Nguyệt - tên thật Quan Phong, sinh năm 1918 tại làng Vĩnh Mỹ, huyện Giá Rai, tỉnh Minh Hải.

Một ngày chủ nhật lất phất mưa, chúng tôi đến nhà thầy Nguyễn Tử Quang ở thị xã Sóc Trăng. Biết thầy rất ngại cung cấp tin tức liên quan về mình, nhưng khi hiểu được lần viếng thăm sau cùng nầy của tôi, cuộc gặp gỡ trở nên thuận lợi, đã giúp tôi ghi nhận được mấy ý kiến “bỏ túi” sau đây được thu vào cuốn băng cassette 90 cả hai mặt:

PV: Trên hai mươi tác phẩm đã xuất bản, nhiều tác phẩm đã in báo nhưng chưa ra sách, thầy tâm đắc tác phẩm nào?

NTQ: Cuốn thứ nhất là Thế giới trong máu lửa; cuốn thứ hai là Tam quốc bình giảng.

PV: Tác phẩm thầy viết rất nhiều thể loại nhưng nhận thấy thầy đeo đuổi về khảo luận đông tây kim cổ rất công phu, vì sao?

NTQ: Cổ nhân, thứ nhất là phương đông, có nhiều bài học chính trị rất hay, dũng rất hay. Tôi cho đó là vết xe trước kia đổ hay không đổ, đi vững hay không vững đó là những cái kinh nghiệm cho thế hệ sau nầy. Mặc dù nói rằng mình đâu phải “chụp hình” hẳn như trước kia. Ở thời đại nầy khác rồi. Nhưng dù sao vẫn có ảnh hưởng, có cái cần thiết để cho mình noi theo, làm theo hay hướng theo. Qua kim cổ đông tây, nếu hiểu hết sẽ rút ra được bốn đều nầy: hối lộ, tham nhũng (đưa đến mất nước), xa hoa phung phí (của tiền trống rỗng), bày ra lăng tẩm xa hoa lộng lẫy, gái đẹp (làm cho đất nước nghèo), nghèo (dân nghèo sẽ loạn lạc)... là những bài học mà thời nào, nơi đâu cũng xảy ra!

PV: Trong nghề cầm viết, kỷ niệm nào vui nhất và buồn nhất đối với thầy?

NTQ: Hỏi vậy cũng hơi khó trả lời. Theo tôi buồn có mà vui cũng có chớ không lẽ không có. Nhưng chỉ thoáng qua nên tôi cho đó là việc tầm thường. Nói về buồn thì không buồn lắm đâu. Hoàn cảnh đất nước thì phải chấp nhận...

Chúng tôi nhìn sâu vào ánh mắt xuyên qua đôi kính trắng của thầy Nguyễn Tử Quang hơi nhíu lại. Mái tóc bạc trắng. Nụ cười vẫn tươi nở trên đôi môi. Gương mặt đầy cương nghị, yêu đời. Vầng trán cao, thông thái cho tôi thấy được ở thầy sự phán xét, tinh tường, nghiêm túc.Trước khi từ giã thầy, tôi hỏi mấy câu bên lề về Sóc Trăng, Thầy Nguyễn Tử Quang vỗ vai Quốc Bình bảo: “Đưa anh ấy vòng quanh đường phố Sóc Trăng, vô hồ nước ngọt, qua chỗ sông hằng năm tổ chức đua ghe ngo, rồi đi xem Chùa Dơi và chùa Đất Sét cho biết luôn thể. Còn muốn vào miền quê thì vô Chông Chát, vô Ngã Tư Cột Lồng Đèn...”!

Thầy đưa tay nắm lấy tay tôi bóp nhẹ thật ân cần. Tôi ngầm hiểu, có lẽ đây là lần sau cùng tôi được gặp thầy, bởi vì cổ nhân có nói “nhân sinh thất thập cổ lai hi” - và ngay thời điểm nầy (1991), thầy đã 72 tuổi rồi, còn gì!

 

CHÙA DƠI

Nếu chưa tận mắt trông thấy, tôi không thể hình dung được trong khuôn viên ngôi chùa Mã Tộc, những cây vú sữa, cây gòn và một số cây tạp khác nữa... là chốn nương thân của hàng mấy ngàn con dơi, đến nỗi người địa phương mỗi khi nói đến chùa nầy, đều cho rằng “Chùa Dơi” ! Đó là tên vừa dễ gọi, vừa gợi nhớ những chùm dơi quạ đen (còn gọi là dơi chó) đeo đong đưa khắp vườn cây thuộc khuôn viên chùa – tôi muốn nhấn mạnh đến những cây ăn trái xanh um như vú sữa, xoài, ổi, mấy cây dừa đơm trái oằn bông, những cây thốt nốt, chà là thẳng đứng khỏe mạnh trong khu vực của chùa: cũng có những cây như vậy bên ngoài vòng rào nhưng không có con dơi nào đậu cả, dù chỉ vài con đi lạc cũng chẳng có.

Dơi quạ đen không làm tổ như các loài chim mà treo mình bằng cách móc hai chân có móng nhọn vào cành, ngược đầu xuống đất. Con nọ bám gần con kia treo lủng lẳng, từ xa nhìn dơi bám cánh như những tổ chim dòng dọc màu đen nổi tiếp nhau. Ban ngày dơi ngủ, ban đêm chúng tỏa ra đi kiếm ăn. Thường thì chúng rời nơi trú ngụ khi trời sụp tối và trở về khoảng hơn bốn giờ sáng, đều đặn như thế. Người dân quanh vùng nầy có thể không cần đồng hồ, chỉ nghe tiếng dơi về là thức giấc sửa soạn bữa ăn sáng để ra đồng làm ruộng hay đi chợ mua bán.

Dơi đeo lủng lẳng từng chùm, nếu cần di chuyển ngắn, chúng dùng hai móc nhỏ dưới hai khuỷu cánh. Khi đi, dơi buông mình rơi xuống để lấy đà rồi vỗ cánh vụt lên cao, lượn một lúc rồi định hướng phải đi. Hằng đêm, khi trời vừa sụp tối, dơi kêu vang cả vùng như réo gọi nhau thức dậy, chuẩn bị cho hoạt động của chúng. Một con dơi lớn, có lẽ là con đầu đàn, sải cánh dài cả mét bay lên trước, bầy dơi lần lượt kéo theo, tiếng quạt cánh rào rào như tiếng cối xay. Chúng đảo quanh chỗ ở một hai vòng, vừa bay vừa kêu như nhắc nhở, như thúc giục những con dơi còn chậm trễ vì ngái ngủ. Sau đó, dơi đầu đàn quay hướng về chỗ có thức ăn.

Người dân Sóc Trăng cho biết, nguồn thức ăn chính mà đàn dơi chùa Mã Tộc nhắm tới là Vườn Nhãn ở Vĩnh Châu. Nếu là mùa nhãn, dù chủ vườn có dùng lưới nylon bao trùm cả cây nhãn, chúng cũng có thể đột nhập để ăn. Vườn nhãn Vĩnh Châu giống như “rừng” vì nhà nào cũng có vườn trồng toàn cây nhãn, nhiều giống nhiều loại, khi chúng ta bước vào vườn nhãn chỉ thấy choáng ngộp bởi những chùm trái lớn nhỏ treo lủng lẳng trên cành. Bạn vào vườn nhãn để mua, chắc chắn chủ nhân sẽ bán với giá cao hơn ngoài chợ, vì là nhãn do bạn tự chọn, thích chùm trái nào sẽ được bẻ ngay chùm đó. Nhưng bạn tha hồ ăn mà không phải trả tiền... vì chủ vườn đa số quý khách – chỉ nhắc bạn một điều, vào vườn nhãn bạn ăn nhiều quá, đêm về ngủ đến sáng chắc chắn bạn sẽ không thể nào mở mắt được vì... ăn nhãn nhiều quá nóng, mắt đổ ghèn! Đối với loài dơi thì không, bằng chứng là cả đàn dơi cứ hằng đêm kéo đến tàn phá rất nhiều vườn nhãn Vĩnh Châu! Hết mùa nhãn, chúng lại bay tìm ổi, vú sữa v.v... vì trái cây chính là lương thực của dơi. Đầu dơi giống đầu chó phóc, hai mắt màu đen hơi ánh vàng luôn long lanh nhanh nhẹn. Dơi có khả năng phát hiện những vườn trái chín ngọt cách chỗ chúng ở hằng chục cây số đường bay, hoặc một vài trái chín lẻ tẻ trong những khu vườn gần xa. Không riêng các loại trái chín mềm, có mùi thơm như nhãn, xoài, ổi... mà những trái xanh cứng như dừa cũng là “mục tiêu” cho chúng “tấn công”. Một phát hiện lạ lùng ở loài dơi, chúng sống thành từng đàn như một bộ tộc, khắng khít, kề cận nhau, bảo vệ nhau để tìm cái ăn trong cuộc sống, mà ... cái ăn của chúng cũng có sự ý thức cao độ: không bao giờ ăn và phá phách cây trái ngay chính chỗ mình nương náu! Đặc biệt đàn dơi hàng chục ngàn con tại chùa Mã Tộc Sóc Trăng, lại ý thức cả đến địa phận ở của mình: chỉ trú ngụ trong khuôn viên của chùa mà không đáp đậu bất cứ nhánh cây nào bên ngoài vòng rào của chùa; và chúng cũng chẳng ăn bất cứ một trái cây nào, dù chúng chín rụng đầy sân chùa, phải chăng loài dơi cũng biết câu “ăn cây nào rào cây nấy”?. Đến ở, sinh con đẻ cháu sống truyền đời như vậy đến gần hai trăm năm kể từ khi ngôi chùa Mã Tộc của người Miên (Khơ Me) Sóc Trăng lập nên, rõ ràng là huyền thoại thực tế. Đã là huyền thoại thì làm sao lại thực tế ? Vì, làm sao ta lý giải được sự thật, vì sao đàn dơi chùa Mã Tộc có những đặc tính độc đáo như thế? Bởi vậy, đến viếng chùa Mã Tộc, bạn chớ nên mang súng săn, hoặc nạng giàn thun hay một loại bẫy nào có ý định bắt dơi; vì các sư sải ở đây không bao giờ hài lòng với việc giết hại những con dơi khôn ngoan, đã nhiều năm gắn bó với nhà chùa. Cho nên, nếu bạn có về ngang Sóc Trăng, nhớ ghé thăm chùa Dơi một lần cho biết các huyền thoại và thực tế về loại dơi sống tại nơi nầy.

Chùa Dơi không thấy sổ sách nào ghi chép có từ bao giờ, người Khơ Me tính tuổi của chùa dựa vào sự tiếp nối tuổi đời của các vị Đại Đức trụ trì chùa và tuổi bia đá chôn ở 9 hướng dưới nền chánh điện ngôi nhà Phật người ta gọi là “rưsâyma”. Theo ông Lâm Anh, một già làng khi kể chuyện đã 89 tuổi, người am hiểu về chùa nầy nói lại: “Các cụ lớp trước cho biết, chùa Dơi được xây cách đây trên 4 thế kỷ - trải qua 14 đời Đại Đức, mỗi Đại Đức trung bình là 30 năm. Vậy đàn dơi nầy, cha ông của chúng cũng có mặt từ thuở ấy đến nay”.

Đó là ngôi chùa mang tên Mã Tộc của người Miên, nằm trên đường từ Sóc Trăng đi thị trấn huyện Mỹ Xuyên và hướng về Vĩnh Châu, đến chợ Mùa Xuân thuộc phường 3, rẽ vào con đường đất rộng hơn bốn mét, giữa hai hàng tre ven đường chen lẫn những cây ăn trái sum sê. Khoảng một cây số, dù sáng hay trưa chiều bạn đều nghe vang từ các chòm cây tiếng kêu “chít, chít” lạ tai, giống như tiếng kêu của loài chuột sạ trong nhà mà ông bà ta ngày xưa thường nói sẽ có khách đến viếng thăm. Ban ngày bạn muốn nhìn thấy đàn dơi bay tỏa ra khi chúng lên đường đi tìm thức ăn, bạn hãy xin sư trụ trì của chùa giúp cho, nhưng chỉ duy nhất một lần và bạn hãy tôn trọng giao ước để đàn dơi mãi mãi là khách trọ quen thân với ngôi chùa nổi tiếng nầy.

Chi thêm: (Bổ sung năm 1998)

Theo tiết lộ của tác giả Hồng Phương thì Đại Đức Kim Ren cho biết, hiện nay khách du lịch đến tham quan đông nhất là 6 tháng mùa khô, ước tính mỗi ngày trung bình từ 20 đến 25 chiếc xe du lịch, loại xe 50 chỗ ngồi có từ 10 đến 15 chiếc. Du khách đông nhất vào dịp Tết Nguyên Đán của người Việt, ngày hội Chôlchnămthmây của bà con Khơ Me và trong ba tháng 3, 4, 5 âm lịch hằng năm trên đường đi viếng Miếu Bà Chúa Xứ Châu Đốc. Cuối bài, tác giả viết: “Nhưng vài năm gần đây, từ khi Công ty Du lịch tỉnh (Sóc Trăng) đưa dịch vụ du lịch vào đây, xây bãi xe, cất nhà hàng đối diện ngay cổng chùa, làm cảnh quan thay đổi, nhất là tiếng động của động cơ xe, những quán hàng giải khát dựng hai bên cổng trên thềm đất chùa, khách khứa ồn ào, làm cho dơi bỏ đi, có nhóm lúc về đậu ở cây sau chùa, có nhóm bay luôn không trở về... Các nhà sư và tín đồ bổn Sóc đã nhiều lần lên tiếng. Rất mong các nhà chức trách địa phương, cơ quan quản lý văn hóa quan tâm, củng cố lập lại trật tự và vẻ đẹp vốn có của di tích chùa Dơi”.

Lời kêu gọi của Hồng Phương chỉ là “nước đổ đầu vịt”, vì những kẻ cầm quyền vốn tham quyền cố vị, chỉ thấy quyền lợi trước mắt mà không nghĩ đến những công trình, những giá trị văn hóa sáng đẹp, độc đáo của quê hương cần trang trọng giữ gìn, thì làm sao chúng có thể buông tha tại di tích Chùa Dơi – một nơi mà chúng có thể khai thác thu lợi? Chúng ta không kêu gọi, mà buộc chúng phải trả lại cảnh quan thiên nhiên cho ngôi chùa Mã Tộc, trả lại thế giới hồn nhiên cho đàn dơi đã có thời gian trú ngụ nơi đây gấp mấy mươi lần khoảng thời gian mà đảng cầm quyền cộng sản cưỡng chiếm miền Nam. Có như vậy mới hợp đạo lý.

 

CHÙA ĐẤT SÉT

Nghe qua tên chùa, hẳn bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên, vì mọi công trình lao động sáng tạo cả một đời người để lập thành ngôi chùa có một không hai ở quê hương Sóc Trăng: Chùa Đất Sét là một sự thật.

Chùa mang tên Bửu Sơn, nằm trên đường từ thị xã Sóc Trăng đi Đại Ngãi, cách trung tâm thị xã chừng một cây số, phía tay phải. Chùa đã có từ lâu đời, nhưng đến năm 1906 được trùng tu và đến năm 1988 được sơn sửa lại. Sở dĩ bà con ở đây quen gọi là Chùa Đất Sét, vì tất cả các công trình điêu khắc, trang trí bên trong do bàn tay của một nghệ nhân tạo nên toàn bằng đất sét pha trộn bột nhang và ô đước – một loại chất lòng sền sệt tạo nên sự kết dính – do đó công trình điêu khắc và các tượng không bị nứt nẻ qua thời gian.

Tôi có dịp đến Chùa Đất Sét hai lần, gặp anh Ngô Minh Hiệp, là cháu của bác Ngô Kim Tòng (1908-1970) còn gọi là cậu Năm, cho biết, lúc bác Tòng thay cha gìn giữ, chăm sóc ngôi chùa từ những năm 1930, đã miệt mài sáng tạo công trình thật hiếm có, vừa làm vừa học cách đắp các loại tượng. Bác Tòng đã dành hết tâm trí suốt ba mươi năm ròng rã, không ngừng vun bồi óc sáng tạo và tự tay đắp toàn bộ những công trình đáng quý. Những lúc rảnh rỗi, bác Tòng đi đó đây tham quan, tìm hiểu và bổ sung thêm kinh nghiệm cho công việc của mình.

Do tính hiếu kỳ, lần thứ hai trở lại chùa, tôi có chụp một số ảnh nhưng rất tiếc khi rời khỏi Việt Nam tôi không mang theo kiểu nào, và đã có dịp quan sát tường tận hơn. Từ con đường chính đi vào bằng cửa hông, ta thấy một tượng voi trắng cao gần hai mét, vòi đưa lên cao như đón chào mời khách. Cửa hông đối diện  là một con long mã được sáng tạo bởi óc tưởng tượng phong phú, diệu kỳ: đó là chiếc đầu rồng ngẩng cao trên thân ngựa lực lưỡng cao hơn hai mét. Bờm và đuôi ngựa được thay bằng vãy rồng và đuôi rồng. Tượng được tô vẽ công phu với màu sắc sặc sỡ. Chếch về phía trong chừng hai mét, sát vách điện thờ: hai bên là Thanh Sư – Bạch Hổ chồm về trước, to như thú thật, đang canh giữ hai hòn núi vàng, núi bạc tượng trưng cho tài nguyên đất nước. Bên cạnh là đôi Kim Lân đang ngẩng cao trước bệ thờ giữa điện, miệng ngậm trái châu và một chân ghếch lên quả cầu, hùng dũng và uy nghi.

Nội vi chùa không rộng lắm nhưng sức chứa thật lớn lao. Hơn hai trăm bức tượng Phật, Bồ Tát lớn nhỏ; gần năm mươi muông thú các loại được chăm chút, sơn phết tỉ mỉ và được bày trí một cách khéo léo, công phu. Chỉ riêng Tòa Tam Bảo, phía trái từ ngoài nhìn vào, hình bát giác cao hơn hai mét rưỡi, đường kính một mét rưỡi, có đến một ngàn tượng Phật ngự trên một ngàn tai sen; xung quanh được đắp những con rồng, lân, qui, phụng hết sức sắc sảo, cho ta thấy rõ sự tinh vi, cần mẫn của người sáng tạo. Cạnh đó là Tháp Bửu Đa mười ba tầng, cao gần bốn mét trông thật uy nghiêm. Giữa điện thờ, phía trên cao, treo một Long Hoa Đăng (đèn rồng) mang hình sáu con rồng uốn lượn trên tòa sen tỏa cánh xuống điện thờ, thoạt trông ta cảm nhận được nét sáng tạo đầy tình tiết cổ học phương Đông. Vách điện thờ về hướng Bắc là dãy tượng gợi lại sự tích Phật Thích Ca giáng sinh. Phía vách Nam là dãy tượng mô phỏng tích Phật Thích Ca đắc đạo. Tất cả được rút ra dựa từ kinh sách Nhà Phật.

Trước ba bệ thờ có ba bộ đảnh cao hơn đầu người. Ba đôi đèn cầy lớn trong đó có hai đôi được đắp bằng hai trăm ký sáp có khảm hình rồng uốn lượn từ dưới lên trên thân đèn. Cặp đèn còn lại mỗi cây một trăm ký sáp. Đã hơn hai mươi mấy năm qua, cặp đèn nầy được đốt trong những dịp cúng vía đến nay vẫn còn lại hơn một phần ba. Bảy bộ lư hương lúc nào cũng nghi ngút khói, chứng tỏ khách thập phương thường tới lui thắp hương vãn cảnh chùa. Ngoài những tượng và công trình điêu khắc, còn những bức hoành phi treo khắp điện thờ cũng do chính bác Ngô Kim Tòng tự vẽ lấy, nay được sơn phết lại trông như mới.

Mái chùa được chống đỡ bằng hai mươi bốn cây cột, mà mỗi cây cột cũng là một công trình đáng kể: xung quanh mỗi cây cột được đắp bằng đất sét, mang hình rồng nổi cùng những nét hoa văn suốt từ chân cột lên đến mái điện thờ, mặc dù trải ngót trên năm mươi năm mà vẫn vững.

Anh Ngô Minh Hiệp là người thừa kế, thay thế giữ gìn, chăm sóc ngôi chùa, tránh bị hư hao, vì hiện tại anh không có chút kinh nghiệm nào để sử dụng chất liệu làm nên tượng mới. Có nhiều đoàn và khách gần xa đến vãng cảnh chùa ngày càng đông, ghi lại sổ lưu niệm để lại chùa những ý nghĩ và lời ngợi khen khích lệ. Được biết, cuối năm 1990, đoàn khách của nhà bảo tàng thành phố Sài Gòn có dịp đến tham quan và nghiên cứu, đã đánh giá cao tài nghệ của bác Ngô Kim Tòng cùng sự lao động sáng tạo độc đáo nầy. Bởi vì, trên năm mươi năm, tất cả những vật kể trên đều làm bằng chất liệu đất sét và bột nhang trộn ô dước, đắp lên từng khung lưới làm sẵn, giữ cho khỏi nứt... vẫn còn nguyên trạng theo thời gian, đúng là sáng tạo và nghệ thuật điêu khắc, chạm trổ trên chất liệu kết dính thật tinh vi. Nếu không phải do lòng say mê hiếm có và khả năng lao động sáng tạo thật sự thì khó thể làm nên các hiện vật đặt trong chùa như ngày nay mọi người đến xem.

Thật đáng trân trọng với bao nhiêu công sức của người tạo dựng; gia đình bác Ngô Kim Tòng tiếp tục chắt chiu, gìn giữ bảo quản tất cả công trình do bác sáng tạo, gầy dựng. Nếu có dịp về thị xã Sóc Trăng, ngoài dịp ghé các chùa nổi tiếng như chùa KheLeang, chùa Dơi (chùa Mã Tộc), khách phương xa nên đến thăm chùa Bửu Sơn - chùa Đất Sét - để biết thêm công trình nghệ thuật hiếm hoi của một đời người, đã miệt mài lao động sáng tạo nghệ thuật không cầu sanh lợi (...)