Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

XUÔI SÔNG VÀM CỎ

 

VIỆT HẢI

 

 

Tôi ra đời tại quận Gò Dầu Hạ, nằm trong lãnh thổ Tây Ninh, hướng Tây Bắc của Sài Gòn khoảng 77 cây số. Từ Gò Dầu đi thêm 22 cây số nữa mới tới Tây Ninh. Tây Ninh là quê nội của tôi và Vũng Tàu là quê ngoại tôi. Do đó ba tôi đặt cho anh em tôi luật công bằng là mỗi mùa hè đến, khi bãi trường anh em tôi chia ra làm hai tốp, nếu tốp một về Tây Ninh, thì tốp kia về ra Vũng Tàu. Với ký ức còn sót lại trong tâm trí tôi thì nếu Vũng Tàu cho tôi những kỷ niệm vui đùa với sóng biển tại Bãi Sau (bãi Thùy Vân) hay Bãi Trước (bãi Thùy Dương) thì Tây Ninh cho tôi cái kỷ niệm chạy tung tăng tắm mưa rào ngoài đồng ruộng, và Tây Ninh còn cho tôi những kỷ niệm chèo ghe cũng như tắm sông Vàm Cỏ Đông. Bài viết này sẽ cô đọng nhiều về vùng đất Gò Dầu Hạ và con sông đầy thơ mộng Vàm Cỏ Đông.

Về mặt địa lý thì sông Vàm Cỏ Đông chảy từ biên giới Cao Miên tại xã Hòa Hội, Tân Biên rồi qua các địa danh Châu Thành, Bến Cầu, Hòa Thành, Gò Dầu, Trảng Bàng, sông dài hơn 150 km. Tại Tây Ninh, Vàm Cỏ Đông chảy từ  phía tây bắc hướng Bến Cầu có cảng Bến Kéo qua Gò Dầu Hạ, rồi xuôi hướng đông nam chảy qua thị trấn Bến Lức của tỉnh Long An. Sông Vàm Cỏ Đông và  Sông Vàm Cỏ Tây hợp lưu vào cửa Soài Rạp đổ ra biển. Vì có  nhiều nhánh sông nhỏ của Vàm Cỏ Đông nên nó rất thuận tiện cho việc lưu thông bằng đường thủy để vận chuyển hàng hóa từ các nơi về Tây Ninh hay ngược lại từ Tây Ninh đến những nơi khác, điển hình là tại cảng Bến Kéo rất tấp nập. Tôi thích đoạn sông Vàm Cỏ Đông từ hướng Tây Ninh băng ngang từ thị xã Long Thành  ra Giang Tân tới Bến Kéo, rồi đến xã Cẩm Giang, xuôi Trà Võ hướng về quận Gò Dầu là khúc sông thật thơ mộng khi ta bồng bềnh trên sóng nước thiên nhiên. Năm 1973 tôi theo ba tôi đi tàu cua hải quân lướt trên sóng nước tình quê; Ôi Vàm Cỏ Đông quá đẹp trong ký ức với những đám lục bình xanh hoa tím trôi lững lờ.

Trong bài viết cũ "Cá: Tâm Tình và Kỷ Niệm", tôi ghi nhận kỷ niệm về Rạch Sơn, một nhánh song nhỏ của Vàm Cỏ Đông như sau:

"Mùa hè năm 69, tôi về Gò Dầu và được người anh bà con, anh Tài, chở vào Rạch Sơn câu cá. Rạch Sơn cách Gò Dầu khoảng một cây số nằm trên quốc lộ 22 đường lên Tây Ninh. Tại Rạch Sơn co cầu Rạch Nho mà bề rộng con rạch thiên nhiên này chừng 20 thước được nước sông cái là Vàm Cỏ Đông đưa vào. Chúng tôi đi câu dọc theo con rạch này, nơi đây có nhiều thứ cá đồng từ cá lóc, cá bông lau, cá trê, cá sac hay cá rô đồng. Nhà người bạn thân của anh Tài, anh Sơn, ở gần sát con rạch này và nhà lại có hàng dừa nặng trĩu quằn cây, hàng dừa xanh mơ rất sai trái cạnh bờ rạch, tôi nhìn những cành dừa xiêm nghiêng lá rũ che bong ngã xuống mặt nước là nơi mà cá thường trú ẩn. Nhà anh Sơn vách ngói cũ kỷ, các cạnh hông nhà lợp bằng gỗ khá bạc màu. Xung quanh nhà còn có rất nhiều cây ăn trái như cốc, xoài, ổi, sa pô chê, vú sữa, mãng cầu, bưởi, tầm ruột,... Chúng tôi ra bờ rạch gần nhà anh thả mồi câu cá. Nước con rạch thật trong vắt cho ta thấy cá đùa giỡn qua lại, gió thổi dâng nước mát lên, tôi thấy hồn thật thú vị, nhẹ nhõm, khác xa với cái ồn ào, náo nhiệt của những con phố đông đúc Sài Gòn. Rồi không gian vang tiếng ve kêu khi hè về, tiếng chim muông hót, tiếng ểng ương kêu tạo thành bài hợp ca của vùng đồng quê thật sự."

 

Kỷ niệm quê hương bao giờ cũng đậm đà, nó cứ mãi ngự trị trong tâm trí, để khi ra xứ ngoài vẻ đẹp của dòng sông Missisippi cũng làm tôi rung động khi liên tưởng đến sông Vàm Cỏ Đông tại Tây Ninh, tôi đã viết trong bài đã trích dẫn trên:

"Rồi tôi đến thăm tiểu bang Minnesota vào một mùa hè khác và được anh bạn cũ quen trong trại tị nạn Guam, anh Hoàng, đưa đi câu cá mèo tại đồng quê của tiểu bang này. Trước đây anh Hoàng trong đơn vị tuần thám giang đoàn của hải quân đóng ơ vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, anh rất am hiểu, rành rẽ về việc câu cá và sông ngòi. Nó như một nỗi đam mê của anh. Anh dẫn tôi đi câu cá tại vùng Hidden Falls, cạnh bờ sông Mississippi. Sông Mississippi dài 4,000 miles chảy qua nhiều tiểu bang Hoa Kỳ, từ Wisconsin ở miền bắc xuôi xuống miền nam là Lousiana và đổ ra vịnh Mễ Tây Cơ. Lấy freeway 94 từ Minneapolis đi về hướng nam chúng tôi ghé vào một biển hồ bao la, tôi thấy người ta khe nệ xách những chú cá mèo vừa câu lên, làm lòng tôi càng phấn khởi hơn. Cá có râu whiskers tại đây được liệt kê gồm có mấy loại khác nhau như khi tôi đọc trên bảng chỉ dẫn phân loại, loại đầu bò, bullhead, cá có đầu rất to và cứng, loại này có 3 giống, 3 màu khác nhau là: nâu, đen và vàng. Loại cá mèo thường gặp trong chợ là cá mèo kênh, hay channel catfish, thuộc loại phổ thông, tức loại ictalurus punctatus. Loại này màu xám lợt co khá nhiều trong sông Mississippi này. Cá đẻ khá nhiều vào mùa hè khi thời tiết ấm áp thích hợp cho sự thụ tinh và sinh sản. Khác với cá nuôi, ngoài thiên nhiên cá cái có thể sản xuất 20 ngàn trứng. Cá mèo đầu dẹp, flathead catfish là loại cũng được ghi nhận ở đây. Chúng tôi dùng lưỡi câu số 8 hoặc 10 khi câu cá mèo. Ném cần khi ngồi ven sông, tôi ngó đám lục bình xanh hoa tím trôi lững lờ trên dòng Mississippi, tôi thấy sao cảnh thiên nhiên đồng quê êm đềm, dễ chịu như quê tôi, như khi tôi đứng tựa chân cầu Gò Dầu Hạ, chiếc cầu đúc màu trắng, có 5 nhịp được xây từ thời Pháp thuộc, cầu bắc ngang sông Vàm Cỏ Đông, ngày xưa Vàm Cỏ Đông cũng có những đám lục bình và hàng cây bần mọc ven sông. Ngày nay Mississippi cũng có lục bình y chang như trên quê hương Việt Nam. Tuy vậy điều thắc mắc là tôi không thấy cây bần, có thể ở Mỹ không có (?). Cũng tại bờ sông Mississippi này ngày xưa nhà văn hào Mark Twain thường đem con sông quyến rũ, thơ mộng và đầy lợi ích này vào văn chương của ông như tác phẩm "Dòng đời trên sông Mississippi" (Life on the Mississippi), mà trong đó ông đưa những tình tự thiên nhiên và đồng quê trong những mảnh đời ven dòng sông Mississippi. Thực vậy, chính dòng sông này đã nuôi sống không biết bao nhiêu người dân Hoa Kỳ."

Một kỷ niệm khó quên khi tôi 14 tuổi, nhân dịp về Gò Dầu nghỉ hè, mấy ông anh họ của tôi rủ rê tôi chèo ghe và tắm sông Vàm Cỏ. Thú thật, lòng tôi muốn lắm vì tuổi trẻ vốn tinh nghịch, thích mạo hiểm, phiêu lưu, tôi lén trốn bà Nội tôi đi chơi chèo ghe tắm sông. Nội tôi kể có mấy cậu học trò tắm sông bị chết đuối, rồi chuyện khác có mấy thanh niên đi chơi chèo ghe, ghe lật úp có kẻ chết chìm. Tối đêm trước đó tôi trằn trọc không ngủ được vì lo sợ, tôi biết con sông Vàm Cỏ Đông rộng lớn lắm. Nếu tôi bị hà bá kéo chưn đi luôn thì chắc các dì dượng hay cô dượng họ tôi sẽ mệt với Nội tôi. Bà sẽ kéo tới nhà họ để đòi bắt đền "thằng Hải khác" hay “Hải number two” mà thôi.

Một sáng thứ Bảy tôi xin phép Nội tôi theo anh Cường, con của một người bà con đi hái trái cây trong vườn, thế là 8 giờ sáng tôi rời khỏi nhà. Chúng tôi đi về hướng mé sông đến nhà anh Lập (một người anh họ khác của tôi), Lập nói đi ba người xui lắm phải kiếm thêm một tay nữa. Thế là Cường chạy đi một lát lôi về anh Chỉnh, lại một người anh họ của tôi nữa. Chính vì ba anh này ở lứa tuổi cùng thế hệ "ham vui" như tôi, nên đi chơi chung rất hợp và chúng tôi gọi nhau bằng ten mà thôi.

Chỉnh mang theo 2 món tôm càng kho tàu và thịt xào xả ớt với mắm ruốc, Lập mang theo cơm nguội, nước uống, Cường mang theo xoài, khế và điều. Tôi nhớ nhà Cường có nhiều cây ăn trái, nhất là khế rất ngọt, xoài thanh ca, điều có loại trái vàng, loại màu đỏ, Tây Ninh là tỉnh sản xuất rất nhiều hạt điều trong sản lượng toàn quốc. Sân trước nhà Cường có mấy cây tầm ruột mà trái to bằng ngón tay cái. Đi tắm sông thì lội sông se đói bụng, mà ở miệt đồng vắng vẻ như chùa Bà Đanh đem theo thức ăn là đúng lắm. Nhà Chỉnh là quán cơm nổi tiếng nên anh "chôm chỉa" hai món khá ngon. Lập ra bờ sông xem xét chiếc ghe nhỏ cột vào gốc cây bàng thật to, chính ra nó là chiếc xuồng ba lá, nhưng chúng tôi thích gọi là ghe hơn vì quen miệng. Lối ra ghe có một cầu tre nhô ra ngoài để dễ dàng bước vào ghe. Lòng thấp thỏm, khi nhìn sông nước, quanh cảnh bờ sông đẹp quá, lạ với mắt tôi. Ở Sài Gòn tôi chỉ tắm hồ, như hồ Nguyễn Bỉnh Khiêm gần Sở thú mà thôi. Gió thổi mát, ánh nắng mặt trời từ hướng đông đã lên cao, chúng tôi đưa ghe ra sông, Lập chỉ huy ngồi ở đầu ghe, Cường chèo trên bên trái, Chỉnh chèo sau bên phải, và tôi lính mới đi ghe nên an tọa ở cuối ghe. Hai mái chèo nhịp nhàng đưa ghe ra xa và rồi xa hơn. Lập cho biết đích điểm đến sẽ là Gò Chùa, một địa danh quen thuộc của người địa phương. Nơi đó có ngôi chùa cổ ở trên gò cao. Tôi ngó xuống mặt sông, nước trong xanh, nghĩa là ở giữa lòng Vàm Cỏ rất sâu, vài con cá nhỏ bơi lội tung tăng. Trên không có những đàn cò trắng gọi đàn xoải cánh bay cao. Hai bên bờ lác đác co những ngôi nhà mộc mạc nằm cách xa nhau, mà những hàng dừa hay hàng cau tạo cho phong cảnh đẹp mắt như những bức tranh đồng quê ven sông mà tôi đã xem trong sách. Đó là quê hương non sông gấm vóc có cảnh trời mây nước thật đáng yêu. Là người về từ đô thị, tôi rất trân quí thắng cảnh lạ mắt này, với những ông anh của tôi trên này có lẽ quá tầm thường vì quá quen thuộc, họ kể tôi nghe từng địa phận, từng khúc sông mà ghe đi qua.

Thỉnh thoảng mỏi tay, các tay chèo yêu cầu tôi tiếp tay thay thế họ, tôi nhớ lần đổi tay thứ nhì cho anh Chỉnh vì mệt đêm qua thiếu ngủ và choáng váng khi đứng lên nhanh quá, khiến tôi bước vấp cán chèo và rơi tỏm xuống nước, tôi cố trồi lên mặt nước, trong phút mất bình tĩnh nhưng phản xạ tự nhiên, tôi lội sãi giữa dòng sông Vàm Cỏ, huhu uống những ngụm nước sông nơi này trong hoảng hốt, các anh lăng xăng tiếp cứu 2 anh giữ tay chèo cố xoay ghe lại 180 độ vì tôi bị nước cuốn trôi xuôi dòng tức ngược hướng Gò Chùa, Lập nhảy xuống bơi về hướng tôi, anh kêu tôi bám cổ để anh đưa về lại ghe. Khi bám được Lập tôi mừng lắm vì có lẽ con ma gia trong giấc ngủ đêm qua hãy còn rình rập ám ảnh chưn tôi. Lập kéo tôi bám thành ghe bên phía phải của Chỉnh, Chỉnh ốm nhom đang kéo tôi lên, Cường đô con hơn buông mái chèo đến tiếp tay. Hậu quả ghe bị mất thăng bằng chòng chành nên lật úp, cả ba đã văng xuống nước. Bốn đứa đều la ơi ới, cằn nhằn có, chửi trách nhau có thiệt là thê lương huhu... cũng vì tôi. Lập bình tỉnh hơn, lội theo hướng ghe, rồi Cường đến tiếp tay lật ghe lại. Tôi thấy mình thả nổi nắm vai Chỉnh, khi Lập và Cường chèo đến vớt lên. Đến gần Gò Chùa tôi cảm nhận sự linh thiêng của một bề trên nào đó dang tay cứu nguy kịp thời. Dù sao nước sông Vàm Cỏ Đông có vị ngọt trong tôi, thật đáng nhớ vậy.

Không bao xa nữa đến nơi rồi chúng tôi cho ghe vào ven sông và cột ghe vào một nhánh cây để ăn trưa. May mắn là khi ghe lật chúng tôi chỉ mất bình nước uống, giỏ thức ăn được cột vào phía trước với Lập. Vui thay cành cây chìa về hướng tôi là cây bần, tôi cắn thử trái bần, bần có vị chát. Trong lúc bụng đói cào, chúng tôi ăn cơm vùng quê có tôm kho, có mắm ruốc, khi quệt xoài sống, khế, điều và bần vào mắm ruốc thịt xả ớt cay phải nói là thú vị đáng nhớ lắm. Những thú vui này tôi không có ở Sài Gòn. Chỉnh xoay sang nói với tôi:

- May là cứu được ông hồi nãy, chứ không thôi bà Tư không để yên đâu.

Bà Tư tức Nội của tôi, tôi biết những gì anh nói, vì Nội tôi không bao giờ cho phép tôi liều lĩnh tắm sông. Thật vậy khi ngụp lặn trong nước tôi cảm nhận ra cái điều có thể xảy ra là con ma gia cũng ở gần mình lắm. Sau khi ăn xong chúng tôi lên bờ viếng Chùa, tôi ghé Chùa cam ơn Phật đã cứu khổ, cứu nguy và cho tôi chuyến về bình yên. Và rồi chuyến về đã an toàn và diễn ra nhanh hơn vì từ Gò Chùa về Gò Dầu thì nước xuôi theo dòng. Kỷ niệm đầu của tôi tắm sông Vàm Cỏ Đông. Các anh Lập, Cường và Chỉnh thường tắm sông thực sự, còn tôi đúng hơn bị té sông rồi bơi luôn, nhưng đi từ hồ tắm Nguyễn Bỉnh Khiêm của Sài Gòn ra giữa dòng sông Vàm Cỏ Đông bao la nếu tôi có thử chỉ vì liều lĩnh mà thôi.

Ghi nhận lại những dòng này tôi muốn viết đôi nét về dòng sông Vàm Cỏ Đông của quê hương, sông chảy qua những địa danh có Tây Ninh và Gò Dầu Hạ mà tôi yêu quí. Vàm Cỏ Đông như nhiều con sông khác như Rio Grande, Mississippi hay Đồng Nai, Cửu Long, hay Hồng Hà,... Tất cả giúp cho vô số người mưu sinh, bằng cách này hay cách khác, về kỷ niệm hay những áng văn chương thì sông nước là nguồn cảm tác cho nhiều nhà văn, đơn cử như Mark Twain, Quỳnh Dao, Khái Hưng, Bình Nguyên Lộc hay Sơn Nam. Với tôi khi viết về Vàm Cỏ Đông không những là một thắng cảnh đẹp mà nó còn là kỷ niệm quê hương của tuổi trẻ thích phiêu lưu.

 

* Bài viết xin ghi nhớ hai anh Chỉnh và Cường, nay đã quá vãng. Cám ơn anh Tống Quốc Tài  nhắc tôi những số liệu địa dư.

 

Việt Hải