Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

VŨNG TÀU, QUÊ HƯƠNG TÔI

 

NGƯỜI LONG HỒ

 

 

Hiện tại thị xã Vũng Tàu nằm về phía Tây Nam tỉnh lỵ Phước Tuy và cách Sài Gòn khoảng 125 cây số. Đường vào thị xã Vũng Tàu chỉ có một con đường duy nhất là quốc lộ 15 đi từ tỉnh Phước Tuy, qua rạch Cây Khế rồi dẫn vào trung tâm thị xã. Liên tỉnh lộ 51 từ thành phố Biên Hòa đi Phú Mỹ, Suối Tiên, qua thị xã Bà Rịa, rồi đến thành phố Vũng Tàu. Liên tỉnh lộ 56 từ thị xã Long Khánh đi Bà Rịa. Liên tỉnh lộ 55 từ thị xã Bà Rịa đi Long Điền (thuộc quận Long Đất), đến Phước Bửu rồi sau đó đi Bình Thuận. Từ Ngãi Giao có tỉnh lộ 328 đi Phước Bửu (thuộc Xuyên Mộc). Tuy nằm sát biển với mặt đất khá cao, lại không có sông lớn, thảo mộc vùng Bà Rịa vẫn xanh tươi vì vùng này có nhiều hồ khá rộng như hồ Kim Long, hồ Đá Đen, hồ Đá Bàn, hồ Châu Pha, hồ Sông Xoài, Lồ Ô, Suối Giàu, vân vân. Và Bà Rịa cũng có nhiều sông nhỏ như sông Ray, sông Bà Đáp, sông Đông... và trên 200 con suối nhỏ, đặc biệt suối nước nóng Bình Châu lúc nào cũng có độ nóng 80 độ C, là một tài nguyên nước suối thiên nhiên vô tận của Bà Rịa. Vùng Bà Rịa Vũng Tàu hầu như không có mùa đông nên các bãi tắm của Vũng Tàu lúc nào cũng đầy người như vùng Bãi Sau (bãi Thùy Vân), Bãi Trước (bãi Tầm Dương) Bãi Dâu (bãi Phương Thảo), Bãi Dứa (bãi Hương Phong) ... Bãi Sau còn có tên là Bãi Thùy Vân, nằm về phía Đông Nam thành phố Vũng Tàu, dài trên 8 cây số từ chân Núi Nhỏ đến Cửa Lấp. Đây là một trong những bãi tấm đẹp có hạng của Việt Nam. Bãi trước còn có tên là Bãi Tầm Dương, nằm ngay trong trung tâm thị xã Vũng Tàu, không đẹp như Bãi Sau nhưng cũng có rất nhiều người đến vãng cảnh và tắm biển. Về phía cực Nam của thị xã Vũng Tàu là Bãi Nghinh Phong, còn gọi là Bãi Ô Quắn, nằm gần Bãi Dứa. Đây là một bãi tắm hẹp, nhưng sạch sẽ. Bên chân núi Nhỏ, về khoảng giữa Bãi Trước và Bãi Sau là Bãi Dứa. Sở dĩ có tên Bãi Dứa vì trước đây có rất nhiều cây dứa gai mọc xen bên bờ đá. Đây là một bãi tương đối êm sóng gió nên có rất nhiều người lớn tuổi tới đây hoặc để vãng cảnh, hoặc để tắm biển. Ven núi Lớn cách Bãi Trước khoảng 3 cây số là Bãi Dâu. Bãi này cạn và hẹp nên không có sóng gió. Cách núi Nhỏ chừng 200 mét, ngoài khơi mũi Nghinh Phong là Hòn Bà, lúc hải triều xuống thấp người ta có thể men theo bờ đá đi bộ ra tới ngoài hòn. Cách thành phố Vũng Tàu chừng 30 cây số về hướng Đông Bắc là vùng bãi biển Long Hải, trên là núi đồi xanh um, dưới là bãi cát vàng mịn. Về di tích lịch sử, Bà Rịa Vũng Tàu có Thích Ca Phật Đài nằm trên sườn Núi Lớn, được Hòa Thượng Narada người Tích Lan xây dựng vào năm 1941. Tượng Đức Phật ngồi cao trên 10 mét, đường kính khoảng 6 mét, tổng thể tượng và tháp đều màu trắng nên từ xa người ta có thể nhìn thấy được. Ngoài ra, cách trung tâm Vũng Tàu chừng 2 cây số có Niết Bàn Tịnh Xá với tượng Phật nằm, dài 12 mét và ngang trên 2.5 mét. Tượng được đúc bằng xi măng cốt thép, bên ngoài là đá cẩm thạch lấy về từ Núi Ngũ Hành Sơn. Niết Bàn Tịnh Xá được khởi công xây từ năm 1969 và hoàn thành năm 1974. Vòng qua Núi Lớn, cách Bãi Dâu chừng 500 mét là chùa Quan Thế Âm Bồ Tát, chùa tuy nhỏ nhưng bức tôn tượng màu trong của Đức Quán Thế Âm cao 16 mét thật lớn, nổi bật giữa cảnh trời mây bao la. Ngay trong thành phố Vũng Tàu là ngôi Linh Sơn Cổ Tự, ngôi chùa cổ nhất của vùng Bà Rịa Vũng Tàu. Ngoài ra, tại xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu, trong vùng Núi Nứa có đền ông Trần, được xây từ năm 1910. Dưới chân núi Nứa có hồ nước Mang Cá, nơi có trồng nhiều loại sen tỏa hương thơm ngát. Tại thị trấn Long Hải có thắng cảnh Dinh Cô, tương truyền cách đây trên hai thế kỷ có cô gái quê tên Lê thị Hồng, có lòng nhân ái, dân trong vùng ai cũng quý mến. Trong một chuyến ra khơi cô bị tử nạn khi vừa tròn 16 tuổi, dân trong vùng thương tiếc đem xác về chôn cất trên đồi Cô Sơn, từ đó cô luôn báo điềm lành cho dân diệt trừ dịch bệnh nên dân chúng sùng bái và lập đền thờ đặt danh hiệu là Long Hải Nữ Thần. Ban đầu chỉ là một ngôi miếu nhỏ, nhưng về sau này người ta cất lớn lên thành một tòa lâu đài nguy nga, trong miếu còn thờ Thánh Mẫu, Quan Thánh, và Quan Thế Âm Bồ Tát... Tại Long Điền thuộc quận Long Đất có ngôi chùa cổ Long Bàn, được xây dựng từ năm 1845, trong chùa có nhiều tượng Phật và bộ thập bát La Hán bằng đồng.

Gia Định thời Nam Kỳ Lục Tỉnh là một tỉnh đã gắn liền với vương triều nhà Nguyễn. Nguyễn Ánh đã bao lần bị Tây Sơn đánh đuổi và bao lần cầu cứu ngoại bang trợ giúp để giành giựt lại Gia Định. Dưới thời Minh Mạng, dù tỉnh Gia Định đã bị thu hẹp, vẫn còn là một vùng bao la bát ngát chạy dài từ Tây Ninh : Hàu Nghĩa, Bình Dương, Bến Nghé (Sài Gòn), và một phần của tỉnh Tân An và Mộc Hóa ngày nay, phía Đông Nam giáp với biển Đông, phía Tây giáp Biên Hòa, Bắc giáp Cao Miên và Nam giáp biển Đông. Cổ Thành Gia Định (nay đã bị san bằng) do Nguyễn Ánh xây dựng vào năm 1790, nằm trong địa hạt thôn Tân Khai, thuộc Bình Dương. Đến năm Minh Mạng thứ 13 thì thành được đổi tên là Phiên An. Sau đó Lê văn Khôi nổi lên chiếm thành từ năm 1833 đến 1835. Sau khi tái chiếm, Minh Mạng cho san bằng thành Phiên An và xây thành mới nằm trong vùng Sài Gòn Gia Đình bây giờ (thành này cũng bị giặc Pháp san thành bình địa vào năm 1860). Thời đó tỉnh Gia Định có những chợ rất lớn và rất sầm uất như chợ Bến Thành cũ ở vùng Bình Dương, chợ Bến Sỏi (Bình Dương), chợ Điều Khiển (Bình Dương), chợ Nguyễn Thực (Bình Dương), chợ Thị Nghè (Bình Dương), chợ Tân Cảnh (Bình Dương), chợ Sài Gòn và chợ Phú Lâm... Sau khi Pháp chiếm Nam Kỳ thì chúng chia Gia Định ra thành các tỉnh Tây Ninh, Chợ Lớn và Gia Định.