Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

VIẾNG ĐỒ BÀN

 

VÂN ĐÌNH

 

Phật Thệ là đây

Đồ bàn hay Trà bàn cũng là đây.

Vijaya đất Chiêm Thành.

Hoa gấm nhiều phen, phế hưng mấy độ.

Hơn ngàn năm lịch sử, tự thân nó chứa đựng một quá khá dày.

 

Chùa Thập Tháp nằm trong thành Đồ Bàn về phía Bắc

 

Đồ Bàn được hình thành đâu khoảng thế kỷ thứ 10 sau Tây lịch kỷ nguyên dưới triều  Indravarman II. Người Chiêm dùng làm kinh đô từ năm 988.

Đời Lý, năm 1044, vua Lý Thái Tông thân chinh, giết vua là Sạ Đẩu rồi tiến quân vào thành bắt Vương Phi Mỵ Ê cùng các cung nữ biết múa hát điệu Tây Thiên đem về Bắc.  Đến phủ Lỵ Nhân(tỉnh Năm Định) vương phi trầm mình. Đời sau có thơ cảm thán:

 

Thuyền rồng không dựa, dựa thuyền chài

Gắn bó vì chưng trót một hai

Tiết nghĩa mảnh chiên trời ấm lạnh

Cương thường giọt lệ nước đầy vơi

Chứng minh đã có mười phương Phật

Sống thác cùng nhau một giống Hời

Sử sách ngàn năm ghi chép đó

Thương ai mà lại thẹn cho ai

(Hoàng Cao Khải)

 

Năm 1069, Vua Lý Thánh Tông thân chinh, bắt được vua Chiêm là Chế Củ, Chế Củ dâng đất 3 châu Địa Lý, Ma Linh, Bố Chính để chuộc mạng.

Qua đời Trần, năm 1301 Thượng Hoàng Nhân Tôn sang chơi Chiêm Thành, ước gả Huyền Trân Công Chúa cho vua Chiêm là Chế Mân. 6 năm sau (1306) vua Anh Tông mới đưa nàng về Chiêm sau khi nhận 2 châu Ô, Lý làm sính lễ.  Nàng công chúa nước Việt về làm dâu Chiêm Thành:

 

Chiều Chiều mây kéo Ải Vân

Chim kêu ghềnh đá gẫm thân em buồn

 

Tuy nhiên mối duyên Chiêm Việt không kéo dài được lâu.  Chưa đầy năm Chế Mân chết và tướng Trần Khắc Chung được phái cử vào lấy cớ điếu tang rồi tìm cách đưa nàng về Việt.

Tiếp sau nữa, giữa Chiêm Việt thường xảy chiến tranh, đánh phá lẫn nhau.  Nước Việt đem quân vào tận Trà Bàn, vua Trần Duệ Tông mạng vong, đến vua Chiêm Chế Bồng Nga cũng kéo quân ra tận Thăng Long đánh Việt, rốt cuộc bỏ mạng.

Đời Lê, năm 1470, vua Lê Thánh Tông cất quân đánh Trà Bàn, bắt vua là Trà Toàn và sát nhập Chiêm Quốc và Việt.  Phủ Hoài Nhơn có tên từ đây.

Khi Nguyễn Hoàng tổng trấn Thuận Quảng đổi phủ Hoài Nhơn thành phủ Quy Nhơn (1602). Thái Tông Nguyễn Phước Tần đổi làm Quy Ninh phủ(16?).  Thế Tông Nguyễn Phước Khoát phục lại tên cũ là Quy Nhơn(1742).

Đời Duệ Tông Phước Thuần, năm 1773 Nguyễn Tây Sơn chiếm cứ, củng cố thêm...Nơi đây anh em Tây Sơn vì xảy ra chuyện bất hòa đến nỗi Nguyễn Huệ kéo quân vây hãm: Nguyễn Nhạc đã phải than thở: "Sao nỡ nồi da nấu thịt".

Hoàng đế Thành dưới triều Thái Đức Nguyễn Nhạc.  Thời kỳ lưỡng Nguyễn tranh hùng, năm Kỷ Mùi(1799) Chúa Nguyễn Phúc Ánh tức sau này là vua Gia Long đánh lấy thành đổi tên làm Bình Định thành sau hậu quân Võ Tánh và lễ bộ Ngô Tùng Châu trấn giữ.

Tháp Cánh Tiên nằm ngay trung tâm Đồ Bàn

 

Năm sau (1800) Tây Sơn do tướng Trần Quang Diệu và Vũ Văn Dũng đem quân vây thành.  Trong hơn một năm vậy chặt, trong thành hết cả lương thực, hai ông Võ Tánh và Ngô Tùng Châu đều tuẫn tiết: ông Châu dùng thuốc độc, còn ông Tánh tự thiêu.  Ấy là vào tháng 5 năm Tân Dậu 1801. Cái chết bi tráng của hai ông bậc quốc sĩ văn chương có tác phẩm truyền đời:

 

Ngó lên hòn tháp Cánh Tiên

Cảm thương quan hậu thủ thiền ba năm

Ba năm quan hậu thủ thiền

Thành cô lửa dậy tôi hiền gởi thân.

(Ca Dao)

...

Há rằng ngại một phen thỉ thạch, giải trùng vì mà tìm tới quân vương

Bởi rằng thương muôn mạng tì hưu, thà nhất tử để cho toàn tướng sĩ.

Sửa mũ áo lạy về bắc khuyết, ngọn quang minh un mát tấm trung can

Chỉ non Tây thề với cô thành, chén tân khổ nhắp ngon mùi chánh khí

Tiếng hiệu lệnh mơ màng trước gió, ân tín xưa người bộ khúc thương tâm,

Bóng tinh trung thấp thoáng dưới đèn, phong nghi cũ kẻ liêu bằng sái lệ...

(Đặng Đức Siêu)

 

Kịp khi nghe tin Phú Xuân thất thủ, vua Cảnh Thịnh chạy ra Bắc tháng 7 năm Nhâm Tuất 1802, tướng Trần Quang Diệu bỏ thành Quy Nhơn, lên đường thượng đạo ra Bắc.  Bình Định thành lại về tay chúa Nguyễn.

Từ ấy đến giờ, suýt soát đã 200 năm.

Ôi! Cùng một nơi mà từng là kinh đô hai nước, cuốn theo với nó bao nhiêu cuộc biến đổi đau tang thương.

Ta từ thuở trẻ đến giờ đến nơi đây kể đã ba lần, mỗi lần cách nhau tính ra trên dưới vài mươi năm.  Và lần nào cũng nhận ra cảnh vật tiêu sơ thêm nhiều ít, khiến lòng xúc cảm bồi hồi bèn trộm mượn đôi vần lưu niệm

 

Trà Bàn Hoàng đế cô đô thành

Cựu tích duy tổn sổ đoạn khuynh

Lầm thương cao khâu chiêm nhất vọng

Bồi hồi suy thán đối thương thanh.

 

Viếng Trà Bàn

 

Đô kỳ hai nước dấu còn đây

Dâu bể bao lần cuộc đổi thay

Tiên Tháp đồi cao ngơ ngẩn bóng

Song Trung miếu quạnh thẫn thờ cây

Mưa sa há quản lòng voi đấy

Nắng dãi nài chi dạ nghễ này

Thành quách ngàn năm trời man mác

Bùi ngùi dạ khách bước khôn nguôi.

 

VÂN ĐÌNH

(Lê Văn Đích)

(Trích Đặc San Lại Giang)