Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

TỰ CỔ TĂNG NHÀN...

CHÙA GIÁC VIÊN

 

TRẦN LANG

 

Rõ là tiếng chuông sớm ấy chở theo cùng với tiếng loài kim một chút khác thường. Thương ngày bị nhốt trong mấy gian cửa hẹp, thanh âm nửa như muốn thoát ra, nửa như bị ngón tay còn tươi tắn của người tăng chúng mà tuổi đời chưa được gấp đôi số ngón trên hai bàn tay, e dè không dám khua động cái tĩnh mịch thường hữu của nhà chùa.Tiếng đồng rền rền trong mấy cung trầm của thang âm, ngân ngân cùng một trường canh, dội lại trong lòng quả chuông quí trước khi gửi đến chung quanh cái tiếng buồn buồn mà phảng phất hững hờ, dửng dưng trước những phù vinh của nhân thế. Chút gió nhẹ bữa ấy đã chở được một lúc, tiếng của loài kim, hương của một loài gỗ quí và cái vị tiêu sái của một chốn thiền môn.Tiếng chuông sớm nay còn giữ cái tâm trạng đắn đo của nó. Nửa như lưu luyến mấy gian nhà tối vẫn thường nhốt giữ nó, nửa như muốn theo ra ngoài khoảng trời rộng mà khoảng khoát của vùng Hố Đất. Quả chuông nhỏ nhắn bữa ấy lãnh thêm việc giải ách cho một lớp tín chủ nên trong tiếng đồng như vẳng thêm tiếng Nam Mô và chuỗi ngân dài chẳng kém hàng giấy dài dán đặc quanh giá. Tiếng loài kim bữa ấy gợi thêm cái trầm tư về một cõi nhân sinh. Ở cái hiên đầy ánh nắng của nhà chùa, liếng chuông vẫn giữ được cái cảm giác mê hoặc về một cõi chẳng gợn chút ưu phiền, ham muốn. Lạ thay, ở nhiều chốn thiền môn, ánh nắng nóng bức của mé hiên ngoài làm rũ nhanh chóng cái mơ màng của vùng đất Phật; còn ở cái vùng Hố Đất êm ả này vào buổi rằm đầu năm, cái thanh thoát bay bổng của tâm hồn theo tiếng chuông mà ra xa, theo tiếng chuông mà chìm lắng.Mé cuối đông lang gần cửa vào nhà trù là cái bản gỗ treo gần vách. Hình dáng của vật gây hiệu lệnh bằng gỗ sơn son này gợi đến hình ảnh cái trống cơm thu nhỏ. Nhà sư không nề sự tò mò của khách mà chỉ rằng vật bằng gỗ ấy lãnh nhiệm vụ truyền tin cho buổi triêu chúc và ngọ trai của tăng chúng. Và bốn tiếng mộc khô gọn vừa rồi là tiếng báo bữa trưa của nhà chùa.Một nhà sư trẻ uể oải gấp cuốn sách đọc dở, rời tấm phản chắc và mát vừa ngả lưng, theo chân vào gian nhà trù. Nhìn cái vị thế của gian nhà xây giáp với đông lang cũng rõ nhà trù là phần được xây thêm để nới rộng chỗ cần thiết theo kiểu kiến trúc chữ “nhật” của ngôi chùa miền Nam này.Nền nhà thấp hơn thềm ngoài đến hai bậc làm gian nhà tối hơn, lạnh lẽo hơn. Ngoài mấy bộ ván kê ở góc cuối thì không có vật dụng nào khác. Tịnh không có một mùi tạp vị dù là bếp của cửa không. ở đây nhà trù còn lạnh lẽo hơn cả chốn hương đăng. Đôi chữ bụi phủ duy nhất trên đôi cột chưa được rõ nghĩa này chắc là ca ngợi cái chân vị không của hằng bữa trai:

Trọn ngày một bữa cơm chay

Cả tháng đôi lần chè mật...

Cái nắng tháng tư lách mình qua khuôn cửa hẹp chỉ rọi sáng được một góc phản bên trong vẫn là bóng tối, mát và tịch mịch. Cái va chạm của đũa bát, của các giác quan thưởng thức trân vị chẳng thấy ở đây. Tưởng như đám tăng chúng nhẫn nhục mà thản nhiên, trầm mặc làm cho xong một nghi lễ chốn thiền gia. Qua khuôn cửa, nắng bữa ngọ đổ xuống bụi cỏ, xuống loài cây dại quanh tường. Lối đi thưa thớt chân người mà những trận mưa đầu mùa làm dồi dào thêm thảo mộc xứ nhiệt đới. Tiếng gà eo óc nơi xa góp vào tĩnh mịch một cảnh nơi thôn ổ mà chỉ cách đây một con đường đất quanh co những sống trâu là đến con đường thị tứ bụi bậm và ồn ào ngựa xe mang tên Lạc Long Quan. Quả thực nhà chùa như bị bỏ quên cũng vì giải đường quanh co ruột ngựa và mấp mô vũng lầy này.Người khai sơn ra chốn danh lam hẳn phải tự hào vì cái tĩnh mịch đã có trước đây ngót hai thế kỷ nay vẫn như xưa. Cái tĩnh là cái chất làm đông đặc ngôi chùa, cảnh vật, con người thành một khối. Chùa vắng, cỏ cây im lìm và con người trầm mặc. Ở đây, thời gian là vật thừa thãi nhất. Hai cái kim đồng hồ chập lại vào lúc mặt trời đứng bóng này chỉ còn là cái nhắc nhở cho khách tục. Cái đồng hồ chẳng cắt được tĩnh mịch của nhà chùa thành 24 giờ của thế nhân.Ở sau lưng ngôi chùa, những vị khách thập phương chỉ vào chùa được bằng lối sau, nên ngôi miếu nhỏ ấy là nơi dừng chân cho ráo giọt mồ hôi trước khi kẻ thiện tín sửa lại nếp áo để bước vào chốn danh lam. Cùng nhìn về một hướng với ngôi chùa, toà miếu nhỏ ấy gợi nên cái ý chùa mẹ lẫn chùa con cùng nhìn về phía ánh đạo vàng. Phía ấy là hướng chính đông mà bây giờ vầng đông đã ở vào khoảng ngọn cây.Vuông vức mỗi bề hơn một chiếc chiếu, cái quan niệm siêu hình về vũ trụ của mấy nhà nho để lại trong trí sùng tín thần linh của người dân nơi mảnh đất này, một nếp kiến trúc nhỏ nhoi phụ tùy hương khói với cảnh Phật. Mấy chữ xinh xắn “Ngũ hành nương nương” đắp trên trán hợp cùng đường nét vuông vức của ngôi miếu là cái chứng mới mẻ của toà vôi đá Đôi rồng chầu mặt nguyệt đơn sơ đặt trên mái, hình long mã hà đồ nơi bức bình phong bằng gạch tô, món trang sức thường thấy nơi tế tự của Khổng giáo, là thứ tạo phẩm của nền tam giáo đồng nguyên nơi một ngôi chùa cổ.Chẳng lọt được vào mấy tấm cửa son mọt và kênh của nhà chùa, vị hiền triết đất Lỗ chỉ còn để lại ngoài sân chùa đôi ý nghĩ thô thiển nhất về vũ trụ quan, kỳ dư thì trả về với văn chỉ, với Khổng miếu. Cái đầu óc chuyên nữ hoá và thần hoá những ý niệm siêu hình để lại đây năm pho tượng nhỏ nhắn như đồ chơi mà từ đường nét đến nghi dung không khác gì những ngẫu tượng. Hẳn là nhà sư khai sơn khi loay hoay xếp đặt chỗ ngồi của các pho tượng Phật đã có ý muốn giữ cho chốn khói nhang còn thuần nhất mà mạnh tay trả những tứ mẫu, tứ phủ về những ngôi miếu nhỏ.Đến khoảng đầu của đình Bình Thới, khu cổ tháp của Giác Viên biệt chiếm một cảnh trời. Từ cái thế đất thấp và trũng, nhận cái mái ngói còn chắc chắn và mấy chiếc cột danh mộc mập mạp cùng màu xanh ngăn ngắt của cây bạch mai làm cái nền hòa hợp mà đắc vị, ngọn tháp cao nhất như muốn vượt lên khoảng trời xanh. Tháp bốn mặt và chỉ có ba tầng, nhưng ý nghĩ người dựng kiểu muốn gửi vào toà kiến trúc cái tán thán công đức một đấng danh tăng một thời đã có công trùng tu hai ngôi chùa bản địa: Giác Lâm và Giác Viên.

Tháp Hoằng Nghĩa là nơi giữ nhục thân Hoà thượng Trần Văn Phòng húy Như Phòng (1847-1929) được đệ tử là Hoà thượng Hồng Hưng tức Thạch Đạo lãnh việc tạo dựng. Việc Tổ Hoằng Nghĩa - trụ trì chùa Giác Lâm - được nhập tháp tại đây cũng như tượng và long vị được tôn trí bên tả nhà thờ tổ là điều có thể khiến ta viết cho Giác Lâm và Giác Viên chung một trang tự phả.Mái tháp được điểm tô bằng chim phụng và đầu bia còn sắc sảo những bông sen chưa nở là cái kiên cố và mỹ thuật còn sót lại của hơn 60 năm tàn phá bởi mưa gió và tay người. Mỗi tầng tháp đều có lan can chạy vòng bốn mặt, trang điểm tỉ mỉ tăng vẻ mỹ lệ khác thường. Nắng quái gửi lại trên từng món điêu khắc của tháp một màu vàng vọt phủ trên lớp rêu đã xám khô. Cái phong ba tuế nguyệt của hơn nửa thế kỷ chưa đủ để tòa vôi vữa này thành một cổ tích nhưng đã cho nó hợp với dáng chùa thành một phần không thể thiếu của chốn già lam. Nắng thêm thoi thóp theo hồi chuông tuần mộ. Tiếng đồng làm nẫu thêm màu nắng úa đậu trên chiếc tịnh bình đầu tháp. Ngọn cau thêm vàng lá ở khoảng giữa hai tiếng đồng, nhưng cái khoan thai của loài kim phút chốc trả về cho tháp màu xám của rêu của đá.Tháp sáu mặt Như Nhu kế bên cũng loang lổ màu rêu và vôi vữa. Cái nét cong đầy sáng tạo của một tầng mái quả đã làm nhẹ được khối vôi vữa thật đầy đặn này. Chiếc bình thật lớn nơi đỉnh tháp gắn những mảnh sứ xanh là vật trang sức vừa đỏm dáng vừa tương phản với chiếc áo cũ kỹ mà đơn sơ của ngôi tháp.Lố nhố ở khoảng sau chùa này có đến bốn, năm toà tháp nhỏ mà kiểu thức khác nhau của nó rõ là cái ý biệt lập của mấy sư chủ trì. Mấy tàu lá chuối gần tháp nhìn đã thẫm màu. Chiếc bình pháp bảo ngồi vững chắc trên đỉnh tháp đã có thể in được một nét vững chắc không kém trên nền trời. Mấy cánh chim góp thêm được mấy nét chấm phá trên cái khoảng không giữa sáng và tối. Tiếng đồng như đã loãng hết trong không gian.Gian phương trượng nằm sau tổ đường và trước toà giảng. Một sập nhỏ trên đặt kỷ trà là giang sơn của vị trú trì vào những ngày lễ. Tượng Di Lặc tô màu ngồi trên toà sen đặt ở gian giữa này, như muốn chia sẻ với người khách thế nhân ngồi nhấp chén trà nhạt nơi đây, cái lạc quan cực kỳ của một đấng giác ngộ. Ngồi ở chốn phương trượng này có thể nhìn ngắm sự tinh xảo của người thợ khéo tái sinh cái hoạt động của một trăm con chim nơi bức bao lan bá điểu trước nhà giảng. Bao lan chạm cả hai mặt nên người ngồi ở gian thiền phòng cũng như đứng ở nhà giảng nhìn vào đều có thấy in một, hai mặt của một toà điêu khắc tuyệt vời. Nhà sư già cũng còn nhớ cái tài khéo hiếm có của người thợ vô danh để giới thiệu với khách, khi tự thân ra mở rộng cánh cửa sau, đem ánh nắng hè vào cái âm u và tịch mịch của gian nhốt hương linh hàng ngàn con người được ký gởi trong ngôi cổ tự này. Cho đến lúc uống cạn chén trà mà hương vị đã pháp du từ lúc nào sau mấy sân khuyên mời của chủ, còn có thể ngắm mấy bức hoành treo san sát trên nóc thiền phòng, phô được cái gân tay tài hoa của người cho chữ lẫn nét dao sắc sảo của người thợ khéo.Nhà sư còn non tuổi đời bữa ấy lãnh việc thỉnh chuông, nhân khoảng giữa hai tiếng đồng, đã góp một câu về cái nghĩa của tên chùa. Dù không nhớ hết được tên các vị tổ bày ở gian tổ đường, nhà sư đã nói đúng nghĩa chữ “Viên” của ngôi tổ đình Giác Viên này. “Viên” nghĩa là viên mãn, không phải là vườn. “Giác viên” là giác ngộ trọn vẹn chứ không phải là vườn giác. Như thế, các sư tổ đã có công tạo dựng hai ngôi chùa Giác Lâm và Giác Viên không có ý chỉ ngôi chùa được tạo lập sau và quy mô cũng nhỏ hơn này, cái tên khiêm cung hơn là “vườn giác” so với “rừng giác” của tên Giác Lâm.Ngồi xếp bằng trên chiếc chiếu đã ngả màu ở gian giữa bảo điện, nhà sư giản phác mà sau này sẽ cầm lấy pháp trượng của chốn già lam này, vừa trỏ lên tấm biển treo ở chỗ cao nhất của ngôi phạm vũ, vừa giảng về cái nghĩa của ba chữ “Giác Viên Tự” đã nhạt nét vàng.Chánh điện có ba dãy cột, một dãy sáu chiếc. Như vậy chỉ ở gian thờ chính này đã có tới 18 dòng chữ nghĩa. Cúi mình xuống chiếu, nhà sư từ tốn viết ra đôi chữ mà bậc danh tăng thuở ấy đã đặt vào gian giữa của chánh điện:

Đại hùng điện thượng diễn tam thừa chúc quốc vương Nghiêu niên Thuận nhựt.Vạn phép đài trung tuyên chư phẩm nguyện thí chủ thọ hải phước san.

Xem ra đôi câu đối này có nửa phần giống ý và lời với đôi câu treo ở chánh điện chùa Giác Lâm mừng ngày lạc thành trùng kiến vào năm Giáp Tý 1804.

Vạn pháp đài trung tuyên tứ đế báo Phật tổ hồng ân, kỳ phong điền vũ thuận.Đại hùng điện thượng dẫn tam thừa chúc Hoàng vương thánh thọ, nguyện quốc thái dân an.(Trong dài vạn pháp giảng tứ đế, báo công ơn Phật tổ cao dày, cầu được mưa hòa gió thuận.Trên điện đại hùng dạy tam thừa, chúc tuổi thọ Hoàng vương trường cửu, mong cho nước thạnh dân yên).

Hai câu ở gian ngoài lại khéo ở chỗ có cả âm điệu của tiếng tụng kinh:

Xướng vạn đức hồng danh tẩy ngũ trần hàm giai thanh tịnh.Lễ thiên hoa bửu trướng thống lục căn vô bất quy y.

Đôi câu hay nhất ghi trên gỗ sơn then hình lòng máng được đặt ở gian giữa tổ đường nơi thờ Tổ khai sơn Hải Tịnh, tưởng như nói hết được cái tiêu sái của cảnh chùa cùng cái ung dung thích thản của người chủ chốn sơn lâm buổi ấy:

Tự cổ tăng nhàn thường dẫn yên hà vi bạn lữ.Sơn thâm thế cách chỉ bằng thảo mộc ký xuân thu.(Chùa cổ sư nhàn thường lấy khói mây làm bầu bạn.Non sâu đời khuất chỉ nhờ cây cỏ nhận xuân thu)

(Bản dịch của Giản Chi)

 

Ở gian phương trượng, hoành phi san sát trên cao, tán dương cái thiền đức của chốn sơn môn, nét vàng còn rỡ ràng, đường chạm cực tinh vi, những:

Hoằng đồ đại nghiệp

Đạo mạch trường hưng

Thiền quang sách tấn

 

Ngôi phạm vũ ở chốn “sơn thâm thế cách” này được ca ngợi là cơ đồ của đạo pháp, là mạch của giếng từ, là ánh sáng thiền già, tưởng không phải là quá đáng. Phía bên tả của gian thiền phòng để lại nét bút của một viễn tăng. Thời gian làm khuyết lạc sợi tơ cộng thêm nét rất tháu của người viết để lại cái bối rối cho nhà sư lãnh phần đọc tự tích của vị thiền sư người Trung Hoa tặng hòa thượng Minh Khiêm, trú trì chùa vào thời ấy.Tự tích chỉ đọc được một nửa “Bố y quảng nghiệp...” Lạc khoản ghi năm Đinh Tuất 1904 nghĩa là tấm chữ đã lưu truyền được 5 đời tổ.Khi nhà sư mở cánh cửa son ngăn cách nhà chùa với thế giới bên ngoài, thì cặp mắt của tục nhân ít phút trước đây như bị bưng kín trong cái bóng tối của bao lan, tượng gỗ, giờ thì mở rộng đến hết tầm. Tịnh không có cây lớn che tầm mắt. Ruộng và rẫy đều đặn trải rộng dưới sân chùa.Chùa ở vào hướng chính đông, nhà sư nói thế, và ánh nắng hạ sáng nay không làm nheo mắt người vãn cảnh đang thở chút khí trời trong và lành ở khoảng sân trước chùa này.Dãy tường thấp mà chắc đánh đai lấy sân trước nện cao. Hàng cột danh mộc kê táng trên phiến đá xanh gọt vuông vắn nâng đỡ vững chãi hàng hiên mặt trước và mặt sau nhà chùa dẫn xuống nhà đông lang.Có người ẩn sĩ tên gọi Bạch Liên viết bài phú Thiếu Thất, lời văn có chỗ như khắc họa cái đạm bạc mà nên thơ, thiền vị đằm thắm chốn tu hành của vị sư tổ phái Thiền tông:

Mõ gỗ mít, dáng quả đào đánh bóng, dùi lim khuya bang động một thang tròn.Chuông đồng già, khuôn trái nhót nhãn cừ, vồ vông thỉnh ngân dài mười sải quật.

và:

Ngồi đệm cỏ một mình hóng mát, tay phong phanh quạt lá đan tròn.Đi thềm nhà bách bộ tiêu cơm, chân lập cập dép mo đóng chặt.(Kiến trúc Phật giáo VN tí.17-18, Nguyễn Bá Lăng)

 

Chùa Giác Viên chưa có được bài văn dài như thế ca tụng, nhưng đôi câu đối 22 chữ treo ở gian nhà tổ cũng đã khắc họa chốn sơn môn ở nơi u tịch này đôi nét đan thanh. Cái câu “Thường dẫn yên hà vi bạn lữ” thì rõ khói sớm ráng chiều là khách đàn việt của chốn danh lam này.Tầm mắt không theo kịp ngón tay nhà sư chỉ, rạch ông Bông ở đằng xa kia. Con đường đưa gỗ về kiến tạo hai ngôi chùa lớn nhất vùng. Đoàn xe trâu kéo lê những loài danh mộc. Gỗ quí đã giúp những hiệp thợ khéo tổng Bình Dương tái sinh được thế giới siêu nhiên và thiên nhiên trong tòa phạm vũ. Một trăm năm mươi có lẻ pho tượng gỗ, lớn nhất cũng hơn hai thước cao, nhỏ nhất thì bằng bàn tay, đặt quanh chín tầng của chiếc tháp Dược Sư Lưu Ly Quang.Cái nền cao ráo của sân chùa khiến khách nhận ra ngay cái trũng và thấp của vùng mang tên Hố Đất. Cửa sau nhà chùa là nơi đón chân người vãn cảnh. Trên nền sau này có ba gốc cây già. Cây giữa là gốc mai năm nhánh. Một nhà sư mạnh tiếng cho rằng gốc mai đã được 200 năm và do Mạc Cửu tặng chùa. Thế nhưng lời truyền ngôn ấy thật vô bằng vì Mạc Cửu mất năm 1735, nghĩa là trước cả mái thảo am Giác Lâm xuất hiện (1744) đến 9 năm. Và cái am tranh nhất danh Quan âm Tự, tiền thân của ngôi chùa Giác Viên, mãi đến năm 1804 mới được bõ Hương Đăng “đánh tranh dựng nóc thảo đường”. Cái sai lầm ấy còn thấy trong một cuốn địa phương chí Gia Định.Gốc danh hoa ấy cao trên 4 thước, nghĩa là thấp hơn gốc bạch mai ở chùa Gò. Ngồi ở ghế đá đặt dưới gốc cây có thể ngắm loài hoa quí. Cành không làm nên tán, nhưng lá dầy, xanh ngắt tương tự như mai chùa Gò. Tuy thế, tuần giáp Thanh Minh, mai chùa Gò còn sai trái và chùm trái chín vàng, còn mai Giác Viên tuy vẫn sum sê nhưng không kết trái gì.Mai chùa Gò đứng sát bên hàng hiên, cái vị thế không mấy chọn lựa. Còn gốc danh hoa cùng tên ở Giác Viên nằm ở giữa sân sau. Tưởng cái cô lậu của đám chung quanh cũng nhờ cây hoa quí này mà để lại nét đáng nhớ trong trí người vãn cảnh.