Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

TRĂNG RẰM HỘI AN

 

MARIA COFFEY

PHẠM TƯỜNG MÂY dịch

 

 

Cảm hứng từ tình bạn với một phụ nữ Việt Nam di tản hiện đang sinh sống ở Anh Quốc, năm 1994, nữ văn sĩ người Anh, Maria Coffey cùng với chồng, Dag Goering, làm một cuộc hành trình gian nan bằng ghe và xe đạp, đi dọc suốt chiều dài nước Việt. Những tâm cảm của bà trong chuyến đi được ghi lại thành du ký vừa xuất bản năm 1996: “Three Moons in Vietnam”. Trong suốt tác phẩm, chúng ta thấy tràn đầy những tình cảm thân ái và xúc động mà bà Maria Coffey đã dành cho nước Việt. Những đoạn dịch rời ở đây (chapter Full Moon in Hội An) sẽ không đủ để phản ảnh tác phẩm, chỉ mong được làm một lời giới thiệu.(Lời người dịch)

 

 

Đoái trông muôn dặm tử phần

Hồn quê theo ngọn mây Tần xa xa

(Nguyễn Du)

 

Sau suốt một ngày dài đạp xe trên quốc lộ Một, tôi đứng ngắm nhìn con đường hẹp đầy những tàng cây cổ thụ dẫn vào Hội an. Con đường mở ra như một mời mọc quyến rũ. Hai bên đường, ruộng lúa lấp lánh vàng dưới ánh ráng chiều chạy dài mãi cho đến tận chân dãy đồi ở xa xa.Chúng tôi thơ thẩn đạp xe có hơn tiếng đồng hồ trên con đường mười cây số dẫn vào thành phố. Hội An trông như một ngoại ô buồn ngủ với những ngôi nhà cổ đầy những vườn dâu um tùm lá. Đi đến ngã tư một con đường lớn hơn, đã thấy có những xe đạp và xe gắn máy nhưng tất cả vẫn đều không có vẻ gì vội vã. Dừng xe đạp trước một khách sạn của chính quyền địa phương, hàng chục những xe minibus chở khách du lịch đã đậu từ lúc nào trước cửa. Một anh chàng trẻ tuổi Hoa Kỳ lại gần gạ chuyện:

“Vậy, bà bữa nay từ đâu đến?” Tôi ngập ngừng trong cổ họng cố moi trí nhớ: “Anh thấy đó, chúng tôi đi bằng xe đạp; À, Sa Huỳnh, phải rồi, tôi đạp xe đến Sa Huỳnh.” Gã thanh niên trợn tròn đôi mắt: “Đạp xe? Từ đâu? Đi đâu?” Tôi kể vắn tắt đoạn hành trình của mình trong tháng vừa qua, cả đường bộ lẫn đường thủy, từ châu thổ sông Cửu Long đến Nha Trang, từ Bình Định ra Quảng Ngãi. Hắn lắc đầu: “Tôi đi bằng xe du lịch minibus, cũng đủ khiếp đảm.” “Anh bao nhiêu tuổi?” “Hai mươi mốt.” Vừa đúng nửa tuổi của mình, tôi nghĩ thầm trong bụng. Đáng lẽ ra, người khách đi du lịch Việt Nam bằng xe bus có gắn máy lạnh dành cho những vị cao niên phải là tôi chứ không phải chàng thanh niên Hoa Kỳ trẻ tuổi này.

 

“Chào bà, rất hân hạnh.” Tháp nghiêng đầu cúi chào bắt tay tôi. Ông bác sĩ duyên dáng này nói rất thạo tiếng Pháp. Đôi mắt đen nâu, lưỡng quyền hơi cao và hàm răng răng, đều đặn. Dag (chồng tôi) gặp Tháp ngày hôm qua khi gõ cửa phòng mạch của anh để hỏi thăm về tình trạng sức khỏe của tôi. Thuốc chống sốt rét gây chứng chóng mặt, trong hai ngày qua tôi không ra khỏi cửa khách sạn. Tháp cứ phải trấn an Dag rằng chỉ nội trong vài ngày tôi sẽ bình phục. Và, anh cũng mời vợ chồng chúng tôi cùng đi một chuyến thuyền ngắm trăng rằm trên sông Thu Bồn vào tối hôm sau. Đây là một truyền thống ở Hội An. Sức quyến ru này đã kéo tôi ra khỏi giường bệnh. Trăng chỉ bắt đầu lên cao vào khoảng tám giờ tối. Chúng tôi dùng bữa chiều trong một tiệm ăn bên bờ sông. Người ta chèo những con thuyền nhỏ có vẽ hình cặp mắt người trước mũi thuyền, trôi chậm rãi về phía đảo Kim Châm.Tháp nói: “Quý vị hãy tưởng tượng trong quá khứ đã từng có những con thuyền lớn ghé đến bến sông này. Những con thuyền từ Trung Hoa. Nhật Bản, Bồ Đào Nha, Ấn Độ và cả Anh Quốc nữa.” Đã có những hải cảng khác ở miền Trung từ thời vương quốc Chàm. Nhưng, vào thế kỷ thứ mười sáu, Chúa Nguyễn ở Đàng Trong vẫn cho thiết lập hải cảng ở Hội An để phát triển kinh tế, tài trợ cho cuộc phân tranh với Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài. Hội An phát triển nhanh chóng thành một vùng trù phú. Sản phẩm buôn bán gồm có lụa, thuốc lá đường, vàng, quế, tổ yến, ngà voi và cả sừng tê giác. Địa phương có đủ sức đóng những con thuyền buồm chiều dài có đến ba mươi thước. Con đường thương mại này phát triển dọc theo bờ biển Nam Việt xuống mãi đến tận Đông Nam Á. Từ Trung Hoa và Nhật Bản, cũng có những con tàu thương mại xuôi nam theo gió mùa Tây Bắc và ở đó đến tận hè khi mà gió Tây Nam lại thổi họ về xứ. Những thương gia này hợp quần thành những cộng đồng ngoại kiều ở Hội An và kết hôn với đàn bà bản xứ. Từ đó, bắt đầu có những phố Tàu, phố Nhật ở Hội An. Cũng từng có cả người Âu Châu đặt chân đến nơi này. Vào năm 1688, nhà thương mại Anh Quốc William Dampier có viết rằng: “Trong số những nhà buôn Tây Phương, có rất nhiều người trở thành giàu nhờ lấy vợ Việt, họ giao cả gia sản cho những bà vợ này trông giữ. Những người đàn bà này luôn luôn biết buôn vào, bán ra vào lúc thuận lợi nhất, và khi đã có một số vốn kha khá, họ dễ dàng làm giàu nhanh chóng”. Cảng Hội An thịnh vượng nhất vào thế kỷ mười bảy, mười tám. Sang đến thế kỷ mười chín, sông Thu Bồn bắt đầu bị bùn lấp. Thế rồi Đà Nẵng phát triển trở thành một hải cảng thương mại lớn, đè bẹp Hội An. Thành phố co mình lại trở thành một ngoại ô buồn ngủ với hai chục ngàn dân cư như bây giờ. Những con tàu lớn của quá khứ đã rời bến Hội An, nhưng thành phố như vẫn giữ lại cai phong cách của một thời. Bóng tối quanh chúng tôi như có màu xanh, mềm. Bên kia đường, một tòa nhà hai tầng kiểu Bồ Đào Nha, tường bằng đá màu hoàng yến. Tôi bỗng có ao ước được sống ở ngôi nhà nọ, hàng đêm ra ngồi ở ngoài hiên nhìn xuống mặt nước sông Thu Bồn đen sẫm. “Trước đây thì chúng tôi chật vật lắm,” Tháp nói, “nhưng từ ngày có đổi mới thì cũng dễ thở hơn.” Cầm lấy cây bút và mảnh giấy trong tay tôi, anh vẽ hình ba bộ chữ Tầu: “Chữ này có nghĩa là: “dừng lại”, chữ này: “con dao” và chữ này: “suốt qua tim”. Ba bộ chữ hợp lại có nghĩa là: dừng lại con dao suốt qua tim.” Và nó cũng lại tạo thành một bộ chữ mới. Bây giờ thì chỉ cần một chữ đơn trong ngôn ngữ của quý vị cũng sẽ đủ để diễn tả hết ý nghĩa của bộ chữ mới đó, rất cần thiết cho Việt Nam trong giai đoạn lịch sử này. Quý vị có biết đó là chữ gì không?” “Tình thương?” tôi đoán mò. Dag: “Sự giải thoát” Tháp lắc đầu: “Lòng kiên nhẫn. Đây là lúc chúng tôi cần có thật nhiều lòng kiên nhẫn ở Việt Nam này. Ngày trước, chúng tôi khổ sở vì chiến tranh sau đó tiềm lực kinh tế vẫn chưa kịp phục hổi vì sự cấm vận của Tây Phương và bây giờ thì, mỗi ngày, hàng loạt những chuyến bay chở các thương gia và khách du lịch đến dây để cưỡng bức đất nước này. Chúng tôi vẫn phải chờ đợi một thay đổi.”Xong bữa ăn, chúng tôi xuống thuyền buồm. Trong không khí ở Hội An đêm ấy như có ẩn điều gì phấn khởi và hy vọng. Người ta đốt nhang trước mũi thuyền và ném đồ cúng xuống dòng sông. Dân chúng đón trăng rằm bằng cả những tràng pháo nổ. Bất chợt, tôi như đi lui về quá khứ của mười bốn năm trước ở một nơi không gian cách đây hàng chục ngàn dặm. Hôm ấy, cũng một đêm trăng ở Manchester bên Anh Quốc, tôi ngồi ngắm trăng với Hạnh. Đêm ấy, Hạnh đau cái buồn của người xa xứ. Bây giờ ngồi đây trên quê hương nàng, thuyền đang trôi lơ lửng trên sông, tắm trong ánh trăng tuyệt vời với mùi nhang khói xông lên tận mũi và nghe như hơi nóng trong không khí âm ấm ở trên da, tôi mới hiểu tại sao Hạnh khóc… Sáng sớm hôm sau, ngồi trên sân thượng khách sạn nhìn xuống đường Trần Phú, tôi cố tưởng tượng ra hình ảnh của thành phố vào thế kỷ mười bảy, mười tám. Linh cảm như cảnh vật cũng chẳng khác bao nhiêu? Một người đàn bà gánh phở đi bán rong dưới đường, trên quang gánh là cả một cái bếp di động gồm luôn lò than đang cháy rực. Nhìn người đàn bà đi khuất về cuối phố, tiếng rao như còn vang vọng lại sau lưng, thấy thật dễ dàng để đi lùi lại quá khứ của ba trăm năm trước… Một tiếng xe gắn máy vang lên bất chợt, kéo tôi về hiện tại của năm 1994, bây giờ thì không còn những con thuyền chở sừng tê giác sang Trung Hoa nữa.

 

 

Thật là không thiếu những thắng cảnh để thăm viếng ở Hội An. Vương quốc Chàm sinh tồn dọc theo bờ biển miền Trung từ thế kỷ thứ hai đến thế kỷ thứ mười lăm thì bị tiêu diệt bởi cuộc Nam Tiến của người Việt. Trước đó, qua những giao thương với Ấn Độ và từ những người Ấn di dân trong đó có cả những giáo sĩ, người Chàm theo Ấn Độ giáo. Họ dùng Sanskrit như là một thứ ngôn ngữ thiêng liêng về nghệ thuật cũng vay mượn rất nhiều từ ấn Độ. Mỹ Sơn là đất thánh, nơi mà người Chàm đã sinh sống từ thế kỷ thứ tư đến thế kỷ thứ mười ba. Cũng có thuyết cho rằng đây chính là nơi người Chàm đã chôn cất của những vị vua chúa của họ. Thánh địa này trường tồn gần như không suy suyển mãi cho đến ngày chiến tranh với Hoa Kỳ. Bom dội xuống tàn phá khủng khiếp khi mà người cộng sản dùng Mỹ Sơn làm căn cứ, cho đến nay thì chỉ còn vài ngôi tháp đứng vững với đầy dây leo mọc chằng chịt. Bên trong và chung quanh cái ngôi tháp là những tượng điêu khắc các thần linh Shiva, Ganesh, Vishnu, lại cả những khối đá hình thù dương vật có khắc chữ Sanskrit. Những khối đá đó ở đây còn to hơn cả những khối đá cùng loại mà tôi đã được xem bên Ấn Độ. Bây giờ đã xế chiều, những ngôi tháp như đỏ rực lên dưới ánh mặt trời… Sáu giờ chiều hôm ấy, chúng tôi hẹn gặp Mai (mà tôi quen được trong một tiệm sửa xe đạp ngoài phố) và chồng nàng, Hoàng, ở một tiệm ăn quen của họ. Hoàng đẹp trai với cặp mắt thật xao xuyến. Mặc dù nói được chút ít tiếng Anh, Hoàng rất e lệ khi phải dùng Anh ngữ trước mặt vợ (Mai thì nói được thật lưu loát với giọng Mỹ). Tôi và Mai thích nhau ngay từ lúc thoạt nhìn. Chúng tôi cùng tuổi và cùng có chung một óc khôi hài. Nhưng chắc chắn là phải có thêm một tâm cảnh nào khác nữa không thể giải thích, mà khiến tôi lại có thể hình dung thật dễ dàng những đau thương đã xảy đến cho đời nàng, như thể là, tôi ở tuổi bốn mươi hai, cũng đã phải chịu đựng một chiến tranh, cũng đã bị giam cầm và tịch thu gia sản. Bất cần thế nào là cái phải, trái của cuộc chiến, những con người như Mai đã phải chịu cái trừng phạt ngàn đời.

“Maria, chị biết không? Tôi có thể chịu đựng hầu như mọi nghịch cảnh. Nhưng từ ngày Bố tôi mất và sách vở của mình bị thu đốt, tôi chẳng thể nào hồi phục được nữa. Bởi thế, tôi đánh mất vĩnh viễn cuộc đời mình.” Trước khi chia tay, chúng tôi hẹn gặp lại vào bốn giờ sáng hôm sau dưới bãi biển, nơi tôi và Dag sẽ mướn tầu đánh cá đi Huế (việc này không hợp với luật lệ du lịch). Mai căn dặn tôi đừng để cho nhân viên trong khách sạn biết về ý định này: “Cứ nói rằng phải khởi hành sớm vì chị sẽ đạp xe ra Huế. Nếu bị cảnh sát xét hỏi ở bãi thì bảo rằng chị đi biển chụp ảnh.” “Chụp ảnh vào lúc bốn giờ sáng?” “Đừng lo, họ đã quen thấy khách du lịch làm những điều kỳ quặc như vậy.” Vào lúc ba giờ mười lăm sáng hôm sau, tôi và Dag đạp xe dọc theo đường Trần Phú. Chẳng bao lâu chúng tôi đã ra khỏi thành phố rồi lấy theo con đường hẹp dẫn đến làng đánh cá. Trăng vẫn treo trên cao nhưng nhiều bóng cây đổ dài ra đường thành những vũng tối lớn. Thỉnh thoảng xe đạp rơi vào những ổ gà trên đường, chuông xe vang lên leng keng và tiếng chó lại sủa dội lên mỗi lần như thế.Tôi thấy Mai và Hoàng mặc quần áo đen đang đứng núp trong bóng tối. Cả bốn chúng tôi mò mẫm đi trên con đường dọc theo bãi ra bến tầu như những tên trộm. Dường như tất cả những chú khuyển trong làng đã đánh hơi được chúng tôi nên sủa rộ lên như thể muốn tố cáo. Lội nhanh xuống nước, người và hành lý được quẳng lên tầu thật lẹ làng. Trên bờ, chó vẫn sủa vang rân. Máy nổ, Hoàng đốt vài cây nhang cắm trước mũi tầu. Ngồi xuống sát bên cạnh tôi, Mai thì thầm, giọng nàng nghẹn ở cổ họng: “Chị đi cẩn thận.Đừng quên tôi nhé, Maria”. Không tìm được lời để nói với Mai, tôi ôm nàng, siết chặt. Mai thật bé nhỏ trong tay tôi.

Chúng tôi ra đến phi trường ở Hà Nội thì chỉ còn vài phút. Sau những lời chào ly biệt thật vội vàng, phóng nhanh đến phòng kiểm soát thông hành. “Đừng buồn nhé, Maria.” Có tiếng gọi vọng sau lưng tôi. “Chạy, chạy”, người nhân viên ở cổng thúc giục. Thở hổn hển và mồ hôi ướt đẫm khi chúng tôi leo lên thang vào lòng phi cơ. Cửa đóng ngay lại và bất chợt, tôi thấy mình đang ở trong một thế giới mát lạnh và yên tĩnh. Các cô chiêu đãi viên hàng không đang phân phát những tấm mền len và những headphones. Nhạc êm dịu nhè nhẹ. Tiếng động cơ nổ và phi cơ chuyển bánh ra phi đạo.Thẫn thờ, tôi nhìn ra cửa sổ như vẫn chưa tin rằng cuộc hành trình Việt Nam đã hết. Bên cạnh tôi, Dag vẫn im lặng. Phi cơ cất cánh bay thật thấp qua một xa lộ nghẹt ứ, lấy thêm cao độ rồi nghiêng mạnh sang bên, đổi hướng. Tôi có thể nhìn thấy ở thật xa là vùng châu thổ, những mảnh ruộng phân canh và kinh rạch chằng chịt như những mạch máu, đỏ sẫm nước sông Hồng.Nhìn xuống bên dưới, tôi tự hỏi phi cơ có bay qua Hải Phòng? Bên ngoài, mây mù đã bắt đầu che kín cửa sổ. Tôi thấy nghẹn trong cổ họng, nuốt xuống thật khó khăn. Quay mặt vào bên trong, bắt gặp ở hàng ghế bên kia người đàn ông đang nhìn chàm chặp, tôi mới sực nhớ ra cái nhân dáng xốc xếch của mình. Thò tay vào túi xách tìm lược để sửa sang lại mái tóc, bàn tay tôi chạm phải một vật bất ngờ: Không cần nhìn, tôi cũng biết đó là kỷ vật của Bạc, đứa bé gái bảy tuổi hát dạo ăn xin, tay cầm thìa đánh nhịp ở Hải Phòng. Bạc tặng tôi cái túi vải màu hồng. Tôi ngồi im lấy thìa và túi ra đặt trên đùi, nhìn sững. Phía không gian bên dưới, Việt Nam rơi xuống thật xa. Tôi lấy cả hai tay ôm quả tim mình trong lồng ngực.

 

MARIA COFFEY