Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

THU XÀ: TỪ LỄ HỘI

ĐẾN CHÙA CHIỀN MIẾU VŨ

 

THINH QUANG

 

Thu Xà - thanh phố cổ - trước năm 1945, từng là mảnh đất nhỏ trực thuộc dưới quyền cai trị của người Pháp - là nơi có lắm lễ hội đặc biệt ít thấy ở các địa phương khác trong nước.Vào năm Bính Tý tức năm 1966, tôi đã có dịp đề cập đến Thu Xà - Thành Phố Nhỏ Của Một Thời Vang Bóng (trong Tuyển tập 1 Quảng Ngãi Mến Yêu, xuất bản 2003) - đã từng có những giai thoại gắn liền với lịch sử. Nhưng, oái oăm thay, thời vàng son đó đã lặng lẽ chìm sâu vào trong quên lãng.Như chúng ta được biết, thành phố bé nhỏ nhưng đầy thơ mộng này nằm về phía Đông, cách thị xã Quảng Ngãi lối 10 cây số ngàn. Tên đầu đời của thành phố là vạn Thu Xà - nơi tập hợp đông đảo các thương thuyền để trao đổi hàng hóa từ tơ sợi, vải vóc đến các loại đồ sứ và tạp nhạp từ Trung Hoa cũng như các quốc gia Đông Nam Á - có thể nói đây là con đường tơ lụa đầu tiên tại miền trung Việt Nam, trước cả khi các nước Tây phương như Pháp, Bồ Đào Nha... biết đến!Tìm được nơi “đổ hàng” nơi địa phương có đủ lợi thế về đường thủy, các “ghe bầu” xuôi từ mạn nam Trung Hoa gồm đảo Hải Nam, Hương Cảng, Áo Môn, Quảng Đông và từ cửa biển Phúc Kiến, xuất phát từ Hạ Môn Sơn, càng ngày càng nhiều... khiến vạn Thu Xà trở thành khu trung tâm thương mại thịnh vượng nhất lúc bấy giờ. Từ đó người Hoa ở các miền nam Trung Hoa đến định cư và lập thành hai dãy phố chạy dài hơn hai cây số ngàn và có chiều rộng ngang nhau kể từ ven bờ sông Vực kéo tận địa đầu xã Phú Cường giáp ranh với xã Tư Nguyên (vạn Phú Thọ).Ở đây tường cũng nên nhắc lại Thu Xà là một thành phố nằm giữa lòng làng Tiên Sà thuộc huyện Tư Nghĩa, mà theo truyền thuyết thì địa phương này là vùng linh địa, thần tiên thường giáng xuống cùng nhau thi thố tài năng trên bàn cờ trên các bè tre, thường thì vào những đêm thu trăng thanh gió mát. Có lẽ vì vậy mà người xưa đặt là làng Tiên Sà, bởi “Sà” có nghĩa là chiếc bè được kết lại bằng tre.Các thương thuyền buôn tơ sợi của người Trung Hoa hiện diện từ đời nhà Minh, một cộng đồng người Minh được thành lập từ đó. Về sau nhóm người nhà Minh đông đảo này thành lập ra một làng toàn người Minh gọi là Minh Hương! Làng Minh Hương không có địa bộ được triều đình cho phép mua đất đai để lập đền chùa, làm nơi thờ phượng cũng như tụ hội để cùng nhau sinh hoạt. Sau đời Minh là nhà Thanh. Thời đại này, Trung Hoa thường bị loạn lạc lại thêm có Chiến Tranh Nha Phiến giữa các cường quốc Tây phương cấu kết nhau tấn chiếm để cùng chia chác quyền lợi trên lãnh thổ phì nhiêu này nên dân chúng đời nhà Thanh tràn xuống các tỉnh miền bắc Việt Nam bằng đường bộ và các tỉnh và địa phương ở miền trung bằng đường biển. Trong số các địa phương được người nhà Thanh đổ vào, Thu Xà là một trong những vùng được người đời Thanh lưu ý nhất cùng với Đà Nẵng, Hội An... Và, sau một thời gian dài, cộng đồng người nhà Thanh lập ra xã Tân Thuộc (có ý nghĩa là thuộc lớp người mới), nhưng về sau đổi lại thành làng Tân Thanh (có nghĩa làng mới của người Thanh). Như vậy là Thu Xà có hai làng người Việt gốc Hoa với bốn cộng đồng người Trung Hoa không gia nhập Việt tịch. Hai xã Minh Hương và Tân Thanh chỉ được mua địa bộ để xây đền chùa miếu vũ. Về mặt hành chánh, họ có quyền cử ra người đại diện cho người dân trong xã (hoặc Minh Hương, hoặc Tân Thanh), người được đề cử gọi với danh xưng là Thuộc trưởng thay vì Lý trưởng như của người bản xứ. Hai xã này cũng như các Bang Hội người Hoa thuần túy như Phước Kiến, Triều Châu, Hải Nam, Quảng Đông trực thuộc dưới quyền của viên Công Sứ pháp đại diện cho Tòa Khâm Sứ ở Huế (có sắc lệnh của triều đình và quyết định của viên toàn quyền Pháp) dưới sự cai quản của một viên Đồn Tây... Các người Hoa trong các Bang Hội trong thành phố không lệ thuộc với triều đình mà được xem đó là khu đất nhượng địa của người Pháp... Tuy nhiên, trong vòng hai mươi năm sau, làng Tân Thuộc đổi lại thành Tân Thanh. Hai làng Minh Hương và Tân Thanh này chỉ có dân số xem như là một cộng đồng mà không có địa bộ.Tưởng cũng nên biết, hành chánh của phố Thu Xà gồm có một Bang Tá, một Phố trưởng... Tuần canh thì do một đại đội lính chân đất mà người ta thường gọi là lính “Khố Xanh” và loi một tiểu đội lính Khố Đỏ để đi tuần tra và biên giay phạt vệ sinh... cũng như làm các việc vặt vãnh khác của đồn và trong tư thất của viên đồn trưởng!Thành phố Thu Xà có khoảng ba trăm nóc gia nằm trải dài hai bên dãy phố, buôn bán thổ sản như đường, ngô, sắn, các loại đỗ đen, trắng, đỏ và luôn cả quế! Thêm vào đó còn có cả các hãng buôn tạp hóa hoặc bán các loại thuốc Bắc (Đông Y) của người Hoa! Ngoài ra, người Pháp có hãng L.U.C.I.A. - một trong những hãng lớn nhất của nước Pháp, hãng dầu lửa đưa sang cùng thời với Shell - hãng dầu lớn của Mỹ ta thường gọi là dầu “Con Sò”.Thu Xà lúc bấy giờ (tức trước năm 1945) có đầy đủ các tiện nghi như điện đường, điện cho các tư gia, bưu điện và luôn cả điện thoại công cộng. Chính những phương tiện này giúp cho Thu Xà trở nên trung tâm thương mại phân phối hàng hóa cho các tỉnh nằm về mạn nam Quảng Ngãi như Bình Định, Phú Yên cũng như một vài địa hạt mạn bắc như Chu lai, Tam Kỳ. Thu Xà từng được Hoàng Đế Bảo Đại vi hành đến tham quan thành phố và sắc phong cho ngôi chùa Hải Nam - nơi thờ phượng 108 Ông nổi tiếng linh thiêng lúc bấy giờ. Đồng thời Hoàng Đế Bảo Đại cũng ban tặng Bắc Đẩu Bội Tinh cho các Bang trưởng Phước Kiến, Triều Châu, Hải Nam và Quảng Đông đã có công xây dựng nền kinh tế chẳng những cho tỉnh Quảng Ngãi mà còn chung cho các tỉnh thuộc miền nam Trung Phần kể từ Bình Định vào đến Khánh Hòa...

CÁC LỄ HỘI & CHÙA CHIỀN MIẾU VŨ

Người Hoa sống trên đất Thu Xà khá đông đảo (chỉ có m(~ số nhỏ là người dân địa phương) , họ từ Trung Hoa sang hoặc để giao thương hoặc tìm cách định cư hẳn không cần phải trải qua một thủ tục hành chánh nào. Thoạt đầu những người Hoa mới sang tập trung lại sống ven bờ sông Vực - một nhánh của dòng Vệ Giang ! Dân số địa phương không quá ba ngàn song đến vụ mùa thu mua nông lâm sản số người các tỉnh khác kéo đến khá đông đảo, tạm trú tại các cửa hiệu thương mãi, thường gọi là “quá giang” - một hình thức chỉ cho nghĩa tạm trú để thu mua các thổ sản từ các nhà nông khắp nơi trong tỉnh chuyên chở bằng ghe thuyền mang đến và các thương gia này mang bán lại cho các đại thương ở Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn, Huế, Tourane, Faifoo, v.v... hoặc xuất cảng thẳng đến Hong Kong, Singapore, Nam Dương Quần Đảo và Thái Lan v.v...Nhờ vậy mà Phố Thu lúc bấy giờ chẳng khác nào nơi đô hội. Việc buôn bán khá sầm uất, hàng năm kể từ nửa tháng Giêng cho đến giữa tháng Sáu xem như hoàn tất! Sáu tháng sau đó tức từ tháng Bảy đến đầu năm mới là thời gian nghỉ ngơi tết nhất! Những người Hoa đến “quá giang” thì trở về nhà, còn người địa phương thì dành trọn cho sự nghỉ ngơi bằng đủ các trò chơi giải trí...Người Hoa sống tại Thu Xà thờ cúng Tổ Tiên mà ta thường gọi là Đạo Ông Bà. Họ cũng sùng đạo Phật nhưng không theo khuôn sáo “Qui Y” mà thường “tùy nghi” theo điều kiện thuận tiện của hoàn cảnh.Mỗi bang hội người Hoa có một ngôi chùa riêng của họ, mục đích thờ cúng Tổ Tiên theo địa phương quê quán của mình. Thu Xà gồm có 4 bang hội là Phước Kiến, Triều Châu, Hải Nam và Quảng Đông. Mỗi bang hội có một Tổ Đình - tức mỗi chùa riêng. Họ chỉ thờ Tổ Tiên mà tuyệt đối không thờ thần, trừ thần cửa tức Môn Thần. Chùa của họ là nơi để hội tụ bàn thảo việc cộng đồng (phi chính trị), việc cúng kiếng, quyen góp tiền bạc như “hương du” để mua đèn nhang đốt cho Ông Bà và trả tiền lương cho Hương Công - tức người giữ đình chùa mà ta thường gọi là Ông Từ. Tất cả các bang hội ngoài việc thờ phượng TỔ Tiên và làm nhà Hội, họ còn rất chú trọng đến việc xây dựng trường học để dạy cho con cái hầu giữ ngôn ngữ và văn tự của đất nước mình. Xu hướng của người Hoa lúc bấy giờ dù ở Thu Xà hoặc ở Hội An hay bất cứ nơi nào có cộng dộng họ đều nhất loạt cùng một chủ đích, đoàn kết thành một khối, đầu tư cho con cháu họ số vốn kiến thức cần thiết về văn hóa Trung Hoa, tuyệt đối không để bị mất gốc. Vấn đề này không phải mới ngày nay mà đã có hàng trăm năm trước khi thành phố Thu Xà chưa suy sụp hẳn. Vấn đề quyên tiền bạc để mở các lớp học (chữ Hoa) không ép buộc mà tự nguyện đóng góp. Đối với vấn đề giáo dục người Hoa lúc bấy giờ được đặc biệt chú trọng nên sự đóng góp của họ thật “hào phóng”. Họ không hề tiếc rẻ hay tính toán. Một Ban chuyên về giáo dục hình thành có danh xưng “Đổng Sự Hội” chuyên lo việc mời Hiệu Trưởng cùng các Giáo Viên và trả giá lương hậu. Quan niệm “Quân Sư Phụ” của người Hoa lúc bấy giờ được đặt lên trên hết. Vấn đề giáo dục ngày nay vẫn còn duy trì, xem đó là vấn đề không thể thiếu được.Các chùa chiền của bang hội người Hoa đều có một kiểu kiến trúc. Các chùa Phước Kiến, Quảng Đông, Triều Châu và chùa Tứ Bang (của các bang hội chung tiền bạc dựng lên) và gọi đó là Hội Quán - dùng trước là để cúng kiến tổ tiên chung cho người Hoa không phân biệt Bang giới, sau là dùng để làm nơi hội họp chung cho toàn thể người Hoa Kiều trong tỉnh.Thơ Bích Khê có câu:Đường lên Hội Quán sương sa xuốngNgôi chùa bang hội Hải Nam xây cạnh đồn Tây, trung tâm thành phố. Ngoài năm ngôi chùa kể trên, sau này người Hoa Kiều gồm cả bốn bang hội chung tiền xây một ngôi nhà công cộng gọi là Công Sở để thuận tiện cho việc hội họp, hoặc dùng làm nơi rèn luyện trí tuệ cho thanh niên từ thể lực đến âm nhạc, gần như một Câu Lạc Bộ. Ngoài ra, còn có hai ngôi chùa của người Minh Hương (tức người Việt gốc Minh) và ngôi chùa Tân Thanh (tức người Việt gốc Thanh), lối kiến trúc có khác nhau và cả cung cách thờ cũng vậy. Chùa Minh Hương thờ Bà Mụ Thiên Thai, có khuynh hướng dành cho phụ nữ. Chùa Tân Thuộc sau đổi thành Tân Thanh (song người địa phương vẫn quen gọi là Tân Thuộc) thờ đủ các thần thánh cùng các vị tiền hiền, hậu hiền... tức là những vị đầu tiên đứng lập ra chùa và các vị sau này kế tục.

Đặc biệt ngôi Chùa ông thờ Quan Công sau này thường được gọi Quan Thánh Đế Quân. Chùa ông tên chữ là Quan Thánh Tự được xây dựng năm Nhâm Ngọ (1822) đời vua Minh Mạng (1820-1840) trên một khoảnh đất lối 1000 thước vuông. Ngoài vào có cửa tam quan. Trước mặt chùa là một sân vuông vức, không lớn không nhỏ. Chùa xây ba gian như các chùa của người Hoa. Gian chính điện ở giữa thờ pho tượng Đức Quan Thánh chiều cao lối 5 thước, vận y phục võ tướng, mặt đỏ chói, trông uy nghiêm... Sau gian chính điện là gian hậu cung thờ Đức Phật Bà Quan Âm Nam Hải. Bên trái là pho tượng Quan Bình và bên phải pho tượng Châu Xương là hai vị tướng phò Quan Thánh. Trước sân Chùa là một đỉnh đồng đen lớn dùng để đốt vàng mã cúng kiến. Tuy nhiên vào thời loạn lạc đỉnh đồng này bị quân gian cướp mất.Ngôi chùa Quan Công này trước kia thuộc địa bộ Hà Khê thuộc thành phố Thu Xà, nơi được xem là linh thiêng bậc nhất Dân tứ phương (kể cả các tỉnh ngoài) đều đổ xô đến để xin xăm về gia sự, về tình duyên, về công việc làm ăn v.v... và kể ca xin thuốc uống chữa bệnh. Hiện nay ngôi Chùa ông được ghi nhận là di tích lịch sử quốc gia, có sự giúp đỡ của cơ quan bảo tồn các di tích hếch sử thế giới thuộc Liên Hiệp Quốc tài trợ.Các lễ hội Thu Xà cũng khác hơn đối với các tỉnh. Họ tổ chức “chưng cộ” tức ngày nay là chưng “xe hoa”. Lối “chưng cộ” của người Hoa Thu Xà bằng một bàn gỗ chu vi có cả ba thước vuông. Hình ảnh trên bàn cộ tùy theo “tuồng tích” hoặc có khi họ trêu chọc nhau... lắm khi dùng đến vũ lực bởi sự tức giận không thể ngăn chặn được. Nhưng rồi... họ lại huề nhau, không thù hận, không giận hờn... mọi điều đều trở nên tốt đẹp sau đó.Mùa Chưng Cộ nhằm vào tháng Bảy - mùa của Xá Tội Vong Nhân đồng thời cũng là mùa Xô Cỗ. Mỗi cây cỗ cao hơn hai thước tây làm theo kiểu hình tháp bằng tre và bẹ cây chuối. Họ đơm các loại bánh bò, bánh thuần, bánh ít lá gai, v.v. . . Có cả cỗ làm hình con voi lớn bằng hình dạng con voi thật và họ đơm bằng hạt trái “xoay” - loại trái cây lớn bằng nửa ngón tay cái, có cùng màu xám đen với lông voi (loại quả xoay này không thấy bày bán ở Hoa Kỳ). Phía trên chóp của cây cỗ còn đặt lên một “bầu rượu” bằng giấy ngũ sắc (hệt như đồ đốt vàng mã)... Ngoài hai loại cỗ này còn có loại cỗ rề tức loại cỗ làm như cái rề và sắp bánh hay trái cây lên.Những gia đình tình nguyện cúng cỗ, khi làm xong mang ra trước mặt nhà đợi một toán người của bang hội nào hay của làng Minh Hương hay Tân Thanh tùy theo nơi tổ chức mang trống kèn đến thỉnh về đặt trên giàn Cỗ. Đó là một cái giàn làm bằng tre có chiều dài 500 thước, chiều ngang 20 thước và chiều 1 thước... Đầu giàn cỗ có chòi lớn có pho tượng của ông Ba Tiêu - là thủ lĩnh của các loại ma quỉ. Sau khi cúng kiến xong, các nhà Sư vãi “Tiền Vía” - tức loại tiền “ăn ba” của triều đình lúc bấy giờ đang dung tiêu xài trong dân gian. Hàng trăm người bên dưới cố tranh nhau chụp lấy để về xỏ vào giây đeo cho các trẻ thơ... sau khi vãi tiền “Vía” là nhà Sư ra lệnh cho xô tất cả các cây cỗ trên giàn xuống. Hàng trăm người lại cố lăn xả vào tranh nhau lấy các đồ cúng... Cảnh tượng xô bồ chang khác nào đám đánh cướp... nhưng cuối cùng... họ rất thảo lảo... kẻ được nhiều phân phối lai cho những người không có... Quan mềm của người dân lúc bấy giờ cho là ăn được banh cúng ma quỉ thần linh thì... gặp được mọi diều may mắn...Tập tục này, có giai thoại cho rằng chịu ảnh hưởng của truyện thần tiên Ấn Độ, nói về vua Kaundinya và Nagi Soma - ái nữ của vua thần rắn Naga tức rắn bảy đầu. Truyện thần tiên này được khắc ghi trên bia đá và họ tìm thấy tại Mỹ Sơn (di tích tháp Chàm ở Quảng Nam) và tại ngay một bia Chiêm Thành nay không còn nữa ở sông Vực Hồng (Thu Xà) về sau bị đất lở nước lụt cuốn trôi ra bể cả. Theo truyện này, vua Brahma Kaundinya lãnh một cây thương thần do Asvattharrman, con của Drona tặng. Ông phóng nó xuống đất để chỉ nơi mà ông sẽ xây đế đô tương lai; rồi ông làm đám cưới với Soma, ái nữ của thần rắn Naga sáng lập ra vương triều. Con cháu và thần dân ông sau này tổ chức các cuộc chơi vãi tiền cũng như thực phẩm cho người dân thi nhau chụp lấy và kháo nhau ai được của thần rắn Naga thì được mọi phúc phần đời đời kiếp kiếp.