Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

TÂY NINH QUÊ TÔI

 

LÊ THỊ RÍT

 

 

Tây Ninh là quê hương tôi.

Bao nhiêu năm xa quê, tôi vẫn không nguôi ngoai nhìn về cố hương trong nhung nhớ.  Trong bài viết ngắn này, tôi xin giới thiệu về những thắng cảnh nổi bật và những thức ăn đặc sản của quê hương tôi, dù đi bất cứ nơi nào, lòng tôi vẫn không bao giờ quên được.

Khi đến Tây Ninh, không ai không đến thăm Tòa Thánh Tây Ninh và leo núi Bà Đen.

Tòa thánh Cao Đài

Tòa thánh Cao Đài Tây Ninh được xây dựng tại làng Long Hoa, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh, cách thị xã Tây Ninh 4km về phía Đông Nam. Đạo Cao Đài ra đời vào năm 1926 ở Tây Ninh.  Tòa thánh Cao Đài là một công trình kiến trúc nghệ thuật nổi tiếng, được bắt đầu xây dựng vào khoảng năm 1926.

Nội ô của tòa thánh rộng 1 km2 , trong đó còn có đền thờ Phật Mẫu, có Bá Huê Viên, có Rừng Thiên Nhiên.

Ngôi tòa đài 140m, rộng 40m, có tam đài cao 36m, Hiệp Thiên Đài (hai lầu chuông và trống) cao 25m, Cửu Trùng Đài và Bát Quái Đài cao 30m.  Cửa chính của Tòa Thánh quay mặt về phía tây.

Bên trong tòa thánh gồm hai hàng cột rồng, sơn xanh đỏ, trắng rất sặc sỡ.  Trên trần được ngăn ra làm 9 khoảng có hình bầu trời đầy mây và sao.  Khu chính điện thờ Thiên Nhãn nằm trên quả càn khôn có 3.027 ngôi sao (tượng trưng cho 3.027 quả địa cầu).

Biểu tượng của đạo Cao Đài là Thiên Nhãn.  Ngoài việc thờ Thiên Nhãn, đạo Cao Đài còn thờ Phật Thích Ca, Phật Bà Quan Âm, Chúa Giê-Su, Khổng Tử, Lão Tử, Trạng Trình...

Nhà tôi ở thị xã Tây Ninh, nên thỉnh thoảng, gia đình tôi mới viếng Tòa Thánh Cao Đài, nhưng không khí nghiêm trang nơi chánh điện, chỉ cần vào một lần, cảm giác thiêng liêng nơi ấy tôi luôn nhớ mãi.

Núi Bà Đen

Núi Bà Đen cao 986m, nằm ở phía Đông Bắc thị xã Tây Ninh, thuộc huyện Hòa Thành, giữa một vùng đồng bằng cách thị xã Tây Ninh khoảng 10km.  Nhìn từ xa, núi Bà Đen trông giống như một chiếc nón rộng vành úp trên đồng bằng. Trên núi có nhiều đền chùa cổ kính, hàng động đẹp, hoang sơ và nhiều loại cây cổ thụ.

Truyền thuyết về Bà Đen

Câu chuyện huyền thoại về Bà Đen được lưu truyền trong dân gian như sau: Vào khoảng nửa cuối thế kỷ XVIII, những cuộc xâu xé nhau giữa Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn đã đẩy nhân dân lâm vào cảnh khốn khổ lầm than.  Nguyễn Huệ dấy lên cao trào Tây Sơn dẹp thù trong giặc ngoài.  Bấy giờ có người thanh niên tên Lê Sỹ Triệt, quê ở Quang Hóa (tức huyện Trảng Bàng, Tây Ninh ngày nay) tài cao, chí lớn, vì nước nhà nên chia tay người yêu là Lý Thị Thiên Hương lên đường  phò Nguyễn Huệ giữ nước.  Lý Thị Thiên Hương là cô gái xinh đẹp với làn da bánh mật và có đức hạnh.  Người yêu lên đường vì nghĩa lớn, cô ở nhà sống trong vòng vây của cường hào ác bá nhưng vẫn một lòng chung thủy với người yêu.  Vì không muốn là tì thiếp cho bọn quan lại, nên bà quyết định lên núi đi tu và bị cọp ăn thịt.  Sau khi chết, bà rất linh thiêng và phù hộ cho nhiều người trong vùng.  Vì thế, thi thể bà được đem về mai táng, phụng thờ.  Nhà chùa cũng đã cho lập đền thờ riêng để nhân dân đến cúng bái.  Ngày nay, mỗi khi xuân về người dân khắp nơi lại đến đây hành hương, cúng bái.

Leo núi Bà Đen

Đường lên đỉnh núi Bà Đen quanh co với nhiều cảnh quan đẹp.  Lên núi, du khách có dịp ngắm nhìn toàn cảnh nơi đây và các vùng phụ cận.  Trên núi có điện thờ Bà Đen, chùa Phật, phía sau chùa Phật có đường lên tượng Phật Nhập Niết Bàn, hang gió, động Sơn Thần với hòn đá thiên...

Dưới chân núi là khu du lịch di tích lịch sử văn hóa núi Bà có diện tích rộng hàng chục mẫu (hecta) với nhiều khu vui chơi, giải trí, và các dịch vụ du lịch khác.  Đường bộ lên núi rất dễ đi, song khu du lịch đã đưa vào loại và các dịch vụ phục vụ đưa khách lên tham quan núi bằng cáp treo và máng trượt có chiều dài đoạn đường hơn 1.200m.

Từ lâu, núi Bà Đen đã trở thành nơi hành hương tham quan hấp dẫn của tỉnh Tây Ninh và cả vùng miền Nam Việt Nam đối với du khách thập phương.

Đặc sản quê hương Tây Ninh:

Các loại sản phẩm đặc sản nổi tiếng với những mùi vị đặc trưng, được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng gồm mãng cầu Bà Đen, bánh tráng Trảng Bàng, muối ớt Tây Ninh và bánh canh Trảng Bàng.

Bánh tráng Trảng Bàng

Bánh tráng phơi sương và thứ bánh tráng độc đáo, được chế biến công phu.  Bánh phải được làm toàn bằng bột gạo “Nàng Miên” của Tây Ninh, dằn chút muối để khi ăn có vị đậm hơn và tráng dày hơn các loại bánh tráng khác.  Trong quá trình sản xuất, công đoạn phơi như bánh thường, nhưng trước khi đem ra sử dụng, bánh tráng được phơi sương mà theo quan niệm của bà con làm bánh, phơi sương nhằm “tiếp” thêm tinh lực của đất trời.  Bánh tráng phơi sương dùng để cuốn thịt heo, rau, chấm với nước chấm ăn theo kiểu người miền Nam.

Rau dùng cho món này rất phong phú, với hàng chục loại rau.  Ngoài các loại rau thơm quen thuộc như: cần nước, tía tô, rau răm, rau diếp cá, rau húng, hẹ, còn có các loại rau có vị chua, cay, chát, ngọt, phần lớn chỉ có ở miền Nam là: lá lụa, rau cóc, lá săng máu, lá vừng, lá bứa, lá trâm ổi, lá mặt trăng, lá ô dước, lá sung dè, quế vị.  Các loại rau tạo ra mùi thơm tổng hợp, người địa phương gọi là rau “ngũ vị”, giúp thực khách ngon miệng, lại còn có tác dụng như những vị thuốc Nam.

Nước chấm cho món ăn này cũng pha chế khá cầu kỳ gồm nước mắm ngon, chanh, đường, bột ngọt, ớt lát xay nhuyễn hòa cùng nước dừa tươi tạo nên các vị mặn, cay, chua ngọt...

Miếng bánh tráng được phơi sương mềm mại, nằm gọn trong lòng bàn tay.  Hãy gắp miếng tim, gan, đùi, giò heo luộc bằng nước dừa tươi, sắp đủ các loại rau cuốn gọn lại, chắm nước mắm, đưa lên miệng nhẩn nha nhai.  Bánh vừa dẻo vừa dai, thịt heo vừa ngọt vừa mềm vừa béo, cộng với vị chát, chua thơm của các loại rau, hòa cùng vị cay mặn của nước chấm trong miệng khiến bạn chẳng thể nào quên.

Muối tôm

Dù Tây Ninh không có biển để làm ra muối, càng không có nguồn hải sản là tôm – một thành phần không thể thiếu trong chảo muối – nhưng muối tôm nơi đây vẫn nổi tiếng là ngon nhất.

Để có một chảo muối ngon phải qua không biết bao nhiêu là khâu chuẩn bị.  Người dân chọn những quả ớt tươi nhất, chín đỏ tự nhiên, dùng máy xay sinh tố xay ra cùng với tỏi, củ cải đỏ...rồi trộn đều với muối.  Rồi tôm, thịt, bột nêm...tất cả đều tỉ lệ thích hợp, ví dụ như để có kg muối ớt thành phẩm cần 500g muối, cải đỏ, tôm, thịt heo nạc, bột nêm, mỗi thức 100g, còn ớt và các phụ gia khác nữa phải cho đủ số.  Tất cả cùng rang lên nhưng không được dùng màu hóa học thay cho màu tự nhiên, càng không được rang quá khô mà rang vừa thôi để còn phơi nắng mới giữ được mùi thơm lâu.

Đến Tây Ninh, để mua được những phần muối tôm ngon nhất thì bạn phải  chú ý.  Muối tôm có khá nhiều loại, nhưng muối ngon là loại được làm từ các thành phần như tôm, thịt, củ cải đỏ, muối, ớt, bột nêm...Muối ớt Tây Ninh thường được dùng làm món chấm trên bàn ăn, để ăn trái cây.  Ngoài ra, món muối ớt tôm trộn với bánh tráng được cắt nhỏ đã trở thành món ăn chơi rất ngon.

Bánh canh Trảng Bàng

Đầu tiên bánh canh phải được làm bằng một loại gạo quý, đắt tiền như Nàng Thơm (chợ Đào).  Gạo phải được ngâm thật kỹ qua một đêm để hạt gạo đạt đủ độ mềm cần thiết.

Sau khi ngâm, gạo được đem xay nhuyễn để lấy tinh bột.  Công đoạn cuối cùng là tinh bột được đem hấp chín trước khi ép thành những con bánh canh trắng muốt.

Mỗi tô bánh canh khi được bày lên bàn cho thực khách phải đảm bảo cả về chất lượng lẫn mỹ thuật.  Tô bánh canh bốc khói với vị cay của ớt, tiêu, sau khi đã dùng qua, ắt hẳn khó ai có thể thể quên được vị béo ngọt của thịt, vị thơm, dai nhưng mềm của bánh cộng với vị chua của nước mắm.

Mãng cầu Bà Đen

Mãng cầu (còn gọi là quả na) Bà Đen được trồng quanh chân núi Bà Đen, có đặc điểm là trái to, thịt dai, mùi vị thơm ngon, từ lâu đã có mặt khắp các chợ lớn của Sài Gòn.

Càng xa quê hương, nỗi nhớ quê hương càng mạnh mẽ.

Quê hương Tây Ninh ơi, xin hẹn ngày trở về, để tôi được thưởng thức vẻ đẹp của những thắng cảnh và các món ăn đã tạo nên thương hiệu “đặc sản – Tây Ninh” nhé.

Một ngày nhớ quê hương Tây Ninh tha thiết.

Lê Thị Rít.

Bà “Công Táp” Danh

hiện cư ngụ tại Pháp Quốc

(Trích ĐS Tây Ninh)