Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

TÂY NINH

HẸN MỘT NGÀY VỀ

 

KIỀU MỸ DUYÊN

 

 

Hằng năm thì cậu em Việt Hải của đặc san Tây Ninh Quê Tôi kêu gọi mọi người đóng góp bài vở về Tây Ninh.  Thật ra, với tôi thì tỉnh Tây Ninh rất gần gũi, thân quen từ trước ngày tôi vượt biên ly hương, rồi xa xứ.  Trong cái tâm tình viết về quê hương, nhân dịp có một người bạn Mỹ sắp qua Việt Nam để du lịch, tôi xin được thêm một lần nữa viết về vùng đất Tây Ninh.

Một người bạn Mỹ của tôi, tên là Jim, làm việc trong ngành tư pháp, ông rất gần gũi với đất nước dân tộc Việt Nam qua đứa con nuôi Việt Nam mà ông xin trong thời gian chiến tranh.  Hôm nay ông gặp tôi ông khoe rằng gia đình ông sắp viếng thăm Việt Nam, ông nói:

- Vợ chồng tôi và đứa con trai, cùng hai con gái của chúng tôi sắp qua thăm Việt Nam, bà An có muốn đi cùng với chúng tôi không ?

Tôi vui vẻ trả lời không chút do dự :

- Tôi thích đi lắm chứ, nhất là được làm hướng dẫn viên cho gia đình ông, và cũng vì gia đình ông không ai nói được tiếng Việt.  Nếu có theo tháp tùng thì tôi sẽ đề nghị với ông bà nên đi một số thắng cảnh tiêu biểu trong chuyến du lịch ngắn ngủi này, nhưng rất tiếc tôi chưa lựa chọn đi Việt Nam vào lúc này.

Ông Jim là một chánh án, ông có xin một đứa con nuôi Việt Nam.  Trong một dịp tình cơ ghé qua cô nhi viện tại Đà Nẵng, ông thấy một bé trai 18 tháng bị bỏ rơi trong đây, lúc đó ông là luật sư trẻ cố vấn phục vụ trong một đơn vị quân đội Mỹ tại Đà Nẵng.  Thấy bé trai kháu khỉnh và rất dễ thương, ông nảy ra ý nghĩ là xin ngay đứa trẻ này làm con nuôi để đem về Mỹ.  Mặc dù ông đã cưới vợ, nhưng bà vợ thì ở tại Mỹ và họ chưa có mụn con nào cả.  Do đó vợ chồng ông tha thiết có một đứa con, may mắn thay sau khi xin con nuôi từ Việt Nam về thì vợ ông mang thai và sinh liền tù tì hai đứa con gái.  Ông cho biết vợ chồng ông thương đứa con nuôi như con ruột của mình.  Cậu bé con nuôi này rất thông minh, không phụ lòng cha mẹ nuôi cậu liên tục gặt hái những thành quả học tập xuất sắc. Học xong bốn năm đại học ra đi làm, nhưng cậu thường xuyên về thăm cha mẹ nuôi.  Lớn lên trong môi trường Mỹ cậu không nói được tiếng Việt, nên cậu rất muốn về thăm lại nơi cậu chào đời và đi thăm quê hương Việt Nam luôn thể.

Chánh án Jim có chân trong một tổ chức từ thiện phi chính phủ, vai trò là một board director,  ông rất quan tâm đến vấn đề xã hội như con rơi, những tâm hồn non nớt của những em bé mồ côi tại Việt Nam và cũng như nạn ngèo khổ ít học của thiếu nhi trong những gia đình ngèo. Tôi không ngạc nhiên vì những năm tháng phục vụ tại Việt Nam đã tạo cho ông cơ hội thông hiểu nếp sống cũng như văn hóa Việt Nam.  Những người đã từng ở Việt Nam thì đề tài Việt Nam vẫn ở mãi đối với họ, và thường gần gũi hơn những nước khác mà họ từng sống qua.  Ông Jim nói:

- Tôi muốn trở lại Việt Nam, và để giới thiệu Việt Nam với vợ con tôi.

Tôi góp ý với ông về những thắng cảnh Việt Nam và những kiến trúc về tôn giáo mà gia đình ông hãy ghé thăm, như danh lam Thánh thất Cao Đài ở Tây Ninh và nếp sống tại Tây Ninh, nơi mà tôi từng ở qua và lưu luyến.  Tôi nói tiếp với ông:

- Ông Jim à, nếu ông đến Việt Nam thì đưng quên ghé viếng thăm Tòa thánh Tây Ninh, và nếu cần hướng dẫn viên thì cháu tôi sẽ giúp.

 

Thánh thất Cao Đài

Thú thật dù rời quê hương đã lâu rồi, nhưng tôi vẫn nhớ lối kiến trúc thật tuyệt mỹ của cái kỳ quan này, nơi mà tôi có nhiều ký ức êm đềm, đáng nhớ là Thánh Thất Cao Đài.  Tòa Thánh Cao Đài nằm cách thị xã Tây Ninh về hướng đông 4 km hay 2 miles rưỡi, Tòa Thánh Cao Đài là một công trình kiến trúc nghệ thuật nguy nga khá nổi tiếng, được bắt đầu đặt nền móng xây dựng vào khoảng năm 1926.  Tòa thánh tọa lạc trong một khu khuôn viên rộng một cây số vuông.  Nổi bậc trong quần thể kiến trúc là đền Thánh, với đặc trưng cơ bản cho kiến trúc đền, chùa của tôn giáo cao đài.  Công trình thể hiện sự hài hòa giữa mỹ thuật kiến trúc Á Đông và Phương Tây.  Với các vòm mái và hoa văn trang trí khéo léo, tinh xảo, thể hiện tinh thần đại đồng tam giáo.  Tại đây du khách  còn có thể xem một số kiến trúc đẹp đẽ và kỳ diệu khác nằm trong quần thể như cổng Chánh Môn, các Tháp Mộ, đền thờ Phật Mẫu.  Đặc biệt là bá huê viên với nhiều cây cảnh, nhiều loại hoa và cỏ lạ.  Lễ hội lớn nhất nơi đây là lễ vía Đức Chí Tôn  vào ngày 9 tháng Giêng âm lịch và vía Đức Diêu Trì Kim Mẫu nhằm rằm tháng 8 âm lịch.  Lễ hội đậm đà bản sắc dân tộc và cuốn hút hàng vạn người từ mọi miền đất nước về dự và chiêm bái thưởng ngoạn cảnh quan.  Du khách có dịp đi chợ Long Hoa , một chợ lớn nhất Tây Ninh, có bán các thực phẩm chay phong phú, đa dạng và du khách sẽ được thưởng thức những món ăn " chay giả mặn" thật độc đáo, khéo léo và mỹ thuật, thức ăn làm hài lòng khách vì ngon miệng.

Những du khách như gia đình ông Jim họ muốn biết về phong hóa, nếp dân sinh và phong cảnh địa phương.  Ông Jim có đọc sách nên biết đại cương về Cao Đài giáo.  Ông hiểu lý do tại sao mà tôi không về thăm quê hương.  Tôi trao đổi những ý nghĩ và tâm trạng về Việt Nam.

- Có quê hương mà ai không mơ ước trở về chứ ?

Tôi xem Tây Ninh như quê hương gắn bó với tôi từ tâm thức, mặc dù tôi là người Hốc Môn.  Trong quá khứ xa xưa Hốc Môn và Hậu Nghĩa đều nằm trong lãnh thổ Tây Ninh.  Dần dà theo đà tăng dân số và nhu cầu hành chánh nên đất đai Tây Ninh bị thu hẹp lại.  Nói về thắng cảnh núi Bà Đen thì nó là một danh lam địa phương khá độc đáo về mặt địa cư, theo tài liệu địa lý thì địa danh núi Bà Đen cách thị xã Tây Ninh 11 km khoảng 7 dặm về phía tây bắc, với độ cao 986 m hay gần 3000 feet, nhìn từ xa núi Bà Đen như một chiếc nón úp trên đồng bằng.  Trải qua nhiều thế kỷ, núi Bà Đen trở thành nơi thờ cúng của người dân địa phương trong vùng, trên núi có chùa Vân Sơn trông xuống hồ nước.  Đường lên đỉnh núi quanh co nhiều cảnh trí do thiên nhiên tạo ra.  Lên cao, về phía đông là ngọn núi Cậu, phía tây bắc là núi Heo và núi Phụng.  Trong núi có rất nhiều hang động đẹp.  Nhiệt độ ở đây thấp hơn nhiệt độ ở Tây Ninh và ở các nơi khác trong vùng.

Rồi danh làm như Hồ Dầu Tiếng cách thị xã Tây Ninh 20 km, khoảng 13 dặm là địa điểm du lịch nằm trong tuyến đương giữa thị xã Tây Ninh, Tòa Thánh Tây Ninh, và núi Bà Đen.  Hồ có diện tích 27.000 ha, có sức chứa 1,5 tỉ mét khối nước được dùng để tưới cho đồng ruộng tỉnh Tây Ninh và các tỉnh lân cận.  Hồ Dầu Tiếng với khoảng không gian bao la, sơn thủy đều hòa, ốc đảo tự nhiên rất lạ mắt, không khí nơi đây rất trong lành, thoáng mát sẽ tạo cho du khách cảm giác thoải mái trong một chuyến du lịch thăm viếng.  Tôi nghỉ du khách như gia đình ông Jim sẽ thích thú lắm.

Ông chánh án Jim cho biết hiện nay có dự án giúp trẻ em mồ côi Việt Nam mà không thông qua nhà cầm quyền sở tại.  Vấn đề hành chánh vốn là thủ tục phức tạp làm cho nhiều tổ chức e ngại khi họ muốn giúp đỡ hay cứu tế xã hội.

Một người bạn của chánh án Jim là ông Art, dù đã hưu trí nhưng vẫn làm việc bán thời gian trong ủy ban (Internationnal Commitee) để được biệt phái đi đó đây, như đi về các nước tại lục địa Á Châu và Phi Châu, nghĩa là tình nguyện làm cho người ngèo ở các quốc gia Phi hoặc Á Châu, tôi theo dõi hai ông trò chuyện, họ thật sự ưu tư và tha thiết muốn giúp những trẻ em ngèo tại Việt Nam.  Tôi cảm phục hai ông vì họ là những người mang con tim nhân hậu, nghĩa cử bác ái của họ do lòngthiện nguyện vì sự ngèo khó trên quê hương Việt Nam thân yêu của chúng ta.

Trong một thoáng suy tư, tôi chia sẽ câu nói với chánh án Jim cũng như với Art:

- Các ông có thể đồng ý với tôi bên ngoài sự ngèo khổ của xã hội khi nhìn sâu vào vấn đề, thì Việt Nam là quê hương rất đẹp đẽ.

Trong bài viết trước, tôi có đề cập về nhà ngoại giao Bruce Beasley, cựu giám đốc chương trình đoàn tụ ODP trước đây, ông Bruce đã đến Tây Ninh và ông lưu luyến khi trở lại đây, và thường gợi nhơ những kỷ niệm cũ khi ông đóng quân trong một đơn vị bộ binh tại Tây Ninh.  Tất cả những người bạn ngoại quốc đều có thiện cảm, có tấm lòng rộng mở cho quê hương và người dân ngèo Việt Nam, tôi rất biết ơn họ.  Niềm suy tư của nhiều người khi quê hương còn đó mà sao chưa chịu về, bởi vì nó là một đề tài rất tế nhị.  Vì sự bất mãn của hiện tại mà chúng tôi chỉ có những mơ ước về một ngày mới cho Việt Nam trong tương lai, những người bạn Mỹ đã hiểu ý nghĩ của tôi.  Tôi đến đây bằng căn cước tị nạn, ông Baesley hiểu tôi không thể xé căn cước này đi khi mà người dân tôi  vẫn chịu nạn bất công xã hội và ngèo khổ.

Trong tận cùng của tâm tư vì đã lâu lắm rồi tôi chưa có một lần trở lại Tây Ninh, nên không biết hàng vạn chim muông ngày xưa có còn cất tiếng hát tại núi rừng Tây Ninh hay kỷ niệm của ngày trước bên ngoài Tòa Thánh Tây Ninh vào buổi sáng hừng đông, khi bình minh vừa ló dạng ? Không biết làng Từ Bi nơi gia đình cậu mợ tôi ở có còn hiền lành như ngày xưa, khi mà người dân thật thà, chất phác không cần cài then khóa cửa mỗi đêm khi đi ngủ ? Và tôi tự hỏi những luống rau xanh tươi tắn đón bình minh, rồi giàn bí có hoa vàng óng ả trước nhà cậu tôi bây giờ ra sao ? Có phải đó là góc nhớ rất tình tự về quê hương ? Dù răng nổi nhớ nhung đó dây dứt nhưng trầm mặc, dù rằng tâm tưởng nhớ cố hương vẫn tiềm tàng trong bao kỷ niệm chưa nguôi.  Tây Ninh còn có nhiều điều để nói, để viết ra.  Một trong những địa danh tôi muốn nhắc đến là Tha La Xóm Đạo.

 

Hàng tre trúc xanh mướt

Những bạn bè tôi đã đến Tây Ninh, họ có dịp ghé qua và nhớ về một địa danh đã ghi sâu dấu ấn vào âm nhạc, và đó là Tha La Xóm Đạo, nơi có những hàng tre trúc xanh mướt mà tàn cây đan vào nhau như ngày xưa tôi đã chiêm ngưỡng.  Ở đây có bóng dáng những cô gái mỹ miều trong chiếc áo dài thiết tha dự lễ tại giáo đường.  Hỡi ai còn nhớ câu thơ của Vũ Anh Khanh hay bài nhạc của Dzũng Chinh :

"Đây suối rừng xanh đồn quanh

Đây mây trắng nghìn hoa với cây lành

Còn gì viễn khách về đây chi hỡi người

Đất Việt giặc tràn lan

Biết Tha La hận căm

Nhẹ bước gặp cụ già, ngạo nghễ đang ngắm gió

Em chẳng biết gì ư

Cười run run dấu trắng

Đã từ bao năm qua khói loạn khu mịt mù

Khách về chi đây, khách hận do đây buồn

Tiếng hờn ai oán, cời ra áo một chiều thu lữa dậy..."

( Tha La Xóm Đạo, thơ Vũ Anh Khanh, Dzũng Chinh)

Hay một nỗi sầu về Tha La trong khói lữa chiến tranh:

"Đây Tha La Đây Xóm đạo tiêu điều

Cây buồn quanh hận thù dâng ai oán

Đây mênh mông , Tha La buồn quạnh quẽ

Kìa rừng cây trái ngọt khách một dạo về thăm xóm

Hồn ngây ngất và buồn xưa lây lất

Nhìn hoa máu rưng sầu.

Đây Tha La Đây Xóm Đạo hoang tàn

Mây trời vây quanh màu tang khói lửa

Bao năm qua, Tha La còn chờ đó

Đoàn người đi giết thù đã hẹn về từ dạo ấy

Lòng viễn khách, bồi hồi như thương tiếc

Mùa thu nắng hanh vàng..."

(Hận Tha La, nhạc và lời Sơn Thảo)

Ôi, Tây Ninh, với tôi là hồn thương lữa nhớ, và tôi hẹn là tôi sẽ trở về, và bây giờ hàng năm có những người bạn của tôi sẽ thăm viếng Tây Ninh như ông chánh án Jim và cả gia đình của ông sẽ ghé thăm Tây Ninh như tôi đề nghị.  Tây Ninh, ở đó tôi muốn giới thiệu lời nồng thắm nhất cho những người bạn chưa bao giờ biết qua Tây Ninh, để họ tìm đến cái nôi văn hóa sát biên giới Miên Việt có những thắng cảnh độc đáo  như Thánh Thất Cao Đài, hay Linh Sơn Thánh Mẫu trên núi Bà Đen.

Vào những ngày Xuân Tết đến, xin đừng quên đi vía Bà tại Linh Sơn Thánh Mẫu nhé.  Ngày hội Xuân Núi Bà kéo dài từ ngày 15 đến ngày 18 tháng Giêng âm lịch.  Đây là hội đông vui nhất (sau Tết Nguyên Đán) thời tiết khô ráo, cảnh vật trên núi rất đẹp.  Nhiều khách hành hương về lễ hội vì nhu cầu tín ngưỡng, nhưng trong số những người đi tham quan, du lịch, vui chơi chiếm một tỉ lệ không nhỏ.  Trong những ngày này, trên đoạn đường từ  thị xã Tây Ninh đến chân núi Bà người và xe cộ đi lại tấp nập.

Khi đến hội Vía Bà vào ngày 5 và 6 tháng 5 âm lịch, ngày 5 là chính hội.  Vào lúc không giờ đêm ngày 4 rạng ngày 5, lễ tắm Bà được tổ chức trang nghiêm tại đền thờ.  Lúc này cửa điện được đóng kín, không có khách bên ngoài tham dự.  Điều hành lễ tắm Bà là một người phụ nữ cao tuổi.  Tắm xong, người ta mặc áo mới cho Bà, rồi lần lượt lạy Bà.  Lúc bấy giờ nhang đèn trong đền được thắp sang lên và các điện được mở cửa đón khách vào lễ bái.  Đến khoảng 6 giờ sáng thì các sư ở các chùa lân cận trong bộ áo màu vàng lần lượt kéo đến làm lễ.  Trong suốt ngày chính hội, từ sáng tinh mơ đến 8 giờ tối, khói hương cháy nghi ngút trên bàn thơ Linh Sơn Thánh Mẫu và Bà Chúa Xứ, bàn thờ Phật, bàn thờ hộ Pháp, bàn Giám Trai, bàn Ông Tiêu.

 

Linh Sơn Thánh Mẫu

Nói về kỷ niệm quê hương thì bao giờ mới dứt, một khi chúng ta chôn dấu quê hương trong lòng.  Quê hương có thể xa xăm cách trở trên mật độ địa lý, nhưng lại gần gũi trong tâm tưởng.  Tôi mong sẽ có một ngày về lại thăm quê hương, nhứt là về Tây Ninh, xin hẹn một ngày về.

 

Kiều Mỹ Duyên

(Đặc san Tây Ninh Quê tôi)