Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

TÂY NINH

NỖI NHỚ KHÔNG RỜI

 

DƯƠNG VĂN NGỪA

 

Tây Ninh có núi Điện Bà,

Có sông Vàm Cỏ, có Tòa Thánh Linh.

Ai ơi, đi chợ Long Hoa,

Người buôn kẻ bán thật thà dễ thương.

 

 

Tây Ninh là một tỉnh của nước Việt Nam nói chung, là một tỉnh ở về phía Tây của miền Nam nói riêng. Phía Bắc và Tây giáp Cao Miên, Nam giáp tỉnh Tân An (Long An), Đông giáp với hai tỉnh Bình Dương (Thủ Dầu Một) và Bình Long.

Khi quân Pháp đặt xong nền đô hộ toàn cõi miền Nam Việt Nam. Họ chia miền Nam ra làm 21 tỉnh. Người ta lấy chữ đầu của mỗi tỉnh ghép lại theo âm điệu cho dễ nhớ: GIA, CHÂU, HÀ, RẠCH, TRÀ, VĨNH, LONG, TÂN, SÓC, THỦ, TÂY, BIÊN, MỸ, BẾN, CHỢ, GÒ, CÀ, BÀ, CẦN BẠC, CẤP (Gia Định, Châu Đốc, Hà Tiên, Rạch Giá, Vĩnh Long, Long Xuyên, Tân An, Sóc Trăng, Thủ Dầu Một, Tây Ninh, Biên Hòa, Mỹ Tho, Bến Tre, Chợ Lớn, Gò Công, Cà Mau, Bà Rịa, Cần Thơ, Bạc Liêu, Cape Saint Jacque).

Thời gian trôi qua hơn một thế kỷ, biết bao vật đổi sao dời, tên các tỉnh ngày xưa hầu như thay đổi gần hết, có những tỉnh mất luôn tên. Nhưng đặc biệt có 3 tỉnh không hề đổi đó là: Bà Rịa, Bến Tre và Tây Ninh.

Đặc biệt: Thứ Nhất là 3 tỉnh hợp lại thành một tam giác cân, đáy là Bà Rịa-Bến Tre ở phía Nam, đỉnh tam giác là Tây Ninh ở phía Bắc. Thứ hai: Thủ đô miền Nam (Sài Gòn) là trọng tâm của Tam giác ấy đồng thời là tâm điểm của vòng tròn ngoại tiếp của Tam giác mà đường bán kính tương đương 100 cây số ngàn. (Nếu ai làm ngành trắc địa có thể tính xem Tam giác ấy có phải là Đều không?)

Nhớ một hồi nhỏ, chúng tôi rất thích xem Sơn Đông Mãi Võ bán thuốc. Một trong những màn biểu diễn của họ là dùng một tam giác Cân hay Đều, cạnh đáy đặt một ly nước đầy, sau đó diễn giả cầm một cây que dài chừng 3 tấc xỏ phía trong nơi đỉnh tam giác rồi nhấc hình tam giác cùng ly nước lên đưa ra trước mặt khán giả, xong diễn giả bắt đầu rung động cây que theo hình tròn, đáy tam giác và ly nước xoay quanh đỉnh tam giác mà nước trong ly không đổ ra ngoài và cái ly không rớt (nhờ sức ly tâm). Diễn giả quay hình tam giác có ly nước theo nhiều vị thế khác nhau, có khi chúc đầu que xuống dưới mà tam giác và ly nước không rớt, làm cho chúng tôi bái phục quá chừng, vỗ tay tán thưởng không dứt. Khi về nhà bắt chước thì nước đổ, ly rớt bể tùm lum nhà cửa, kết quả thế nào chắc chắn quí vị cũng thừa biết rồi. (Vì quay không đều nên không tạo ra được sức ly tâm)

Trong Đạo Học Đông Phương, theo thuyết Tam Tài: Ba cạnh tam giác tượng trưng cho tam tài là THIÊN, ĐỊA, NHÂN.

Phật giáo: Phật, Pháp, Tăng

Tiên giáo: Tinh, Khí, Thần

Nho giáo: Tam Cang (Quân thần, Phụ tử, Phu thê)

Ai đã từng viếng thăm Tòa Thánh Tây Ninh chắc có để ý đến các khung cửa sổ chung quanh Đền Thánh. Giữa mỗi khung cửa sổ có hình Tam giác và một Thiên Nhãn chính giữa được giữ bằng 16 tia sáng, phần trên có 9 tia, phía dưới có 7 tia. Ý nghĩa: Trời (Thượng Đế) ngự nơi trung tâm Vũ trụ là Đấng hóa dục muôn loài, con mắt huyền diệu của Ngài thấu suốt Càn Khôn Thế Giới, không có gì che khuất được mắt Ngài. (Thiên võng khôi khơi sơ nhi bất lậu) (Chín tia sáng phía trên tượng trưng cho hàng Cửu Thiên Khai Hóa, tức là các Đấng trọn lành; Bảy tia dưới tượng trưng cho Thất Tình có nghĩa là ai còn bị thất tình (Hỷ, Nộ, Ái, Ô, Ai, Lạc, Dục) chi phối thì phải chịu luân hồi theo luật Nhân Quả, đó là luật công bình tuyệt đối của Đấng Tạo Hóa).

Nghĩa là khi con người mang xác làm phàm tức là mang cái gông thất tình không ai tránh khỏi. Dù cho một Chơn Linh cao trọng đến đâu đi nữa cũng không ra ngoài qui luật được. Cho nên có thể nói rằng Thân xác chính là hiện thân của thất tình vậy.

Đấng Thượng Đế khi sanh ra Tam Giáo (tượng trưng bằng 3 cạnh của hình tam giác) để điều hòa Càn Khôn vạn vật theo chiều hướng tiến hóa. Những giai đoạn đầu Ngài cho các Đấng giáng trần bằng cách đầu thai làm người như tất cả mọi người thực hiện đường lối tu hành để thoát khỏi sự chi phối của thất tình mà trở về hàng Cửu Thiên Khai Hóa ở cõi Thượng Thiên. Nhưng vì ái lực của thất tình quá mạnh làm cho con người không thể thoát khỏi ma lực của thất tình đành phải chịu trôi lăn trên con đường luân hồi nhân quả nơi chốn trần ai khốn khổ nầy. Nay đã hết thời kỳ Hạ Nguơn Tam chuyển chuẩn bị bước qua thời kỷ Thượng Ngươn Tứ chuyển mà nhân loại vẫn còn bị ma lực của thất tình vày xéo phủ phàng. Cho nên Ngài phải đích thân dùng huyền diệu Tiên gia giáng cơ mở mối Đạo trời qui nguyên Tam giáo, hợp nhứt Ngũ chi thành MỘT gọi là ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ mà nơi Ngài ngự là TÒA THÁNH TÂY NINH.

Theo Thiên Cơ, trong thời kỳ Hạ Ngươn mạt kiếp Thượng Đế khai mở Tam Kỳ Phổ Độ để cứu vớt nhân loại chớ không riêng cho một dân tộc nào.

Tại sao Thượng Đế chọn dân tộc Việt Nam mà không chọn một dân tộc nào khác?

Nước Việt Nam lúc ấy chia làm 3 phần: Bắc Phần thì có Thủ Đô Thăng Long ngàn năm văn vật; Trung Phần thì có Cố Đô Huế với sông Hương núi Ngự cảnh xinh người lịch. Trong khi đó Nam Phần thì Sài Gòn là một trung tâm thương mại, nơi giao tiếp với Năm Châu bốn bể.

Nhưng tại sao Thượng Đế không chọn Bắc Phần hay Trung Phần mà chọn Nam Phần?

Không chọn nơi nào khác mà chọn Tây Ninh để xây dựng Tòa Thánh Tam Kỳ Phổ Độ?

Theo Đạo sử của bà Nữ Đầu Sư Hương Hiếu là một trong những người tiếp cận việc Cơ Bút ngay từ lúc ban đầu tại nhà của Bà. Khi Thượng Đế dạy chư vị Tiền Khai lo tạo dựng ngôi Đền Thánh thì quí vị đi tìm hết chỗ nầy đến chỗ khác cũng không đúng được Thiên Ý, cuối cùng Thượng Đế giáng cơ xác định:

"Chi chi cũng tại Tây Ninh đây mà thôi".

Sau đó quí vị Tiền Khai cũng chẳng tìm ra được nơi mong muốn của Ơn Trên. Đức Lý Đại Tiên Trưởng phải giáng cơ chỉ hướng cho quí vị đi tìm.

Tại sao Ơn Trên không chỉ định nơi chốn cho xong mà phải để cho quí ông vất vả tìm tới tìm lui mãi chi vậy?

Đến khi tìm được chỗ rồi, tối lại quí ông cầu cơ thảnh ý Thiêng Liêng. Đức Lý giáng dạy như sau: "... Lão khen Thái Thơ Thanh phải đó đa, tưởng chư hiền hữu không thấy nữa. Lão cắt nghĩa vì sao cuộc đất ấylà Thánh Địa, sâu hơn 300 thước như con sông, giữa trung tim đất giáp lại trúng ngay 6 nguồn làm như 6 con rồng đoanh nhau. Nguồn nước ấy trúng ngay đỉnh núi gọi là LỤC LONG PHÒ ẤN; ngay miếng đất đó đặng 3 đầu, một đầu ra giếng mạch Ao Hồ, hai đầu nữa bên cụm rừng bên kia...

Còn xin khẩn miếng đất rừng bên kia nữa mới trọn. Đất nay còn rẻ, miếng đất chung quanh Thánh Địa ngày sau hóa vàng. Chư Hiền Hữu biết lo lập ngày sau rất quí báu".

Kính thư quí đọc giả,

Bài viết nầy không phải là một tham luận về Tôn Giáo Cao Đài, cũng không phải tài liệu thuộc về Địa Phương Chí, mà nó chỉ là một món quà cho quí đọc giả trong lúc trà dư tửu hậu.

Thường nghe những nhà văn nhà thơ thường dùng câu "Làm kiếp con tầm phải trả nợ đường tơ".

Vì không phải là nhà văn hay nhà thơ nên phải nói "Làm kiếp nhện phải giăng màn bắt muỗi".

Để ghi lại vài địa danh của tỉnh Tây Ninh theo kiểu ráp vần như những câu hát câu hò của dân quê mộc mạc hay những câu hát ru em còn nhớ man máng, để cho không ít người đã từng cầm súng giữ gìn an ninh thôn xóm, đã vô tình hay cố ý vướng vào những kỷ niệm khó quên nơi các địa danh ấy. Thí dụ như bị thương của một lần đụng chuyện nơi nầy, nơi khác, hoặc giả đã để lại một nơi nào đó vài giọt máu rơi, hay mối tình vừa chớm nở lại vội chia tay cho đến nay qua bao nhiêu mùa lá rụng mà chưa một lần gặp lại, tuy cách nhau nủa vòng trái đất nhưng những kỷ niệm vẫn bám chặt nơi lòng, khi nghe ai nhắc đến địa danh ấy thì hình bóng năm xưa hiện về khiến cho tâm hồn xao xuyến!

 

Ai về Bàu Cóp, Bàu Năng,

Giăng câu, cấy lúa, ngắm trăng Chà Là.

 

Ngang qua Suối Đá, xóm Phan,

Nhớ lên núi Điện thắp nhang vái Bà.

 

Ai lên Bàu Cỏ, Cây Cầy,

Khuyên anh chịu đựng vì bầy con thơ.

 

Nhắn cô má lúm Đồng Ban,

Chờ anh học tập hãy khoan lấy chồng.

 

Ai lên miệt Suối Nước Trong,

Nhắn anh "Cải tạo" vợ mong ở nhà.

 

Katum, Suối Bắp, Suối Dây,

Lên vùng "Kinh tế " kéo cày thay trâu.

 

Ai đi Sa Mát, Thiện Ngôn,

Coi chừng "Pol Pot" chuyên môn "Cáp Duồn".

 

Ai qua Xóm Vịnh, Mỏ Công,

Ghé thăm Trại Bí, Trà Vông, Trại Dầu.

 

Tìm em Trảng Sụp, Tua Hai,

Lội qua Trà Cốt, Sa Nghe, Hai Sòng.

 

Ai về Trảng Lớn Thái Bình,

Xin cho nhắn gởi chút tình nhớ thương.

 

Tìm anh Xóm Ruộng, Bàu Heo,

Rẽ qua bên trái dọc theo Hố Bò.

 

Ai lên Bến Sỏi, Phước Tân,

Nhớ mua bột sắn dăm cân làm quà.

 

Anh qua Bến Kéo, Thanh Điền,

Bù Lu Chuối Nước nối liền Gò Chai.

 

Nhớ ai ở miệt Bến Cầu,

Ngũ Long ruộng lúa đứng đầu Tây Ninh.

 

Tiến nhau biên giới Gò Dầu,

Kẻ đi người ở ai sầu hơn ai?

 

Đi vòng Bến Mới, Trà Cao,

Quẹo lên Bà Quách thì vào đất Miên.

 

Thượng người Chưn Tốc, Sơ Rơ,

Quanh năm suốt tháng trông chờ Trời mưa.

 

Truông Dầu đổ xuống Rạch Tràm,

Rạch gần, Chùa Đất đến vàm Lộc Giang.

 

Ai Thăm xóm Đạo Tha La,

Địa danh quen thuộc đó là Cầu Quan.

 

Trở về đến quận Trảng Bàng,

Lúc sang Hậu Nghĩa lúc hàng Tây Ninh.

 

Ai về Suối Cụt Suối Sâu,

Hộ tôi nhắn gởi đôi câu ân tình.

 

Trở về An Tịnh, Bến Mương,

Lộc Hưng chỗ chứa của phường lái trâu.

 

Ghé thăm Phước Rạch Chùa Ông,

Vên Vên, Trà Võ, Bàu Còng, Bông trang.

 

Ai về thăm quận Khiêm Hanh,

Suối Bà Tươi với lũy tre xanh Bàu Đồn.

 

Thẳng lên Truông Mít, Bời Lời,

Qua lươn Dầu Tiếng dạo chơi giãi buồn.

 

Thương dân Đất Sét thê lương,

Khuyên lên Cầu Khởi lập vườn cao su.

 

NGÂM:

 

Tây Ninh Thánh Địa huyền cơ,

Thi nhau lập đức chần chờ uổng công.

Đạo Trời có có không không,

Ai mà hiểu thấu mới mong trở về.

 

DƯƠNG VĂN NGỪA

San Jose Mùa Thu Giáp Thân

TÂY NINH

NỖI NHỚ KHÔNG RỜI

 

DƯƠNG VĂN NGỪA

 

Tây Ninh có núi Điện Bà,

Có sông Vàm Cỏ, có Tòa Thánh Linh.

Ai ơi, đi chợ Long Hoa,

Người buôn kẻ bán thật thà dễ thương.

 

Tây Ninh là một tỉnh của nước Việt Nam nói chung, là một tỉnh ở về phía Tây của miền Nam nói riêng. Phía Bắc và Tây giáp Cao Miên, Nam giáp tỉnh Tân An (Long An), Đông giáp với hai tỉnh Bình Dương (Thủ Dầu Một) và Bình Long.

Khi quân Pháp đặt xong nền đô hộ toàn cõi miền Nam Việt Nam. Họ chia miền Nam ra làm 21 tỉnh. Người ta lấy chữ đầu của mỗi tỉnh ghép lại theo âm điệu cho dễ nhớ: GIA, CHÂU, HÀ, RẠCH, TRÀ, VĨNH, LONG, TÂN, SÓC, THỦ, TÂY, BIÊN, MỸ, BẾN, CHỢ, GÒ, CÀ, BÀ, CẦN BẠC, CẤP (Gia Định, Châu Đốc, Hà Tiên, Rạch Giá, Vĩnh Long, Long Xuyên, Tân An, Sóc Trăng, Thủ Dầu Một, Tây Ninh, Biên Hòa, Mỹ Tho, Bến Tre, Chợ Lớn, Gò Công, Cà Mau, Bà Rịa, Cần Thơ, Bạc Liêu, Cape Saint Jacque).

Thời gian trôi qua hơn một thế kỷ, biết bao vật đổi sao dời, tên các tỉnh ngày xưa hầu như thay đổi gần hết, có những tỉnh mất luôn tên. Nhưng đặc biệt có 3 tỉnh không hề đổi đó là: Bà Rịa, Bến Tre và Tây Ninh.

Đặc biệt: Thứ Nhất là 3 tỉnh hợp lại thành một tam giác cân, đáy là Bà Rịa-Bến Tre ở phía Nam, đỉnh tam giác là Tây Ninh ở phía Bắc. Thứ hai: Thủ đô miền Nam (Sài Gòn) là trọng tâm của Tam giác ấy đồng thời là tâm điểm của vòng tròn ngoại tiếp của Tam giác mà đường bán kính tương đương 100 cây số ngàn. (Nếu ai làm ngành trắc địa có thể tính xem Tam giác ấy có phải là Đều không?)

Nhớ một hồi nhỏ, chúng tôi rất thích xem Sơn Đông Mãi Võ bán thuốc. Một trong những màn biểu diễn của họ là dùng một tam giác Cân hay Đều, cạnh đáy đặt một ly nước đầy, sau đó diễn giả cầm một cây que dài chừng 3 tấc xỏ phía trong nơi đỉnh tam giác rồi nhấc hình tam giác cùng ly nước lên đưa ra trước mặt khán giả, xong diễn giả bắt đầu rung động cây que theo hình tròn, đáy tam giác và ly nước xoay quanh đỉnh tam giác mà nước trong ly không đổ ra ngoài và cái ly không rớt (nhờ sức ly tâm). Diễn giả quay hình tam giác có ly nước theo nhiều vị thế khác nhau, có khi chúc đầu que xuống dưới mà tam giác và ly nước không rớt, làm cho chúng tôi bái phục quá chừng, vỗ tay tán thưởng không dứt. Khi về nhà bắt chước thì nước đổ, ly rớt bể tùm lum nhà cửa, kết quả thế nào chắc chắn quí vị cũng thừa biết rồi. (Vì quay không đều nên không tạo ra được sức ly tâm)

Trong Đạo Học Đông Phương, theo thuyết Tam Tài: Ba cạnh tam giác tượng trưng cho tam tài là THIÊN, ĐỊA, NHÂN.

Phật giáo: Phật, Pháp, Tăng

Tiên giáo: Tinh, Khí, Thần

Nho giáo: Tam Cang (Quân thần, Phụ tử, Phu thê)

Ai đã từng viếng thăm Tòa Thánh Tây Ninh chắc có để ý đến các khung cửa sổ chung quanh Đền Thánh. Giữa mỗi khung cửa sổ có hình Tam giác và một Thiên Nhãn chính giữa được giữ bằng 16 tia sáng, phần trên có 9 tia, phía dưới có 7 tia. Ý nghĩa: Trời (Thượng Đế) ngự nơi trung tâm Vũ trụ là Đấng hóa dục muôn loài, con mắt huyền diệu của Ngài thấu suốt Càn Khôn Thế Giới, không có gì che khuất được mắt Ngài. (Thiên võng khôi khơi sơ nhi bất lậu) (Chín tia sáng phía trên tượng trưng cho hàng Cửu Thiên Khai Hóa, tức là các Đấng trọn lành; Bảy tia dưới tượng trưng cho Thất Tình có nghĩa là ai còn bị thất tình (Hỷ, Nộ, Ái, Ô, Ai, Lạc, Dục) chi phối thì phải chịu luân hồi theo luật Nhân Quả, đó là luật công bình tuyệt đối của Đấng Tạo Hóa).

Nghĩa là khi con người mang xác làm phàm tức là mang cái gông thất tình không ai tránh khỏi. Dù cho một Chơn Linh cao trọng đến đâu đi nữa cũng không ra ngoài qui luật được. Cho nên có thể nói rằng Thân xác chính là hiện thân của thất tình vậy.

Đấng Thượng Đế khi sanh ra Tam Giáo (tượng trưng bằng 3 cạnh của hình tam giác) để điều hòa Càn Khôn vạn vật theo chiều hướng tiến hóa. Những giai đoạn đầu Ngài cho các Đấng giáng trần bằng cách đầu thai làm người như tất cả mọi người thực hiện đường lối tu hành để thoát khỏi sự chi phối của thất tình mà trở về hàng Cửu Thiên Khai Hóa ở cõi Thượng Thiên. Nhưng vì ái lực của thất tình quá mạnh làm cho con người không thể thoát khỏi ma lực của thất tình đành phải chịu trôi lăn trên con đường luân hồi nhân quả nơi chốn trần ai khốn khổ nầy. Nay đã hết thời kỳ Hạ Nguơn Tam chuyển chuẩn bị bước qua thời kỷ Thượng Ngươn Tứ chuyển mà nhân loại vẫn còn bị ma lực của thất tình vày xéo phủ phàng. Cho nên Ngài phải đích thân dùng huyền diệu Tiên gia giáng cơ mở mối Đạo trời qui nguyên Tam giáo, hợp nhứt Ngũ chi thành MỘT gọi là ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ mà nơi Ngài ngự là TÒA THÁNH TÂY NINH.

Theo Thiên Cơ, trong thời kỳ Hạ Ngươn mạt kiếp Thượng Đế khai mở Tam Kỳ Phổ Độ để cứu vớt nhân loại chớ không riêng cho một dân tộc nào.

Tại sao Thượng Đế chọn dân tộc Việt Nam mà không chọn một dân tộc nào khác?

Nước Việt Nam lúc ấy chia làm 3 phần: Bắc Phần thì có Thủ Đô Thăng Long ngàn năm văn vật; Trung Phần thì có Cố Đô Huế với sông Hương núi Ngự cảnh xinh người lịch. Trong khi đó Nam Phần thì Sài Gòn là một trung tâm thương mại, nơi giao tiếp với Năm Châu bốn bể.

Nhưng tại sao Thượng Đế không chọn Bắc Phần hay Trung Phần mà chọn Nam Phần?

Không chọn nơi nào khác mà chọn Tây Ninh để xây dựng Tòa Thánh Tam Kỳ Phổ Độ?

Theo Đạo sử của bà Nữ Đầu Sư Hương Hiếu là một trong những người tiếp cận việc Cơ Bút ngay từ lúc ban đầu tại nhà của Bà. Khi Thượng Đế dạy chư vị Tiền Khai lo tạo dựng ngôi Đền Thánh thì quí vị đi tìm hết chỗ nầy đến chỗ khác cũng không đúng được Thiên Ý, cuối cùng Thượng Đế giáng cơ xác định:

"Chi chi cũng tại Tây Ninh đây mà thôi".

Sau đó quí vị Tiền Khai cũng chẳng tìm ra được nơi mong muốn của Ơn Trên. Đức Lý Đại Tiên Trưởng phải giáng cơ chỉ hướng cho quí vị đi tìm.

Tại sao Ơn Trên không chỉ định nơi chốn cho xong mà phải để cho quí ông vất vả tìm tới tìm lui mãi chi vậy?

Đến khi tìm được chỗ rồi, tối lại quí ông cầu cơ thảnh ý Thiêng Liêng. Đức Lý giáng dạy như sau: "... Lão khen Thái Thơ Thanh phải đó đa, tưởng chư hiền hữu không thấy nữa. Lão cắt nghĩa vì sao cuộc đất ấylà Thánh Địa, sâu hơn 300 thước như con sông, giữa trung tim đất giáp lại trúng ngay 6 nguồn làm như 6 con rồng đoanh nhau. Nguồn nước ấy trúng ngay đỉnh núi gọi là LỤC LONG PHÒ ẤN; ngay miếng đất đó đặng 3 đầu, một đầu ra giếng mạch Ao Hồ, hai đầu nữa bên cụm rừng bên kia...

Còn xin khẩn miếng đất rừng bên kia nữa mới trọn. Đất nay còn rẻ, miếng đất chung quanh Thánh Địa ngày sau hóa vàng. Chư Hiền Hữu biết lo lập ngày sau rất quí báu".

Kính thư quí đọc giả,

Bài viết nầy không phải là một tham luận về Tôn Giáo Cao Đài, cũng không phải tài liệu thuộc về Địa Phương Chí, mà nó chỉ là một món quà cho quí đọc giả trong lúc trà dư tửu hậu.

Thường nghe những nhà văn nhà thơ thường dùng câu "Làm kiếp con tầm phải trả nợ đường tơ".

Vì không phải là nhà văn hay nhà thơ nên phải nói "Làm kiếp nhện phải giăng màn bắt muỗi".

Để ghi lại vài địa danh của tỉnh Tây Ninh theo kiểu ráp vần như những câu hát câu hò của dân quê mộc mạc hay những câu hát ru em còn nhớ man máng, để cho không ít người đã từng cầm súng giữ gìn an ninh thôn xóm, đã vô tình hay cố ý vướng vào những kỷ niệm khó quên nơi các địa danh ấy. Thí dụ như bị thương của một lần đụng chuyện nơi nầy, nơi khác, hoặc giả đã để lại một nơi nào đó vài giọt máu rơi, hay mối tình vừa chớm nở lại vội chia tay cho đến nay qua bao nhiêu mùa lá rụng mà chưa một lần gặp lại, tuy cách nhau nủa vòng trái đất nhưng những kỷ niệm vẫn bám chặt nơi lòng, khi nghe ai nhắc đến địa danh ấy thì hình bóng năm xưa hiện về khiến cho tâm hồn xao xuyến!

 

Ai về Bàu Cóp, Bàu Năng,

Giăng câu, cấy lúa, ngắm trăng Chà Là.

 

Ngang qua Suối Đá, xóm Phan,

Nhớ lên núi Điện thắp nhang vái Bà.

 

Ai lên Bàu Cỏ, Cây Cầy,

Khuyên anh chịu đựng vì bầy con thơ.

 

Nhắn cô má lúm Đồng Ban,

Chờ anh học tập hãy khoan lấy chồng.

 

Ai lên miệt Suối Nước Trong,

Nhắn anh "Cải tạo" vợ mong ở nhà.

 

Katum, Suối Bắp, Suối Dây,

Lên vùng "Kinh tế " kéo cày thay trâu.

 

Ai đi Sa Mát, Thiện Ngôn,

Coi chừng "Pol Pot" chuyên môn "Cáp Duồn".

 

Ai qua Xóm Vịnh, Mỏ Công,

Ghé thăm Trại Bí, Trà Vông, Trại Dầu.

 

Tìm em Trảng Sụp, Tua Hai,

Lội qua Trà Cốt, Sa Nghe, Hai Sòng.

 

Ai về Trảng Lớn Thái Bình,

Xin cho nhắn gởi chút tình nhớ thương.

 

Tìm anh Xóm Ruộng, Bàu Heo,

Rẽ qua bên trái dọc theo Hố Bò.

 

Ai lên Bến Sỏi, Phước Tân,

Nhớ mua bột sắn dăm cân làm quà.

 

Anh qua Bến Kéo, Thanh Điền,

Bù Lu Chuối Nước nối liền Gò Chai.

 

Nhớ ai ở miệt Bến Cầu,

Ngũ Long ruộng lúa đứng đầu Tây Ninh.

 

Tiến nhau biên giới Gò Dầu,

Kẻ đi người ở ai sầu hơn ai?

 

Đi vòng Bến Mới, Trà Cao,

Quẹo lên Bà Quách thì vào đất Miên.

 

Thượng người Chưn Tốc, Sơ Rơ,

Quanh năm suốt tháng trông chờ Trời mưa.

 

Truông Dầu đổ xuống Rạch Tràm,

Rạch gần, Chùa Đất đến vàm Lộc Giang.

 

Ai Thăm xóm Đạo Tha La,

Địa danh quen thuộc đó là Cầu Quan.

 

Trở về đến quận Trảng Bàng,

Lúc sang Hậu Nghĩa lúc hàng Tây Ninh.

 

Ai về Suối Cụt Suối Sâu,

Hộ tôi nhắn gởi đôi câu ân tình.

 

Trở về An Tịnh, Bến Mương,

Lộc Hưng chỗ chứa của phường lái trâu.

 

Ghé thăm Phước Rạch Chùa Ông,

Vên Vên, Trà Võ, Bàu Còng, Bông trang.

 

Ai về thăm quận Khiêm Hanh,

Suối Bà Tươi với lũy tre xanh Bàu Đồn.

 

Thẳng lên Truông Mít, Bời Lời,

Qua lươn Dầu Tiếng dạo chơi giãi buồn.

 

Thương dân Đất Sét thê lương,

Khuyên lên Cầu Khởi lập vườn cao su.

 

NGÂM:

 

Tây Ninh Thánh Địa huyền cơ,

Thi nhau lập đức chần chờ uổng công.

Đạo Trời có có không không,

Ai mà hiểu thấu mới mong trở về.

 

DƯƠNG VĂN NGỪA

San Jose Mùa Thu Giáp Thân