Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

SƠN TÂY

NÚI TẢN SÔNG ĐÀ

 

THU HOÀI NGUYỄN

 

 

Tôi yêu Sơn Tây không phải chỉ riêng yêu qua những nét thơ của nhà thơ Quang Dũng. Tôi nhớ Sơn Tây không phải chỉ riêng nhớ đến những bài thơ bất hủ của Thi sĩ Tản Đà mà tôi yêu Sơn Tây bằng một mối tình ngọt ngào, một bức tranh thủy mặc đầy hương vị quê hương. Yêu những trái sim tím mịn màng lông tơ trong ánh nắng ban mai, yêu những áng mây chiều rong chơi qua từng dòng sông, con suối, bay bổng qua những núi đồi nối tiếp trải dài.

Tình yêu Sơn Tây của tôi thật đơn sơ và lắng sâu như tiếng ru ngân của mẹ hiền sờn đôi vai áo...kĩu kịt trên vai, đong đưa gánh đặng:

 

Gió Đông thổi lạnh đôi vai

Thương con đâu quản mưa mai nắng chiều

 

Một thoáng với Sơn Tây cảm xúc tôi dâng trào như đang nằm trong chiếc nôi của mẹ đong đưa...

Nhìn những viên gạch (đá ong) lởm chởm của thành Sơn Tây từ bao thế hệ như cuộc đời trôi qua ghi đậm dấu vết thời gian. Đường đi vào tỉnh: Chốt Thượng bên đây, chốt Hạ bên kia, những cột đá vẫn rêu phong đậm nét. Đường lên Mía bao xa, qua Việt Trì mấy dặm? Phía Nam của Tỉnh là địa danh quân sự đầu tiên của miền Bắc: Trường "Tông", nơi huấn luyện Pháo binh của thực dân Pháp dưới thời kỳ quê hương bị đô hộ, vẳng như còn đâu đây mùi thuốc súng tỏa ra từ nòng đại bác và những dấu chân hằn xuống của những gót giày đinh dẫm nát quê hương, xói mòn đất mẹ.

Sơn Tây là cánh cửa phía Tây của Hà Nội, là địa đầu của những cuộc khởi nghĩa chống trả với quân thù xâm lược. Sơn Tây đường lên mạn ngược:"đi dễ khó về", nước độc rừng thiêng, hun hút sương rừng gió núi. Sơn Tây như "chuôi" của chiếc quạt khổng lồ xòe ra che đậy vùng bình nguyên, như chiếc nút thắt của cửa ải địa đầu một vùng đất lợi hại đối với quân thù phía Bắc và là cái cổ họng nguy hiểm của quân xâm lấn khi lọt vào vùng đất Thăng Long.

...Núi Ba Vì hùng vĩ, giòng Đà Giang thơ mộng. Sơn Tây vừa hùng tráng lại vừa mộng mơ. Phía Tây Nam với những đồi sim cao thấp, những khu rừng huyền bí giáp với Hòa Bình. Hoa Sim cánh tím hoa vàng vào chiều tuyết sim lóng lánh như trời thu đeo nắng, trái tim chín ngọn lịm như đôi môi của núi rừng. Yếm tím bao xanh chiếc khăn mỏ quạ thắt cù, áo tứ thân tung bay trước gió, lên đồi xuống núi làm rừng xanh mênh mông thêm, hoang dại thêm và tâm hồn nghe bâng khuâng chìm đắm vào những năm tháng xa xưa...

Núi Tản Viên cao ngất mây phủ quanh năm. Ai đã leo đến đỉnh núi để xem Đế Thích đánh cờ với Chúa Núi? Giòng Đà Giang trước mặt mộng mơ.

Sơn Tây vừa là những vần thơ cho thi nhân gợi cảm vừa là khu chiến lược lợi hại, luôn luôn ngạo nghễ thách đố với quân thù và vẫn dịu dàng xa xăm trong thi ca ngân vang.

Trở lại trung tâm Sơn Tây. Phủ Quốc Oai xưa kia nơi ông Cao Bá Quát làm quấn đạo với những câu thơ nổi loạn tâm hồn đã đi vào lịch sử văn học xa hơn nữa vào núi Hoàng Xá để nhìn nhũ động xem tượng đá nảy mầm?

Du khách trở về núi Sài Sơn cao đẹp, hai sườn núi vươn mình lên như đôi cánh Phượng hoàng nằm giữa bình nguyên chung quanh là lúa xanh trải sông mênh mông...đến đồng Bương Cấn.

Thầy Từ Đạo Hạnh đắc đạo nơi đây nên được mang tên là núi chùa Thầy. Núi bậc thấp bậc cao qua từng vách đá quanh co nhiều đường nhiều ngã vòng lượn để lên được nơi cao nhất, nơi có bàn thạch, nơi quần Tiên hội họp? hoặc nghỉ chân ở giữa núi để vào hang Thánh Hóa nhìn những bước chân như còn hằn trên động vách phủ dấu rêu phong?

Chùa cả rộng lớn từ dưới đất, mặt phẳng trải dài theo đường dốc núi qua từng tháp chùa nhỏ lên tới đỉnh...mây!

Vào ngày hội khách thập phương đi hội núi, những cặp đôi cặp ba nắm tay, tay kéo tay qua từng bậc đá "áo chàng ướt đẫm tuổi hoa, má nàng đỏ hồng nắng lụa".

 

Dù ai buôn bán gần xa

Nhớ ngày mùng bảy tháng ba thì về

 

Câu thơ được truyền tụng như một lời nhắn gọi về với Thầy với núi với khói hương nghi ngút với lúa vàng mênh mông.

Qua núi chùa Thầy, rẽ cánh đồng Ngô (bắp), hoa bắp cao hơn đầu người đến làng Phùng Xá (làng Bùng) nơi sinh của Trạng Bùng - Phùng Khắc Khoan. Từng thế kỷ trôi qua ngôi mộ danh nhân không mờ kỷ niệm. Ngài đã từng đi Sứ qua Tàu và thu lượm từng hạt bông qua những đôi mắt khắt khe của dân bản xứ, để quê hương biết nghề trồng bông dệt vải, vá lành đôi vai áo để những tà áo tung bay trong những chiều nắng đẹp hôm nay.

Cạnh làng Bùng là một địa danh có tên khó đọc nhưng cũng khó quên: Làng Nủa (Hữu Bằng) còn gọi là Nủa chợ. Từ lâu đời Nủa là trung tâm Văn hóa và Công nghiệp của Sơn Tây cụ Nghè Bân (tiến sĩ Nguyễn Tướng Công) đã sinh ra ở đấy và nhiều giòng họ làm quan đời hậu Nguyễn.

Nủa Hữu Bằng đất chật người đông phiên chợ làng ngày ba ngày bảy, với nghề dệt vải nhuộm màu.

Vào làng công nghiệp này nghe tiếng máy dệt vải đều đặn như tiếng thời gian bây giờ lại thêm nghề làm mộc. Người trai làng bắp tay sắt thép vai trần nhuễ nhoại đang xẻ gỗ làm tủ làm giường...cung cấp cho cả miền Bắc. Đến nơi đây du khách còn gặp một ngôi đình làng lớn nhất Sơn Tây, vòng tay chưa ôm kín cột. Mái đình soi bóng ao sen như tấm lụa xanh, xanh biếc mây trời.

Rời Nủa Hữu Bàng, bánh xe lăn trên con đường đất qua những ngọn đồi thấp cao đến thăm một địa danh: chùa Tây Phương tọa lạc trên một ngọn đồi trên 300 bậc, từng bậc leo lên cây đan lối nhô, gió thoảng hương trầm, vào chùa như lạc vào một thế giới huyền thoại tưởng như các vị Phật sống đang ngồi thiền hoặc đang sinh hoạt trầm lắng, xác thân ngồi đó mà tâm hồn ở cõi hư không.

Những nét điêu khắc tinh hoa nghệ thuật của cổ nhân vượt trội ngoài sức tưởng tượng của thời đại bây giờ. Chùa Tây Phương quả là một di tích văn hóa của cả nước.

Trời đã vào chiều, dừng chân bên quán lá, hai cốc nước chè (trà) xanh mấy cục kẹo vừng, bánh dầy lót dạ. Bà chủ quán ngắm nhìn chúng tôi ngỡ tôi say nắng? Thực ra tôi đang say nước chè xanh, say quê hương xinh đẹp...

Chiếc Honda lăn bánh qua mương qua chèo, qua cầu Phùng trở về Hà Nội. Đi trên đê cao lộng gió người bạn gái ngồi sau xe tóc nàng bay bay lên. Tôi nhìn làn mây đang lang thang về chân trời. Câu thơ của Thi sĩ Tản Đà như ngân nhẹ trong tôi:

 

Nước non nặng một lời thề

Nước đi đi mãi không về cùng non.

Người bạn đi cùng tôi là một nữ sĩ có lẽ cũng đang có cảm nghĩ như tôi về nhà thơ Tản Đà và nàng Tô Thị, nàng Tô Thị xưa ở phố hàng Bông yêu nhà thơ núi Tản, có lẽ vì ông hỏng khoa thi nàng lặng lẽ bỏ ra đi? Thi sĩ trở về vẫn với nét thơ chung thủy:

 

Giấc mộng mười năm đã tỉnh rồi

Tỉnh rồi lại muốn mộng mà chơi

Nghĩ đời lắm lúc không bằng mộng

Tiếc mộng bao nhiêu lại chán đời

Có lúc canh gà ba cốc rượu

Vài khi cánh điệp bốn phương trời

Tưởng yêu được mãi người trong mộng

Mộng cũ mê dường biết hỏi ai?

Tản Đà

 

Tôi ngâm nhẹ bài thơ quen thuộc:

 

Đôi mắt người Sơn Tây

U uẩn chiều lưu lạc

Buồn viễn xứ khôn khuây

Cho nhẹ lòng nhớ thương

Em mơ cùng ta nhé

Bóng ngày mai quê hương

Đường hoa khô ráo lệ

...

Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn

Về núi Sài Sơn ngâm lúa vàng

 

Cái buồn "Đôi mắt người Sơn Tây" trong thơ Quang Dũng như xoáy mạnh trong tôi, như sắp giã từ...qua vòng tay xiết mạnh của người bạn, sóng lúa vàng trải nhẹ lướt nhanh, lướt nhanh tôi không còn biết nữa!...

Một ngày với Sơn Tây, tạm biệt người bạn, tôi nói với nàng:

Ước mong ngày trở lại...xin được tặng nàng một trái sim rừng đầy ân tình nồng thắm như ngày xưa.