Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

 

SÓC TRĂNG QUÊ TÔI     

 

MỸ HOA

 

 

Vào những ngày cuối năm, những chiếc xe lôi càng tấp nập, ngay khi mặt trời chưa tỏa sáng trên những trục lộ đổ về tỉnh Sóc Trăng, để cho người ta những hình ảnh đẹp khó quên. Đó là những ngọn đèn leo lét của xe lôi, kèm theo tiếng máy nổ dòn, đánh thức sự vắng lặng của buổi sáng còn tinh vẹn, và đánh thức vạn vật còn đang yên giấc. Những chiếc xe lôi tựa như những bóng ma chập choạng từ cõi âm ty hiện về trần gian, để tiếp tục những ngày vui chơi trong dịp Tết. Giữa sự lặng lẽ pha trộn với sự vội vàng khi người ta chất lên xe những gánh gồng, những chuồng chứa gà vịt, những thúng hoa trái, trong một vị trí rất nhỏ, trên một cỗ xe mong manh và nặng nề. Những người hành khách đầu quấn khăn, chân đi dép, tất cả chìm trong sự suy tư, tất cả như còn muốn kéo dài thêm giấc ngủ.

Trên sông lạch đủ mọi thứ ghe lớn nhỏ, treo những chiếc đèn khí đá hay những chiếc đèn chai lắc lư trong gió. Hàng hóa chất ngổn ngang - còn những chiếc ghe ba mảnh đơn độc một hoa tiêu vừa lái, vừa chèo như một kỵ mã vô danh, cũng đang xuôi dòng về tỉnh. Thật vậy, đường nào rồi cũng về La Mã. Người bản xứ Sóc Trăng đã quen từng con nước lên xuống, và quen từng khúc quanh nguy hiểm trên những trục lộ trải đất.  Tỉnh Sóc Trăng là như thế đấy, có những thi sĩ đã viết :

 

Bao giờ bến trở về sông

Đến đây gởi lại tâm hồn nhớ nhau.

 

Người ra đi mấy chục năm, những hình ảnh kỳ thú đó nào đã phôi phai. Cứ mỗi lần Xuân về trên đất khách, cái vô tình của hơi lạnh như nhắc nhở lại một niềm thương mến xa xôi ở đây thành phố có những dáng núi xa xa, đôi khi người lữ hành thèm khát một vài chiếc xe lôi về đêm, để mường tượng lại dáng núi kia là những đồng lúa đã đập còn chất đống trên ruộng, hay những đồng lúa chưa đập chất lên một cách vội vàng.

Đấy là hình ảnh quen thuộc kỳ vĩ của Sóc Trăng thân yêu.  Vào những ngày đẹp trời, bạn có thể đi từ tỉnh Sóc Trăng qua quốc lộ xuôi về Bạc Liêu, lúc ấy bạn sẽ nhận thấy sự vĩ đại của Sóc Trăng. Từ quốc lộ này bạn nhìn đến tận đường chân trời, một màu vàng óng mướt, tựa như muôn tấm lụa trải giữa trời đất bao la, hòa trong bầu không khí thơm ngát của lúa, của cây cỏ, thì bạn sẽ hiểu ý nghĩa Sóc Trăng, ý nghĩa của những hẹp hòi nhỏ nhoi không chỗ đứng, nhường lại cho những cảm hứng cực kỳ vĩ đại hầu chen vào giữa những tấm lụa là đó, tự nhiên trí óc của bạn phải đặt câu hỏi, màu xanh kỳ quái ấy là cái gì nhỉ?

Đó có phải là ảo ảnh như trong những vùng sa mạc không? Thưa bạn, đây đâu phải là sa mạc. Nếu bạn chấp nhận đó là ảo ảnh thì mọi người cũng đồng ý với sự suy nghĩ của bạn, và nếu đã cho là ảo ảnh thì sự kiện đó không có thật, nhưng trong thực tế, những chấm xanh kia nhất định không phải ảo ảnh. Bạn hãy chờ một chút để kiếm một người dân bản xứ, họ sẽ cắt nghĩa cho bạn về cái màu xanh quái gở kia. Câu đầu tiên người ta sẽ hỏi bạn, nếu bây giờ bạn khát nước thì bạn cứ tự nhiên đi đến đó để giải khát. Lời nói của người bản xứ rất chân thành, lịch lãm và hoan nghênh bạn. Như vậy, trong một khoảnh khắc ngắn ngủi, bạn cũng hiểu người dân Sóc Trăng hiếu khách, lễ độ đến chừng nào, cho dù bất cứ một nền văn hóa, tập tục, nghi lễ nào của các nền văn minh cao nhất cũng chỉ đến thế thôi. Ngay khi bạn bước chân đến những điểm xanh đó, bạn sẽ ngỡ ngàng, vì đó là những ruộng dưa hấu, mà những trái dưa màu xanh lăn lóc khắp nơi, đang chờ đợi người ta cắt để chở ra cho kịp chợ Tết. Người dân Sóc Trăng kiêu hãnh về dưa hấu, một nông phẩm rất nổi tiếng, mà đôi khi có những anh chàng ngoại lai dám chọc ghẹo các cô bán dưa hấu bằng những câu hát tán tỉnh:

 

Hỡi cô con gái Sóc Trăng,

Tết về xin tặng dưa vàng Đại Tâm.

 

Nếu bạn chưa được thưởng thức món dưa hấu Đại Tâm thì bạn chưa thể hiểu về Sóc Trăng. Bởi vì dưa hấu Đại Tâm là một thổ sản lâu đời, từ nguồn gốc, hạt giống, kỹ thuật trồng cấy vun xới, bao gồm cả một nghệ thuật, trường phái, bí mật mà hình thành. Bạn hãy tự nguyện sẽ có một ngày đẹp trời nào đó, bạn sẽ nói với chúng tôi là dưa vàng Đại Tâm chính là hạt giống đời vua Hùng Vương thứ mười mấy, khi đem những thổ sản từ hoang đảo trở về đất liền, lúc con tàu của Ngài dừng lại tại Sóc Trăng là trạm đầu tiên, bởi những cảm xúc khi nhìn lại quê hương, nên Ngài đã trao tặng những hạt giống dưa hấu này lại cho dân bản xứ vùng Đại Tâm.

Nếu từ Sóc Trăng bạn đi về Cần Thơ, Đại Ngãi, Long Phú, bạn sẽ thấy giữa đồng ruộng mênh mông, có một vài đám người ca hát vui vẻ. Bạn cũng đừng bỡ ngỡ, bởi vì đời sống dân Sóc Trăng là một đời sống nặng về xã hội, ý thức rõ ràng về liên đới, tập thể hòa đồng, nhân ái, nơi mỗi cá nhân, nơi mỗi gia đình. Bạn hãy đến quan sát xem đám người ấy đang làm gì ? Bạn không thấy họ đang tát đìa, tát ruộng bắt cá để sửa soạn cho những ngày Tết sao? Sau những ngày gặt lúa vội vàng, sau những đêm đập lúa, phơi lúa, một phần đem đến nhà máy, một phần đem bán, một phần đổ vào những kho lẫm dùng cả năm. Đây là những giây phút được hướng sự phú quý người ta nghĩ đến những buổi ăn nhậu, tuy không có tính cách linh đình, nhưng vẫn chan chứa màu sắc quê hương.

Trong những món sơn hào hải vị, người ta cũng không thiếu những món cá trong những sông hồ, đồng ruộng, con đìa, đều là những đồ dự trữ vĩ đại, khi cần người ta huy động một lực lượng thôn xóm thì chiến lợi phẩm ấy sẽ dư dật trong những ngày Tết.

Quê hương Sóc Trăng giàu có, thịnh vượng như vậy đó. Bạn hãy nhìn tận mắt đi, những con cá lóc vàng ngấy, những con lươn quằn quại màu đồng, nếu bạn thích bạn cứ xin vài con về nướng trụi ăn chơi, người ta sẽ vui vẻ chọn cho bạn những con cá tốt nhất. 

Hòa bình đã ngự tri trong tâm hồn mỗi người, bởi lẽ mọi người đã sẵn sàng đứng trong tư thế công bằng và tôn trọng lẫn nhau, từ bao nhiêu thế kỷ, càng chứng tỏ Sóc Trăng đã có một nền văn minh nông nghiệp trước văn minh cơ giới, giàu nghèo xem như không có ranh giới. Tỉnh Sóc Trăng không kể đến lúa gạo vô vàn, không kể đến tôm cá, trái cây, rau đậu, tất cả không bao giờ thiếu. Người ta thấy các nhà máy xay lúa vần vũ ngày đêm, còn nói chi đến những xưởng biến chế rượu mạnh từ đời thuộc đia, tự nó đã tạo thành một khung cảnh đặc thù giữa nông nghiệp, ngư nghiệp, công nghệ là một nét ưu tú, siêu việt của miền Hậu Giang trù phú.

Từ một thể chất hài hòa, từ một nội tâm cao quý, tình đất đã vun xới tình người, hay tình người đã trải dài trên mảnh đất màu mỡ, tựa như bóng với hình khăng khít bên nhau đi vào dòng lịch sử éo le của dân tộc, bởi phong kiến, bởi thực dân, bởi cộng sản đã tàn hủy sức mạnh của Sóc Trăng về phương diện thể chất, nhưng tinh thần người Sóc Trăng vẫn vươn cao, bền vững, kiên cường.

Người ta có thể đánh giá được qua Hiệp Hội Ái Hữu Tương Tế Sóc Trăng. Từ khi ngọn cờ này được dựng lên, người Sóc Trăng hải ngoại đã liên kết thành một khối duy nhất, cùng một dòng tư tưởng thiết tha, độc nhất hướng về quê hương trong một tinh thần đồng điệu, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, tựa như một dòng sông đổ nước vào muôn nhánh. Cả một vùng đất hứa mênh mông ấy, người ta không thể quên vốn liếng văn hóa được đúc kết trong nếp sống Sóc Trăng. Chính nơi đây đã vang vọng những bản tình ca trôi trên sóng nước, trên vườn tược, trên những cánh đồng, chan chứa tính chất thi ca, triết lý, văn chương lãng mạn và cách mạng. Hãy nhìn vào thời điểm này, Sóc Trăng còn có nghệ sĩ như Hữu Phước, như Vương Hồng Sến - nhà khảo cổ đã viết rất nhiều sách... thì ai dám bảo Sóc Trăng không phải là những hình ảnh được liệt kê trên những mặt trống đồng cổ xưa. Ngoài ra Sóc Trăng còn có những nhân vật mà người ta đã ca tụng trên thương trường.  Ông Toàn Cao Phan, ông Quách Nhất Danh, ông Lý Kim Vân, ông Tào Quang Vinh, ông Trần Dũ, ông Tony Quách... là những nhà kinh doanh có tính cách liên kết với nhau, tạo thành sức mạnh kinh tế và tài chánh hiếm có tại Hoa Kỳ.

Sóc Trăng là giao điểm của ba nền văn hóa lớn Trung Quốc, Cao Miên, Việt Nam, nhưng sự kết tụ về tôn giáo thì

 

xem ra hòa đồng giữa Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo. Chính nhờ những nền tảng giáo lý căn bản mà sự đấu tranh giữa hai giai cấp chủ và thợ hầu như không bao giờ đặt ra. Nhất là về cuối năm, giữa chủ và thợ sổ sách đều được tính toán phân minh, lỗ lãi cũng sòng phẳng. Do đó, du khách đến Sóc Trăng rất khó khăn mới kiếm ra được một người ăn mày; những vụ tranh tụng có tính cách pháp lý cũng rất hiếm xảy ra. Người ta có những câu nói kính trọng “Sóc Trăng là quê hương của Đức Phật”. Nếu đã gọi là quê hương của Đức Phật thì các tín đồ của Ngài có những phẩm chất cao mà ít có nơi sánh bằng. Nếu bạn đến Sóc Trăng vào những ngày Tết, bạn sẽ ngạc nhiên vì các chùa chiềng rất trang nghiêm, những vị tu sĩ hành đạo với một tâm hồn bao dung cao cả mà chiếc áo cà sa của các ngài cũng huy hoàng như nét đẹp uy nghi của Đức Phật khi bước chân vào đường từ bi.

Để nói hết về Sóc Trăng cần phải có một bộ sách rất lớn, cần đến sự soạn thảo của các bậc uyên bác. Người viết bài này chỉ chấm phá vài nét trong bức tranh vĩ đại của quê hương. Quê hương Sóc Trăng có thể ví như một bức tranh toàn bích, mà mỗi người dân Sóc Trăng tượng trưng cho mỗi màu sắc, nhân vật, phong cảnh, làm sao cho bức tranh vĩ đại ấy sẽ mãi mãi huy hoàng của những năm mới đến và của thế kỷ mới.