Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

QUÊ TÔI, ĐẸP HƠN CẢ

 

NGUYỄN HỮU ĐỨC

 

 

 

Thật vậy, chim có tổ, người có tông. Người Việt Nam yêu quê cha đất tổ, mến làng mạc hơn ai hết, dầu cho khi lớn lên lập nghiệp nơi xứ khác nhưng ai cũng ôm ấp giấc mộng: trở về cố hương với manh áo gấm.

Trong khi ấy, nếu có ai thuật chuyện quê nhà, nếu gặp người đồng hương, chúng ta vui sướng lên, như người khát nước được uống dòng nước mưa, nước suối vừa trong veo, vừa tinh khiết.

 

Ta về ta tắm ao ta

Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn

 

Bến Tre, quê hương chúng tôi nổi danh là xứ dừa, là xứ phù sa, và là châu ngọc miền Nam, nổi danh nhứt do vị trí lưu vực sông Cửu Long, riêng tỉnh Bến Tre đã chiếm trọn bốn cửa của Cửu Long huyền bí, và cũng là vị trí của ba cù lao lớn Tam Châu, quả là nơi kết tinh của tổ quốc, nhờ ảnh hưởng địa lý mà tỉnh Bến Tre trổ sanh nhiều nhân kiệt. Đồng bào trong tỉnh đều lấy làm hãnh diện về nguồn gốc, về mảnh đất phù sa trên đây. Mảnh đất ấy khi xưa đã từng là nơi đẫm máu của ông cha đã gầy dựng nên.

Ngoài dừa ra, tỉnh Bến Tre đất đồng ruộng cò bay thẳng cánh, một phần của vựa lúa miền Nam. Nói đến Bến Tre, người ta liên tưởng đến những người dân thuần hậu, hiền lành chất phác, nhưng cương quyết không đòi hỏi, hòa đồng với mọi người:

 

Tía em hừng đông đi cày bừa

Má em hừng đông đi cày bừa

Tía em là một người nông dân

Má em cũng là người nông dân

Cùng sống trên đồng bao la

(Nhạc Văn Lương)

 

Trong khi mọi người ra đồng làm việc, thì ở nhà vang lên những điệu hát ru êm ngọt ngào đầm ấm, pha lẫn âm điệu vọng cổ miền Nam mà tự họ đặt ra để đưa em vào giấc ngủ bình yên.

 

Ầu ơ… Em tôi khát sữa bú tay

Ai cho bú thép... Ầu ơ...

Ai cho bú thép... ngày rày mang ơn

 

Ầu ơ còn cha còn mẹ thì hơn

Không cha không mẹ

Ầu ơ… Không cha không mẹ…

Như đờn không dây

 

Ôi những giai điệu ngọt ngào thắm đượm hơi ấm thơm tho của tình mẫu tử, dẫu trải qua bao thăng trầm thế sự nó vẫn thiêng liêng cao cả muôn đời... Giữa cuộc sống đua chen đầy gian dối tình người. Bất chợt con thèm khát được về với ao vườn đồng ruộng tay lấm chân bùn mà thanh thản bình yên, được ngắm mặt trời lên vào buổi bình minh, nắng hoàng hôn xuống khi trăng vàng vừa soi bóng, lúc đêm về con thả hồn trên võng để nghe mẹ ngâm thơ của cụ Đồ Chiểu quê mình:

 

Trước đèn xem chuyện Tây Minh

Gẫm cười hai chữ nhân tình éo le

Ai ơi lẳng lặng mà nghe

Dữ răn việc trước, lành dè thân sau

Trai thời trung hiếu làm đầu

Gái thời tiết hạnh là câu trau mình

 

Ôi những lời thơ sáng ngời nhân nghĩa, con thuộc lòng khi thầy giáo bắt đầu dạy chữ Ê A. Con không đòi phù phiếm xa hoa. Con đừng để nhạt nhòa câu công dung ngôn hạnh. Con đường đi từ nay sẽ không còn hoang vắng, cây cầu nhỏ reo vui đón bước con về. Không ở đâu bằng núm ruột quê hương, nơi nung đúc cho con nên hình nên vóc, ơn nuôi dưỡng cưu mang cùng tình làng nghĩa xóm không bao giờ phai nhạt giữa tim con.

Riêng về chúng tôi là người sinh trưởng ở Bến Tre, có quyền tự hào vì đã xứng đáng là dân của một nước Việt Nam có hơn bon ngàn năm văn hiến. Tuy hiền lành nhưng dám hy sinh vì đại nghĩa.

Ngạn ngữ Việt Nam có câu: Mèo khen mèo dài đuôi! Ngụ ý là khuyên răn mỗi chúng ta nên giữ đức khiêm tốn. Chúng tôi thừa hiểu như thế. Chúng tôi được may mắn sinh trưởng ở Bến Tre vì đó là nơi chôn nhau cắt rún, nơi bao nhiêu bà con còn đang sống trên

mảnh đất phì nhiêu, có cây lành trái ngọt. Nhiều người đã dùng bóng cây dừa để tiêu biểu cho toàn thể miền Nam.

Chúng ta là người chủ quan thì người ở địa phương khác đóng vai trò khách quan, nghĩa là phê phán về vùng Bến Tre một cách công bình không thiên vị. Chúng ta hãy lảng lặng mà nghe những vần thơ đượm màu sắc dân tộc của thi sĩ Kiên Giang Hà Huy Hà. Quê thi

sĩ ở miền biển Rạch Giá, lẽ dĩ nhiên là thi sĩ ca ngợi vẻ đẹp của Kiên Giang tỉnh nhà. Tuy nhiên sau chuyến ngoạn cảnh ở Bến Tre về, thi sĩ Kiên Giang phải ngạc nhiên rằng xứ dừa Bến Tre là đẹp nhất, và gái xứ Dừa nhã nhặn, duyên dáng không đâu sánh bằng. Dưới mắt thi sĩ, xứ Dừa là Cung Tiên, trai gái xứ Dừa được ví như Tiên Đồng Ngọc Nữ. Xin mời quý vị thưởng thức những vần thơ chân thành của thi sĩ Kiên Giang Hà Huy Hà trích trong tập "Hoa Trong Thôi Cài Lên Áo Tím":

 

Về đây lòng thấy yêu yêu

Yêu người, yêu xứ hay yêu bóng dừa

Tôi yêu sen nơ bờ hồ

Hay yêu cô gái học trò tóc xanh

Bao nhiêu cảnh, bấy nhiêu tình

Qua nguồn rung cảm chảy thành dòng thơ

Ai người khăn gói gió đưa

Về đây quên hết nắng mưa bụi đời

Khi yêu, yêu lắm người ơi

Cả trời, cả đất, cả người Bến Tre

Bóng dừa râm mát lối quê

Người ơi! Tôi ngỡ lối về Cung Tiên

Gái làng đi họp chợ phiên

Phất phơ tà áo, nàng Tiên xứ Dừa

Thật vậy, Bến Tre gợi cảm hứng nào kém vùng biển Kiên Giang, vào khoảng 1957. Sau khi uống rượu say ngà ngà, bên bờ hồ Trúc giang giữa trung tâm tỉnh lỵ Bến Tre, thi sĩ Kiên Giang Hà Huy Hà sáng tác theo nguồn cảm hứng xuất thần:

 

Bến Tre, gái đẹp trai hiền

Dừa xanh nước bạc cỏ miền quê hương

Ban trưa ghé quán bên đường

Uống no bóng mát mà thương xứ Dừa

Ngắm bông sen nở giữa hồ

Người ơi! Tôi ngỡ gái thơ mỉm cười

Bến Tre hỡi! Bến Tre ơi

Tôi yêu cả xứ, cả người Bến Tre

 

Xin cảm tạ thi sĩ Kiên Giang đã đem chuông Bến Tre mà gióng lên vang dội.

Từ những cánh đồng nước mặn, từ những khu vực sống bằng ngư nghiệp, từ những quận lỵ Bình Đại, Giồng Trôm, Ba Tri, Thạnh Phú, chợ Cái Quao, Mỏ Cày, sức sống trào lên theo những con đường xuôi về tỉnh lỵ như những gân máu chạy về tim. Sức sống của những bàn tay nông dân thực thà, hăng hái gan dạ, quả cảm đã biểu lộ rõ ràng trong dòng sinh hoạt lịch sử Bến Tre. Một buổi sáng tinh sương, chúng tôi đứng trên bến đò Hàm Luông. Sông rộng và nước chảy mạnh quá, nước vẫn cuồn cuộn, đỏ ngầu. Gió lộng mọi người sang sông đều có dáng điệu vội vã, lanh lẹ, giản dị, dáng điệu ít thấy ở cầu Trường Tiền Huế, hồ Trúc Bạch Hà Nội.

Bến Tre xưa và nay sống mãi trong lòng người dân Việt nói chung và dân Bến Tre nói riêng, thật xứng đáng là phần đất tươi đẹp của con Hồng cháu Lạc. Xin mượn hai câu thơ cuối của thi sĩ Kiên Giang Hà Huy Hà để xin tạm biệt Bến Tre thân thương:

 

Bến Tre hỡi! Bến Tre ơi!

Tôi yêu cả xứ, cả người Bến Tre