Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

QUẢNG NGÃI THƯƠNG NHỚ

 

HỒ QUANG

 

 

Bản thân tôi không phải được sinh ra từ vùng đất ngọt mùi mía đường Quảng Ngãi. Khi vào đời lập thân, Nguyệt Lão thương tình cột chặt sợi tơ hồng, khiến tôi không thể nào dứt ra được với cô gái miền cửa sông Phú Thọ. Không biết người đời: “yêu người yêu luôn xứ sở người thương...” có đúng hay không? Riêng với tôi, thì chuyện luyến mến quê vợ chắc là đúng quá đi rồi! Cả một dải đất miền Trung Việt Nam, có ai không biết, và không thuộc nằm lòng bốn tỉnh: Nam, Ngãi, Bình, Phú. Đây chỉ là cách nói tắt tên các tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên mà thôi. Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định như luôn có dan díu, mắc mứu với nhau, nếu không thì làm gì đã có bài vè:

 

Quảng Nam hay cãi

Quảng Ngãi hay co

Bình Định hay lo

Thừa Thiên xực hết

 

Tôi là dân Quảng Nam, không thể không thừa nhận chuyện thích cãi chày cãi cối này, ngay chính mình lắm khi cũng còn phải bực mình cho bản tính người địa phương của mình nữa, huống chi là người khác tỉnh. Trật cũng cãi mà trúng cũng cãi luôn, không chịu thua ai hết mới chết cho chứ! Có lẽ người Quảng Nam đa phần họ thích như vậy mới thấy vui chăng?

Về làm rể quê hương Quảng Ngãi, mặc dầu chỉ cách nhau lằn ranh biên giới Dốc Sỏi (cuối nam Chu Lai), tôi lại càng kinh ngạc hơn, quê vợ của tôi không kém chuyện thích vui vẻ này. Chữ “co” trong nghĩa nôm không phải "co ro", “co rút” mà là sự kỳ cựa, dùng dằn, không bao giờ chịu khuất phục, chịu thua. Chỉ tội nhất cho người xứ Bình Định, họ là những người mộc mạc, thích cuộc sống yên bình, lại cách trở, xa xôi với kinh đô Huế, do hình thế địa lý này mà người dân thường hay né tránh chuyện kiện cáo, luôn nghĩ mọi việc va chạm trong cuộc sống nếu có, phải áp dụng cách “dĩ hòa vi quí” là tốt nhất. Lỡ gặp kiện, kẻ hưởng lợi trong mọi tranh chấp giữa các yên hùng thuộc các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định đều dồn hết về Thừa Thiên! Ở đây có vua, có các quan thượng như đại thần xét xử, không còn tòa án nào khác cao hơn... Khổ nỗi, khi nhà vua đứng ra xử một vụ kiện thưa, nếu đó là việc thuộc tỉnh Quảng Nam, hay thuộc tỉnh Quảng Ngãi, việc sẽ gặp nhiều rắc rối, vì, có vị đại thần nào lại không bênh vực cho chuyện của địa phương mình đâu? Quảng Nam, Quảng Ngãi thì thời nào cũng có đại thần. Riêng Bình Định, lâu lắm mới có được một người đỗ cao, mới được nhà vua truyền chỉ tuyển dụng, nhưng cũng ít khi nắm giữ quyền bính lớn kiểu "tiền trảm hậu tấu” như cụ Cần Nguyễn Thân (Quảng Ngãi). Năm 1851, dưới thời vua Tự Đức, vì đường sá xa xôi, nhà vua cho tổ chức những khoa thi Hương tại Bình Định thì người Quảng Ngãi trúng thủ khoa, nhưng ba khoa thi Hương kế tiếp, người Bình Định lại chiếm vị thủ khoa, do đó các cô gái trong vùng trách yêu:

 

Tiếc công Quảng Ngãi đường xa

Để cho Bình Định thủ khoa ba lần

 

Sự cằn cựa giữa các đại thần Quảng Nam, Quảng Ngãi, để rồi cũng từ cách mách nước bằng "chạy chọt", bằng hối lộ, bằng "luồn lách" của các đại quan nay mà các vị cận thần với vua tại Huế (Thừa Thiên) được hưởng hết lợi. (Thừa Thiên xực hết. Có nơi nói nặng hơn: Thừa Thiên ních hết).

Kể lại chuyện trên người viết không ngoài ý dẫn chứng gì không riêng gì chỉ có đất Quảng Nam mới được gọi là nơi "Địa Linh Nhân Kiệt" mà đất Quảng Ngãi cũng “Địa Linh Nhân Kiệt" vậy!

Tại xứ người, với cuộc đời lưu vong, nhưng mỗi khi nhìn thấy lon mạch nha, hộp kẹo gương, tôi lại nhớ đến quê hương thân thương của vợ tôi. Nhiều lúc thèm ăn một tô “gion” nóng, đầy mùi thơm đặc biệt phưng phức, thêm vào đó là mùi nồng cay của hương vị ớt tươi của các tô gion Thu Xà, tô gion Cổ Lũy, tô gion Phú Thọ, Thổ An... (cay hơn cả bún bò Huế đúng cách), là vợ tôi phải ra chợ mua hộp “Clams” về sao chế thành “gion” Phú Thọ vậy (tô gion nóng, bẻ bánh tráng mè nướng bỏ vào), tuy không giống hệt hương vị quê hương mấy, nhưng cũng cảm thấy được chút ít tình hương quê rồi. Hớp một ngụm nước gion, thở ra là nước mũi tuôn theo, nước mắt trào ra, mặt mày đỏ gay vì kèm lại cái ho sặc sụa... nhưng rồi phải mỉm cười vì câu hát:

 

Có nghèo, có khó nhớ ráng lấy cho được con vợ đi bán gion

Lỡ mai sau nó chết, mình cũng còn lại cặp ui...

 

Người đi bán gion thường dùng “ui” để chứa (một thứ hũ bằng gốm, giữ nhiệt rất tốt). Hoặc để ca tụng món ăn độc đáo này, người dân Vạn Tượng thường dí dỏm:

 

Cô gái lòng son, không bằng tô gion Vạn Tượng

 

Sống tại Quảng Ngãi, tuy không phải là nơi phồn hoa đô hội, nhưng đến đó rồi, bạn cũng khó tránh nhiều vướng víu, không phải:

 

Ta về bậu chẳng cho về

Bậu níu tay áo mà đề vài câu

 

Mà là không thể không tìm đến các hàng quán để thưởng thức cho bằng được các bảo vị:

 

Chim mía Xuân Phổ

Cá bống Sông Trà

Kẹo gương Thu Xà

Mạch tha Thi Phổ...

 

Quảng Ngãi thuộc phía nam Quảng Nam, vùng đất mở rộng dần bề ngang về phía cuối nước Cà Mau. Các sông thuộc miền Trung đều xuất phát từ dãy Trường Sơn, chảy qua vùng đất ngắn hẹp để đổ ra biển Đông. Quảng Ngãi có bốn con sông chính, phân chia phần đất trù phú này thành 6 mảnh. Sông Trà Khúc không những là sông lớn nhất mà còn là nơi biểu hiện mạnh nhất cho văn hóa của tỉnh. Trình độ văn minh của cư dân dọc theo hai bên bờ sông thường cao hơn những nơi khác. Sông dài khoảng 120km. Toàn vùng đất này xưa thuộc Chiêm Thành, nên chữ "Trà" (Java) cũng phát xuất từ “họ trà” người Chiêm.

Các họ của người Chiêm Thành, chúng ta thường nghe đó là: Ôn, Ma, Trà, Chế... Trong lịch sử Chiêm Thành, năm 1470, vua Trà Toàn đem quân ra đánh Thanh Hóa. Vua nước ta là Lê Thánh Tôn cho quân đánh trả và truy kích ráo riết. Trà Toàn không thể địch lại, đành phải rút chạy tận về phía Nam, bỏ cả kinh thành Champa. Những vùng đất vừa mới chiếm được này, vua Lê Thánh Tôn cho lập đạo Quảng Nam, ngày nay là 3 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. Đèo Cù Mông là biên giới Đại Việt - Champa lúc bấy giờ.

Từ Quảng Nam đi vào, đến tả ngạn sông Trà Khúc, dọc theo tỉnh lộ về hướng Mỹ Khê khoảng cây số, ta thấy bên trái một tháp núi vuông thật hùng vĩ, đó là núi Thiên Ấn, đỉnh núi bằng phẳng, đặc biệt núi này có một cái giếng rất sâu, nước ngọt, trong, tinh khiết, đun sôi dùng pha trà để uống thì tuyệt, không nơi nào sánh bằng. Phía Nam của đỉnh Thiên Ấn là nơi an nghỉ của nhà chí sĩ người Quảng Nam Huỳnh Thúc Kháng. Vượt qua cầu Trà Khúc, dải đất khu vực hữu ngạn, là thị xã Cẩm Thành, cũng là tỉnh lỵ, và là trung tâm thương mại của toàn tỉnh, nằm ngay, trải dài hai bên quốc lộ 1. Sản phẩm từ các huyện được chuyển về đây trao đổi, cũng như các vùng khác tìm về mua bán. Cả miền Trung, thị xã Quảng Ngãi chỉ có thể sắp hàng thứ nhì sau Đà Nẵng mà thôi.

Ai mới đến thị xã cũng thường nghe các cụ ngâm nga:

"Thiên Ấn niêm hà, Thiên Bút phê vân" là hiểu ngay lòng ngưỡng mộ, cách ca tụng, sự tự hào về hai danh lam thắng cảnh của quê hương Quảng Ngãi của họ! Núi Bút nằm ở vị thế tận cùng Nam của thị xã, núi không cao và hùng vĩ như Thiên Ấn nhưng có nét thanh nhã của những văn nhân. Đài cát, nhẹ nhàng, trinh trắng như những nàng công chúa trong các truyện thần tiên. Có lẽ trung tâm thể hiện văn hóa của cả tỉnh nằm gọn trong khu vực hai ngọn núi này: Phía Bắc có Thiên Ấn, phía Nam có Thiên Bút, giữa là giòng sông nên thơ Trà Khúc chăng?

Để thay cho phần kết luận người viết xin được viết về một nhân vật lịch sử vào giai đoạn cuối thế kỷ 18 đã được sinh ra tại lòng của hai ngọn núi linh thiêng: Ấn, Bút. Một con người bất khuất, không xu thời, bằng mọi giá phải thực hiện cho bằng được ý nguyện của mình - danh nhân Trần Công Hiến.

Trần Công Hiến người huyện Chương Nghĩa (Tư Nghĩa ngày nay), thuở nhỏ nhà nghèo, nhưng vẫn cố đeo đuổi việc học hành. Vì cha mất sớm, một mình vừa lo nuôi mẹ rất chí hiếu, vừa lo đèn sách. Vận mệnh một tài hoa không may gặp phải buổi xế chiều, Chúa Nguyễn đang trên đà suy vong. Tuy biết vậy, nhưng ông không chịu về cộng tác với Tây Sơn, quyết giữ trọn tiết tháo của một nhà Nho: “Trung thần bất sự nhị quân", nên thường qua lại các vùng rừng núi miền Trung chiêu tập nghĩa binh chống lại Tây Sơn. Trước sức truy diệt hùng mạnh của binh đội Nguyễn Nhạc, nghĩa binh của ông phải thất bại rồi tan rã. Mãi đến năm 1793, Trần Công Hiến trốn vào Nam theo giúp Nguyễn Ánh. Năm 1802,

sau khi thu phục lại giang sơn, Vua Gia Long giao cho ông làm trấn thủ Hải Dương. Năm 1803, ông lại dược thăng lên chức Chưởng Cơ, rồi nhà vua phong làm Ân Quang Hầu. Ông là một đại quan thanh liêm, am hiểu sâu rộng cả hai mặt chính trị cũng như kinh tế, và rất được mọi người dân trong hạt kính trọng. Vốn là người hiếu học, ngoài việc quan, ông

còn soạn sách “Đại Việt Thủy Lục Trình Ký” bằng quốc âm, trong đó ông ghi lại tất cả những điều chính mình đã tai nghe mắt thấy. Ông mất năm 1817, năm mà ông vẫn còn đang độ sung sức trên bước quan lộ.