Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

PHÚ YÊN – ĐỊA LÝ

LỊCH SỬ, HÌNH THỂ

 

TRẦN TỊNH, Ph.D

 

 

Đáp lời sứ giả vua Mạc, Tuyết Giang Phu Tử đã nói: “Ngày sau quốc gia hữu sự thì đất Cao Bằng tuy nhỏ cũng giữ thêm được mấy đời”. Quả vậy, sau năm 1592, Mạc Mậu Hợp thất thủ, nhà Mạc còn giữ đất Cao Bằng ba đời. Cao Bằng là vị trí chiến lược đông bắc Đại Việt.

Năm Mậu Ngọ (1558) Đoan Quận Công Nguyễn Hoàng cũng đã vào vấn đất Thuận Hóa, sau khi được điểm ý của Trấn Giang Phu Tử: “Hoành sơn nhất đái vạn đại dung thân”. Nam Đèo Ngang là một vị trí chiến lược quan trọng tựa vào Trường Sơn hiểm trở. Như nhận định của Tuyết Giang Phu Tử, trước khi sắp mất, năm Quý Sửu (1613), Nguyễn Hoàng đã huấn dụ người con thứ sáu, Nguyễn Phúc Nguyên: “Đất Thuận, Quảng này phía bắc thì có núi Hoành Sơn, sông Linh Giang, bên Nam thì có Hải Vân và Thạch Bi Sơn, thật là một nơi trời dành cho người anh hùng dụng võ. Vậy con phải thương yêu nhân dân, luyện tập quân sĩ để gầy dựng cơ nghiệp muôn đời”.

Thật vậy Thạch Bi Sơn là một hoành sơn nam Thuận Quảng, Đèo Cả là lối vượt hoành sơn này để tiến về nam.

Phú Yên ngự ở vị thế, bắc có đèo Cù Mông, nam có Đèo Cả, đông là Đông Hải, tây có núi trùng điệp và bán sơn địa Sông Hình, Sơn Hòa, Đồng Xuân. Quả là một vị trí chiến lược. Luận về chiến lược địa, thiết tưởng cần phác họa về địa lý lịch sử, địa lý hình thể, địa lý kinh tế và chiến lược vận dụng.

Theo Khâm định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, Phú Yên là địa vực thị tộc Việt Thường xưa; đời nhà Tần là huyện Lâm Ấp; đời nhà Hán thuộc đất huyện Tượng Lâm; nhà Tùy đổi làm quận; nhà Đường đổi làm Châu. Sau là đất Chiêm Thành; nhà Lê đặt là huyện Tuy Viễn (l).

Theo di chỉ khảo cổ gần nhất, Phú Yên thuộc vùng văn hóa khảo cổ Sa Huỳnh (2) thuộc thời đại kim khí, niên đại từ 2500 trước đến thế kỷ đầu công nguyên. Niên đại tương đương với văn hóa khảo cổ học Gò Mun (3), Ốc Eo (4).

Phú Yên sát nhập lĩnh địa Đại Việt sau khi thành Chà Bàn (Vijaya) bị hạ, Trà Toàn hàng phục, dưới thời Lê Thánh Tôn, năm Hồng Đức thứ hai (1471). Trong thời gian 107 năm, từ 1471 - 1578, Phú Yên tuy thuộc cương lĩnh Đại Việt, nhưng thực chất chỉ là vùng tự do phát triển. Đất chiếm lĩnh đến Thạch Bi Sơn (Đá Bia) được thiết lập Thừa Tuyên Quảng Nam (5), Thừa Tuyên thứ 13 và Vệ Thăng Hoa. Thừa Tuyên là đơn vị hành chánh tương đương tỉnh về sau.

Mãi đến năm Mậu Dần (1578), dưới đời Chúa Tiên (Nguyễn Hoàng), ông Lương Văn Chánh (6) được cử làm Trấn Biên Quan, chiêu tập lưu dân đến Cù Mông, Bà Đài (Xuân Đài) và khai hoang ở Đà Diễn. Khai khẩn Phú Yên (từ Cù Mông đến Đèo Cả) 33 năm từ 1578 đến 1611.

Năm Tân Hợi (1611), người Chiêm xâm lấn biên cảnh, vua sai Chủ Sự Văn Phong dẹp yên, đặt phủ Phú Yên gồm hai huyện Đồng Xuân và Tuy Hòa thuộc doanh Quảng Nam (7), dùng ông làm lưu thủ từ 1611-1629 (8). Đời Chúa Sãi (Nguyễn Phúc Nguyên) năm thứ 16, vua sai Phó Tướng Nguyễn Phước Vinh dẹp loạn Văn Phong, lập dinh Trấn Biên sau gọi là dinh Phú Yên, đặt quan Tuần Thủ.

Thời ấy xứ Đàng Trong thuộc quyền Chúa Nguyễn gồm 7 dinh:

- Chính Dinh (Phú Xuân)

- Cựu Dinh

- Quảng Bình

- Võ Xá

- Bố Chính

- Quảng Nam

- Trần Biên (Phú Yên)

Từ năm Quý Tỵ 1773 đến 1799, Phú Yên thuộc về nhà Nguyễn Tây Sơn.

Năm Quý Sửu (1793) Gia Long thu phục Phú Yên, tuy nhiên cho đến năm Tân Dậu (1801), Phú Yên thực sự thuộc nhà Nguyễn, sau khi Tây Sơn thất thủ Phú Xuân. Năm Gia Long thứ 2, Phú Yên đặt làm Phú Yên doanh; năm thứ 7, Phú Yên doanh đổi là Phú Yên Trấn. Năm Minh Mạng 12, đổi trấn làm tỉnh. Năm Tự Đức 18, tỉnh Phú Yên đổi làm Phú Yên đạo thuộc Bình Định tỉnh; năm thứ 29 tái đặt Phú Yên tỉnh (9).

Tóm lại, từ năm 1801 đến 1884 (83 năm) Phú Yên thuộc dưới triều Nguyễn.

Từ 1885 đến 1945 (60 năm) thời kỳ này triều đình Huế đặt dưới quyền bảo hộ của Pháp, Phú Yên gồm 2 phủ và 2 huyện:

Phủ Tuy An và Tuy Hòa Huyện Đồng Xuân và Sơn Hòa

Từ 1945 đến 1954, Phú Yên trong vùng Liên Khu 5, thuộc Việt Minh (Cộng Sản) kiểm soát.

Từ 1955 đến 1975, Phú Yên, một tỉnh thuộc Nam Trung phần, nước Việt Nam Cộng Hòa. Từ 27-05-1958, Phú Yên gồm 5 quận, 48 xã:

Quận Tuy Hòa, Tuy An, Sông Cầu, Đồng Xuân và Sơn Hòa, theo nghị định số 263 BNV/HC/PC ngày 27-05-1958 của Bộ Nội Vụ. Từ ngày 17-03-1959, một quận mới thành lập tên quận Phú Đức do sắc lệnh số 65/NV ngày 17-03-1959 (Sau này do nghị định số 678NV ngày 27-04-1965, quận Phú Đức cải thành cơ sở Phái viên hành chánh trực thuộc quận Sơn Hòa).

Theo sắc lệnh này, một phần đất đông nam Cheo Reo, tỉnh Pleiku, một phần của Tổng Cư - Dleiya thuộc quận Buôn Hô, Đắc Lắc và 2 Tổng Ea-Bar và Krong Pa thuộc quận M'Drak, Lắc, sát nhập Phú Yên.

Nghị định số 723 NV NV ngày 12-07-1962 thành lập quận Hiếu Xương gồm 11 xã hữu ngạn sông Đà Rằng nguyên thuộc quận Tuy Hòa.

Thời gian này, Phú Yên gồm 7 quận, 2 tổng (10), 55 xã, 312 thôn. Từ 01-09-1962, một phần đất Phú Yên sát nhập vào tỉnh tân lập Phú Bổn, tỉnh lỵ tại Hậu Bổn (Cheo Reo), theo sắc lệnh số 186 NV ngày 01-09-1962 (11) của Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa. Cuối năm 1975 đến nay, Phú Yên đặt dưới chế độ Cộng Sản Việt Nam. Cuối 1975, Phú Yên sát nhập với Khánh Hòa thành tỉnh Phú Khánh đến 19-06-1993, Phú Yên trở lại phương vị cũ. Hiện Phú Yên gồm 1 thị xã và 6 huyện, 93 xã, phường và thị trấn (6 thị trấn, 6 phường, 81 xã): Thị xã Tuy Hòa (12) huyện Đồng Xuân, Sông Cầu, Tuy An, Sơn Hòa, Sông Hinh (13) Và Tuy Hòa.

Theo quá trình địa lý lịch sử vừa dẫn, cũng như phần lớn các tỉnh miền Trung, Phú Yên là một tổng hợp văn hóa Đại Việt, Champa, các sắc tộc miền Tây (Ê Đê, Ba Na) cùng văn hóa Tây Phương. Chính nền văn hóa đa diện này đã cấu tạo những nền văn minh cho các thời đại liên tục theo dòng sử của dân tộc Việt, tạo cho Phú Yên một vị trí chiến lược sẽ được trình bày tiếp về địa lý hình thể và kinh tế.

Trong Thủy kế thiên, Tôn Tử đã nói: "Địa giả, viễn cận hiểm dĩ quảng hiệp tử sinh giả" (14). Địa lợi là thế lợi của đất, những điểm chiến lược có lợi cho hành binh. Cũng trong thiên này, trong bảy điểm tự vấn của một tướng lĩnh, sau đạo nghĩa và tài năng là thiên thời, địa lợi. Tuy nhiên, thiên thời không thể sánh cùng địa lợi. Do đó, tiết này sẽ trình bày về địa thế tạo cho Phú yên thành một vị trí chiến lược.

Quả vậy, Phú Yên có một địa thế đặc biệt về phía nam rặng Trường Sơn, có diện tích 5,223 cây số vuông, chiều dài nhất 116 cây số, chiều ngang chỗ rộng nhất khoảng 78 cây số, hẹp nhất 46 cây số. Rừng núi và bán sơn địa chiếm diện tích. Dọc theo Trường Sơn có nhiều hoành sơn hướng tây đông trải ra biển Đông và có địa hình phức tạp gồm vùng núi Sơn Hòa, Sông Hinh, Đồng Xuân, tây huyện Tuy An, Tuy Hòa và thị xã Tuy Hòa. Núi không cao nhưng trùng Điệp. Tiếp núi là vùng bán sơn địa như La Hai, Xuân Quang (huyện Đồng Xuân), Củng Sơn, Sơn Hà (huyện Sơn Hòa). Bác giáp Bình Định bởi đèo Cù Mông, nam Tiếp Khánh Hòa bởi Đèo Cả. Tây giáp Gia Lai và Đắc Lắc. Đông giáp bể Đông. Đèo Cù Mông cao 245m. Từ đèo ra biển 6 cây Số. Trên dãy Cù Mông có những đỉnh núi cao: Hòn Ông (529m), Hòn Cả (657m), Hòn Kè (863m), Hòn Chóp Vung (676m), Hòn Khô (704m). Từ đèo Cù Mông đến Đèo Cả có hai đèo quan trọng là đèo Dốc Găng và đèo Quán Cau. Rặng núi Đèo cả trải từ quốc lộ 21 ra bờ biển có các đỉnh quan trọng như Hòn Giu (1264m), Hòn Chao (1625m), Núi Ha Mu (2031m). Đặc biệt Núi Vọng Phu (2022m); ra gần biển còn 700m ở núi Đá Bia, 500m ở Hòn Bà. Vách núi đổ thẳng xuống biển tạo thành những mũi đá đồ sộ như Mũi Lớn, Mũi Nạy, Mũi Kê Gà (Cape Varella). Vũng Rô nằm sau mạch núi đó.

Ngoài ra, trên liên tỉnh lộ 7, nay là quốc lộ 25, từ Tuy Hòa đi Củng Sơn có đèo Dinh Ông, đèo Đồng Cam (Đồng Cam đến Ngân Điền). Núi Nhạn (15) (50m) tại Thị Xã Tuy Hòa; cách núi này 3 cây số về hướng Tây Bắc, trên quốc lộ 1A, có núi Chóp Chài (16) (390m)

Bờ biển Phú Yên dài 189 cây số, nhiều đầm, vịnh quan trọng: Đầm Cù Mông, Vịnh Xuân Đài, Vũng Lắm, Đầm Ô Loan, Vũng Rô.

Ngoài tính cách địa hình, sông ngòi Phú Yên đã có một vị trí quan trọng về kinh tế. Phú Yên có 4 sông lớn, Sông Ba, Sông Cái, Sông Bàn Thạch và Sông Tam Giang. Sông Ba (350 cây sô) là thượng lưu của sông Đà Rằng, phát nguyên từ vùng ranh giới huyện Kon Plong, tỉnh Kontum và Kơ Bang, tỉnh Gia Lai; có hai phụ lưu, sông Ayun phát nguyên từ Pleiku chảy vào sông Ba ở Cheo Reo và sông Hnang phát nguyên từ ranh giới cao nguyên Lâm Viên và Đắc Lắc. Trên sông Ba có đập Đồng Cam xây dựng vào năm 1932. Đây là nguồn thủy lợi quan trọng ở tỉnh Phú Yên và Nam Trung Phần. Sông Hinh hợp lưu cùng sông Ba tại Củng Sơn, ở hữu ngạn, phát nguyên từ vùng núi Chư Hơ Ma huyện M'Drak, tỉnh Dak Lak. Trên Sông Hinh có đập thủy điện công suất 70 Megawatts, bắt đầu hoạt động năm 1999.

Sông Cái (80 cây số) có hai phụ lưu ở thượng lưu là sông Kỳ Lộ và sông Tà Bương, chảy qua Xuân Sơn, La Hai, An Định. Hạ lưu chia làm hai, tả ngạn chi lưu chảy ra vịnh Xuân Đài, chi lưu hữu ngạn ra đầm Ô Loan. Sông này tạo một vùng châu thổ dọc theo hạ lưu, đặc biệt là đồng bằng Ngân Sơn.

Sông Bàn Thạch (30 cây số) phát nguyên từ Hòn Dù (1264m), có tên là sông Đá Đen chảy qua Hòn Trống (502m), Hòn Chảo (742m), xuống mạn đồng bằng mang tên sông Bánh Lái, sông Bầu Sắc, đến Hội Cư, xã Hòa Tân, mang tên Bàn Thạch, chảy ra cửa Đà Nông.

Sông Tam Giang (15 cây số) phát nguyên từ rặng núi tây bắc Phú Yên chảy qua thị trấn Sông Cầu đổ vào vịnh Xuân Đài.

Để kết luận về chiến dịch địa thế,Tố Thư (17) thượng quyển đã nói:

“Hoạch cố thủ chi; hoạch ách tắc chi, hoạch nan đồn chi” (18)

 

(1) Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục Chính Biên - Quyển XLV, trang 734-735.

(2) Văn hóa khảo cổ học Sa Huỳnh là hệ thống gồm 100 di chỉ phân bố dọc theo các tỉnh miền Trung từ Quảng Bình đến Đồng Nai và lên Cao Nguyên mà, tiêu biểu là khu vực Sa Huỳnh thuộc huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngài, nơi phát hiện được mộ chum, trong mộ có táng người chết và tùy táng gồm đồ đá, đồ sắt và trang sức.

(3) Di chỉ Gò Mun thuộc xã Tứ Xã huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ gồm 50 di chỉ phân bố ở Vĩnh Phú, Hà Tây, Hà Bắc, Hà Nội. Niên đại khoảng 2700-2400 năm trước Tây Lịch.

(4) Di chỉ Óc Eo thuộc xã Vọng Thê và Vọng Đông, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, phát hiện năm 1944. Trong lòng đất tìm thấy hiện vật: Phế tật kiến trúc, đồ dùng, trang sức bằng sắt, vàng, bạc, đá quý, tượng thuộc Ấn Độ giáo cổ.

(5) Cho đến 1469, Đại Việt có 12 Thừa Tuyên: Lạng Sơn, Kinh Bắc, Ninh Sóc, Tuyên Quang, Hưng Hóa, Sơn Tây, An Bang, Hải Dương, Sơn Nam, Thanh Hóa, Nghệ An, Thuận Hóa, Thừa Tuyên Quảng Nam gồm từ đèo Hải Vân đến Đèo Cả.

(6) Đương thời, ông Lương Văn Chánh giữ chức Phù Nghĩa Hầu, nguyên là Đô chỉ huy sứ thuộc vệ Thiên Vũ.

(7) Quảng Nam doanh gồm 5 phủ: - Thăng Hoa gồm 15 phường và thuộc - Điện Bàn gồm 4 thuộc - Quảng Nam gồm 4 thuộc - Quy Nhơn gồm 12 thuộc - Phú Yên gồm 38 thuộc. Thuộc là đơn vị hành chánh như Tổng, nhưng chỉ đặt ở nơi còn khai phá, chưa phát triển

như phường.

(8) Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam Nhất Thống Chí - Tỉnh Phú Yên. Nhà Văn Hóa

Bộ Văn Hóa Giáo Dục xuất bản, Sài Gòn 1964.

(9) Quốc sử quán triều Nguyễn, Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục - Chính Biên Quyển XXII

(10) Tổng Phú Hòa và Tổng Phú Trung thuộc quận Phú Đức

(11) Phần đất Phú Yên sát nhập vào quận Phú Túc, tỉnh Phú Bổn gồm Bon-Ainu, Đức Thịnh, Đức Trị, Đức Mỹ, Đức Lộc, Đức Hưng, Đức An, Tây Bắc Sơn Thịnh, Sơn Hiếu, một

phần Sơn Hội, Sơn Quang.

(12) Thị xã Tuy Hòa gồm 6 phường (phường 1 đến phường 6), Xã Hòa Hội, Hòa Quang, Hòa Kiến, Bình Kiến. Bình Trị, Hòa Trị, Hòa Định Tây, Hòa Định Đông, Hòa Thắng. Bình Ngọc và Hòa An.

(13) Huyện Sông Hinh gồm thị trấn Hai Riêng xã Ea Bá, Ea Bai, Đức Bình Tây, Đức Bình Đông, Sơn Giang, Ea Bia, Ea Trol và Sông Hinh.

(14) “Địa lợi là thế đất xa gần, khó dễ, rộng hẹp, sống chết".

(15) Trước 1975, núi Nhạn là cứ điểm của một pháo đội quan trọng dùng trong tấn công và yểm trợ.

(16) Trước 1975, trên định Chóp Chài đã được thiết trí một hệ thống Radar phòng duyên có tầm hoạt động rộng.

(17) Tố Thư là binh pháp trước tác bởi Khương Lữ Vọng đời nhà Chu.