Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

PHÚ QUỐC

HẢI ĐẢO MẾN YÊU

 

TIÊU NHƯ MỸ

 

 

Nhắc đến Phú Quốc, ai cũng nhớ đến nước mắm.

Phải công nhận nước mắm Phú Quốc ngon thật. Ăn canh chua cá bông lau, cá lóc hoặc đầu cá thiều mà có nước mắm nhỉ chấm là số dách. Bạn hãy thử tưởng tượng một ngày trời động. Ngoài biển sóng gió mịt mù, trời đất u sầu não nuột. Ngoài hiên từng cơn gió tạt vào lành lạnh và cơn mưa dai dẳng tưởng chừng như vô tận. Bạn đang nằm đong đưa trên võng, tay vắt lên trán, mắt lim dim mơ về một ngày biển lặng, thì mùi thơm từ trong bếp đưa ra, làm bao tử bạn cồn cào dữ dội. Rồi cơm canh, chén đũa bày ra. Ngoài trời vẫn mưa, trong nhà gia đình quay quần bên chiếc mâm gỗ. Nồi cơm bốc khói thơm ngào ngạt. Tô canh chua đầu cá thiều được chở từ Hàm Ninh (một xã của quận Phú Quốc) đầy màu sắc với cà chua đỏ thắm, ngờ om xanh biếc rải trên mặt trông thật bắt mắt. Mẻ cá liệt kho với tiêu chín béo ngậy tỏa mùi thách thức. Bạn đưa đũ gắp một miếng cá thiều chấm vào chén nước mắm nhỉ giữa mâm. Trời đất, vị ngọt của cá, vị đậm đà của nước mắm hòa lẫn với nhau làm thành một tiết tấu tuyệt vời. Tôi dám chắc rằng ngày hôm đó nồi cơm của nhà bạn sẽ được "tiếp thu” sạch sẽ.

Nhưng tôi không có tham vọng viết về những món ăn đâu! Tôi chỉ nhờ chén nước mắm, tô canh chua để viết về nơi tôi sinh ra và lớn lên, sống cho đến năm 14 tuổi. Nơi đã in trong lòng tôi bao kỷ niệm êm đềm.

Bây giờ tôi mời bạn cùng đi với tôi thăm lại đảo Phú Quốc bằng trí tưởng và tất cả tâm hồn của những đứa con xa xứ.

Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất trong vịnh Xiêm La. Phía bắc đảo hình bầu tròn. Phía nam tựa như một cái đuôi dài. Diện tích đảo Phú Quốc khoảng 600km vuông. Nếu bạn nhìn trên bản đồ, Phú Quốc là hòn đảo nằm kề tỉnh Căm-Bốt ở phía bắc Cao Miên. Khoảng cách từ bờ biển Phú Quốc đến bờ biển Cao Miên khoảng 70km đường biển. Những khi trời êm, thời tiết tốt, bạn có thể đứng bên này bờ Việt Nam nhìn sang phần đất Cao Miên xa xa. Và nếu lắng tai, bạn có thể nghe được tiếng còi xe vận tải bên kia đất Miên. Vì nằm rất gần tỉnh Căm-Bốt, ngày xưa, thời Pháp thuộc, dân Phú Quốc thường giao dịch, qua lại buôn bán với người Miên. Vào khoảng tháng 3 năm 75, khi Cao Miên lọt vào tay Miền đỏ, hàng ngàn người Miền đã lánh nạn sang Phú Quốc. Khoảng năm 77, khi xảy ra cuộc chiến giữa Cao Miên và Việt Nam, Việt Cộng xua quân đổ bộ lên Bắc Đảo, kịp thời ngăn chặn và đánh bại Miền đỏ. Thừa thắng xông lên, Việt Cộng đưa hai sư đoàn chính quy đổ bộ lên hai hòn đảo, hòn Ông và hòn Bà thuộc Cao Miên. Cũng vì gần Miền nên ngư phủ ở đảo Phú Quốc thường bị Miền đỏ bắt giết nếu họ đi gần bờ biển Miên để đánh tôm (vùng bờ biển gần Miền có rất nhiều tôm lớn).

Phía đông đảo Phú Quốc là tinh Hà Tiên và tỉnh Rạch Giá (Kiên Giang). Quận Phú Quốc thuộc về tình Rạch Gía, cách Rạch Giá khoảng 140km. Từ Phú Quốc đi Rạch Giá mất khoảng một đêm nếu đi bằng tàu đò, hoặc khoảng 30 phút nếu đi bằng máy bay.

Ngày xưa Phú Quốc thuộc về tỉnh Hà Tiên, nhưng sau này chính quyền đổi lại để thuộc tỉnh Rạch Giá. Khoảng cách từ Phú Quốc đến Hà Tiên còn gấp hơn Phú Quốc đến Rạch Giá. Những khi biển tốt, trời không có sương mù, du khách ở Mũi Nai Hà Tiên có thể nhìn thấy lờ mờ đảo Phú Quốc.

Phía tây đảo Phú Quốc giáp với vịnh Xiêm La. Từ Phú Quốc vượt biên ra hải phận quốc tế bằng ghe nhỏ mất khoảng 2 ngày 3 đêm nếu không chạy quanh co và bị lạc đường.

Phía nam Phú Quốc là mũi Cà Mau. Tàu đánh cá Phú Quốc thường xuống tận Cà Mau để đánh những mẻ cá lớn, luôn thể họ ghé Cà Mau để bán cá.

Chung quanh đảo Phú Quốc được bao bọc bởi nhiều hòn đảo nhỏ. Nổi tiếng nhất là hòn Thơm, cạnh xã An Thới. Nơi đây trồng rất nhiều dừa và chuối. Những hòn khác như: hòn Cổ Tron, hòn Thổ Châu, hòn Ông, hòn Bà, hòn Chuối v.v...

Về hành chánh, Phú Quốc được chia thành 3 xã và 8 ấp. Ba xã là: Dương Đông, An Thới, còn gọi là Cây Dừa, và Hàm Ninh. Các ấp gồm: ấp Cửa Cạn, ấp Ông Lang, ấp Gành Gió, ấp Suối Đá, ấp Cây Kèo, ấp Suối Mây, ấp Cửa Lấp.

Về dân số, Phú Quốc có khoảng 18 ngàn người, phần đông sống tập trung ở hai xã Dương Đông và An Thới. Còn lại sống rải rác khắp các ấp và trên những vùng thiếu an ninh như Khu Tượng, Bến Tràm, Bãi Bổn, Bắc Đảo. Chưa kể binh lính và trên 30 ngàn tù binh Việt Cộng (còn gọi là Cửu Sừng) được giam tại nhà giam lớn tại An Thới.

Phú Quốc được tổ tiên ta khai thác từ lâu đời, khi đảo đang còn là một khu rừng rậm hoang vu ngoài biển cả. Thời Lê, đảo đã được ghép vào đạo Long Xuyên, đến thời Nguyễn đảo thuộc đất Hà Tiên. Tuy là đảo nhưng Phú Quốc có nhiều tài nguyên phong phú. Ở Bã Dài có mỏ đá mài, phía Nam đảo có sét trắng, mangan, sắt, nhất là đá huyền và đá quý làm đồ trang sức, nhiều nhất ở rạch Tràm. Trung tâm đảo có đồng đen, than đá và than nâu.

Ngoài những rừng cây gỗ quý, Phú Quốc còn có những ruộng lúc trải dài trên những đồng bằng phía tây, trong khi các vườn tiêu mọc sum sê ở phía bắc.

Tiêu hột ở Phú Quốc là một thổ sán quan trọng, có chừng vài chục ngăn nọc tiêu, sản lượng lên đến 25 tấn hàng năm. Cây hồ tiêu được trồng trên những vồng đất đỏ dẻo nhẹo. Tuy là dây leo giống như dây trầu nhưng tiêu rất khó trồng, đòi hỏi nhiều công phu, kinh nghiệm. Muốn trồng tiêu, người ta phải đặt mua dây tiêu từ những vườn tiêu khác. Lựa những dây tiêu đã trồng được hai năm, to cọng và nhiều rễ. Xong đâu đó người ta bắt đầu đặt thợ đốn cây nọc tiêu trong rừng. Những loại cây tốt dùng làm nọc cho tiêu leo là cây săn đá, cây nọc trai. Nọc tiêu phải cao khoảng 3 thước, càng nặng càng tốt. Vì dây tiêu sống ít nhất ba, bốn chục năm nên nọc tiêu cần phải tốt, bền bỉ để chịu đựng lâu dài với mưa gió và dông bão.

Đặt xong giống và nọc tiêu, người trồng mướn thợ cuốc vườn tiêu. Thợ cuốc phải cuốc sâu đúng ba lưỡi cuốc để cho đất được sốp và dẻo. Dọn đất xong, người trồng mới dùng xẻng để đào lỗ chôn nọc tiêu. Tiêu được trồng theo hàng lối ngay ngắn. Tùy theo cuộc đất, mỗi vồng tiêu trồng được khoảng 12 đến 20 bụi. Khoảng cách giữa hai bụi tiêu là 2 thước. Sau đó người ta lên vồng tiêu và đào lỗ tiêu. Trồng tiêu phải lựa thời tiết, thông thường là vào khoảng tháng tư khi mùa mưa bắt đầu. Lý tưởng nhất là khi vừa trồng xong tiêu mà được một đám mưa. Nếu trồng xong mà không mưa thì nắng có thể làm chết ngọn tiêu. Tuy nhiên nếu mưa lu bù thì tiêu mới trồng sẽ bị thối.

Việc trồng tiêu còn vất vả nhiều. Khi đọt tiêu vừa nhú, người ta phải dùng dây mối để cột dây tiêu vào nọc. Phải thường xuyên bẻ bông tiêu cho đọt phát triển mạnh mẽ, phải làm cỏ tiêu… Mỗi năm hai lần, chủ vườn phải thuê người gánh đất vun gốc tiêu. Rồi nào là vô phân, phun thuốc trị sâu bọ, bơm nước tưới và nhiều công việc lặt vặt khác làm quanh năm suốt tháng.

Sau ba năm, khi ngọn tiêu leo lên chót đinh nọc rồi người ta mới thôi bẻ bông để bông tiêu ra trái. Tiêu ra trái từng chùm. Mùa tiêu chín đỏ vườn. Những chùm tiêu chín được hái xuống đựng trong cần xé lớn, đổ ra phơi khô dưới cơn nắng tháng chạp. Dưới nắng, trái tiêu từ màu đỏ ối đổi sang màu đen đậm. Tiêu được phơi ít nhất mười hôm rồi mới sàng sẩy cho sạch bụi. Những vùng trồng tiêu nhiều là ấp Gành Gió, ấp Suối Đá, ấp Suối Mây và Khu Tượng. Hầu hết những chủ vườn tiêu là người Hải Nam, ngày xưa theo tàu buôn từ Hải Nam đến Phú Quốc.

Sản phẩm nổi tiếng khác của Phú Quốc là nước mắm. Vùng biển quanh Phú Quốc có rất nhiều cá cơm, một loại cá trắng, nhỏ bằng ngón tay nhưng làm nước mắm thì rất thơm ngon. Hằng năm Phú Quốc sản xuất hàng triệu lít nước mắm hảo hạng gửi đi khắp miền đất nước. Phú Quốc có trên 40 hãng nước mắm lớn nhỏ. Danh tiếng hơn cả là các hãng Hồng Đại, Hưng Thành, Hải Sơn, Sáng Tươi, Nam Phong, Xương Thạnh v.v…

Phương pháp làm nước mắm cũng giản dị, nhưng bí quyết làm nước mắm ngon được hoàn toàn giữ kín. Thông thường khi làm nước mắm, người ta đổ một lớp cá vào thùng lớn chứa cá đóng bằng cây và đổ tiếp theo một lớp muối. Cứ một lớp muối rồi một lớp cá cho đến khi đầy thùng rồi dùng đệm phủ lên trên mặt và dằn cây cho thật sát, thật kín để cá và muốn thấm vào nhau. Đợi khoảng 8, 9 tháng sau, người ta mở vòi chắt những giọt nước mắm đầu tiên gọi là nước mắm nhỉ cốt. Loại nước mắm này rất thơm và ngọt dịu. Còn những loại nước mắm chắt sau gọi là nước mắm kho, dùng để nêm canh, kho cá... Ngoài hai sản phẩm tiêu và nước mắm, Phú Quốc còn nổi tiếng về cá. Trước năm 75, Phú Quốc có từ 4 tới 5 ngàn tàu thuyền đánh cá. Tàu đánh cá Phú Quốc được trang bị hệ thống lưới rút tối tân và hữu hiệu. Với hệ thống lưới rút này, ta bắt được nhiều cá và nhanh hơn. Hàng năm, Phú Quốc đánh được hàng trăm ngàn tấn cá tươi Phần lớn số cá được dùng làm nước mắm và làm khô. Cá bạc má đem hấp cuốn bánh tráng rau sống. Cá thiều xẻ ra làm khô được các tay nhậu rất ưa. Gỏi sống cá đục và cá nhồng là những món ăn đặc biệt khác của Phú Quốc. Ngoài cá, Phú Quốc còn cung cấp rất nhiều tôm, mực, hải sâm, đồi mồi và nhiều hải sản quý khác.

Phú Quốc cũng không thiếu những cảnh đẹp. Đến xã Dương Đông, bạn nên ghé thăm Dinh Cậu. Dinh cậu cất trên nhiều gộp đá thiên nhiên khá cao, leo lên tới chót đỉnh bạn sẽ hơi mỏi chân đấy. Tới đỉnh, bạn sẽ thấy thật dễ chịu bởi những cơn gió mát mẻ, thơm thơm mùi biển mặn. Dinh Cậu thờ Cậu và bà chúa đảo. Mỗi khi nghe sửa soạn ra biển đánh cá, chủ ghe thường đi qua dinh Cậu khấn nguyện Cậu và Bà phò hộ đánh được nhiều cá và độ cho họ bình an. Ban đêm, từ dinh Cậu, bạn có thể thấy cả một vùng biển rộng, những chấm đèn li ti nổi bật trong màn đêm đen đặc như một thành phố nổi. Những chấm sáng li ti ấy là những chiếc xuồng con đi thẻ (vớt) mực khi biển êm. Họ mang đèn măng-xông soi xuống biển. Đàn mực thấy ánh sáng, tụ lại chung quanh xuồng, chịu để người ta dùng vợt lưới vớt lên dễ dàng. Cũng ở trên Dinh Cậu này, một hôm Đốc Phủ Chiêu ngó nhìn ra biển và đã nghiệm ra chân lý đạo Cao Đài.

Sau Dinh Cậu, bạn nên đến thăm thánh thất Cao Đài xây trên một ngọn đồi thật đẹp, trồng đủ loại cây kiểng. Từ đồi thánh thất, bạn có thể nhìn ra biển bao la, hoặc có thể thấy toàn thể quận lỵ Phú Quốc và dòng sông Dương Đông chảy quanh co êm đềm xa xa. Nếu thích câu cá, bạn mướn ghe ra hòn Thơm, hưởng thú Lã Vọng.

Bây giờ nơi xứ lạ quê người, cách xa Phú Quốc gần nửa vòng trái đất, tôi vẫn mong một ngày trở về, để ngắm lại các vườn tiêu đỏ ối, theo những thuyền câu mực đêm trăng, và nhất là, nếm lại hương vị nước mắm nhỉ thơm ngon mà đã từ lâu tôi không còn được thưởng thức.