Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

NINH THUẬN QUÊ TÔI

 

THANH ĐÀO

 

 

Khi chiếc xe Dream II rẽ vào Cầu Hoằng, chạy trên đường đá xanh vượt qua mương nhỏ để vào Thương Diêm - Cà Ná thì mặt trời đã lên cao. Ánh nắng chói chang. Đây rồi! Quê hương tuổi thơ hiện ra trước mắt chàng sau nhiều năm xa cách.

“Quê ta đấy! Núi rừng nắng chói,

Cà Ná nối dài đồng muối Thương Diêm

Chiếc Cầu Tàu- ngày đêm sóng dội

Vựa ngất cao ngóng đợi gió trùng dương”

 

“Hôm nay ta phải thăm lâu hơn Quê Ngoại, vùng nước mặn này”. Chàng tự nhủ. Mấy hôm nay chàng về thăm Quê Hương Ninh Thuận, thị trấn khô đầy nắng gió. Các cháu và bạn chàng đã đưa chàng đi thăm viếng nhiều nơi Ninh Thuận, “Quê Hương Trong Trí Nhớ” của chàng nhỏ lắm, nghèo lắm, trước đây và ngay bây giờ. Nguyên đã sống và lớn lên ở quê hương Miền Trung. Ninh Thuận đất nghèo, dân vất vả, bao đời phấn đấu để vươn lên. Chàng đã có dịp đi qua nhiều lần hầu hết các vùng của Ninh Thuận, Nguyên thật xúc động khi đặt chân đến “thị xã hầu như nóng bốn mùa”

 

“Quê tôi đấy! Đất nghèo Ninh Thuận

Suốt bốn mùa mưa ít, nắng nhiều

Dân vất vả cần cù, chịu khó,

Trên đồng khô ruộng lúa, vườn rau

Thị xã Phan Rang kề Quốc lộ

Có nhà hàng khách sạn, công viên.Nhiều cơ sở, tiệm buôn sầm uất

Các trẻ em hăm hở đến trường”.

Chàng đã đi thăm nhiều nơi trong thành phố, vùng ngoại ô. “Đường Thống Nhất còn bay tà áo trắng, các nữ sinh cười duyên dáng đến trường”. Nhiều cô xinh lắm, dễ thương lắm! Thế mà người bạn văn chương ngày trước, về dạy học ở đây, nói với anh, “Ninh Thuận đất nghèo đá sỏi, nước mưa ít tới nơi này. Phan Rang giai nhân chẳng thấy, nhiều cô mắt đỏ hây hây”. Ý anh muốn nói Phan Rang gió bụi nghịt trời làm mắt các nàng bị nhặm, đau mắt hột, có cô mắt bét. Rồi “ghét của nào, trời trao của đó”. Anh đã bị một thiếu nữ duyên dáng nhốt kín trái tim suốt cuộc đời ở thị trấn khô này. Còn Nguyên thì nhiều lần khổ sở điêu đứng vì người đẹp Phan Thành.Hôm trước, người cháu đưa chàng đi một vòng thị xã. Khi xe lướt qua con đường Hùng Vương, “Con đường có lá me bay, Chiều chiều ta lại cầm tay nhau về”, chàng bảo cháu dừng xe bên lề, trước Dinh Tỉnh Trưởng cũ. Nguyên bàng hoàng xúc động. Những kỷ niệm xa xưa, ẩn kín trong vùng trời ký ức tuổi thơ của chàng, chợt hiện về càng lúc càng rõ nét. “Cái thuở ban đầu lưu quyến ấy, Nghìn năm hồ dễ đã ai quên” (Thế Lữ).

 

“Con đường xưa, anh đi, lòng mở hội.Nhìn giai nhân bước vội đến trường

Suối tóc huyền lòa xòa buông trong gió,

Tà áo dài cuốn hút cả hồn anh.

Chợt nàng Tiên quay đầu ngoảnh lại

Môi tươi cười sáng chói không gian

Kẻ tình si, trái tim buồn sa mạc

Đón mưa rào tưới mát rượi tâm can”

Nguyên đảo một vòng, qua thăm ngôi trường thân yêu, nơi thầy cô đã cung cấp cho chàng những kiến thức cơ bản để vào đời. Trường đã đổi tên. Khung cảnh thay đổi nhiều, “Đây trường Duy Tân thân thuộc, Bạn xưa cùng lớp đâu rồi? Thầy cô giờ đây chẳng thấy, Lòng ta thương nhớ không nguôi”.

Nguyên đứng trên con đê dọc bờ Sông Dinh, con sông tuổi thơ, cạnh Xóm Lò Heo, “con đò buồn gác mái, Nằm đợi lũ về đón khách sang ngang”. “Những ụ đá xám xi dường náo nức, Và côn trùng hòa tấu nhạc ven đê”. Bên kia sông là Gò Đình - Tâm Tượng (Phước Khánh), quê Nội chàng. Nhà Nội ở có vườn trái xinh xắn, “Mấy buồng cau hoa ngát đượm không gian, Chùm khế ngọt mát lòng con thơ ấu, Quả ô mai vàng mong tặng cháu ngoan”. Nhìn về phía nam “nhánh Sông Quao, rau muống nổi lềnh bềnh”. Những kỷ niệm êm đềm, xa xưa trôi lờ mờ. Nguyên say sưa ngắm nhìn con sông Quê Hương. “Dòng Sông Dinh lặng lờ qua xóm vắng. Lác đác chòm keo, trái chín ửng hồng, Ông lái đò hân hoan nhìn nước bạc, Sào rướn mình, thuyền khẳm khách mùa đông”. Và “Mùa nước lớn, ông lái đò hoan hỉ, Đưa khách sang sông tiếng máy nổ rền, Chiếc thuyền khẳm, trên khoang đầy hành lý, Gió bấc vì vèo, nắng trải bình minh”. “Con sông nhỏ quanh năm thường khô cạn, Nước chỉ đầy trong mấy tháng mùa đông”.Buổi trưa hè, chúng tôi năng đến tắm, bắt ốc, mò cua, bơi lội giữa dòng. “Bãi Cát mịn bến bờ sông nắng rực. Vài người dân gieo đậu, đắp thành”. “Dăm ba ngày giá mọc vừa đủ tấc, Là thức ăn tươi mát lắm người mua”.Dòng nước trong lặng lờ là bãi giặt, Các bà con ngồi trên cát trải đồ. Nắng lấp lánh, rung rinh làn nước biếc, Gió dịu dàng mơn trớn tóc em thơ”. Con sông thân thuộc, bây giờ gặp lại, Thời thế đổi thay, nước chảy qua cầu, ôi những kỷ niệm ấu thơ thời sống mãi, Như con đê dài, ụ đá nhô cao.Nguyên nhìn những vệt nắng đổ dài, lấp lánh trên làn nước xanh biếc. Dòng nước trôi lững lờ, chảy dưới cầu Đạo Long, trước khi cuốn trôi về biển cả mênh mông. Nơi đây vui lắm! Chiều xuống, hay đêm trăng, khách nhàn du hóng mát, ngắm ánh trăng bàng bạc, tỏa sáng lấp lánh trên làn nước xanh rờn, “Cầu Đạo Long nghe lòng náo nức. Khách nhàn du hóng mát đêm trăng”, và “Cầu Đạo Long thao thức, Trăng vằng vặc trên sông. Ta ngắm trăng đáy nước, Gió mát về mênh mông”.

Bên kia cầu, con đường Quốc Lộ I chạy dài xa thẳm ngút ngàn về miền Nam. An Long, Long Bình, Bình Quý, Thuận Hòa, Phú Quý, Từ Tâm, “Hòa Thúy về gần An Thạnh. Ruộng vườn, lò gạch mênh mông”. Những cánh đồng bao la, bát ngát, chạy dài hai bên đường Quốc lộ. Nhà cửa rải rác, trải khắp tỉnh nhà của người Chăm. “Hòa Trinh, Mỹ Nghiệp, Văn Lâm, Hậu Sanh, Hữu Đức, người Chăm tựu về”. “Phú Nhuận, Vụ Bổn, bên kia, An Xuân, Thành Tín đàng ta sum vầy”. Nằm gần vùng làng Từ Tâm, Hòa Thủy là “Tuấn Tú Bà Ni Giáo, Dân kiêng cử thịt heo, Chuyên nghề làm nương rẫy, Thôn vắng vẻ đìu hiu”. Xa xa, đồng ruộng, cò bay thẳng cánh, nhà cửa lơ thơ, rẫy vườn bát ngát. Tận bên kia đường xe lửa, chạy về Sài Gòn diệu vợi. La Chữ, Trường Sanh, Đá Trắng, Nhị Hà, rừng thẳm, đất khô. Người dân nhiều bề thiếu thốn, làm nông trông ngóng trời mưa. Về phía tây nam, một vùng núi non trùng điệp. Bên tay trái Quốc Lộ I hướng về Cà Ná Thương Diêm núi rừng ẩn hiện xa xa, Núi Chà Bang hùng vĩ, Chùa Chà Bang linh thiêng, Cọp trắng tu một dạo, Đá tảng cao chập chùng, “Ngày trước, nắng mai bát ngát, Tết về nở rộ mừng Xuân, Màu hoa óng vàng rực rỡ, Diễm kiều nổi tiếng Quê Hương”. “Quán Thẻ, vùng kinh tế mới, Ven rừng cây cối lưa thưa, Lác đác nhà dân lụp xụp. Một vùng nắng cháy ít mưa”.Bên kia dãy núi Chà Bang, núi rừng bao la, bát ngát, chạy dài đến vùng ven biển, dừa xanh, cát trắng mênh mông, “Sơn Hải gần rừng, ven biển, Trên cao sừng sững Hải Đăng, Đêm đêm giúp thuyền tránh nạn, Tàu bè xuôi ngược bình an”. Nguyên có dịp đến đây, hai lần nhiều năm về trước. Chàng thích không gian thiên nhiên đẹp, tuyệt mỹ này. Đài Hải Đăng sừng sững trên núi cao.

Bãi cát mịn tung xòa làn sóng biếc,

Nằm phơi mình hong nắng rực bình minh.Ngôi làng nhỏ ẩn mình nơi xa tít,

Lấp lánh cành xanh từng giọt rung rinh.Những tảng đá khổng lồ ngầm đáy nước

Mối hiểm nguy đe dọa chiếc tàu đêm,

Đèn chiếu sáng suốt canh trường thao thức

Hướng dẫn con tàu nhẹ lướt bình yên.

Từ Sơn Hải heo hút hướng về hướng Đông Bắc. Biển xanh rờn, sóng vỗ bất tận. Sát vùng ngoại ô thị xã “nóng như ran”. Nhà cửa, ruộng vườn nằm phơi mình dưới ánh nắng chói chang, rực rỡ. “Tấn Tài tháp chuông cao vút, Giáo dân chăm sóc ruộng vườn, Tấn Lộc nằm gần sông nước Mỹ An, Mỹ Phước xa hơn”. “Đồng cát bao la Mỹ Nghĩa, Xóm làng thưa thớt đìu hiu. Chòm cây tụ về chim chóc. Xa xa vẳng tiếng chuông chiều”. “Kìa xóm Cồn nằm hiu quạnh. Lơ thơ nhà cửa ven sông. Lúa nho xanh rờn đây đó. Người dân vất vả chăm nom”. Bên kia hữu ngạn, Sông Dinh đổ dài ra biển. “Phú Thọ, Tân Thành, Hải Chữ, Chuyên nghề chài lưới nuôi dân, Ngư phủ siêng năng cần mẫn, Vui cùng sóng nước trùng dương”. Cả một vùng trù phú, nhà cửa san sặt bên tả ngạn con Sông, “Đông Giang dừa xanh cao ngất, Tây Giang nằm sát mơ màng, Thành Hòa đường quanh cát mịn. Cả vùng trời biển mênh mông”.Chạy dài theo đường biển cát vàng lấp lánh, sóng vỗ bất tận, về phía cuối của vùng quê hương gió cát. “Vĩnh Hy xa vời vợi, Đầm Nước Mặn nổi danh, Suối rừng reo róc rách, Dừa xanh trải ngút ngàn”. Từ đó tiến dần về phía Tây Nam, quê hương bao la, thiên nhiên hùng vĩ để đến gần Thị Xã Phan Rang. “Mỹ Tường, Khánh Hội, Tân An, Dân vùng duyên hải, dừa xanh rợp trời, Làm nông đánh cá không rời, đất lành xây dựng cuộc đời ấm no”. Một vùng thiên nhiên cảnh đẹp ở nơi hẻo lánh hiện ra. “Mỹ Hòa mênh mông rạng tải, Núi Dinh Bà cao vời vợi. Rừng trọc trải rộng lưng đồi, Chùa xưa chuông chiều vọng lại. Người dân nhẫn nại làm nông, Suốt đời giàu sang chữa thấy”.

Xa tít về phía núi rừng bát ngát. “Phương Cựu, xóm làng xơ xác, Cát Gia quạnh quẽ bên rừng. Đồng muối phơi mình dưới nắng. Người dân cơ cực quanh năm”. Trước mặt là một vùng núi non hùng vĩ. Đầm nước xanh rờn bao la. Con sông hiền hòa đổ ra eo biển Ninh Chữ. Vùng trù phú dân cư đông đúc. Vùng “Địa Linh, Nhân Kiệt”, sản xuất bao nhiêu người lỗi lạc nổi danh cả nước.

Đầm Tri Thủy nối dài Phương Cựu,

Tôm cá nhiều, đồng muối trắng phau.Khách bộ hành qua cầu tới Nại

Dân chuyên nghề kéo lưới, buông câu.

Dòng Sông Nại nổi danh có bến Lăng Tô, trước đây ghe thuyền, tàu buôn tấp nập ra vào. Khung cảnh sầm uất, nhộn nhịp trên Bến Đò Lăng Tô, “Con đò đưa khách sang sông, Chia tay bin rịn, anh trông theo nàng”. “Dư Khánh quá giang Tri Thủy. Mái chèo khua nước nhịp nhàng, Con đò lướt êm trên sóng. Bây giờ cầu đã bắc ngang. Ngày xưa có chàng đưa khách, người khách oanh liệt một thời. Giờ đay khách đi biền biệt, Chàng buồn nhớ mãi không nguôi”. “Dư Khánh, đá chồng nhớn chở, Đá Dao trấn giữ quê nhà. Đá Quỷ ngốc đầu không nổi, Cần cù, chất phác dân ta. Biển xanh hàng dương sóng vỗ, Mịn màng Bãi Tắm xa xa. Thuyền ghe ngoài khơi đánh cá, Quê mình thắng cảnh bao la”. “Ninh Chữ cát vàng êm ả. Rì rào sóng vỗ ngày đêm, Rừng Dương mơ màng tóc xỏa, Quê hương, cảnh đẹp vô cùng”.Từ đây, tiến về phía vùng ven thành phố. Cả một vùng vườn rẫy bao la, dân cư trù phú bên kia Núi Đá Chồng. Văn Sơn, hành tỏi chập chùng, Rẫy vườn đến tận Bình Sơn, Hiền hòa, siêng năng, cần mẫn, Nhiều người cuộc sống lên hương. “Hà Rò nối liền Xóm Bánh. Bánh tráng tiếng tăm một thời. Thôn làng thiếp mình dưới nắng. Bây giờ đường mở khắp nơi”.Đường Quốc lộ sửa sang, rộng thênh thang. Từ ven đô tiến về Cam Ranh, Nha Trang “Miền Thùy Dương cát trắng” của Nhạc sĩ Minh Kỳ. “Đài Sơn Tân Hội, Cà Đú, đất nghèo, quê hương nắng chói, Vùng ven thị xã Phan Rang, Ruộng vườn sum sê mời gọi”. Nguyên đã đi thăm mộ con chàng được cải táng tại đây. “Con nằm bơ vơ hiu quạnh, Trên triền đá tảng cheo leo. Cà Đú quanh năm khô hạn, Cỏ cây xơ xác tiêu điều”. Xa hơn, “Hộ Diêm, Bà Láp, Du Long, Ruộng vườn xanh biếc trùng trùng, Làm đìa nuôi tôm khắm khá, Cần cù, vất vả quanh năm”. Và “Nhơn Sơn, làng hẻo lánh. Cỏ úa vàng đất khô, Dân cần cù lao động. Mưa ít viếng bốn mùa”. Xa hơn, “Gò Sạn, Gò Tiền xa tít, Thôn làng heo hút đìu hiu, Giáo dân chuyên nghề nương rẫy, Thánh đường vẳng tiếng chuông chiều”. Bên phải Quốc Lộ, cạnh đồng không mông quạnh. “Bà Tháp lạnh lùng hoang phế, Gió lùa, tường lỡ bám rêu. Di tích người Miên tàn tạ. Nắng mưa xơ xác tiêu điều”. “Đây Kiền Kiền. É Lâm Hạ! Vùng quen Quốc Lộ xa xôi, Người dân tộc vui nghề rẫy, quanh năm trông đợi nước trời”. “ É Lâm Thượng gần đồi núi, đất cằn, đá sỏi mênh mông, Người Thượng làm nông kiếm sống. Cuộc đời chẳng có mùa xuân”.

Trở về Thị Xã Phan Rang. Xa xa, khỏi vùng Phủ Hà, “Phủ Thành, Bà Dày heo hút. Tiến vô Mỹ Đức, gần sông, Dàn nho xanh um tươi tốt. Ruộng vườn rực rỡ ánh dương”. Theo đường Quốc Lộ đi lên vùng Cao Nguyên Lâm Đồng Đà Lạt, vùng sương mù bao phủ quanh năm. “Tháp Chàm uy nghi cổ kính, Danh lam thắng cảnh quê nhà. Du khách vào ra thưởng lãm. Tưng bừng Lễ Hội Katê” (Lễ Hội của người Chăm, Bà La Môn giáo). Và “Gái Tháp Chàm xinh xắn, Cười nói thật có duyên, Tháp Chàm cao sừng sững, Du khách viếng không ngừng”. Phía xa, khỏi Thị Xã Tháp Chàm với nhà cửa rộng rãi, với các vùng Bảo An, Lương Tri, nhà ga xe lửa, Công ty Đường Sắt, Đầu Máy Toa Xe, Tòa Bưu Điện, chợ búa, đường phố bao la, ta thăm viếng một vùng sông nước mênh mông, cây cảnh xanh tươi. “Đây đập Nha Trinh tươi mát, Cây soi bóng nước vỗ bờ, Quanh đây tưng bừng chim hót. Thật là cảnh đẹp nên thơ”. “Cầu Chuối thôn làng vắng vẻ, Bình minh rực rỡ ruộng vườn. Người dân cần cù, chăm chỉ, Làm nông vất vả quanh năm”. “Đắc Nhơn, Đá Hàng, Phước Thiện, Ruộng vườn trải tận bờ xa. Người dân chuyên trồng thuốc lá, Siêng năng, cần mẫn. hiền hòa”. “Đồng Mé, Lương Càng, Tân Mỹ, Bên đường thiên lý thênh thang, Quảng Thuận, Sông Pha đi mãi, Kìa Đèo Ngoạn Mục bên rừng”.Bên kia hữu ngạn Sông Dinh, gần đường xe lửa, “Làng Phước Đồng, bên Cau Mống, Ruộng vườn trải rộng bao la, Đường hỏa xa dài thăm thẳm, Người dân nhẫn nại, hiền hòa”. Và, “Làng Vạn Phước gần Thuôn (Thuận Hòa), Vườn xanh biếc bên sông. Nước phù sa tưới mãi, Cho nho, lúa mượt đồng”. Chạy ven bờ con sông Quê Hương yêu dấu về phía Thị Xã, “Bên kia sông, làng Phước Khánh, Gò Đình, bánh hỏi nổi danh, Người dân siêng năng trồng trọt, Trầu, cau, nho, lúa quanh năm”.

Bây giờ, chiếc xe Dream do cháu của Nguyên điều khiển đưa chàng về Quê Ngoại Cà Ná Thương Diêm. Vùng núi rừng hẻo lánh, gió lộng tơi bời, Sóng gào bất tận. Biển cả xanh rờn. “Căn Nhà Vùng Nước Mặn” của Ngoại (Từ của Mai Thảo), “Quanh nhà rộng có trồng cay ăn trái, đu đủ, mãng cầu rải rác đơm bông”. Con đường lộ xe chạy qua gợi cho Nguyên nhiều kỷ niệm ấu thời. Khu rừng trải dài bên kia mương nước cạn. Dòng sông ven đê chạy dài từ biển Cà Ná lên cạnh Quốc Lộ I, gần ga xe lửa Cà Ná.Ba Nguyên ngã bệnh, được đưa về điều trị ở Phan Rang. Ba ở với Nội. Má ở nhà Ngoại. Ngoại bán quán. Dì, Má làm rẫy, buôn gánh bán bưng rất vất vả. Nguyên phải giữ các em còn nhỏ. Chàng không được đi học. Má, Dì dạy cho chàng biết đọc, viết, tính toán sơ sài. Hàng ngày Nguyên ẵm em sang trường học ở gần Mương ven đê làng để chơi. Lớp học có nhiều trai gái cỡ tuổi chàng do thầy Hưng dạy. Chàng để ý một cô bé xinh lắm, đẹp vô cùng. Nàng thường đi học ngang qua nhà Ngoại. “Em bước khoan thai đến lớp, Dáng đi uyển chuyển dễ thương. Bướm vàng lượn quanh cỏ mượt, Đường quê còn ướt sương đêm”. Sau đó, thầy Tú Nhà Thương, cha nàng bị điều lên núi. Gia đình khó khăn, nàng đi làm sở muối. Ít hôm sau, nàng nghỉ học hẳn, đi lao động. Chàng gặp nàng xanh xao, da rám nắng. Cực khổ lao động quần quật ngoài trời nắng chang chang, thì còn gì nhan sắc kiều diễm, ngón tay búp măng, mặt trái soan, trắng trẻo, mặn mà. Nguyên thấy thương nàng lắm! Chàng xin Má cho đi làm phu lục lộ. Năn nỉ mãi, Má mới cho. Thế là Nguyên cũng đi làm kiếm tiền như người đẹp.Mỗi buổi sáng, cứ sau hồi kẻng đánh lần hai, báo hiệu giờ đi làm, Nguyên xách giỏ cơm do Dì Tám bới sẵn. Chàng cuốc bộ băng qua con đường lộ. Chim hót líu lo vang rừng núi bao la bên phải con lộ. Bên trái là cánh đồng muối phẳng bằng. Xa xa, sóng vỗ rì rào bất tận. Chàng sung sướng vô cùng. Chàng hạnh phúc lắm! Phong cũng gánh đất đắp đường như Nguyên. Chàng khoái lắm! Chàng đâu có biết mệt. Trưa đâu có ngủ, nghỉ gì. Nguyên theo anh Quý bắt chim, lượm trứng chim đẻ trên các đầm bãi ven rừng. Hai người bắt được một con sáo đen tuyền, mỏ vàng, cẳng xinh xắn, lông mịn màng, đẹp lắm! Anh Quý nuôi nó trong chiếc lồng tre để ở nhà anh. Buổi trưa, lúc nghỉ ngơi, hai người đi bắt dế, cào cào châu chấu. Chiều đem về cho sáo ăn. Một hôm đem thức ăn về cho sáo, hai người thấy chiếc lồng trống không. Họ không nghe tiếng sáo hót nữa. Sáo buồn, sáo đã bay xa. Nguyên nhớ nó lắm! Nguyên muốn khóc Dì Tám phải dỗ mãi, khuyên mãi, “Thôi cháu. Coi như cháu đã phóng sanh nó. Cháu đã trả tự do cho sáo. Tốt lắm, cháu ạ!” Nguyên đã học được tâm “Từ Bi” từ đấy. Không còn sáo, khỏi bắt côn trùng, khỏi sát sanh. Dì Tám dạy. Thế là anh em công nhân lục lộ Sở Muối tắm Sông Cà Ná vào buổi trưa, lúc nghỉ ngơi. Vui lắm! Khoái lắm! Người đẹp e lệ ngồi dưới bóng cây ven rừng, vọc nước, không dám tắm. Ánh nắng trưa lấp lánh trên mái tóc đen lòa xòa, bụi cỏ lau còn dính khi gánh đất. Phong nhìn anh mỉm cười ngây thơ. Em đẹp lắm! Hai đứa chưa đến mười một tuổi đầu nhưng đã thấy cõi lòng rung động khi nhìn nhau, hay trò chuyện bên nhau. Sau đó Phong cũng lên núi, theo gia đình. Hơn năm mười năm, anh chưa gặp lại nàng. Phong ơi! Bây giờ em ở đâu?

Nguyên thăm khắp làng Thương Diêm - Cà Ná. Người cũ không gặp lại. Cảnh xưa còn đó, hoang vắng, xác xơ, chìm trong ánh nắng chói chang của vùng duyên hải cỏ vàng, đá sỏi. Bà Ngoại, Dì Tám nằm đó, giữa rừng chồi hiu quạnh, Thôn xóm tiêu điều, vắng vẻ, Ngôi đình xưa nằm quạnh hiu, tường lở. Mương nước khô cạn Cầu Tàu tàn tạ.

Ôi những kỷ niệm ấu thơ đẹp đẽ

Con nâng niu, hằng ấp ủ trong lòng

Quê Hương đó có mộ Dì quạnh quẽ

Nằm bơ vơ cây cỏ mọc mênh mông.Rồi Bà Ngoại cũng ngàn thu vĩnh biệt

Đã trở về với cát bụi vô thường

Ngôi làng cũ dưới đồi hoang bát ngát

Cạnh những người đi trước rất thương.Nay trở về từ phương trời vạn dặm

Con đứng nhìn đồng ruộng phẳng Thương Diêm

Chiếc “Cầu Tàu”, sóng thét gầm bất tận

Thật nên thơ đây Quê Ngoại dịu hiền!

Nguyên thấy lòng bâng khuâng, se thắt. Nắng rưng rưng. Gió biển nhẹ thoảng. Khói hương tỏa rộng trong không gian quạnh quẽ, tiêu điều. Một nỗi xót xa thương cảm dâng lên, tràn ngập tâm thức chàng. Chàng ngâm khe khẽ:

Đây Cà Ná Rừng dừa lộng gió.

Biển xanh rờn nuôi đồng Muối Thương Diêm

Ta trở lại, sau nhiều năm xa xứ

Cõi lòng ta chan chứa biết bao tình

Con đường lộ thời hoa niên còn đó

Xóm làng xưa, sao ủ rũ, tiêu điều

Những bạn cũ, giờ đi đâu, chẳng thấy

Ta nghe hồn đầy hoang vắng, cô liêu.