Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA  

 

NHỮNG KỶ NIỆM

VỀ THÀNH PHỐ BIỂN XƯA

 

CAO MỴ NHÂN

 

 

Ba tôi không thủ cựu, nhưng vì công việc mưu sinh, và tình thế chiến tranh, đã xui khiến gia đình tôi phải di chuyển nhiều nơi, từ ngày rời Chapa về châu thổ sông Hồng Hà, nên chị em tôi không đến trường học những năm đầu tiên, mà phải học ở nhà.Chỗ ở sau cùng trước khi rời hẳn đất Bac vào miền Nam, là thành phố Hải Phòng, vùng biển sầm uất với những tàu viễn dương từ Châu Âu ghé lại, khi họ phải vận chuyển khách và hàng hóa trên các tuyến đường Tân Gia Ba, Hong Kong, Nhật Bản.Nhà tôi ở khoảng giữa đại lộ Lê Lợi, rất gần rạp hát Trần Mỹ Ngọc, đoàn cải lương duy nhất chiếm ngự rạp này là Kim Chung "Tiếng Chuông Vàng Hải Cảng", để phân biệt với Kim Chung "Tiếng Chuông Vàng Hà Nội", tuy cùng một ban điều hành gồm ông bầu Long, nghệ sĩ Kim Chung và giám đốc Phạm Thọ Minh, cùng các diễn viên tên tuổi như Ngọc Toàn, Huỳnh Thái, Kim Chung, Kim Xuân..., đôi khi có bà Ái Liên (thân mẫu của ca sĩ Ái Vân) cộng tác.

Chị em tôi là khán giả thường xuyên tới rạp này vào những buổi trưa sang chiều chủ nhật, dù khi ấy, một buổi trời mưa tầm tã, các ống cống của đường Lê Lợi, còn gọi là phố Tám Gian, nghẹt cứng những rác rến chưa kịp được quét dọn, cơn mưa rào đến bất chợt, đã làm ứ đọng nước mưa, làm ngập lụt các đường phố Lạch Chay, Trại Cau, và Tám Gian cả buổi không rút hết nước. Chúng tôi phải lội đến rạp, người của rạp đã kê sẵn mấy chiếc ghế ngang qua hè đường, từ lòng đường vào sát cửa rạp để khán giả ái mộ cải lương đi xe cyclo đến, có thể trèo lên ghế, vào rạp mà không bị nước làm ướt át.Dù chưa đầy 10 tuổi hồi đó, tôi đã chỉ thích những màn hài kịch, trái với chị Thy tôi, cứ sẵn sàng khăn tay để thấm nước mắt mỗi lần Kim Chung, hay nhất là đào thương Túy Định thở than, chia biệt trước cảnh núi rừng biên giới Việt, Hoa qua vở "Gái Việt trên đất Tàu", mà lâu quá, tôi không còn nhớ tên soạn giả, nhưng lời lẽ trong kịch bản, thì thật não nùng, trau chuốt:

..Chị về nhắn với mẹ em

Rằng: Mai đã chết ở bên đất Tàu.

Chị Thy tôi khóc như mưa đang rơi ngoài trời, chị Mỹ tôi thì nhìn chị Thy ngơ ngác, vì chị Mỹ tôi hơn tôi có 2 tuổi, cũng chẳng hiểu rõ lắm câu chuyện buồn thương của những người phụ nữ, thiếu nữ trong bối cảnh lịch sử thời các đảng bí mật, hội kín chống Nhật, Pháp trước 1945, có các bà, các cô phải lưu lạc sang tận bên Tàu.

Thủa đó, đầu thập niên 50, nội dung các vở kịch ở miền Bác chưa khai thác hẳn tình trạng xã hội thực tại, vì dân chúng đi tản cư đang lục tục kéo về thành phố, thảng hoặc đôi khi có các tuồng ghi nhận một vài hoan cảnh éo le, khốn khổ như Phồn Hoa Giả Dối, Kiếp Hoa (hãng phim Kim Chung đã quay thành phim), do đó, các vở cải lương của đoàn chỉ có tính cách phô diễn những hoạt cảnh ca vũ nhạc, lớp lang và tình tiết thơ mộng, thảm sầu, ngang trái, như câu chuyện: Giai Nhân Bên Suối Bạc Đầu, Khi Người Điên Biết Yêu... có vở đạt tới thành tích diễn tới buổi thứ 101, 105, vì diễn đi, diễn lại ở Hải Phòng, rồi lên Hà Nội, rồi lại xuống Hải Phòng, mà khách vẫn cứ đông.Sau này, một phần đoàn di cư vào Nam, đóng trụ tại rạp Olympic đường Hồng Thập Tự Sài Gòn, cũng với các vở trên, đoàn cũng tiếp nhận được số khách xem lên tới hàng ngàn, số buổi trên 100 tại thủ đô và lưu diễn các tỉnh.Nghệ sĩ Huỳnh Thái, kép chính của đoàn, gần như độc diễn, mặc dầu cả Ngọc Toàn lẫn Huỳnh Thái đều nói giọng Nam rất ngọt. Năm 1954, ông theo đoàn Kim Chung di cư vào Nam, để lại cậu con trai cũng theo nghiệp cải lương của ông, cũng độc đáo như ông vậy.Cậu được gọi là nghệ sĩ "ưu tú", sau 30-4-1975, cậu vô Nam gặp cha, nhưng hai cha con không có dịp biểu diễn tài nghệ cạnh nhau, vì nghệ sĩ cải lương Huỳnh Thái đã mãn phần theo lẽ thông thường của Trời Đất luân lưu miên viễn.

Thành phố Hải Phòng rực trời phượng vĩ, 2 năm sau tuổi nhi đồng, tôi không còn rảnh những ngày chủ nhật để cùng chị gái lớn đi xem cải lương ở rạp Trần Mỹ Ngọc quen thuộc, vì chị Thy tôi cũng đã có bạn trang lứa để tâm sự hoặc thả bộ bên nhau vui vẻ hơn.Chị Mỹ và tôi đã được ba tôi gởi gắm vào một đoàn "gia đình Phật tử", mỗi sáng đến chùa Lạc Viên họp bầy OanhVũ, chúng tôi có dịp tham dự trò chơi lớn quanh sân cỏ sau chùa, mà từ một khung cửa hẹp đổ nát nơi vòng rào sân sau ấy, quang cảnh đồng quê hiện ra dưới nắng vàng chan chứa, xã Đông Khê với cánh đồng lúa xanh tươi, đã cho tôi kỷ niệm lần đầu tiên tôi phân biệt được mạ non với cỏ dại, và hằng trăm cánh cò trắng như mây trời một buổi trưa mùa hạ im lìm, vắng vẻ.Oanh Vũ chúng tôi đến chùa thủa đó không chuyên tâm lạy Phật, vì trước Tam Bảo, đã có các cụ bà ngồi suýt soa niệm Phật. Sư ở Chùa Lạc Viên thủa đó cũng ít xuất hiện, vì chưa có các buổi thuyết pháp thường xuyên, như sau này tôi đến các chùa miền Trung hay Nam, cũng không có chú tiểu gõ mõ, thỉnh chuông, các cụ bà tự tháp hương mang từ nhà đến, lạy Phật, cầu xin an tâm, cùng những sở nguyện mà như tuyệt vọng lắm rồi, vì lúc quý cụ trở ra, thì mắt đã kèm nhèm ngấn lệ. Hình ảnh Chùa và thiện khách nghèo khổ đó, cứ ẩn hiện trong tôi suốt cả hành trình cuộc đời.Sau 30-4-1975, tôi nghe người ta bảo rằng thành phố Hải Phòng vẫn cũ kỹ thế, nghĩa là không thay đổi nhà cửa, đường xá, nhưng càng "trầm thống" hơn từ thủa chia đôi đất nước.

Thành phố đã biến thành nơi tập trung của các công kỹ nghệ, chính quyền chỉ dợm mơ ước thôi, chứ chưa thực hiện được bước đầu, ngoại trừ trong giờ hành chánh, tức giờ làm việc, ngoài đường vắng tanh, vì tất cả đã bước vào đội ngũ công nhân, đồng phục màu xanh dương mỗi lần tan sở, như chỉ còn là những mẫu mã nhân sinh XHCN.Thế thì làm sao còn đoàn Oanh Vũ, dù bạn Phật tử chúng tôi ở lại cũng đông. Người nói chùa Lạc Viên còn đó, nhưng cửa nẻo tan hoang, mái tam quan tróc nóc, Phật, kinh âm thầm, buồn bã trong lớp phế hưng đã dày thêm bụi bặm, lưới nhện, dán, rít bò quanh chân tường ẩm mốc.Tôi lại nhớ ngày xưa, có lần Oanh Vũ chúng tôi chơi "trốn, tìm", chúng tôi đã luồn người vào bụng Phật, rồi ngã quay dưới chân ngài, làm rớt cả cuốn kinh để trên kệ sách. Sư trụ trì không hề nói năng hay nhíu mày, người chỉ phất tay áo cà sa, bảo chúng tôi ra sân sau đùa rỡn, chao ôi, chùa nghèo, sư sãi khổ làm sao!Chùa chỉ có những cây xanh, không hề có 1 bụi hoa, ngoại trừ sác phượng đỏ rực rải rác quanh các nẻo ta bà dẫn đến tam quan. Sư không thay đổi màu nâu trên áo tràng trầm mặc, thủa ấy, tôi chưa thấy màu vàng, màu lam, vì lâu lắm sư mới giặt cà sa bằng quả bồ hòn, còn chỉ vò tấm áo tu hành bằng tay cho thật kỹ trong vại nước thấp bằng sành, một kiểu chậu như thau nhôm, "nhựa" bây giờ.

Có những con chuồn chuồn bay lạc vào sân chùa, chắc chúng đi tìm nhện hoang để ăn lót dạ và những cánh bướm ruộng vô tình bay tới cửa từ bi. Bởi vì như tôi đã kể ở trên, Chùa không có một bụi hoa, thành không thu hút bướm về.Từ đó, xui tôi liên tưởng đến 2 bình bông cũng bằng sành, nhưng màu trắng đục, có vẽ con rồng xanh uốn khúc, mở miệng như đang chờ thưởng giọt sương hoa. Còn hoa trong bình thì chỉ duy nhất loại hoa sen hồng nhưng từ ngày này qua ngày khác, cho tới khi những cánh sen đã khô tàn, bởi thật lâu, mới có người thiện tâm mang hoa đến chùa dâng Phật.Tất cả mọi sự việc đều phải thật lâu mới xảy ra một lần, như là mỗi năm vào các dịp Phật Đản, Vu Lan, và ngày Phật Thích Ca đạt đạo.Tuy chưa biết bày tỏ nỗi buồn đơn điệu về khoảng thời gian dừng lại trong buổi ấu thơ đó, là theo chị tới rạp cải lương xem màn hài, hay đến chùa họp bầy Oanh Vũ, tôi vẫn cảm thấy hình như tâm tư tôi bị trầm cảnh bởi không gian bình lặng ở Hải Phòng trước 1954.Có thể là tôi chưa lớn lắm, để lắng nghe tiếng sóng từ sông Cửa Cấm, dội về chân tường, bởi nhà tôi ở không xa, sông ấy, và thành phố Cảng này cũng lôi cuốn khách nhàn du từ các tỉnh miền cao, nhất là Hà Nội, xuống Đồ Sơn, bãi biển gần nhất so với Hồng Gai (Honggay), hoặc Hạ Long, Sầm Sơn xa vời.

Tôi bắt đầu thấy chán sự đơn điệu khi qua khỏi ngưỡng cửa trường tiểu học, dù chị em tôi chỉ học 1 năm cuối cùng của bậc học này, còn ba tôi dạy ở nhà cho chị em tôi chương trình các lớp dưới. Nhưng, khả năng tiếp thu bài vở về "tả cảnh, tả tình" trong văn chương đã luôn làm bận tâm tôi suốt ngày, đến nỗi không biết từ đâu, do ai, tôi đã kiếm được cách thuê truyện ở hiệu sách đầu đường Cầu Đất với giá thí dụ 1 đồng/1 quyển/1 ngày...(vì lâu quá tôi cũng quên giá cả).Tôi phải đọc "gấp rút" số truyện thuê về để kịp mang trả, vì sợ tốn tiền, nên đọc suốt ngày, thậm chí có hôm đọc qua đêm, đọc cả khi chùm mền bằng chiếc đèn pin của ba tôi, bất kể trời đất bên ngoài nắng hay mưa sau ngày tôi đậu bằng tiểu học đó, và đang được nghỉ hè.Cuốn sách đầu tiên tôi đọc là Quê Ngoại của nhà văn Hồ Dzếnh, tôi còn thuộc cả phiên âm bài thơ Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế mà ông Hồ Dzếnh ghi trong ký sự:

Uỵt loọc vú thày sướng mán thín

Coóng phống sì phu da sầu mìn...(Nguyệt lạc, ô đề, sương mãn thiên

Giang phong, ngư hỏa, đối sầu miên...)

 

Qua giai đoạn đọc truyện thuê hàng ngày ở Hải Phòng hình như bình minh tâm tư tôi đang ló rạng ở chân trời, tôi thú vị đọc chữ nghĩa, ngôn từ của tất cả các tác giả, các thể loại, từ Tự Lực Văn Đoàn đến tiểu thuyết của Lê Văn Trương, bộ trinh thám Đoan Hùng, Lệ Hằng Phục Thù, Bác sĩ Mai Anh, tới Tây Sương Ký, Đường Tam Tạng. Nhưng, có hai tập thơ trong số các tập thơ, thì tôi lại mua về, chứ không thuê, đó là: Giọt Lệ Thu của nữ sĩ Tương Phố và một tập thơ của thi sĩ Đinh Hùng viết tại nhà trọ Sông Hương, đã gây cho tôi nhiều ấn tượng mơ hồ, bởi khách lãng tử phiêu bạt ghé đến thành phố Hải Phòng, lưu tại khách sạn Sông Hương ở ngã tư đường Cát Dài và đường Cát Cụt, đối diện vơi trường nữ tiểu học Lệ Hải, nơi mà tôi hằng ngày cắp sách đi ngang. Cái khách sạn chỉ có hai tầng, cửa sổ trên gác không có cánh, thường treo màn cửa phất phơ, bằng một thứ vải đã cũ, có lẽ khách sạn này còn bình dân hơn một nhà trọ ở bến xe Petrus Ký Sài gòn.Té ra trên đời, những bậc tăm tiếng nhất, đã hào hoa đối với thiên hạ, nhưng riêng với họ, thì lại giản đơn, dung dị nhất, thế mà để đánh dấu một kỷ niệm gì đó, nhà thơ Đinh Hùng vẫn cứ ghi lại đầy đủ dấu tích ông đi qua.

Hoặc giả, chẳng phải chỉ ở những "Inn" sang trọng trên thế giới, mới lưu chân được khách tài hoa, mà chỉ với một phòng trọ cũ kỹ, thiếu thốn phương tiện, cũng vẫn hơn một lần tiếp đãi quý nhân, tùy theo cách sống của người lữ hành trên đường thiên lý đó.

Đôi khi suốt cuộc đời, khách trọ không bao giờ trở lại nữa, vì không có dịp, không thuận tiện, chứ không phải vì sự tồi tàn, nghèo khổ của trường đình, tệ xá bên đường.Hải Phòng cũng đã thực sự với tôi chỉ còn là kỷ niệm, chắc chẳng còn dịp thăm lại cảnh xưa, vì mỗi lúc mỗi đi xa hơn chốn cũ. Sắc phượng cũng mờ phai trong ký ức, hay là màu của ngộ cảm, làm cho người ta bứt rứt tủi hờn, tiếc nuối.Hải Phòng, thành phố nhỏ thôi, nhưng vì những tàn hoa phượng đỏ rực trời, bỗng như được mở rộng ra mỗi mùa hè, nhiều người ở phương xa tới tắm biển Đồ Sơn cách Hải Phòng khoảng 20 cây số, tôi lớn lên ở đó, nhưng chưa khi nào muốn trở về.

Màu phai sắc thắm trên thân phượng

Nhạc bặt âm vui trong xác ve...