Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

NHỮNG CÁI

RỔ CHỢ XỨ HUẾ

 

BÙI BÍCH HÀ

 

Bây giờ ngồi nghĩ lại, tôi chợt thấy không ở đâu mà đời sống có những nét cực kỳ tương phản như ở Huế. Bình thường, những nét tương phản ấy êm ả song hành bên nhau, như hai thanh sắt trên thiết lộ. Thế nhưng khi có đấu tranh, biến cố luôn luôn nổ ra cuồng nhiệt, với sức ép từ những nỗi niềm ẩn dấu trong đáy lòng. Bản chất cực đoan nhưng người dân Huế chấp nhận thỏa hiệp trong những điều kiện tương đối bình thường. Chỉ khi nào sự xô lấn đẩy đến mức tận cùng, hai cực đoan sẽ như dòng điện cùng chiều phát ra tiếng nổ.

Bên cạnh cái hình ảnh anh bếp nhà quan Tây mắc quần áo trắng hồ cứng đi chợ bằng công xa có tài xế lái, bên cảnh nhà giàu mua gạo củi bằng tạ, bằng thuốc khối, cá thịt chào mời tận cổng, tôi không bao giờ quên những cái rổ chợ nhỏ xíu, nông toèn toẹt, cắp bên nách các bà mẹ nghèo trong xóm, trên đường chiều, khi khói thổi cơm nhà tôi đã tan loãng vào hoàng hôn.

Trong bóng tối mờ mờ của một ngày đang hết, bà mẹ nghèo có khi tuổi chưa quá 30, ngồi chò hỏ trước cái bếp lộ thiên bắc bằng ba viên gạch chụm đầu vào nhau, vạt áo dài không kịp cởi, vo tròn nhét ra trước bụng, tay cời mấy thanh củi mỏng như lưỡi dao để khơi cho lửa hừng lên. Bên cạnh bà, cái rổ chợ nằm phơi những cái đùm nhỏ xíu bằng lá chuối khô hoặc tươi, gói chìa ba góc như đám củ ấu. Vài đứa trẻ chỉ mặc áo, không mặc quần, lết trên cái vạt đất cứng quanh bếp lửa, tay cầm khư khư cái chén đất mẻ như cóc gặm. Lửa bùng lên, những cái lưỡi lửa đỏ liếm phần phật quanh chiếc nồi đầy nhọ than trong có dúm gạo đang sôi. So với nhân số trong nhà, tôi đoán là ông bố hay bà mẹ luôn luôn phải ăn đói để nhường cơm cho những chiếc mỏ chim toang hoác chờ mồi của lũ con.

Trong cái rổ chợ họa hoằn lắm mới có một tiếng thịt heo mỏng tanh dài bằng nửa bàn tay, chỗ nạc tươi ửng màu hồng đào trên nền miếng bì trắng nhễ nhại ôm khít vào miếng mỡ trong veo; kỳ dư thường chỉ có một dúm cá cấn bé lăn tăn, màu óng ánh ngũ sắc, mấy con hến còn ngậm miệng thoang thoảng mùi rong tanh, mớ khuyết tươi lốm đốm những cái chấm mắt đen bao giờ cũng khiến tôi lặng nhìn và nghĩ ngợi vẩn vơ về những vùng biển xa. Đôi khi rổ chợ cũng có mớ rau muống, nắm đọt khoai, bẹ dưa nưa, miếng thơm chưa vạt vỏ... Thực phẩm cho ba bữa cơm chỉ quanh đi quẩn lại ngần ấy thứ. Mọi đồ gia vị đều gói trong những cái bồ đài lá chuối: tí mỡ, tí hạt tiêu, tí ớt bột, tí mắm ruốc, miếng đường đen, tí ỏi, cả nước mắm. Không còn cái gì để qua ngày mai hay bữa chợ sau.

Nhiều thế hệ trẻ con đã khôn lớn rạng rỡ, nhiều công trình kiến trúc qui mô đã thành tựu từ những cái rổ chợ chứa đựng trong chúng cả một triết thuyết hồn nhiên và huyền ảo về lòng nhẫn nại của các bà mẹ Huế. Thành phố chật nhưng chợ thì xa so với bước chân người. mặc dầu vậy, những cái rổ chợ nhỏ đan bằng cật tre, ngày ngày cứ xuôi ngược trên những con lộ chỉ có hai mùa nắng mưa rát mặt.

Ngày bố tôi đứng ra xây cất căn nhà nghĩ hưu của ông ở Ao Hồ, gần Bãi Dâu, có những toán thợ hồ từ các vùng xa tới mỗi sáng, mang theo sương mù trên chiếc khăn lông choàng cổ hoặc mưa trên cái áo tơi lá che phía lưng họ như cánh một con ve sầu. Trong hành lý của họ, có một mo cau đựng cơm và một miếng lá chuối gói mấy con cá nhỏ kho khô. Những buổi trưa học về tôi thường la cà ở chỗ họ nghỉ tay để ăn. Bây giờ đã sống ở Mỹ chín năm, đã đi làm cho người Mỹ, tôi mới hình dung ra nét sảng khoái trên khuôn mặt những người thợ thân quen với tôi một thời ở cái thành phố xa xôi kia, khi họ rửa tay từ giếng nước vào và bắt đầu mở cái mo cơm ra. Cho đến tận lúc này, mùi cơm gói trong chiếc mo cau ẩm vẫn còn làm tôi vảng vất thèm. Họ xắn những miếng cơm thật to nhưng tôi cảm tưởng đầu đũa họ chỉ nhúng vào chỗ cá kho vừa đủ mặn để miếng cơm trôi qua cổ họng. Ngày ấy, tôi theo van nài mẹ làm cho tôi một mo cơm và một gói lá chuối cá kho y như họ để mỗi buổi trưa tôi mang ra ăn cùng. Mẹ tôi bận bịu nên lằn nhằn mắng mỏ tôi một lúc rồi cũng chiều. Mẹ nhờ ai khoèo dùm cái bẹ cau đằng sau vườn, đem ngâm nước mấy ngày cho các thớ sợ mềm ra thì mới vò được cơm thành nắm. Mẹ cũng gói cá bằng miếng lá chuối hơ qua bếp lửa để không bị rách. Nhìn bên ngoài, tôi có một mo cơm in hệt mo cơm của anh Tèo hay chị Xê. Tuy vậy, khi ăn, không biết vì sao, tôi không có cảm giác ăn cùng một thứ với họ. Có lẽ gạo của mẹ tôi trắng quá, con cá mẹ tôi kho bằng nước mắm ngon và đường cát chứ không phải bằng muối và đường cục. Hơn hết, có lẽ nồi cơm và trách cá mẹ kho thiếu cả cái không gian mông mênh buổi chiều trên những cái bếp lộ thiên bắc bằng ba viên gạch xếp châu đầu vào nhau, thiếu cả cái hương vị hoang dại của mắm muối gói trong những cái bồ đài lá chuối nằm lăn lóc trong chiếc rổ cạn đặt trên nền đất ẩm. Bây giờ nhớ lại, có lẽ cũng vì mo cơm của tôi thiếu chút nồng ấm trong đôi mắt chị Xê nhìn anh Tèo, trong nụ cười có một chiếc răng khểnh của anh Tèo khi trò chuyện với chị Xê. Sau khi căn nhà của bố tôi hoàn tất, hai anh chị trở thành vợ chồng và sinh một cháu trai thật bụ bẫm.

Quá nhiều tháng năm đã trôi qua, không biết Huế của tôi ngày nay ra sao?

"Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?"

Tôi nhớ bà bán bánh bèo, bánh nậm, bánh bột lọc, bánh ướt tôm chấy, mái tóc xám, đôi mắt khói sương, suốt đời chỉ có một cái mủng bên bẹ sườn, đôi chân trần mỗi chiều băng qua những khu vườn rộng êm ả để chào mời. Tôi nhớ chị hàng chè, hai tay hai triêng gióng nhỏ, khi vầng trăng non mùa hè soi mờ ảo phố phường và cảnh vật, chị kĩu kịt bước, cất cái giọng cố ghìm hơi trong cổ họng để nó rớt như một giọt nước thánh thót trong vùng không gian im vắng. Tôi nhớ chị bán đậu phụng rang và bánh mì nóng, chạy hối hả như bị ma đuổi, để tiếng rao hàng hốt hoảng rơi lại phái sau khiến họ luôn luôn phải đi lui lại một quãng đường để bán cho khách mua. Tôi nhớ chị bán đậu hũ chỉ có ở đầu này một cái ống đất nung như cái đôc bình cắm hoa, dấu trong cái lồng ấp chén giẻ xung quanh để giữ nóng, đầu kia một cái tủ gỗ nhỏ xếp mấy cái chén, mấy cái muỗng, tượng đường cát, mấy múi chanh và một ô nước rửa trong có thả miếng lá chuối màu xanh lục. Tôi nhớ chị bán bánh đúc mật không biết từ đâu tới, chị đi qua nhà tôi vào buổi trưa, đặt quang gánh dưới gốc cây saké có những tàn lá rộng rồi bỏ nón xuống, quạt phe phẩy khuôn mặt đẫm mồ hôi. Sân nhà tôi giống như một cái chợ hàng quà vì thợ thuyền làm việc đông, vì mẹ già tôi thích ăn quà vặt vì mẹ ruột tôi hay chiều con.

Sau này, đi qua nhiều miền quê nghèo khác của đất nước, tôi không thấy ở đâu có cái nghèo ít oi, lạ lùng, hiền hậu và thanh sạch như cái nghèo ở những vùng ngoại thành Huế.

Nồi bánh canh ở bên Mỹ nấu với cả kí lô tôm cũng không sao sánh được với nồi bánh canh Nam Phổ chỉ có chút màu gạch tôm tao với hành lá bày lên mặt. Cô bán quà múc xong tô bánh canh, dùng vá vớt chút màu tôm để lên giữa. Khách ăn cầm muỗng khuýa tí nhụy tôm lập tức nhuộm hồng những sợi bột la khê dẻo và nuột nà, thổi vào khứu giác hương vị của cả một giòng sông trôi bát ngát dưới trăng sao. Người bán tôm ở chợ có những cái tràng nhỏ đan bằng tre thưa mắt. Trên mỗi tràng chỉ có chừng năm con tôm còn nguyên đầu và còn nhảy lưng tưng. Người đi chợ mặc cả bằng mắt chứ không có bàn cân như ở chợ Sàigòn. Mua xong một tràng lại mặc cả thêm tràng khác.

Ký ức của tôi về Huế tràn nhập hương thơm những loài hoa: hoa bưởi, hoa cau, hoa thiên lý, hoa móng rồng, ngọc lan, bả lả, hoa dạ hương, hoa sầu đông, hoa lài, hoa sứ, hoa sen, hoa tỷ muội. Nắng ở Huế cũng thơm, mùi nhãn, mùi mít, mùi vỏ thanh trà, mùi lá sả và lá hương thu trên mái tóc con gái. Mưa ở Huế cũng thơm trái khế xâm dầm trong vại nước mưa, đêm nấu canh, còn chứa trong nó cả mùa hè rực rỡ nung nấu từng viên ngói lợp mái nhà, chờ để phả vào cơn mưa đầu mùa.

Càng sống lâu trên đất nước văn minh xứ người, tôi càng thấm ngấm cái triết lý sống lần từng bước nơi cái rổ chợ hàng ngày của những bà mẹ nghèo ở quê nhà. Khi không có xe để chạy, ngựa để phi, sự khôn ngoan phải lẽ nhất là đi trên hai chân mình, mắt hướng về tương lai, lòng tin vào những công trình mình xây dựng.

Xin cám ơn những cái rổ chợ nhỏ chỉ có mấy đùm lá chuối lăn lóc đã đóng góp vào kho tàng văn hóa dân tộc phần tiết hạnh khả kính của cả một thế hệ các bà mẹ Huế vô danh.

Bùi Bích Hà

Cali 95

(Tuyển tập Tiếng Sông Hương)