Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

NGƯỜI BÌNH ĐỊNH

 

VÕ PHIẾN

 

Nguyễn Mộng Giác với tôi cùng một quê, nhưng tôi lưu lạc đã lâu thỉnh thoảng gặp nhau tôi có nhiều điều để hỏi thăm anh: tình hình an ninh ở làng này quận nọ, cảnh sinh hoạt độ này so với độ trước, những chuyện buồn vui đã xảy đến cho ông nọ bà kia v.v... Cứ thế chúng tôi lần lần cùng nhau đi vào những nghĩ ngợi lan man về chỗ quê hương.

Xưa kia, tổ phụ chúng tôi đã đến lập nghiệp tại Bình Định trong những điều kiện không biết khác biệt ra làm sao mà tự dưng tách rời hẳn đồng bào xứ Quảng về nhiều phương diện như thế. Tiếng nói khác: những tiếng răn, rứa, chừ, mô v.v... từ Quảng Bình tiến vào đến Quảng ngãi, bỗng dưng dừng lại tất cả ở chân đèo Bình Đê. Kể từ Bình Định vào Nam: một giọng nói khác, một loạt tiếng nói khác.

Nhà ở khác nhau: người Bình Định đã đem từ đâu đến cái kiểu nhà lá mái? Và tại sao kiểu nhà ấm cúng đẹp đẽ đấy rồi không hề chịu đi đâu cả, không ra ngoài tỉnh?

Thế rồi đến cái khác nhau trong tâm hồn. Nói về đất cách mạng ngoài Trung, người ta thường nhắc đến hai vùng: Nghệ Tĩnh và Nam Ngãi. Sát bên cạnh bà con Nam Ngãi lúc nào cũng sẵn sàng phản kháng, đứng lên, vùng dậy v.v..., người Bình Định tính tình bỗng dương "thàn hậu" hẳn đi. Mặt khác, người Quảng thiên về lý trí, có tài biện luận, "hay cãi": Phan Khôi, Phan Thanh, Phan Chu Trinh v.v...; người Bình Định dường như thiên về tình cảm, tưởng tượng nhiều hơn, trong văn học có nhiều thơ hơn là văn.

Ngoài chuyện người Bình Định khác người các nơi, lại còn có chuyện người Bình Định khác người Bình Định.

Hai thế kỷ trước, lớp người của Nguyễn Huệ, Bùi Thị Xuân, Võ Văn Dũng v.v... ngang tàng lẫm liệt; cuối thế kỷ này, tục ngữ địa phương xác nhận trong người Bình Định "hay lo", nói cách khác là an phận thủ thường, không hay tranh hơn tranh thua, là chín bỏ làm mười.

Từ lập quốc tới giờ, nước ta có bao nhiêu là vua, vua nào rồi cũng chết; vậy mà chỉ có một nhà vua chết được vợ lưu lại hậu thế tiếng than khóc nỉ non: tức vua Quang Trung. Từ hồi nào tới giờ, tướng lãnh vẫn chịu thưởng thức cái hồng nhan lắm; vậy mà chỉ có mấy ông tướng Tây Sơn ra Thăng long chơi bời được thi hào Nguyễn Du khen là có cốt cách. Hai thế kỷ trước, vua quan nhà Tây sơn không biết đã đối xử ăn ở với phụ nữ ra sao mà được yêu đương, thương tiếc, được ngợi khen như thế; cuối thế kỷ này, người Bình Định dường như không còn cái tình tứ ấy: trong vòng bốn năm mới năm nay văn học nước ta từng trải qua những thời kỳ thật mộng mơ lãng mạn, chưa có bao giờ Bình Định đóng góp được một tác giả nổi tiếng về tình yêu, như Xuân Diệu, như Nguyễn Bính chẳng hạn, hay một tác phẩm nào ướt át, ướt át như Vòng tay học trò, Hình như là tình yêu chẳng hạn.

Mất đi cả khí phách ngang tàng (tức cái đáng trọng) lẫn phong cách tình tứ (tức cái đáng yêu): sự mất mát thật là lớn lao. Không biết cái gì đã xảy đến trong đời sống của người dân Bình Định trong vòng hai trăm năm ấy. Có người đã nghĩ đến cuộc trả thù, đến chính sách trấn áp của triều đình nhà Nguyễn Gia miêu đối với vùng quê quán của họ Nguyễn Tây Sơn. Dẫu sao, đó mới chỉ là một giả thuyết.

Người của địa phương này không giống người địa phương khác, đó là cái dị biệt qua không gian; người của thời nay khác người thời xưa, đó là cái diễn biến theo thời gian. Chuyện ấy không có gì lạ thường, đáng nói.

Nhất là khi sự diễn biến lại đưa đến những mất mát thua thiệt thì lẽ ra tôi không dám nói: Phải tránh sự nổi giận của người đồng hương chớ? Khi cả lớp người hiện tại cảm thấy bị chạm tự ái mà quyết hỏi tội thì các lớp tiền nhân được xưng tụng đâu có hiện về để che chở cho mình được.

Tuy nhiên, sở dĩ dám nói là vì chúng tôi không nghĩ trong khoảng hai thế kỷ chỉ có giản dị một sự mất mát: thực ra trong đời sống tinh thần của người địa phương sự diễn biến thật phức tạp. Và sự diễn biến cũng đã đưa tôi những kết quả đáng quí. Chẳng hạn, Quách Tấn.

Trong cuốn Thi Nhân Việt Nam ông Hoài Thanh có lần thử chia các nhà thơ ra từng xóm. Trong cái "Xóm Bình Định", ông kể vài tên: Hàn Mạc Tử, Chế Lan Viên.

Cả hai vị được kể tên đều không phải là người Bình Định, họ chỉ lớn lên ở Bình Định. Đối với các văn thi sĩ gốc địa phương họ có mối giao tình thâm thiết, có những kỷ niệm sâu dậm, kề cả những kỷ niệm về văn chương nghệ thuật, có thể họ chia xẻ quan điểm sáng tác v.v... Đối với cảnh vật và sinh hoạt địa phương, họ có lòng quyến luyến, lòng quyến luyến đã khiến cảnh vật ấy và sinh hoạt ấy lưu lại nhiều hình ảnh đẹp đẽ trong tác phẩm của họ... Tuy nhiên, trong tâm hồn họ không đồng hóa với địa phương.

Hàn Mạc Tử với Chế Lan Viên, đó là những hiện tượng kỳ dị của một thời. Họ chủ trương trường thơ điên loạn; họ đi tới tận cùng những say mê tôn giáo, siêu hình; họ táo bạo, cực đoan; hoặc họ la:

"Ta cởi truồng ra, ta cởi truồng ra:

Ngoài kia trăng sáng chảy bao la."

(Chế Lan Viên)

hoặc họ kêu:

"Đương cầu nguyện ọc thơ ra dường sữa

Ta ngất đi trong khoái lạc hồn đau."

(Hàn Mạc Tử)

Ở những nhà thơ người Bình Định, đồng thời với họ, bạn thân của họ, như Quách Tấn, như Yến Lan, tôi không gặp những hò hét lớn lối ấy, những cái làm kinh động sững sờ. Và có lẽ cảm tưởng của ông Hoài Thanh cũng không khác. Ông bảo:

"Xem thơ Yến Lan tôi mơ màng như đi trong mây mù (...) Chỉ thấy mờ mờ những con đường chảy, êm như những dòng sông, và nhất là cái vừng trăng vẫn thường ám ảnh các nhà thơ Bình Định." Ông lại bảo: "Theo gót nhà thơ (Quách Tấn), tôi đi dần vào một thế giới huyền diệu. Ở đây người ta nói rất khẽ, bước rất êm. Những tiếng khóc rộn ràng, những lời reo vui vẻ đều kiêng (...) Rồi tất cả lại trở lại trong mờ mờ."

Mờ mờ, êm êm, khe khẽ: thế giới thi ca ở đây như vậy đó.

Không thể bảo Quách Tấn hay Yến Lan không có xôn xao, tha thiết: Làm gì có những nhà thơ dửng dưng, bình thản. Tuy nhiên, ở đây bao nhiêu xôn xao đều bị dằn xuống, hãm lại. Quách Tấn cũng sầu cũng nhớ ghê gớm, nhưng:

"Sầu mong theo lệ khôn rơi lệ

Nhớ gửi vào thơ nghĩ tội thơ."

"Nghĩ tội thơ?", cái nhân ái đến rụt rè ấy, ở địa phương gọi nó là đức tính "thàn hậu'. Con người thàn hậu vốn dè dặt, kín đáo, âm thầm trong sự sầu đau thương nhớ; chính con người ấy mới càng "tội" đa!

Ngày Quách Tấn còn là một thanh niên trong tuổi đôi mươi mà ông đã như thế, đã yêu hồ ghét bể (theo lời Chế Lan Viên); càng về già ông càng lặng, càng kín. Trong mấy mươi năm làm thơ ông ngại, ông tránh thế ngũ ngôn vì nó là thứ "âm đoản" không "dễ rung cảm lòng người nghe" (l), thế mà sau này ông làm rất nhiều thơ ngũ ngôn, lại chuyên về thơ tuyệt cú: tình cảm chỉ gói ghém trong hai mươi chữ. Hai tập Mộng Ngân Sơn và Giọt Trăng toàn một loại thơ ấy: nhỏ nhắn, tinh vi như những hài cú Nhật bản. Lúc ôngvề già, tâm hồn ấy và thể thơ ấy đâm ra hợp nhau. Thơ vắn tắt người ít lời; thơ cô đọng, người kín nhẹm:

"Nhân thế nguôi tình thương

Ôm thu nằm Khánh dương

Rừng trăng đôi lá rụng

Lành lạng gió đem hương."

Sao mà đìu hiu, se sét, tịch mịch, cô quạnh quá chừng. Sao mà "tội thơ", tội người quá trời! Ấy, Quách Tấn là vậy, xóm thơ Bình Định là vậy: là tình cảm lịm vào trong, là bề ngoài dè dặt, lim ỉm, nhưng bên trong chất chứa u tình.

Gặp Quách Tấn, rồi gặp những con người hớn hở tưngbừng, ra rít yêu đương, hô hào om sòm như Xuân Diệu, không khỏi chắt lưỡi ao ước: "Sao mà họ sung sướng vậy?"

Thế rồi, non nửa thế kỷ sau Quách Tấn, cũng vẫn không gặp được những người Bình Định sung sướng.

"Theo mây đi một buổi

Trời đất nhẹ phiêu phiêu

Va đầu tưởng đụng núi

Chỉ đụng bóng sương chiều

Một mặt trời lầm lủi

Trên trần gian tiêu điều."

(Đường vô núi)

Võ Chân Cửu, người thi sĩ đồng hương với ông Quách, viết ra những lời thơ ấy cũng trong tuổi đôi mươi. Và cũng như ông Quách giữa thời thanh xuân, Võ Chân Cửu không mấy khi đề cập tới chuyện yêu đương hạnh phúc trong suốt hai thi phẩm đã xuất bản, và dường như cũng không hề hứa hẹn một đề tài như thế trong các thi phẩm tương lai. Tiếng chuông vọng trong mây, chùa cổ bên sông, sương trắng trước thềm, đời như ảo mộng, sinh tử hai bên còn lộn lạo v.v... những cái đó dìm người thanh niên này vào những suy tư triền miên.

Ở Nguyễn Mộng Giác cũng vậy. Ngay từ những thiên truyện ngắn đầu tiên, anh đã có cái phong độ chín chắn, mực thước, đã có cái kín đáo, âm thầm, anh đã lim lỉm vào những suy nghĩ lo lắng.

Tuổi trẻ nào mà không có ái tình? Tiếng chim vườn cũ cũng có tình đấy, nhưng tình ở đây chỉ là cái cớ cho bao nhiêu vất vả ưu tư. Bão rớt cũng có tình nữa, nhưng cũng là cái cớ cho bao nhiêu ẩn ức éo le...

Từ vấn đề nọ đến vấn đề kia, Nguyễn Mộng Giác khổ tâm tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích, rồi dựng truyện: không có bao giờ anh được thảnh thơi ung dung viết một câu truyện tùy hứng. Anh không có cái sung sướng đó...

Ơ! Nhưng tôi đang làm gì thế này? Bắt đầu nêu lên nào những anh hùng hào kiệt trong lịch sử, để rồi cuối cùng tôi đi đến... một người bạn? Bất luận là để chứng minh điều gì, sự hỗn xược ấy không thể tha thứ được. Nếu không dừng lại kịp thời.