Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

NGHỀ XƯA HƯƠNG CŨ

 

TRẦN TIẾN

 

Thời mới lớn, bắt đầu biết yêu, đã có lần si mê xui tôi rạch ròi lên tận làng Vòng thăm cô bạn cùng trung học, để nhờ đó mà có vài lời kể với bạn đọc về một nghề xưa cũ mà cái hương tinh tuý đồng nội hẳn nhiều người đã biết:

 

Cốm Vòng, gạo Tám Mễ Trì

Hành hoa, húng Láng còn gì ngon hơn

 

Làng Vòng nằm ở ven thành Thăng Long xưa. Từ Hà Nội hướng về phía tay qua ngã tư Ô Cầu Giấy, một chiếc cầu dài khoảng 30 mét bắc ngang sông Tô, ruổi thêm độ 5 cây số theo trục đường Hà Nội - Sơn Tây thì tới trường Đại học Sư phạm, bên phải có hàng sòi che con đường làng thấp thoáng ven sông, xa xa là sông Nhuệ êm tĩnh. Làng Vòng thuộc huyện Tù Liêm chếch về phía tây bắc Hà Nội, cách hồ Tây 2 cây số. Làng đâu có từ lâu lắm, khoảng năm 1362, khi vua Trần Dụ Tông đưa gia nô ra khai khẩn đất hai bên ven sông Tô Lịch, con sông ôm quanh Hà Nội ngày nay.Làng Vòng cũng như hàng trăm làng cổ khác được thiết lạp để tạo thế bao bọc, mở mang và cung cấp các sản phẩm cho kinh đô. Đặc sản của làng Vòng là cốm, thứ lúa nếp mới trổ đòng đòng, một món quà của đồng nội.

Chiều thu ấy, tôi với Phượng, cô bạn gái, đi trên con đường nhỏ dẫn vào làng, lát gạch sạch sẽ. Gió lay những rặng tre cọ vào nhau cọt kẹt, những chiếc lá bay xao xấc. Vào sâu hơn là những hồ sen, hương sen ngan ngát, thấp thoáng mát chùa, mái miếu rêu phong. Từ những ngôi nhà lợp ngói vẩy cá, lợp rạ vang ra nhịp chày giã đầm đầm.Mặc dù còn một bụng cơm nhưng lắng nghe tiếng chày giã cốm trong một chiều thu vàng chênh chếch vương trên những tán lá sen, lòng vẫn quyện quại, nhoi nhói như nhắc nhở, thầm thì. Phượng nhanh nhẹn rẽ vào một ngôi nhà mái rạ mua hai gói cốm đùm trong hai tấm lá sen, tuy chưa được hồ mà mở ra đã thơm lựng với màu xanh mướt ngọc thạch. Tôi đã từng nếm cốm và các loại bánh cốm ở nhiều nơi, nhưng cái hương vị đậm sắc ngọt ngào, đọng lắng này chắc chỉ riêng cốm làng Vòng mới có.Đã mấy trăm nam, nghề làm cốm cứ truyền từ đời này qua đời khác ngày càng tinh xảo, đến nỗi chỉ cần cơn gió thoảng qua người ta đã phân biệt được:

 

Cốm đâu thơm mát nhẹ nhàng

Biết ngay cô gái làng Vòng quảy qua

 

Từ thang bảy âm lịch đã có cốm. Muốn có cốm bán sớm, dân làng phải cấy vụ mùa sớm (tức là phải cáy từ tháng năm âm lịch). Tính từ lúc lúa trổ đòng đến khi gặt về để giã, khoảng từ 18 đến 25 ngày là cùng. Nếu gặt lúa non quá, khi giã sẽ bị vụn, còn để quá ngày thì cốm sẽ bị già, không ngon, màu không xanh và bớt ngọt, bớt ngậy. Lúa được rang chín trươc khi đem giã cho bong trấu. Một mẻ giã thường chỉ độ hai cân cốm và cũng phải biết cách giã sao cho đều tay, vừa phải.Ngoài việc đồng áng, cày cấy; làm cốm là nghề chính của dân làng Vòng. Cứ từ tháng bảy cho đến tháng mười âm lịch, cả làng đầm đầm vang tiếng chày từ quá trưa cho tới canh một canh hái. Vào nhưng ngày tuần rằm, mồng một thì nhịp chày giã càng vang vang cho tới khi màn đêm đã toác vỡ ở phía đông. Nhưng cái giờ giã cốm vui nhất đông nhất là lúc vài giọt nắng thu vương vãi cạnh lũ gà nhớn nhác về chuộng; đám người đi bán cốm khắp các nẻo đường Hà Nội và các chợ lân cận lục tục kéo về, cơm nước xong xuôi. Lúc ấy nhịp chày của cả gần hai trăm cái cối khắp làng vang lên như một bản tấu trống đầm đầm ở góc trời phía tây ngoại ô. Cốm giã xong, càng sẩy sạch sẽ rồi được vẩy nước hồ - mạ giã ra hoà với nước - vài tiếng trước khi đem bán để cốm có một màu xanh quyến rũ, thơm náo nức và còn nhân lên bởi màu xanh và hương thơm từ lá sen bọc ngoài. Tác dụng của lá sen là để giữ độ ẩm cho mềm cốm. Nếu cốm bọc lá chuối hoặc giấy bóng là mất hết vẻ duyên dáng đi rồi.Hình ảnh những thiếu nữ quẩy cốm bằng đôi quang song tám rẻ, đôi thúng tròn đan bằng cật tre hong trên bếp vàng óng và nhất là chiếc đòn gánh một đầu phía trước uốn cong hình dấu hỏi nằm ngang là một đặc điểm của làng Vòng. Đòn gánh được chiết mỏng để khi quẩy dẻo èo ẹo vì một gánh cốm mang đi bán thường chỉ nặng năm, mười cân là cùng. Nhưng bạn đừng tưởng ít tiền đâu nhé, cứ một cân cốm đầu mùa đắt ngang với mấy yến gạo đấy.Cốm phân làm ba loại. Đắt tiền nhất là cốm đầu nia. Trong khi sàng, những hạt mỏng rơi xuống đầu tiên thì chính là loại đặc biệt đấy vì non, ngọt và thơm khỏi chê. Cốm giữa nia tuy có hơi già, bán có rẻ hơn nhưng vẫn cứ là ngon, xanh tuyệt mắt mèo. Loại thứ ba là cốm xào, vừa túi tiền, ăn ngay cũng ngon mà đem nấu chè lẫn với ít đỗ xanh, cho thêm tí đường thì vừa thơm vùa mát, bổ lành phải biết.Trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê... từ bao đời, đất Vòng chẳng phụ người, vẫn sản sinh những mẻ cốm thơm ngon tinh khiết. Tiếc thay ngày nay người ta đã "đổi mới" cả nghề xưa hương cũ. Thay vào đó, vì "phá cũ”, nên tám mươi phần trăm diện tích cày cấy, trồng trọt của làng Vòng đang bị đè nặng bởi những khối nhà bê tông cốt sắt nhiều tầng. Những Hà Nội mini mới đang ngày mọc một nhiều.Nhìn nắng thu chênh chếch, dải mây quạnh quẽ lang thang ánh lên sắc vàng còn sót lại từ những tia nắng cuối ngày dưới trời xa lạ, tôi cứ mơ hồ tưởng nhớ những vệt tơ giời rơi rắc trên lũy tre, tiếng chày đầm vang và bóng các cô gái làng Vòng quảy gánh nhẹ tênh, mong manh uốn lượn tựa những làn khói lam bay ngang lẩn vào sương chiều hôm xưa ấy...