Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH

GẠCH BÁT TRÀNG

 

KIÊM ĐẠT

 

Ước gì anh lấy được nàng

Thì anh mua, gạch Bát Tràng về xây

 

 

A- Nguồn gốc

Làng gốm Bát Tràng có tuổi nghề khoảng nửa thiên  niên kỷ này nằm bên tả ngạn sông Hồng, cách Hà Nội hơn 10km về phía Đông Nam. Bát Tràng nay thuộc huyện Gia Lâm (ngoại thành Hà Nội). Từ trước đến nay, khi đề cập đến vật liệu kiến trúc Việt Nam, người ta thường nói đến gạch Bát Tràng. Nhưng làng gạch gốm Bát Tràng đã xuất hiẹn từ thời nào? Đặc điểm của loại gạch gốm nầy ra sao? Đã từ lâu có những thiên nghiên  cứu và trình bày điền dã về ngôi làng nầy. Nhưng mỗi tác giả vẫn đúng một góc độ khác nhau. Theo gia phả các họ tại Bát Tràng, thì dân Bát Tràng trước kia từ 1àng Bồ Bát, huyện Yên Mô , tỉnh Ninh Bình ngày nay di cư ra. Họ vẫn nhớ quê xưa là làng Bồ Bát. Tài liẹu Hán văn thì ghi tên là làng Bồ Bản. Họ đến đây theo từng đợt khác nhau. Thoạt tiên chỉ có một họ; về sau lên đến 36 họ và bây giờ là 42 họ. Thời đó, Bát Tràng là mảnh đất còn hoang vu. Tục truyền nơi đây xưa có 72 gò, đó là những đoạn của con đê, có tên là " Đỉnh Nhĩ Đê", đắp lên từ đời Trần. Lúc mới thành lập , làng này có tên là Bạch Thổ Phường; sau gọi là Bá Trùng Phường, cuối cùng mới có tên Bát Tràng, tứ là nơi làm bát. Đình làng Bát Tràng còn giữ lại được hai câu đối:

 

Đời Hoàng Lê, từ năm Bảo Thái,

Bài Đình ký chép lại một chương.

 

Qua đó niên hiệu xây đùng Bát Tràng là năm Bảo Thái thứ 5, tức năm 1725 đời vua Lê Dụ Tông. Bát Tràng là làng gốm. Đất trong làng vào khoảng 60 mẫu , chủ yếu dùng để ở. Thậm chí trong làng không có đất để làm nghĩa địa. Làng gần như không có đất canh tác Bát Tràng là cảnh gạo chợ, nước sông. Theo di tích, tổ sư nghề gốm Bát Tràng là Hứa Vĩnh Kiều. Nhưng trong làng lại thờ đến 6 vị Thành Hoàng. Quan trọng hơn hết là Bạch Mã Thần, mà dân làng cho đó là "thần hỏa". Lò nung giữ vị trí quan trọng trong nghề gốm, thì "thần hỏa" liên  quan đến vấn đề nầy chăng? Liên quan đến tổ sư gốm Bát Tràng cũng như những nơi sản xuất gốm khác như Thổ Hà, Hương Canh, Phú Lãng... là nguồn gốc gốm Bát Tràng. Trong nhiều gia phả các nơi nầy có nói đến các nhân vật Hứa Vĩnh Kiều, Đào Trí Tiến, Lưu Phong Tu... từng học nghề làm gốm ở Thiểm Châu (Quảng Đông) rồi về dạy nghề cho dân các làng nầy. Nhưng có thuyết không đồng ý, cho rằng đó là nghề bản địa. Hiện nay ở Bát Tràng phần lớn các hộ làm gốm có tới vài ba lò gốm trong nhà và sản xuất liên tục cả năm. Những sản phẩm gốm Bát Tràng bán sang các thị trường Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản, Malaysia, Pháp, Đức. Đình làng Bát Tràng còn lưu hai câu đối khác:

 

Bồ di thủ nghệ khai đình vũ,

Lan nhiệt tâm hương bái thành nhân

 

Nghĩa là:

 

Từ làng Bồ dời nghề cũ tới, xây đình vũ

Lòng dân như hoa lan thơm ngát, kính tạ thánh nhân.

 

B. Quy trình sản xuất gạch gốm Bát Tràng:

Từ khi khai sinh ngành nghề gạch gốm Bát Tràng cho đến nay, những nghệ nhân ở đây cứ lập đi lập lại quy trình kỹ thuật sản xuất qua những công đoạn sau đây:

(a) Chọn đất, xử lý đất , pha chế đất

(b) Tạo dáng sản phẩm

(c) Trang trí hoa văn trên sản phẩm

(d) Phủ men (tráng men)

(e) Nung sản phẩm.

 

Tại làng Bát Tràng cũng như các làng ghề gốm khác, quy trình này được được đúc kết thành phong cách truyền thống riêng. Ngày nay có một số thay đổi, cơ giới hóa kỹ thuật, nhưng quy trình vẫn không đổi. Kinh nghiệm của họ đúc kết trong câu "Nhất xương, nhì da, thứ ba dạc lò".

1- Tạo cốt ốm (xương gốm)

- Chọn đất: Vấn đề trước tiên là chọn đất. Các lò gốm hình thành những nơi có nguồn nguyên liệu sét thích ứng. Những nhà khảo cổ học đã ghi nhận quá trình chuyển dịch các làng gốm đến những vùng có nguồn đất sét tốt để làm gốm. Làng gốm Bát Tràng cũng không ngoại lệ . Dân làng Bồ Bát ở Thanh Hoá đã chọn ven sông Hồng bên tả ngạn phía Nam Thăng Long để lập làng Bát Tràng, vì đã phát hiện mỏ đất sét trắng. Họ đặt tên là Bạch Thổ Phường. Qua nhiều thế kỷ khai thác, mỏ đất sét này đã cạn kiệt. Họ bắt buộc phải tìm nguồn đất sét mới ở vùng đồng bằng Bắc Phần. Do điều kiện giao thông khá thuận lợi, họ dùng thuyền ngược  dòng sông Cái lên vùng Sơn

Tây, phúc Yên, qua sông Đuống, xuôi dòng Kinh Thầy tới Đông Triều để khai thác sét trắng Hồ Lao, Trúc Thôn. Đất sét Trúc Thôn rất tốt được thợ gốm Bát Tràng dùng nhiều nhất. Đất sét nầy có độ dẻo cao, hạt mịn, màu trắng xám, độ chịu lửa lên đến 1,650 độ C. Tuy nhiên có 1 số nhược điểm: khó tan trong nước, không trắng lắm, độ sấy khô lớn, hàm lượng ô-xýt sắt khá lớn, phải tốn thời gian ngâm để khử chất sắt trong đất.

- Pha chế đất: Tại Bát Tràng cũng như các trung tâm sản xuất gốm khác, công việc xử lý và pha chế đất được tiến hành một cách hết sức cẩn thận để tránh những hư hại sau nầy. Trong khảo cổ học cho thấy: ngay từ thời đại Hùng Vương, việc xử lý đất làm gốm đã được coi trọng, dần dà về sau lại càng được hoàn thiện hơn. Trong đất thường có nhiều tạp chất, kể cả những loại đất sét tốt cũng không tránh khỏi. ngoài ra, các sản phẩm gốm mỗi loại đòi hỏi cách pha chế khác nhau. Kỹ thuật xử lý, pha chế đất sét tại Bát Tràng xưa nay đều dùng "hệ thống bể chứa", đất được ngâm nước trong thời gian ấn định mỗi loại chế tác. Thông thường, phải có 4 bể chứa cao thấp khác nhau để chuyển nước đến theo một quy trình sắp đặt kỹ. Do tác động của nước đất sét dần dà phân rã, cho đến khi đạt được tình trạng "đất đã chín". Đất chin nầy được đánh thật tơi, nhuyễn, trở thành dung dịch lỏng. Sau đó dung dịch được chuyển sang thùng chứa thứ 2 để đất sét lắng, tạp chất nổi lên, nước dần dà trong. Đất được chuyển sang bể thứ 3 để phơi rồi chuyển sang bể thứ tư để ủ đất, trong bể sau cùng, chất ô-xýt sắt và tạp chất khác bị khử bằng phương pháp lên men. giữ đất trong bể ủ càng lâu càng tốt, để loại sạch tạp chất và chất sắt.

- Tạo dáng: Thợ gốm Bát Tràng xưa nay tạo sáng bằng bàn xoay. Ngoài ra còn được bổ túc thêm bằng cách vuốt tay và be trạch. Be trạch là xếp tùng lớp đất hình con trạch chồng lên nhau theo hình thân gốm cần tạo ra, đắp nặn, rồi đúc khuôn. Khi be trạch, vuốt gốm trên bàn xoay nhẹ đà, kéo để định hình sản phẩm. Phương pháp be trạch đã giảm bout động tác đặt đất vào bàn xoay. Phương pháp vuốt để tạo dáng rất thẩm mỹ nhất là gốm cao cấp.

- Phơi sấy và sửa cốt gốm mộc Cốt gốm rất ướt, dễ biến dạng sau khi tạo dáng xong. Thành thử phải phơi sấy khô sản phẩm. Phơi sấy phải tiến hành khéo léo, có những quy trình chuyên moan, nếu không, sẽ làm hỏng hay làm méo sản phẩm. Ở Bát Tràng thường hong khô gốm một trên giá trong những dãy nhà thoáng gió, có mái che. Đất sẽ khô từ từ, không bị rạn nứt. Ngày nay, thợ gốm Bát Tràng cãi tiến bằng phương pháp sấy gốm mộc trong các ló sấy trong một nhiệt độ vừa phải, đảm bảo nguyên tắc cho đất khô tự nhiên. Người ta tăng nhiệt độ lò sấy dần dần để cho nước ở cốt gốm bốc hơi từ từ. Các sản phẩm đã định hình đều được tu sửa cho hoàn chỉnh. Người thợ gốm tiến hành các động tác cắt, gọt chỗ thừa, bồi vào chỗ khuyết, chấp ghép các bộ phận của vật phẩm, như tai đỉnh, tay tượng, vòi ấm, quai bình vôi, quai tích... khoan lỗ, chuốt tỉa các hoa văn trang trí, chuốt nước cho mịn mặt sản phẩm.

- Tạo hoa văn: Những nghệ nhân đã tạo ra những đường hoa văn nầy theo những cách thức thông thường sau đây:

1- Cách chải: Chải là cách tạo những hoa văn trên những đồ gốm phổ biến nhất trong thời đại trước. Những hoa văn được cấu tạo bằng cách chải thường là những nét sâu không đều và thô, nét to, nét nhỏ, dài ngắn khác nhau.

Những nét nầy được chải theo chiều đứng từ phần cổ của đồ gốm chạy dài cho xuống phía đáy. Cách chải thường dùng để tạo những loại hoa văn hình răng lược, rồi căn cứ theo những hoa văn này, người thợ lại chải thêm những nét ngang hay những vạch chéo răng lược để tạo nên những ô hình vuông, hình quả trám hay hình bình hành.

2- Cách rạch: Rạch thường dùng để khắc những nét sâu hơn và sắc cạnh. Rạch thường được áp dụng khá phổ biến trong cách trang trí đồ gốm thời xưa. Dùng cách rạch sẽ tạo nên được những hoa văn kỷ hà, hoa văn theo đường ngắn, hoa văn nét chéo ngắn, làn sóng đơn hay làn sóng kép,

hình xoắn ốc, hình chữ S...

3- Cách đập: Đập để lại trên đồ gốm những nét nông đều và khá cân đối. Những hoa văn được trang trí bằng cách đập thường tinh xảo và đẹp hơn cách chải và cách rạch. Đập tạo được những hoa văn hình nan chiếu, hình răng lược, hình ô vuông, hình tổ ong, hình gãy khúc.

4- Cách in: In là cách tạo những hoa văn có mang những đường nét nhất định được khắc ra từ trước. In thường để lại trên những đồ gốm những nét loom nông rất đều đặn và can đối. Người ta thường dùng cách in để tạo ra những hình hoa văn theo ô vuông, hoa văn hình quả trám, hoa văn hình sống lá, hoa văn hình nan thúng, nan chiếu...

5- Cách ấn: Ấn là cách tạo những hoa văn bằng cách dùng những loại que cỡ khác nhau để khắc vào đồ gốm những nét nhất định. Những người thợ gốm thuở xưa chỉ dùng cách ấn để tạo trên đồ gốm những nét lõm rất sâu hình tam giác hay những hình tròn nhỏ.

6- Cách ghép: Ghép là cách nặn những thỏi đất nhỏ tròn rồi gắn vào cổ của đồ gốm để tạo thành những đường gân nổi cao lên. Những cách trình bày hoa văn trên đây đã cho thấy kỹ thuật trang trí trong thời trước khá phong phú, trình độ kỹ thuật của những nghệ nhân đã đạt được mức độ cao.

- Trang trí và tráng men trên gốm hoa lam, thợ gốm xưa nay dùng bút vẽ trực tiếp. Thợ vẽ gốm phải có tay nghề cao, khiếu thẩm mỹ và cẩn thận trong từng đường nét. Hài hòa với dáng gốm, các trang trí hoa lam nầy đã nâng nghề gốm lên mức nghệ thuật, mỗi sản phẩm là một tác phẩm. Người thợ gốm Bát Tràng đã dùng nhiều hình thức trang trí khác, có hiệu quả nghệ thuật cao như: đánh chỉ, bôi men chảy màu, vẽ men màu. Với cây bút lông chấm màu lam và men màu, những bàn tay tài hoa của cả thế hệ gốm Bát Tràng, với nét vẽ linh hoạt, đã tạo nên không biết bao nhiêu tác phẩm gốm trang trí mỹ thuật, trong đó không ít tác phẩm trở nên nổi tiếng.

- Cách chế biến men gốm Bát Tràng Cách làm men là một bí quyết lớn trong nghề gốm. Nhìn lớp men phủ ngoài, người ta có thể đánh giá được trình độ kỹ thuật của người thợ gốm, làng nghề

hay trung tâm sản xuất gốm. Thành thử chế men gốm đóng vai trò rất quan trọng. Người thợ gốm Bát Tràng đã sử dụng ít nhất 5 loại men khác nhau: men ngọc, men rạn, men nâu, men chảy và men hoa lam. Chất liệu tạo men phổ biến hơn cả là: tro, đất phù sa, sét, bột đá. Các loại men truyền thống ấy đã tạo nên nhiều sắc độ tuyệt đẹp trên sản phẩm gốm lừng danh của người Bát Tràng. Người Bát Tràng thích dùng men có thành phần chính là tro. Loại men này chế từ tro tấu làng Quế, làng Lường (Nam Hà) với đất sét trắng, vôi sống để tả. Ngay từ thế kỷ XV, người thợ gốm Bát Tràng đã chế tạo ra men lam, một trong những loại men nổi tiếng ở nước ta. Men lam được chế từ đá đỏ (ô-xýt côban) và đá thối (ô-xýt mangan). Men này chảy ở nhiệt độ rất cao. Vào đầu thế kỷ XVII, người thợ gốm Bát Tràng lại chế ra thứ men rạn rất quý trong nghề gốm nước ta. Men rạn được tạo thành từ hợp chất: vôi sống, kaolin, tro trấu. Kaolin khai thác ở Bích Nhôi (Hải Hưng) gọi là kaolin chùa Ngột. Nhìn chung, men gốm có thể phố chế khô hay ướt. Thợ gốm Bát Tràng xưa nay thường quen dùng men ướt. Người ta cho hợp chất men đã nghiền mịn vào trong nước, khuấy tan. Khi hợp chất lắng xuống, thì bỏ nước trong ở trên và bã ở đáy, chỉ lấn phần "dị" lơ lửng ở giữa. "Dị" chính là lớp men bóng phủ ngoài cốt gốm. Người thợ Bát Tràng có kinh nghiệm rằng: nếu nghiền bột tro mịn hơn nhiều so với bột đất thì men dễ chảy hơn khi nung. Cho nên, người Bát Tràng ngày nay vẫn truyền tụng câu châm ngôn “nhỏ tro, to đàn”, đã đúc kết kinh nghiệm chế biến các chất khi tạo men.

- Kỹ thuật tráng men gốm Bát Tràng người thợ gốm thường có 2 cách tráng men trên cốt gốm: (l) nung qua lửa các sản phẩm gốm mộc rổi đem phủ men (2) phủ men ngay lên gốm mộc đã phơi khô. Từ trước đến nay người thợ Bát Tràng vẫn thường dùng cách thứ 2 để tráng men mọi loại đồ gốm khác nhau. Trước khi tráng men, người thợ dùng chổi lông phẩy nhẹ bụi, để cho sản phẩm mộc thật sạch. Người ta cũng láng một lớp “lót” bằng dịch sét trắng lên loại xương gốm có màu. Đồng thời cũng tiến hành một loạt công việc trước khi tráng men: đó là kiểm tra chất lượng và chủng loại men, tính toán kỹ về tính năng của loại men định dùng để tráng, nồng độ men, thời tiết, mức độ khô của xương gốm. SAU đó “phun men” lên bề mặt cốt gốm cỡ lớn và "nhúng men" cốt gốm cỡ nhỏ. Phải nhúng men rất nhanh, trong vòng khoảng 3 giây, để bảo đảm lớp men láng và mỏng.