Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

Ngày xuân đi lỄ

Chùa Tam Thanh

 

NHẤT CHÍNH

 

 

Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa

Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh...

(Ca dao)

 

Quê hương Việt Nam thuở thanh bình thịnh trị xa xưa, đẹp như gấm hoa. Bao nét đậm đặc dân tộc: những mái chùa cong, ngôi miếu cổ, những hội hè, đình đám, là những nét tươi vui, tình tự dân tộc... Viết đến đây tôi nhớ tới nhà thơ Phan Long Yên - tác giả tập thơ Tình Ngàn Năm, trong đó có bài Sẽ Có Một Ngày, với đoạn thơ sau:

 

“Sẽ có một ngày về thăm quê mẹ,

Ngắm lũy tre xanh phủ bóng tuổi học trò

Theo dòng sông uốn khúc lượn quanh co

Qua bến cũ con đò xưa quen thuộc

Thăm ngôi đình mà cha ông thuở trước

Họp kỳ hào, lập hương ước trình quan

Chính nơi đây bọn trẻ khắp thôn làng

Thường đến đó xem xuân kỳ thu tế...”

(Phan Long Yên)

 

Những câu thơ của Phan Long Yên, đong đầy tình tự quê hương dân tộc và quý hóa, mang tính chất văn hóa sử: “Họp kỳ hào, lập hương ước trình quan”. Chính cái hương ước này là một tiểu-hiến-pháp, áp dụng cho làng, các sự việc hàng năm, cứ thế mà thi hành, lâu ngày trở thành “lệ làng”. Những điều này mà ngay cả đức vua và triều đình cũng phải kiêng, nể: “Phép vua thua lệ làng” - Ý nghĩa là như vậy. Phan Long Yên đã khai quật lên những nét văn hóa đặc thù, dân tộc, mà mấy chục năm qua không ai nhắc tới. Tiếng thơ Phan Long Yên quả là hơi thở quê hương đậm tình dân tộc.

 

Biết bao mỹ tục kỳ thú của xã thôn Việt Nam... Những ngày Xuân đi trẩy hội chùa cũng nằm trong tục lệ này. Song song có tinh thần Phật giáo, cùng giữ cho xã thôn, sơn thôn Việt Nam có nếp sống êm ả ngàn đời sau lũy tre xanh nơi rừng xanh bát ngát. Chỗ nào có cảnh trí đẹp, nơi ấy có chùa Phật thật là gắn bó câu “danh lam thắng cảnh” đã nói lên điều ấy - lam có nghĩa là ngôi chùa. Chùa thật nhiều, dù ở nơi thâm sơn cùng cốc. Phật giáo đã đi giữa lòng dân tộc tự muôn xưa. Chùa Hương, chùa Đồng Núi Yên Tự, chùa Đậu Bắc Ninh, chùa Một Cột Hà Nội, v.v... Vị trí ngôi chùa nào cũng được dựng lên giữa phong cảnh đẹp. Mỹ quan của văn minh Phật giáo là đây.

Thập niên 40, tôi theo cha tôi du Xuân tỉnh Lạng. Con đường dài 150km từ Hà Nội đi Lạng Sơn, chúng tôi đáp xe lửa buổi chiều Xuân Hà Nội, chiếc xe lửa cũ kỹ ì ạch, lúc chạy lúc ngừng tại các ga xép, phải sáng hôm sau mới đến tỉnh Lạng. Xe lửa đậu tại ga Đồng Đăng, đây là nhà ga biên giới Hoa-Việt, cách Ải Nam Quan khoảng 15km. Quan Tri Châu đem ngựa ra đón. Đôi ngựa song song chạy nước kiệu. Làn gió sớm ban mai như lay hồn chúng tôi thức tỉnh, sau một đêm dài trên xe lửa mệt mỏi vì bụi than. Buổi sáng ở Lạng Sơn thật đẹp, đẹp như bức tranh thủy mạc. Làn sương sớm bao phủ núi, đồi từng tầng mờ ảo. Bình minh vừa ửng sắc hồng, núi đồi in rõ nét trên nền trời xanh. Ngựa băng qua cầu Kỳ Lừa được bắc ngang sông Kỳ Cùng, dẫn vào phố Kỳ Lừa. Ngôi chợ nhóm họp sớm, vậy mà người mua bán đã đông nghẹt. Sơn dân nơi đây gồm đủ sắc tộc, Mường, Lô Lô, Mán Sơn đầu, Thái đen, Thái trắng, xạ phang, v.v... Họ mặc những y phục cổ truyền ngày Tết trông thật vui mắt. Những cô gái trong những y phục diêm dúa lạ mắt, nét đẹp những bông hoa rừng, rất quyến rũ, làm ngẩn ngơ những chàng trai phố thị miền xuôi. Chợ Kỳ Lừa có nhiều hoa trái thổ sản đặc biệt như Đào Mẫu Sơn, mía ngọt lịm Đồng Đăng, trái mắc cọt, mắc thép, mỗi thứ mang một mùi vị đặc biệt...

 

Từ phố Kỳ Lừa ngước nhìn lên, ta thấy núi Vọng Phu. Người  mẹ ôm con sừng sững trên nền trời xanh ngắt. Tia nắng ban mai như sơn son thiếp vàng quanh dáng đứng ôm con của nàng Tô Thị. Những làn sương mờ ảo, còn đọng trên vai, trên tà áo người cô phụ. Làn gió sớm nhè nhẹ lay động màn sương, du khách có cảm tưởng như đôi vai nàng rung động tay đu đưa ru con. Qua tiếng lá rì rào như tiếng ru hời con ngủ vào giấc xuân nồng... Đứng ngắm hòn vọng phu thật lâu, ta mới thấy được vẻ linh động của pho tượng, một kỳ công của tạo hóa.

 

Núi Vọng Phu, nơi có chùa Tam Thanh. Chùa nằm trong hang núi, gồm 3 động: động Nhất Thanh, động Nhị Thanh, và động Tam Thanh. Nhiều du khách vào đây, đưa tay đấm ngực thì vang lên những âm thanh. Ở động Nhất Thanh thì một âm thanh lớn và những âm thanh nhỏ dần, chập chùng theo sau. Động Nhị Thanh vang lên 2 tiếng rồi cũng tiếp theo những tiếng nhỏ. Động Tam Thanh thì vang lên 3 tiếng lớn, rồi cũng kế theo những tiếng nhỏ dồn dập. Bàn thờ Phật và bát hương đều bằng đá. Trong 3 động, động Nhị Thanh lớn nhất như một đại thính phòng, sức chứa khoảng 500 người. Chính sử gia Ngô Sĩ Liên đã khắc nơi cửa động 3 chữ “Nhị Thanh Động”, nét chữ sắc sảo, đẹp uy nghi. Trong động có một cái hang ăn thông lên trời. Hang xưa kia gọi hang Cắc Cớ. Nơi đây có một pho tượng bằng đá quanh năm mát rượi đổ mồ hôi. Quý bà quý cô đi cầu tự, thường vào đây khấn vái, rồi lấy tay quệt mồ hôi trên pho tượng, vuốt lên tóc, lên vai mình, kỳ vọng sẽ sanh con trai... Đường lên hang Cắc Cớ lối đi nhiều chỗ hẹp chỉ vừa một bàn chân, vì vậy nam nữ đi ngược chiều phải ôm chặt lấy nhau mới qua được, nên có tên hang Cắc Cớ là vậy. Chẳng biết lối đi ấy, nay được mở mang chưa?

 

Ngày Xuân, nam nữ thường viếng hang này rất đông, lòng rộn ràng bao nỗi vui của tuổi trẻ. Nhiều văn thi sĩ, trước vẻ đẹp thiên nhiên chùa Tam Thanh, sự linh ứng và uy lực của chư Phật, đã cảm đề những bài thơ phú giá trị, còn hằn sâu trên vách đá. Xưa Nguyễn Du đi xứ, đã qua đây cảm tác những vần thơ, và sử gia Ngô Sĩ Liên cũng thế, cảm đề phong cảnh hữu tình kỳ thú:

 

“Vạn ban thủy thạch thiên đại sảo

Nhất lập càn khôn khai tiểu thiên”

(Nguyễn Du)


Dịch thoát ý:

Nhũ thạch trời ban thật kỳ quan

Nhất cõi trần gian một chốn này

(Nhất Chính dịch)

 

“Khoản khoản tiên lư cổ động du

Bồi hồi nhang bạn dục tầm u

Thanh tuyền, bạch thạch giai năng ngữ

Bội lập tiền phong kiến vọng phu”

(Ngô Sĩ Liên)

 

Dịch thoát ý:

Thanh thản cỡi lừa qua động xưa

Bồi hồi cảnh động đẹp như mơ

Suối trong đá trắng nguồn thơ đó

Quay ngó, nhìn lên núi vọng phu.

(Nhất Chính dịch)

 

Ngày ấy, buổi du Xuân, cha tôi ngắm nghía bài thơ này, nét chữ sắc sảo của tác giả Ngô Sĩ Liên và tứ thơ duyên dáng, cứ tấm tắc khen mãi... Phong cảnh ở chùa Tam Thanh rất đẹp, đã đi vào thi ca, trong nét đẹp tình Xuân, từ trăm năm xưa, dân gian nhắn gởi nhau: hãy lên phố Lạng..., không thì uổng lắm:

 

Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa

Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh

Hãy lên xứ Lạng cùng anh

Bỏ công bác mẹ sinh thành ra em...

(Ca dao)

 

Tiền bối Ngô Sĩ Liên (thân phụ Ngô Thời Nhậm) làm quan trấn thủ tỉnh Lạng Sơn, sáng lập chùa Tam Thanh. Sau ngài về hưu ngự ở chùa này, rồi viên tịch ở nơi đây. Chính ngài đã để lại viên ngọc quý cho đời. Mùa Xuân người đi chùa tấp nập. Người từ miền xuôi lên, tới ga Đồng Đăng rồi tìm đường lên chùa. Từ biên giới Trung Hoa qua, cũng ghé trạm Đồng Đăng rồi đi tới chùa. Những nam thanh, nữ tú tỉnh Lạng cũng lũ lượt đi... Khách thập phương đến chùa ngắm nhìn ngàn hoa khoe sắc, rộ nở đón Xuân sang. Không khí trong lành miền núi, thoang thoảng ngát hương hoa hồi. Những cánh rừng cây hồi khắp đó đay. Du khách cảm thấy mình như thoát tục, giữa mùa Xuân thắm.

 

Ước mong, có dịp tôi được trở lại viếng chùa Tam Thanh một lần nữa, chẳng biết có còn như xưa không? Hay lại:

 

Khi về giữa cảnh điêu tàn

Rào không, mất ngõ cỏ hoang lạ đường

(Nhất Chính)