Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

NẾP SỐNG VĂN HÓA VÀ

CÁC TẬP TỤC ĐỘC ĐÁO

TẠI PHỐ NHỎ THU XÀ

 

THINH QUANG

 

Phải nói rằng Thu Xà có những nếp sống gần như độc đáo. Thật vậy, Thu Xà là một địa phương có những sắc thái văn hóa khác thường mà nhiều tập tục không thấy có trên toàn cõi đất nước này. Tiếc thay các nhà làm văn hóa trong nước đã không hề biết đến, ngay cả “Non Nước Xứ Quảng”, của Phạm Trung Việt - một Địa Phương Chí được ấn hành từ thập niên 60 cũng không thấy ghi nhận các đặc điểm mà không thể thiếu sót này được.

Có người cho rằng nếp sống văn hóa tại phố nhỏ Thu Xà hoàn toàn ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa. Không hẳn phải vậy. Đành rằng phố thị có chất lịch sử về văn hóa này được dựng lên từ sự quy tụ của những thương thuyền đến từ các tinh miền Hoa Nam nước Tàu ngay trước cả thế kỷ thứ 17. Đó là các tỉnh Phước Kiến (nhất là vùng huyện Đồng An, Hạ Môn Sơn và huyện Chiêu An), tỉnh Quảng Đông thì đa phần ở Phủ Sơn Đầu và Quỳnh Châu Phủ thuộc đảo Hải Nam.

Số người di dân đến mỗi lúc một đông hơn, vì vậy họ tổ chức từng Bang qui tụ lại những người cùng quê hương với mục đích giúp đỡ nhau trong tinh thần tương thân tương trợ.

Thu Xà nặng về tinh thần Khổng Mạnh và tôn sùng Tín Nghĩa hơn là tôn giáo. Ngôi chùa ông dựng lên ngay địa bộ Hà Khê thờ cúng Đức Quan Công – một vị tướng đầy tiết tháo đủ nói lên điều này.

Thu Xà cũng chịu ảnh hưởng về Tính Thần Thoại. Có thể nói là phố thị duy nhất có các nhân vật xử dụng Vạn Pháp Qui Tôn như “Vải Đậu Thành Ma” làm thành đạo âm binh để điều khiển một việc gì đó. Đây không phải là một huyền thoại, mà là một sự thật đã được mang ra biểu diễn trong một phạm vi hạn chế có tính cách mua vui trong chốc lát. Về sau bị mật thám Pháp theo dõi vì nghi ngờ là một tổ chức chính trị muốn lật đổ chế độ thực dân. Từ đó, trò chơi Vạn Pháp Qui Tôn không còn nữa. Lúc bấy giờ tuy Phật Giáo đã xuất hiện từ lâu, song người dân phố Thu vẫn còn nặng với thuyết thiên nhiên của những tâm hồn trong trắng ở buổi sơ khai nguyên thủy. Có nghĩa là họ còn xem mọi hiện tượng tự nhiên là trọng và thờ cúng tổ tiên là điều phải làm.

Điểm đặc biệt là sự hoạt động của dân chúng phố Thu gần như có một số câu đúng với các lời thơ ở trong ca dao:

 

Tháng Giêng ăn tết ở nhà

Tháng Hai cờ bạc, tháng Ba hội hè

 

Thật vậy. Tháng Giêng tất cả dù giàu có hay nghèo khổ cũng đều nghỉ xếp lại mọi công việc làm ăn để đón mừng xuân mới. Nhưng các sòng Me Công Thoa đến tháng Hai mới chính thức mở cửa. Tết Đoan Ngọ cũng không kém bề thịnh soạn. Họ có những xâu Bánh Ú Tro màu vàng sậm chói.

Ngày xá tội vong nhân là ngày chung, tuy nhiên với người dân phố Thu thì đó là những ngày có những tập tục đặc biệt không tìm thấy ở bất cứ địa phương nào ở trong nước.

Người Minh Hương – làng của những người Việt gốc đời nhà Minh (bên Tàu) – tổ chức rước đèn Vu Lan. Ngôi chùa làng Minh Hương được dựng trên địa bộ của làng Hà Khê cũng thuộc trong phạm vi phố Thu Xa. Khoảng đất khá rộng lớn này làng mua của tư nhân dựng nên Tổ Đình và được Công Sứ Pháp công nhận và cấp cho “Đồng Truyện” để ký công văn hoặc giấy tờ khi phải trình lên thượng cấp, sức lên đồn trưởng Pháp Thu Xà đại diện cho viên công sứ ở Quảng Ngãi. Thành phố Thu Xà tuy nằm trong phủ Tư Nghĩa, nhưng thuộc quyền cai trị của triều đình ta. Vì vậy mà Thu Xà có chế độ Bang tá quyền hạn tương đương như một thị trấn trưởng.

Sau lễ Vu Lan là các ngày hội lớn. Đặc điểm là từ ngày mồng Mười, Thu Xà có các cuộc “chưng cộ” của các Bang Phước Kiến, Triều Châu, Hải Nam thi nhau tổ chức riêng rẽ vào dịp này. Chưng cộ là hình thức xe hoa bây giờ. Có điều đặc biệt lúc bấy giờ các Bang bị những người âm mưu chia rẽ mang tất cả “nỗi giận dữ”, của mình lên bàn cộ, các tệ hại của tứ đổ tường v.v… để biếm nhẽ nhau chẳng hạn. Để bảo vệ cho bàn cộ khỏi bị phá phách bởi đối phương - có nghĩa là của Bang này với Bang kia và cả hai bên đều phải chuẩn bị hàng trăm thanh niên lực lưỡng đi theo các bàn cộ của mình, mà bên trên có những diễn viên được hóa trang như các đào kép hát bộ trên sân khấu, nói lên ý nghĩa biếm nhẽ của mình về cái xấu của đối phương. Tất nhiên không tránh khỏi các cuộc xô xát xảy ra, mức độ nặng nhẹ tùy theo lời lẽ châm biếm của cả hai bên.

Sau những ngày chưng cộ là đến những đêm "xô cỗ". Đây là lễ cúng cô hồn, uổng tử, tức là những oan hồn sống vất vưởng quanh năm suốt tháng không còn thân nhân trên thế gian chu cấp vàng mã, thức ăn v.v... bằng cách mọi nhà đều phải tham gia cùng nhau mang lễ vật đến trình bày ra cúng tế. Cỗ đa phần làm bằng các loại bánh như bánh ú, bánh ít lá gai, bánh thuẫn, bánh bò v.v... Hình thức của cây cỗ như hình của kim tự tháp trên nhỏ dưới lớn, cao lối hai thước tây, có đường kính lối chừng một thước. Trên đỉnh của cây cỗ được cắm hình bầu rượu như bầu của một đạo sĩ được bồi bằng giấy loại ngũ sắc... Sườn làm bằng tre, bên ngoài có ép bẹ của cây chuối phất giấy bỗi hay giấy báo cũ. Xong xuôi người chủ của cây cỗ kết bánh đủ màu sắc theo ý mình như chữ cổ tự, hoặc bông hoa v.v... Nhiều người giàu có họ kết bằng trái cây như trái xoài chẳng hạn. Những chuyên viên làm cỗ, dùng tre bẻ ra hình thù một con voi to lớn rồi lấy trái xoai có màu sắc như lông voi chấm hồ dán vào. Cũng có gia đình không đủ khả năng để cúng âm hồn thì làm loại cỗ rế không hơn 5 tấc tây, bên trên để một ít bánh gọi là chút lòng thành kính.

Cỗ làm xong trong ngày, mang ra đặt trước sân hay ngoài cổng ngõ, ngay buổi trưa hôm tế lễ làng (nếu là làng Minh Hương hay Bang nếu là của Bang Phước Kiến hay Bang Nam Hải) thì một nhà sư cùng ban nhạc với bon tên trai làng đến từng nhà kê vai thỉnh về chùa. Cỗ không mang vô chùa mà đưa lên một giàn tre cao lối ba thước tây và dài hơn 500 thước từ cổng chùa đến miếu Cây Khế nếu là ngày hội cỗ của làng Minh Hương. Cũng có những nhà giàu mua cả con heo quay làm cỗ. Loại cỗ này thực tế hơn nên hàng ngàn người đến xem ngày hội đều đổ dồn mắt đến. Nơi đầu giàn là một cái chòi được cất cao lên cả thước tây, bên trong là một vị thần có bộ mặt mà người yếu bóng vía phải khiếp sợ. Vị thần này có tên Ông Ba Tiêu, là vị thần cai quản các oan hồn uổng tử.

Khi đã Lên Đàn và cúng kiến xong, các nhà sư vải tiền (loại tiền ăn ba hay ăn sáu) xuống đất. Sau đó là những trai làng mạnh khỏe được tuyển chọn xô ngay xuống khi có lệnh của nhà sư để cho những người nghèo khó đang đứng đó chầu chực suốt cả đêm bên dưới chụp lấy mang về. Cảnh hỗn loạn xảy ra cực kỳ nguy hiểm, họ có thể đè lên nhau, nhưng thật ra chưa có vụ nào bất hạnh như người ta dự đoán.

Không phải chỉ duy nhất người Việt gốc Minh Hương mới có tập tục xô cỗ mà cũng trong mùa Vu Lan này các Bang Phước Kiến và Hải Nam cũng cúng đàn cỗ như vậy nhưng số lượng ít hơn.

Mồng một tháng Hai là lễ Vía Bà. Lễ Vía Bà được chùa Minh Hương tổ chức dành cho các bà hiếm muộn đến dâng hương cầu tự, các cô muốn kén chồng cũng dẫn nhau đến khấn vái.

Hội đốt pháo tổ chức trước ngày lễ Vía Bà, tức ngày rằm tháng Giêng. Bang Hải Nam chú trọng về thú đốt pháo dâng lễ lên ông bà. Ngoài đốt pháo trái, pháo tống hàng giờ họ còn đốt cả pháo bông loại đặc biệt như pháo Bát Tiên, pháo Xay Lúa Giã Gạo từ dưới đất bắn lên. Loại pháo này mua tận bên Trung Hoa không thấy ghi địa danh nào.

Thu Xà - một thành phố kinh tế được xem là thịnh vượng nhất ở miền Trung Việt. Trong cuộc du hành đến viếng thăm Thu Xa và ban sắc chỉ cho 108 vị thần tại ngôi chùa Hải Nam của Hoàng Đế Bảo Đại, viên Khâm Sứ Pháp - Graffeuil - tháp tùng đã tuyên bố bằng

những lời lẽ đầy nhiệt tình trước khi ra về:

- Tôi phải cổ võ nó, ca tụng nó, hoan hô nó và muốn nó sống mãi với thời gian và không gian.

Ngày xưa người ta đến với Thu Xà thì dễ, song rời khỏi Thu Xà thì thật khó lòng mà thoát ra được. Đừng hỏi tại vì sao? Điều dễ hiểu là nơi đây phong cảnh hữu tình, có "Đường Lên Hội Quán", có "Dòng Hồng Giang Thơ Mộng", có những tập tục đặc biệt và cũng lắm cuộc vui suốt sáng trận cười thâu đêm đã làm cho kẻ đến phải lưu luyến mãi mà bỏ đi không đành!.