Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

MỸ THO ƠI ! TA TRỞ VỀ...

 

XUÂN HỒ

 

Đêm khuya trăng mơ mắt trông nhìn về cõi xa mờ

Nơi xa xăm kia tôi say nhìn quê cũ dấu yêu

Ôi tình quê hương nơi chốn xưa có bà Mẹ già

Tóc màu hoa bạc chiều chiều mắt hoen mờ vì con...

THU HỒ

 

Cuối cùng tôi đã về đến Mỹ Tho sau 27 năm xa xứ!

Trước mặt tôi là cổng vào thành phố Mỹ Tho.

Trong thâm tâm của tôi, tôi cứ nghĩ mình sinh ra nơi đây: “xã Điều Hòa, tỉnh Định Tường, thành phố Mỹ Tho”, là tôi có thể biết và nhớ rõ từng con đường trong thành phố, góc này là quán hủ tiếu mì, ông chủ là người Tàu có cái bụng biệt thự, nói tiếng Việt lờ lợ, nhưng hoành thánh của ông bán thì ngon hết chỗ chê! góc kia bán bánh mì thịt, mỗi tối, khi lò bánh vừa ra lò nóng hổi, chẻ ngang khúc bánh mì, bỏ vài miếng thịt mỡ xá xíu, chút đồ chua, thêm tương ăn phở, bỏ thêm vài lát ớt… chà chà, tôi bỗng thấy thèm hương vị mặn, ngọt, chua cay trong đó, mà bên Mỹ chưa có tiệm nào bán bánh mì thịt đặc mùi Mỹ Tho...; nhưng không! Tôi như người du khách đi lạc vào nơi xa lạ, tất cả đã thay đổi, bạn tôi tủm tỉm cười khi tôi trố mắt nhìn người qua lại, xe cộ đông hơn ngày xưa, đặc biệt là người đi xe gắn máy bịt thêm một chiếc khăn trên mặt, chỉ còn chừa đôi mắt, làm tôi tưởng tượng các anh hùng, tướng cướp nào đó đang phóng xe trên đường phố sau một vụ cướp bóc xảy ra!

Một bên giếng nước đã được lấp lại thành nơi giải trí cho du khách. Con đường Nguyễn Trãi, Nguyễn Trung Long cũng như những con đường khác trong thành phố dường như nhỏ lại vì nhà cửa cất lấn ra phía ngoài lề đường, nếu tôi đi một mình tôi sẽ đi lạc vì không nhận ra những con đường này mà thuở nhỏ tôi đã đi mòn gout chân.

Khi xe chạy ngang đường Hùng Vương, tôi nhờ người tài xế ngừng nơi trường trung học Lê Ngọc hân, ngôi trường Nữ thân yêu tôi đã theo học suot 7 năm. Bây giờ là mùa hè, mùa bãi trường, thi cử đã qua nên sân trường đã vắng bóng người, nếu không mỗi khi tan học, các cô nữ sinh với những chiếc áo dài trắng thướt tha như từng đàn bướm trắng tản mát ra khắp nơi trông rất đẹp mắt. Tiếng cười khúc khích, tiếng gọi nhau ơi ới lẫn tiếng còi xe vang vang. Ngoài cổng trường lúc nào cũng có các anh chàng thư sinh quần xanh áo trắng đứng lấp ló đợi người yêu. Thuở đó tôi hiền lành, nhút nhát, chỉ biết lo học nên tôi không có những buổi hẹn hò, lãng mạn nên thơ để đời nơi đây! Xe tiếp tục đi về đường Lê Đại Hành, qua khỏi Lê Lợi là chợ Mỹ Tho, cũng là khúc nhà tôi, buổi trưa chợ tan nên xe có thể chạy vào được. Tôi nhìn ngôi nhà thân thương đã nuôi lớn 8 anh chị em chúng tôi, bây giờ đã trở thành tiệm vàng 4 tầng lầu sang trọng. Tôi tần ngần nửa muốn bước vào trong tiệm nửa không can đảm, nó thật xa lạ và ồn ào, không còn là căn nhà cửa kín im lìm khi xưa! Tôi chỉ muốn tìm lại những dấu vết gì còn sót lại trong nhà đó, hay nói khác hơn, tôi đang nhớ má tôi, tôi muốn nghe tiếng cười vui của Má tôi khi thấy đứa con đi xa về, khuôn mặt Má thật hiền lành mà bao nhiêu năm xa cách vẫn còn in trong trí tôi.

Bên kia đường không còn là khu truyền tin, xã Điều Hòa mà là chung cư, phía dưới là những tiệm tạp hóa, đường Nguyễn Huệ. Bạn nhắc tôi tiếp tục lên đường vì đã quá trưa, các anh chị tôi đang chờ đợi. Tôi bồi hồi quay nhìn căn nhà cũ lần cuối hầm hẹn ngày trở lại. Đường Lê Lợi đã thiếu vắng hàng me, thiếu những quán cóc bên đường để cho những kẻ si tình ngồi chờ các cô nữ sinh đi học mỗi ngày!

Chúng tôi tiếp tục đi về phía cầu quay, đường Trưng Trắc vang bóng một thời, cũng là đường ra rạp hát Định Tường, quán kem Duyên Thắm... con đường tình ta đi... rất khang

trang, sạch sẽ, không còn các quán ăn dọc mé sông. Đi ngang qua tiệm hủ tiếu Phánh Ký, tôi yêu cầu vào quán này ăn trưa, 27 năm trên xứ người, mỗi khi thèm mùi hủ tiếu Phánh Ký, thêm vài miếng xí quách, tôi phải tự nấu ăn lấy vì không có tiệm ăn nào có mùi vị và ngon giống như tiệm này. Tôi nói với bạn: “Bạn có biết không? Thuở nhỏ em theo ba đến nhà xe sát bên tiệm, em thường đòi Ba ghé tiệm hủ tiếu này ăn sáng trước khi về hãng".

Tôi nôn nóng về Tân Mỹ Chánh thăm mộ Ba Má và các anh chị đang chờ đợi chúng tôi nên tôi đành để dành tô hủ tiếu thứ hai cho lần trở lại! Chúng tôi tiếp tục đi về hướng Chợ Gạo, đi đến đâu anh Hai, chị Năm đều giải thích tường tận cho chúng tôi nghe. Thật buồn cười cho kẻ xa quê lâu năm như tôi!

Đây rồi trường tiểu học Tân Mỹ Chánh, con đường nhỏ dẫn vào hãng, vào mộ phần Ba Má tôi, tôi hồi hộp nhìn quanh xem có ai quen không, nhà cửa xây lên nhiều quá, tất cả đều xa lạ, tôi cố moi trí nhớ để có thể nhận ra nhà bên trái là nhà Bác Ba Hữu, chung quanh nhà bác trồng nhiều trái cây, tôi thích nhất là xoài bưởi, khi trái còn sống, mùi bưởi thoang thoảng ăn với chút nước mắm đường thì hết sẩy!

Xe tiếp tục chạy vào trong, con đường nhỏ không còn săn sóc, có khi xe phải chạy tránh những ổ gà, dù rằng từ ngoài lộ đi vào hãng không xa lắm! Bên phải là tiệm tạp hóa nhỏ của chị Ba Nhung, thuở nhỏ tôi thường ra chơi nhảy dây, nhảy cò cò, bắn đạn (!)... với các bạn hàng xóm. Chung quanh hãng là khu đất trống, bây giờ là nhà chị tôi và ông anh rể của một thời Đốc Sự, đã được xây lên, trông rất khang trang.

Anh Hai tôi ra lệnh cho người tài xế ngừng trước cửa nhà chị thứ Sáu, tôi bước ra khỏi xe thở bầu không khí trong lành của đồng quê buổi trưa thật êm ả với những tàn cây dừa đong đưa, làm cho lòng người lắng đọng không còn chút bon chen như những ngày trên đất mỹ.

Chị tôi đó! Nhìn chị không khác mấy trong hình, chị vẫn nhỏ nhắn như thuở nào, và chị vẫn còn trẻ so với số tuổi của chị, có lẽ vì chị may mắn không đi làm vất vả như những người đàn bà khác. Tôi nhìn các anh chị tôi sau bao nhiêu năm xa cách, thời gian dài với bao gian truân thử thách, các anh chị, kẻ ở sài gòn, người ở Mỹ Tho, Pháp, Đức, Mỹ, Canada, chia nhau tứ tán... biết bao giờ có thể đoàn tụ như ngày xưa mỗi cuối tuần chúng tôi đều về Mỹ Tho thăm ba má tôi. Lúc đó Má tôi thường nấu cháo cá lóc, ăn với bún, tương tới, hoặc bún tôm càng nướng, với những rổ tôm càng còn tươi mới vừa bắt lên... Mỹ Tho còn là nơi có nhiều cây ăn trái, bòn bon, chôm chôm, măng cụt, vú sữa, sầu riêng,

mãng cầu, dưa hấu... nổi tiếng nhất là mận, đủ loại nào mận hồng đào, mận xanh, mận da người..., có loại ăn với muối ớt, có loại ăn với nước mắm đường, tôi thích ra cây vừa hái trái vừa ăn tại chỗ mới thấy hương vị ngon ngọt lẫn trong làn gió thổi nhè nhẹ của miền quê thanh bình.

Điều ngạc nhiên mà tôi không nghĩ đến là chị Hồng, người bạn thân thuở nhỏ đã có mặt nơi đây để gặp tôi. Chúng tôi ôm nhau mừng mừng tủi tủi, cùng nhau ôn lại những kỷ niệm xưa, những tháng ngày vui chơi lãng mạn của tuổi học trò.

Sau khi thăm hỏi, hàn huyên, chúng tôi kéo nhau ra thăm mộ Ba Má tôi ở gần đó. Nhìn mộ hai ông bà song song, yên tịnh, tôi mới hiểu rằng đời người cho dù giàu có, làm cực khổ bao nhiêu đến khi chết không làm sao đem theo được nhưng cuối cùng Ba đã nằm cạnh bên Má là cái hạnh phúc nhất đời mà cuộc đời tôi đang tìm kiếm nhưng không có! Hy vọng rằng bạn là người cuối cùng sẽ đem lại cho tôi hạnh phúc thật sự và mãi mãi dài lâu!

Cơn mưa rào bỗng dưng ào dạt kéo đến làm chúng tôi vội vã chạy vào núp dưới những lùm cây để tránh mưa. Tôi thích thú co ro với trời lành lạnh nhưng mát mẻ nhìn những cụm mây đen, những cây dừa nghiêng ngả, mưa xối xả mà từ lâu tôi đã quên mùi vị này...

Rời mộ, chúng tôi vào hãng. Tôi bùi ngùi nhìn khu vực đồ sộ đã hoang tàn không sơn phết, nhìn tấm bảng hiệu, tuy đã đổi tên mới nhưng vẫn còn ẩn hiện mờ mờ tên cũ phía trong, một cái tên xa lạ “chế biến thủy sản... gì đó” mà ngậm ngùi cho cả đời ba má tôi cực khổ tạo dựng nên và có lẽ họ không biết cây cột hình chữ “h” để bảng hiệu bên trên là gì, nên sau bao nhiêu năm đổi chủ, chữ “h” đó vẫn còn đứng sững theo năm tháng, cám ơn các vị, cám ơn thật nhiều về những ưu ái này mà chúng tôi không bao giờ quên được.

Những ngày qua thật mau, đã đến lúc chúng tôi rời Mỹ Tho để về Mỹ. Tôi ưu tư nhìn thành phố lần cuối và thầm hẹn ngày trở lại. Giấc mơ của tôi đã thực hiện cho dù chuyến về thăm nhà thật hỏa tốc và tôi không đủ giờ để thăm các bạn bè thân thương nhưng cũng đủ cho tôi mãn nguyện trong đời vì chuyến ra đi của tôi tưởng như biền biệt.

Tháng 7 năm 2002

XUÂN HỒ