Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

MỸ SƠN - NHỮNG GIỌT

BUỒN MÙA XUÂN

 

VÕ KHẮC NGHIÊM

 

Thung lũng Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, Duy Xuyên (Quảng Nam - Đà Nẵng) là Thánh địa của các Vương triều Chămpa với những công trình kiến trúc, điêu khắc đồ sộ, xây dựng từ thế kỷ VII - thế kỷ XI, được đánh giá ngang hàng với những di tích nổi tiếng trong vùng Đông Nam Á như Ăngkor (Campuchia), Pagan (Miến Điện), Bôrôbudua (Indonexia)... Dù đã bị hoang phế gần mười thế kỷ, dù đã bị những tên thực dân, trộm cướp đánh cắp nhiều cổ vật quý, Thánh địa Mỹ Sơn vẫn còn đó vẻ đẹp thiêng liêng của nền văn hóa Chăm đáng tự hào của người Việt Nam.

Thánh địa Mỹ Sơn cách thành phố Đà Nẵng 68km về phía Tây Nam, cách quốc lộ 1 chỉ 26 km về phía Tây, nhưng nằm giữa vùng Núi non hiểm trở, đường khó đi nên sau rất nhiều lần dự định mãi mùa xuân này tôi mới đến được nơi thờ phụng lâu đời của người Chămpa.

Cùng đi với tôi có cô gái hướng dẫn viên du lịch người gốc ở vùng này và người yêu của cô là Việt kiều ở Mỹ mới về nước, đang thực hiện một album ảnh Văn hóa Chàm.

Mùa mưa năm ngoái còn để lại những dấu vết nham nhở trên suốt đoạn tỉnh lộ rẽ vào Mỹ Sơn. Qua con suối nhỏ bằng thuyền nhôm, chúng tôi ngồi Honda ôm chừng 3 km trên đường rải đá phẳng phiu lượn quanh sườn núi.

- Người Italia đã đầu tư làm con đường này cùng với nhiều khoản trợ cấp cho dân chúng xã Duy Phú - Cô hướng dẫn viên du lịch nhỏ nhẹ nói:

- Giá như có thêm tiền để mở rộng quảng đường ngoài kia và Làm cây cầu nhỏ qua suối thì khách đến Mỹ Sơn sẽ đỡ vất vả hơn và vùng này dần dần được đô thị hóa, giàu lên chứ không heo thút, nghèo đói mãi như thế này.

Anh thợ ảnh Việt kiều bĩu môi lắc đầu:

- Em tưởng thế là hay à? Trái lại nó làm mất đi vẻ linh thiêng mơ mộng của thánh địa Mỹ Sơn - Quay về phía tôi, chàng thợ ảnh vung tay, tiếp: - Lần trước tôi đưa một nhóm phóng viên Mỹ vào đây, phải đi bộ vòng vo suốt cả buổi nhưng họ thích lắm vì được trèo đèo lội suối ngắm cảnh và hái hoa rừng... tôi e rằng đến khi những chiếc xe con sang trọng có thể vào giữa các đền đài của Thánh địa thì sẽ chẳng còn ai muốn đến chiêm ngưỡng Mỹ Sơn.

Cô gái cau mặt phụng phịu:

- Cứ như anh thì các vùng quê nước mình cứ phải ở nhà tranh cho nó thơ mộng trong đói nghèo mãi sao?

Anh thợ ảnh lắc đầu:

Không phải thế! Nhưng cần biết cái gì nên cần phá, nên xây dựng lại, cái gì cần phải giữ gìn chứ! Người Chămpa xưa chọn nơi đây thờ phụng là vị địa thế ở đây hiểm trở, linh thiêng với bầu không khí trong lành. Người Mỹ, người Pháp, người Ý, người Đức - hôm nay đến với Mỹ Sơn đâu phải để phóng xe hết tốc độ trên xa lộ hay được nghỉ trong các khách sạn năm sao? Họ muốn được chiêm nghiệm lại mình trước một nền văn hóa cổ xưa... Tại sao không xây dựng lại những lễ hội của người Chăm với những tập tục cổ truyền, âm nhạc cổ truyền mà cứ lo trác vôi, trát ve… Tôi có ý định tán thành quan điểm của chàng trai khiến anh ta hãnh diện huýt sáo vang lên khi bước vào Thánh địa Mỹ Sơn.

Anh kéo lôi đến một ngôi đền đã bị chắn lối vào bằng cánh cửa song sắt thô kệch:

- Đó, anh nhìn xem. "đô thị hóa" kiểu nhà tù thế này, ai chịu nổi.

Cô gái cự lại ngay:

- Nhưng những biểu tượng quý như thế, không có biện pháp bảo vệ thì mất hết - thời gian đã phá hủy ngôi đền A1 cao 24 mét và ngôi đền E4 kỳ vĩ.

Tôi bỗng nhớ nàng Tô Thị ở Lạng Sơn bị nung vôi. Tháp Rùa ở Hà Nội bi trát ve, lát gạch và Vịnh Hạ Long bị đục đẽo, xây nhà vệ sinh...lòng buồn tái tê.

Trong khi chàng thợ ảnh mải mê sao chép những tác phẩm kiến trúc và điêu khắc vào trong ống kính, cô gái dẫn tôi đi xem ngôi nhà hoang phế, rêu phong cây cỏ um tùm. Cô gái nói:

- Hình như người xưa đã gắn đến những viên gạch mộc bằng một chất nhựa đặc biệt. Anh thấy không, chẳng hề có mạch vữa.

Nge nói họ đã chất củi bên trong lẫn bên ngoài nung cả công trình, vì thế nó vừa đẹp vừa bền vững.

Tôi miên man nghĩ về những vương triều Chămpa rực rỡ. Với câu chuyện ông vua xứ này đã trồng cả một rừng hoa đào để làm vui lòng Huyền Trân Công Chúa mà vẫn không chiếm được trái tim mình. Cuối cùng trước khi chết ông đã trả nàng về với người  Trần Khắc Chung chứ không bắt nàng chết theo như tập tục người Chămpa. Có lẽ công chúa Huyền Trân đã từng hành lễ ở đây.

Tôi chậm rãi đi qua khu tượng đá những vật thờ độc đáo, sững sờ dừng lại trước một pho tượng bằng đá trắng bị cụt đầu.

- Đây là tượng thần Siva - Vị thần sáng tạo toàn năng được tạc vào thế kỷ thứ VII. Một tên lính viễn chinh Pháp bị thất trận và thất tình, trước khi cuốn cờ về nước năm 1955 đã chặt phần đầu của pho tượng mang đi. Có lẽ pho tượng quá nặng, bệ được chôn sâu trong nền đất nên...

Tôi ngắm kỹ tư thế đường bệ của pho tượng và cố hình dung gương mặt thánh thiện, uy nghiêm của thần Siva. Hẳn là phải đẹp lắm, tinh tế lắm thì kẻ xâm lược mới hành động tàn bạo như vậy. Thấy tôi bất thần sờ mó vào vết nứt của pho tượng, anh thợ ảnh dương máy lên định bấm.

- Hãy khoan ! Tôi nói và chạy vòng ra phía sau pho tượng, thò đầu mình lên.

- Tuyệt lắm! Anh thợ ảnh lùi lại một chút và bấm máy.

- Đến lượt cậu, đưa máy đây mình chụp cho - Tôi đi ra, bỗng thấy vui hẳn lên - Cậu thử lắp đầu mình thay cho đầu thần Siva, biết đâu thần Siva sẽ sống lại nhờ sự hy sinh của tuổi trẻ.

Hiểu ý tôi, anh thợ ảnh lắc đầu:

- Tôi chả dại gì hy sinh cái đầu trẻ trung của mình cho một phong tượng đá già nua trên một giàn tuổi.

Tôi quay về phía cô gái:

- Thế còn cô? Cô có dám hy sinh cho thần Siva hoàn hảo trở lại không?

Cô gái chớp chớp mắt, liếm cặp môi không to son:

-  Em rất vui lòng, nhưng phải có điều kiện. Một là gương mặt em phải trở nên đẹp đẽ, thánh thiện chứ không xấu xí như hiện nay. Hai là loài người phải cam kết không được chặt đầu pho tượng này một lần nữa.

Tôi cảm thấy những đền đài ở Mỹ Sơn như cao rộng hơn, rực rỡ hơn - Thì ra lớp trẻ hôm nay cũng dám hy sinh cho cái đẹp và cho sự hoàn thiện của chính mình chứ đâu chỉ tham sống sợ chết - Nghe tôi nói điều đó, dường như anh thợ ảnh chạnh lòng, tay vuốt mái tóc người yêu, giọng thủ thỉ:

- Em giàu óc tưởng tượng ghê ! Nhưng thời đại này không cần đến phép màu của thần linh. Chỉ cần bỏ ra vài trăm đô la cho một nhà điêu khắc là tái tạo được pho tượng Siva hoàn hảo thôi. Ngày nay nghệ thuật phục chế đã đạt được những kết quả khó ngờ.

Cô gái hất lay chàng trai:

- Anh nói cái gì? Nhà điêu khắc nào dám làm việc đó? Có là đồ điên ! Căn cứ vào đâu mà phục chế?

Chàng trai dẫn ra việc phục hiện các chân dung người chết từ hộp sọ và qua lời mô tả người ta đã vẽ được giống mặt bọn tội phạm trên máy vi tính... cô gái lắc đầu, khó chịu:

- Anh lạ quá ! Đây là sự sáng tạo nghệ thuật chứ không phải là kỹ thuật. Nó có giá trị lịch sử với phong cách điêu khắc của thế kỷ VII, làm sao lại có thể lắp ghép sản phẩm của cuối thế kỷ XX vào được?

Cuộc tranh luận bỗng trở nên gay gắt. Tôi cố tìm một giải pháp dung hòa:

- Nhưng mà cũng phải nghỉ cách nào đó chứ chẳng lẽ cứ để phong tượng đẹp thế này cụt đầu mãi được sao?

- Thì tượng thần vệ nữ cũng bị cụt tay... Cô gái buông câu nói giữa chừng và thở dài. Có lẽ cô đang tìm cách để đòi lại vẻ đẹp xưa của pho tượng. Lát sau cô chậm rãi nói:

- Em nghe kể rằng: Cách đây vài năm có một bà mẹ Mỹ đã gửi đến bưu điện Đà Nẵng một hộp đồ trang sức quý mà con trai bà trong quân đội Mỹ đã cướp được ở vùng đất này. Bà nhờ ông Giám Đốc bưu điện giúp bà tìm trả lại cho dòng họ người bị cướp hoặc đưa chôn vào thánh địa Mỹ Sơn. Bà cho biết từ ngày có món nữ trang đó gia đình bà sống không yên ổn, đêm đêm bà thường bị bị thức giấc bởi tiếng hú của những oan hồn...

- Đó là một truyện phim hay - Tôi khẽ kêu lên. Cô gái gật đầu, ngửa tay đón những giọt mưa xuân đang nhè nhẹ rơi xuống, giọng cô trở nên sôi nổi:

- Nhưng trước hết anh hãy làm phim về pho tượng của thần Siva, hoặc ít ra anh cũng phải viết lên báo, đăng cả bức ảnh pho tượng bị cụt đầu... May ra người lính viễn chinh Pháp xưa hoặc con cháu ông ta nhìn thấy và nghĩ lại rồi đem trả cho Mỹ Sơn để thần Siva không phải tủi hờn.

Trên đường trở về, cô gái vui tươi, nhởn nhơ hái hoa rừng, mặc cho mưa xuân đã nặng hạt. Chàng thợ ảnh thì lo bọc máy móc vào bao ni lông, chạy vội lên trước tìm chỗ trú mưa. Có thể anh ta không hiểu được niềm vui mới đang dâng lên trong lòng cô gái.

Còn tôi đi phía sau họ, tôi linh cảm thấy một vết nứt nhỏ giữa quan hệ hai người.

Sau rặng núi xanh mờ, bầu trời óng mượt những mảng mây ngũ sắc. Ráng chiều hắt xuống Thánh địa Mỹ Sơn những quầng sáng đỏ au khiến cho những hạt mưa xuân lấp lánh như những giọt buồn trong veo.