Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

MƯA ĐÊM BIDONG,

NHỚ MƯA DẦM XỨ HUẾ

 

TUỆ CHƯƠNG

 

Bỗng một hôm mưa gió thổi tới đùng đùng. Gió lắc lư những ngọn dừa, lá đập vào mái tôn rầm rập. Gió lướt trên những ngọn cây dọc theo sườn núi, thổi cây nghiêng ngã như một cuộc đuổi bắt giữa hai kẻ địch trong truyện phong thần với đủ mọi phép thần thông "hô phong hoán vũ". Gió thốc vào những tấm màn cửa, chạy tuốt vào phòng trong, chỗ người ta đang ngủ nghê ngon giấc, làm người ta thức giấc cằn nhằn, trở mình, trùm mền kín cổ, hoặc tiếp tục giấc ngủ dở dang mà không một chút than phiền. Gió đem theo một chút hơi lạnh của biển khơi. Rồi mưa ào ào đổ xuống, như hối hả sợ rơi ra ngoài hòn đảo nhỏ vì gió đang xô đẩy mây chạy rất nhanh, khiến cho giọt mưa có thể chưa kịp rơi xuống đất đã bị đẩy ra ngoài biển khơi. Mưa rầm rập trên mái tôn. Tiếng rầm rập chuyển theo hướng gió thổi, vừa mới ầm ầm trên mái nhà bỗng mất hút ở phía xa, như tiếng bánh xe lăn của chiếc tàu hỏa đã chạy tới chỗ cuối đường "ray". Tiếng mưa quấy động giấc ngủ cụ già, đánh thức em bé khiến bé khóc ré lên, thảng thốt. Kèm theo tiếng mưa là tiếng sét đánh trên "Đỉnh gió Bidong" nhưng nghe gần lắm, tưởng như tiếng sét đánh trúng cầu jetty ngoài bãi biển ngay ngọn dừa bên cạnh "longhouse", - nhà người tỵ nạn đang ở. Người đang ngủ say bỗng giật mình thức giấc, không xác định rõ là sét đánh ở hướng nào, xa hay gần.

Đó là cơn mưa biển. Mưa biển thật hung dữ, nước đổ ào ào như trút, gió lồng lộng như bão táp; tiếng sóng, tiếng mưa ầm ầm làm cho không ít người hốt hoảng, lo sợ. Mưa gió đến cũng nhanh mà đi cũng nhanh, khiến người ta tưởng rằng ông trời thật nóng nảy mà cũng mau nguôi cơn giận. Trong phút chốc, khi cơn mưa qua rồi, mọi sự trở lại yên tĩnh là thường, tưởng như hòn đảo từ lâu lắm, chưa trải qua một cơn mưa gió ầm ì nào cả. Khi cơn lôi đình bùng lên, ông Trời gầm thét, sai thiên lôi đánh chỗ này đánh chỗ kia, đánh mãi mà ông Trời vẫn chưa vừa lòng. Cũng may, chưa nghe nói ai nhận lãnh "một cú đánh như trời giáng" của ông Trời.

Sau thời gian ngắn ngủi đó, ông Trời trả lại bóng đêm, trả lại mảnh trăng treo trên ngọn dừa mà trước đây chưa bao lâu, bóng trăng trốn mất không sao thấy được, và trả lại sự im lặng cho hòn đảo hoang. Bây giờ không còn tiếng sóng biển giận dữ gầm thét mà lại là tiếng gọi của thiên nhai. Tiếng biển gọi thật kiên trì, vang vọng đâu đó, từ hòn Cá Mập kế cận bên kia đảo, từ hướng ghềnh đá có bức tượng "Ông già Bidong" nơi mỗi chiều người tỵ nạn đến thắp hương cầu nguyện khói lên nghi ngút, hay phía bên kia "Đồi Tôn Giáo", nơi chùa và bên nhau trong niềm thông cảm của những tâm hồn bị bạc đãi ở quê nhà.

Thế rồi lại có những đêm mưa dầm. Cái đó mới "da diết" cho tấm lòng những người Huế tỵ nạn. Mưa dầm đến không có cái ồn ào, dữ dội cùng với tiếng sấm sét hoặc tiếng mưa sầm sập. Cơn mưa dầm đến len lén, lặng lẽ, chẳng có báo hiệu gì nên chẳng ai hay. Hồi đầu hôm, trước khi đi ngủ, người ta thấy gió biển còn thổi điều hòa, thêm chút hơi lạnh của cơn mưa sắp đến mà người ta tưởng lầm đó là cái lạnh của biển đêm. Nửa khuya, chợt giật mình thức giấc, kéo chăn lên cao cho kín người, rồi tự hỏi: "Ủa đêm nay sao lạnh nhỉ?" Nằm trong chăn ấm, người ta lắng nghe tiếng nước mưa nhỏ giọt "tong tong" đâu đó. Những  giọt nước gõ xuống tấm "tôn" hay tấm ván bên hiên nhà, hay tiếng mưa rầm rì tưởng như ai đến gõ cửa phía ngoài. Tiếng gõ nhẹ lắm làm người ta nghĩ rằng người đến gọi sợ làm mất giấc ngủ chủ nhà. Người ta trấn tĩnh lại một chút và nhận rõ ra đó là tiếng mưa rơi. Trời đang mưa nhẹ, mưa dầm. Tiếng mưa nhẹ nhàng như tiếng ai đi len lén, như tiếng ai đang gọi ta ra. Tiếng mưa rỉ rả, dai dẳng ấy làm cho lòng người xao xuyến vô cùng, dù ai có muốn quay vào giấc ngủ trở lại cũng khó ngủ được.

Lắm khi người ta quên mất cơn mưa dầm ấy. Cơn mưa kéo dài một đêm hay quá lắm đến trưa hôm sau là dứt hẳn. Cái dấu tích một đêm mưa dầm cũng biến đi một cách vội vàng, mặt khô, chẳng còn lại vũng nước nhỏ nào. Lá cây xanh mướt lấp lánh dưới ánh mặt trời rực rỡ. Cơn mưa dầm đêm qua như một lời nhắc nhở, sợ người ta xa xứ rồi quên mất những cơn mưa dầm ở miền Trung, ở xứ Huế.

Những cơn mưa dầm xứ Huế mới chính là những cơn mưa dầm không sao quên được! Những ai sinh ra và lớn lên ở Huế, những ai từng sống ở đó một thời. Thậm chí cả những ai đến Huế vài bữa, nửa tuần, gặp cơn mưa dầm xứ Huế là vui. Trái lại, nó là một nỗi buồn da diết, ngay khi người ta đang ở Huế, đang chịu cơn mưa ấy hay khi cơn mưa đã qua rồi. Thậm chí người ta đã đi xa, có khi thật xa, nhưng vài khi bỗng nhớ lại những đêm mưa dầm xứ Huế, lòng không khỏi buồn. Kỳ chưa?! Cái buồn và cái nhớ cứ xoắn lại với nhau, trói chặt, ray rứt, không lơi lỏng chút nào, làm người ta không thể quên, không muốn quên mà dù có muốn quên cũng không quên được. Người học trò Huế đến tuổi yêu thường ngâm nga với câu:

Đêm Huế mưa buồn như em không nói

Những cây mù u gục đầu,

Lạnh về cắn xé đêm thâu

Những chấm đèn côi cút,

Những giọt lệ khuya nhĩu xuống, nguyện cầu.

Dĩ nhiên khi em giận, em không nói thì buồn lắm vậy. Sự không nói ấy khác chi cái im lặng của dòng sông Hương. Êm đềm đấy mà buồn lắm đấy. Chẳng thà nước trôi cuồn cuộn, chẳng thà sóng vỗ lao xao, nó cũng có thể làm cho người ta tưởng tượng ra đó là một điệu hò, điệu hát. Dù là ngọn sóng vô hình thì những âm thanh sóng vỗ ấy cũng đánh thức tâm hồn mình dậy, gọi mình đi. Có đâu nó êm trôi không một tiếng động, không một tiếng lao xao làm cho lòng người buồn đến thế! Chẳng thà em nói một lời giận dỗi, một cái nguýt háy "dễ thương" còn hơn là em không nói một lời nào!

Vốn dĩ cảnh Huế ngày hay đêm cũng đã buồn rồi, nói chi tới những đêm mưa dầm. Con đường Tam Tòa chạy tuốt lên Quốc Tử Giám, nay là trường Hàm Nghi có hai hàng mù u lá rậm và dày, đến mùa nở ra một thứ hoa xấu xí chẳng ai buồn để ý. Chúng cho những trái mù u tròn hấp dẫn bọn trẻ làm đồ chơi, cũng là một thứ vũ khí đặc biệt đánh giặc có một không hai trong lịch sử nhân loại. Đừng chê cây mù u! Nó từng tham gia vào việc chống Tây xâm lăng, thế nhưng hơn những người bán nước theo Tây hay sao?! Đi ngang con đường Tam Tòa, đi ngang vài con đường khác trong thành nội có trồng mù u, người học trò có học sử thấy tội nghiệp cho tổ tiên mình: Những trái mù u tròn trịa kia chống lại với tàu sắt súng đồng được sao?!

Thế rồi nước mất nhà tan. Những cây mù u rời chốn binh đao để đi vào văn học. Nó trở thành để tài cho vài nhà văn, nhà thơ tiền chiến. Và bỗng hôm nay, cây mù u hiện ra buồn bã trong thơ của Đỗ Tấn thời hậu chiến. Những cây mù u đứng gục đầu ở đó, trên con đường Tam Tòa trong nội thành, cành lá sũng nước mưa, đong đưa theo gió nhẹ, làm cho những ngọn đèn đường khuya le lói một ít thứ ánh sáng vàng vọt, khi tỏ khi lấp sau tàng lá dày. Có ai nghĩ cây mù u trở thành một biểu tượng cho nỗi buồn xứ Huế, không còn là nỗi buồn mất nước của thế kỷ 19 mà chính nỗi buồn của những người mới chớm tuổi yêu đương giữa thế kỷ 20. Nó chính là nỗi buồn của tôi thời niên thiếu ấy vậy.

Vốn dĩ tuổi 20 thường hay buồn vớ vẩn; những cơn mưa dầm xứ Huế như một chất xúc tác làm cho cái buồn ấy gia tăng, bành trướng thêm ra. Bầu trời mây đen dày đặc bao giờ cũng làm cho người ta có cảm tưởng trời mây sũng nước, nặng nề khiến Lưu Trọng Lư tỏ bày cảm xúc của ông bằng câu thơ "Nghe trời nằng nặng, nghe ta buồn buồn". Cái nặng của trời, cái dày đặc của mây, cái mưa đêm rả rích gợi lên nhiều nỗi buồn trong lòng thi nhân, nhạc sĩ. Ưng Lang thì hát: "Mưa rơi! Chiều nay vắng người! Bên thềm lá rơi, thương nhớ đầy vơi?"  Thương ai, nhớ ai mà khi đầy khi vơi? Mà ai đó là ai, là "đèn nhớ ai, mà đèn không tắt, mắt thương nhớ ai? Mắt ngủ không yên".

Cái "buồn buồn" của Lưu Trọng Lư không phải chỉ là cái buồn ít ỏi, phút chốc mà lại là nỗi buồn dai dẳng, triền miên, không phải vì mưa mà buồn, cũng không phải vì nhớ mà buồn. Đó chính là cái buồn Xuân Diệu đã từng than "Tôi buồn không hiểu vì sao mà buồn". Những giọt mưa dầm "rơi tí tách" đó là thân phận của con người đấy, là "thân em như giọt mưa sa" như ca dao đã nói. Giọt mưa thân phận ấy cũng là nỗi buồn của những người lưu lạc. Bây giờ nó không còn là nỗi buồn vô cớ như tâm hồn của những người 20 tuổi nữa. Qua cái tuổi 20 buồn vớ vẩn đó, người ta dần dần nhận ra thân phận trôi nổi của mình, để rồi than vãn:

"Mưa chi mưa mãi,

Lòng nhớ thương hoài

Nào biết nhớ thương ai

Trăng lạnh về non không trở lại

Mưa chi mưa mãi

Buồn hết mấy đời xuân

Mộng vàng chưa kịp hái

Mưa chi mưa mãi

Lòng biết thương ai

Tiếc thương đời trẻ dại".

Thế là một đời xuân lỡ làng, là chưa kịp hái giấc mộng vàng tuổi xuân vì kinh nghiệm đời chưa có, để rồi phải "Tiếc thương đời trẻ dại".  Trẻ là dại. Tuổi trẻ, ai không có cái dại đáng yêu ấy! Cái dại không tính toán trong tình yêu, cái dại cho mà không nghĩ đến nhận, không so đo, không "cò kè bớt một thêm hai" như khi Mã Giám Sinh mua Kiều, không ích kỷ như Xuân Diệu "Cho rất nhiều nhưng chẳng nhận bao nhiêu?"

Cái buồn của cơn mưa dầm xứ Huế, không chỉ gói gọn trong những ngày mưa kéo dài lê thê khiến Nguyễn Bính từng than vãn: "Giời mưa ở Huế sao buồn thế! Cứ kéo dài ra đến mấy ngày". Đâu có phải có "mấy ngày". Dai hơn thê nhiều lắm đấy. Có khi cả tuần, vài tuần. Cơn mưa kéo dài không dứt từ sáng đến chiều, từ chiều tới khuya, rồi qua ngày hôm sau nữa, cứ thế mà tiếp tục. Cơn mưa dầm kéo dài khiến Huế có thành ngữ "mưa tối trời thúi đất", "mưa thúi đất thúi đai". Cơn mưa dầm giam hãm bọn trẻ trong nhà, không cho chúng ra đường chạy nhảy. Mưa trói buộc người thanh niên, không cho ra phố uống cà phê. Nhưng mưa không ngăn được những người yêu nhau, chờ nhau, dưới cơn mưa phùn lạnh lẽo xứ Huế: "Nhà ai đổ chín giờ. Đợi em anh cứ đợi. Mưa từ đâu mưa tới, Gió từng lớp bay qua. Nhà ai đổ mười giờ. Đợi em anh cứ đợi". Trong tình yêu, nếu không có lòng chung thủy thì làm sao có sự kiên trì chờ đợi như thế. Dù trong cơn mưa dầm rét mướt, "Đợi em anh cứ đợi".

Có hôm trời chợt ngưng mưa! Mặt trời hé lộ lên một chút, sau lớp mây mỏng. Người ta tưởng thế là cơn mưa qua rồi, mùa mưa dầm gió bấc sắp chấm dứt để trả lại cho cố đô những ngày xuân ấm áp. Nhưng chỉ thoáng chốc, chút nắng le lói biến mất, mây đen lại giăng kín khắp trời, không một chút hở. Người ta lại thở dài, buồn bã chờ cơn mưa dầm khác đang tới. Pháo xuân chưa nổ đì dùng, chúa xuân chưa tới, thì hạt "mưa xuân phơi phới" chưa thể thay thế cho những hạt mưa dầm nặng nề của những tháng đông lạnh giá.

Trong cái buồn hiu hắt của những đêm mưa dầm, nhìn giọt mưa rơi tong tả trước hiên nhà, nhìn những sóng nước tỏa ra từ chỗ hạt mưa rơi xuống, nhìn dòng nước nhỏ chảy quanh hiên ra phía đường cống xa xa, người có lòng yêu Huế không thể không nghĩ đến những giọt mưa rơi xuống đâu đó. Có những giọt mưa rơi đều trên mặt sông Hương, có những giọt mưa ghé vào núi Ngự, có những giọt mưa đậu lại trên những chiếc lá của những cây mù u, cây nhãn trên đường Hộ Thành cắt ngang Thành Nội. Có những giọt mưa rơi xuống Tử Cấm Thành, trên mái ngói rêu phong của điện Cần Chánh hay điện Thái Hòa. Có những giọt ghé vào lăng Tự Đức, Minh Mạng u tịch. Có những giọt mưa rơi xuống đôi vai của hai hàng tượng đá văn võ đứng hai bên sân chầu lăng Gia Long. Những giọt mưa âm thầm gọi hồn cung nữ, những người đã sống một đời âm thầm như giọt mưa dầm xứ Huế, sắc đẹp tàn tạ và chấm dứt một đời tài sắc đâu đó trong các lăng tẩm hay trong chùa Sư Nữ.

Thế rồi một hôm Huế trải qua một cơn bão nhẹ. Lúc tôi đến tòa soạn báo Rạng Đông của giáo sư Lê Hữu Mục để trao bài viết, thấy ông đang đứng trước hiên nhà xem cây trứng cá bị cơn gió lốc thổi ngang làm cho nghiêng gốc. Giáo sư than phiền về một truyện ngắn của ông nhan đề "Cây Trứng Cá" đăng trên báo dưới bút hiệu là Quốc Sĩ khiến người ta dễ tưởng lầm với nhà văn Doãn Quốc Sỹ ở Sàigon. Tôi cười nói với giáo sư - hiện ông đang dạy tôi môn Văn Học Sử ở Trường Đại Học Văn Khoa - rằng những cơn mưa dông Saigon không thể làm cho cây cam Bố Hạ thành bưởi Biên Hòa, nhưng những cơn mưa dầm xứ Huế đã làm cho trái cam Bố Hạ ngọt và thơm như quít Thanh Cần.

Thầy giáo của tôi cười mỉm khi tôi nói ám chỉ giáo sư định cư ở Huế đã lâu, trước khi nhà văn Doãn Quốc Sỹ di cư vào Saigon. Thủ đô chính trị và kinh tế của Saigon ngày nay không đủ sức tác động lên tư tưởng và tình cảm một người vốn sinh trưởng ở Hà Thành ngàn năm văn vật, nhưng văn hóa của cựu kinh đô đã để lại những dấu ấn sâu sắc trên tình cảm và tư tưởng của một giáo sư dạy môn văn học, như đã có lần giáo sư nói với tôi "Những ai háo thắng sẽ không bao giờ chiến thắng, những ai háo sắc sẽ lụy vì tình và những ai hám lợi sẽ một đời thua thiệt". Có phải đó là triết lý sống của người dân Huế đượm màu sắc tam giáo. Trong nỗi buồn triền miên của những ngày mưa dầm, có phải người xưa đã nhìn những hạt mưa rơi tí tách nên thềm nhà mà tìm ra được lối sống huyền diệu ấy.

 

Viêt tại Bidong năm 1990,

Viết lại tại Mass năm 2003

TUỆ CHƯƠNG