Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

MIẾNG DƯA HẤU ĐẬP

ĐÊM CHỢ TẾT

 

BS. HUỲNH HỮU CỬU

 

Chợ tết đã nhóm đông từ lúc quá chạng vạng. Dưới ánh đèn chiếu xuống từ những trụ điện, từng đám người đang lô nhô rộn rịp mua bán dọc theo đường Nhà cá, chợ Cái Răng. Thằng Ẩn hai tay thọc vào túi quần hăm hở tiến vào khu chợ. Chợ Tết ban đêm vô cùng mới lạ đối với nó. Mọi khi vào buổi tối, con đường này vắng teo, đâu có đông người như đêm nay. Điều lạ và cũng là điều làm cho nó thích nhất, là có hàng chục hàng trăm ngọn đèn dầu lửa màu vàng đậm, như những bông bí to lớn nở rộ khắp nơi dưới đất, bên cạnh những đống hàng hóa bày bán trên những tấm đệm trải lấn ra tới giữa mặt đường. Tuy có nhiều ánh đèn, bóng đêm của những ngày cận Tết vẫn bao trùm lấy khu chợ một bộ mặt khác lạ, đầy hấp dẫn. Hơn nữa, nhờ bóng tối ấy mà thằng Ẩn cảm thấy được gần gũi với tất cả mọi người, tuy nhiên nó cũng thấy mình thuộc về một thành phần riêng biệt, có phép thuật len lỏi quan sát mọi nơi mà không để ý. Có lẽ chỉ có nó là con nít thôi, vì nãy giờ nó chưa thấy đứa nhỏ nào khác. Nhưng không, nó vừa thoáng thấy đứa nào như thằng Thắng. Phải rồi, thằng Thắng chớ ai, thằng gì mà lúc nào cũng ở trần trùi trụi, đưa bụng đưa lưng ra ngoài đen bóng.

Thằng Thắng ở cùng xóm với nó, Xóm Giá, cách chợ hơn một cây số. Nó không ưa gì thằng Thắng, cái thằng thật là du côn, hay đánh lộn và hay dụ nó để lấy đồ chơi, bánh kẹo hay tiền. “Thằng Thắng đi đâu vậy? Nó đi với ai hay đi một mình?” Thằng Ẩn tò mò nghĩ bụng và liếc mắt tìm kiếm, nhưng lúc đó thằng Thắng đã biến mất vào đám đông. “Thôi kệ, nó đi đâu thì đi!” Thằng Ẩn nghĩ vậy và tiếp tục đi vào khu chợ. Chợ Tết đông quá. Đoàn người chen nhau lui tới, quay lộn, kẻ mua người bán ồn ào. Đồ bày bán nhiều quá. Những bó củ cải trắng mới nhổ chất chồng cao nghệu, những trái dưa hấu tròn trĩnh xanh đậm loang lổ, những đốm vàng chất thành đống. Tiếp đến là những thúng cốm giẹp đầy vun thơm phức, những chồng bánh tráng lấm tấm hột mè đen, những giỏ quít vàng rực, bóng láng dưới ánh neon dầu... Còn nữa, còn những mâm bánh ít, bánh tét lẫn lộn với những chậu bông cúc, bông vạn thọ, những giỏ cá lóc bên cạnh đám gà vịt nằm trói chân sắp hàng dưới đất, cánh vỗ bộp bộp khi có khách hàng đưa tay xốc lựa. Thằng Ẩn thèm thuồng được vào ngồi trong cái chỗ trống nhỏ xíu rất ấm cúng trên chiếc đệm đằng sau mấy con vịt. Nó muốn được ngồi bên những rổ trứng gà, những chậu bông cúc, bên cạnh ngọn đèn dầu nóng ấm, để thấy mình cũng được bán hàng như người khác trong đêm nay, và để được lấy tay vuốt lên lưng lên cánh những con vịt trắng phau, cái đầu nhỏ nhắn, con mắt ngơ ngác, tròn xoe.

Thằng Ẩn mải mê trong đám đông, cà rà xem hết gian hàng này đến gian hàng nọ. Sau một hồi lâu, nó đến khoảng trước tiệm Tái Sanh gần cuối chợ. Nó định quay đầu đi ngược lại để xem các gian hàng bày trước dãy tiệm thì thấy thằng Thắng từ phía trước đi lại, theo sau là một thằng nhỏ bằng trạc tuổi mặt mày coi cũng có vẻ ranh mãnh.

Thằng thắng ngoắc tay và kêu lên:

- Ê, Ẩn mày đi chợ Tết hả? Đi theo tụi tao nè!

Nó nói vừa lướt qua mặt thằng Ẩn rồi đi luôn mất vào trong đám đông, làm thằng Ẩn chưa kịp phản ứng ra sao. Thường ngày, thằng Thắng trông thấy thằng Ẩn ở đâu thì xáp lại gần, để rồi không xin cái này cũng gạ bán cái nọ. Nhưng hôm nay nó không theo thằng Ẩn mà lại kêu thằng Ẩn đi theo nó. Thằng Ẩn ghét nó lắm, nhưng vì trong xóm không có ai nên rốt cuộc rồi nó cũng lại chơi với thằng Thắng như thường. Vả lại, thằng Thắng có những món đồ chơi mà thằng Ẩn rất thích. Có lần thằng Thắng khoe với nó một cái ống điếu nhỏ làm cho con nít chơi, bằng gỗ mun láng bóng.

- Ba tao tiện cho tao đó.

Thằng Thắng đưa ống điếu ngang mặt, nâng niu rồi lấy cạnh bàn tay chà mạnh lên chỗ nồi điếu. nó nói tiếp:

- Có mồ hôi tay vô và chà như vậy hoài, mày coi nó sẽ lên nước bóng hơn nữa.

Thằng Ẩn thích mê lên, lần đó phải đem trái banh ra đổi và còn phải bù thêm mấy xu nữa!

Hôm nay thằng Thắng kêu thằng Ẩn đi theo nó mới là chuyện lạ. “Mà đi theo để làm gì?” Thằng Ẩn nghĩ bụng như vậy trong lúc bước vào coi các sạp bán đồ Tết dưới mái hiên trước dãy tiệm.

Ở trước tiệm, đồ bày bán cũng đủ thứ dưới ánh sáng đèn điện sáng choang từ phía trong tiệm giọi ra. Thằng Ẩn giương mắt nhìn những hộp bánh in, những mâm mứt bí, mứt dừa, những bao chà là, những thúng hột dưa đỏ chói, những ngăn hộc đựng trái hồng khô giẹp lép mốc trắng dưới lớp bột mỏng. Có sạp treo cả những tờ báo Xuân in đủ thứ màu xếp làm tám, treo tòn ten, gió thổi lắc qua lắc lại, bên cạnh những trái bưởi hay trái cam tàu chín vàng, treo nặng trĩu dưới sợi dây gai nhuộm đỏ. người mua ở đây cũng đông không kém. Nhiều người đàn bà ở trong vườn ra chợ, sau khi bán xong gà vịt rau cải của mình, ghé vào đây mua sắm những món hàng của nơi văn minh thị thành: hàng lụa, rượu trà, nhang pháo. Có những cô gái trong thôn quê ra chợ, quần áo tươm tất, đứng bao quanh một xe nước ngọt để thưởng thức những ly nước đá bào hay ăn những cây cà rem đủ màu xanh đỏ, vừa ăn vừa cùng nhau cười khúc khích. Thằng Ẩn không hẳn thuộc về dân chợ mà cũng không hẳn thuộc về dân vườn, nên thấy cái gì cũng có vẻ quen thuộc, đồng thời cũng rất mới mẻ, lạ mắt. Nó nhìn những cô gái thích thú ăn nước đá bào, rồi cảm thấy chính mình cũng là một người ở nơi thôn quê ra chợ, thấy nước đá bào có để xi-rô và cà rem sao mà ngon và hấp dẫn lạ. Nó nhớ lại lúc nãy nó say mê đứng coi mấy con gà, con vịt. Có lẽ lúc ấy những cô gái quê cũng đã cười thầm trong bụng: “Thằng nhỏ này mới thấy con vịt lần đầu đây nên ngó trân trân. Thật đúng là dân chợ!”

Thằng Ẩn đi coi thêm một chập nữa rồi ghé vào tiệm mua ít trái hồng khô. Ra khỏi tiệm, nó mở gói lấy trái hồng ra rồi vừa ăn vừa đi băng ngang khu chợ để xuống bờ sông. Ở chỗ sáng mãi, bây giờ nó muốn trở lại nơi có bóng tối. Thật ra nó cũng muốn coi ở dưới bờ sông người ta đang làm gì nên thả lần xuống đó.

Dọc theo bờ sông là bực thạch xây bằng đá. Ghe xuồng đậu cặp ba cặp năm từ bực thạch ra phía ngoài giữa sông. Ở đây tối hơn nhiều. Những ngọn đèn dầu lửa trên mấy chiếc xuồng lúc lắc chao qua chao lại, ánh đèn có vẻ chói hơn, chiếu xuống mặt nước thành những chùm pháo bông nhỏ nhấp nháy trên mặt sông đen ngồm. Nhiều bóng người thấp thoáng trên những chiếc xuồng, nhanh nhẹn chuyền cho nhau những nhánh mai, những giỏ cá, những lồng gà lồng vịt để đưa chất trên bực thạch. Có tiếng gọi nhau ơi ới, rồi tiếng gà vịt kêu oang các nổi lên, giữa tiếng lắc cắc lụp cụp của ghe xuồng và giầm chèo chạm vào nhau trong bóng đêm. Ngoài sông xa, những chiếc ghe cà vòm to lớn, đen lù lù, chở dưa hấu khẳm gần tới be, đang thả neo nằm im lìm. Trong khoang ghe, một vài ngọn đèn nhỏ tỏa ánh sáng vàng ấm như ánh sáng của một bếp lửa. Những trái dưa sắp cao thành hàng, dọc be ghe, trông như những mái đầu học trò ngoan ngoãn ngồi học trong một lớp tối.

Thằng Ẩn đang đứng nhìn ra ngoài sông, bỗng thằng Thắng ở đâu đến ngay sau lưng với thằng nhỏ lúc nãy. Thằng Thắng kêu lên:

- Ê Ẩn? Mày làm gì đó? Ăn dưa hấu với tụi tao không mậy?

Thằng Ẩn quay lại. Trong bóng tối lờ mờ, nó thấy thằng Thắng đang ôm một trái dưa hấu lớn, miệng nó cười đưa ra mấy cái răng hô trắng hếu. Thằng Thắng hất càm chỉ về hướng đầu cầu sắt gần đó, nó nói tiếp:

- Lại đằng kia tao đập dưa cho mày ăn.

“Đập dưa hấu ra ăn?”, thằng Ẩn tự hỏi. Nó chỉ ăn dưa xẻ hay cắt từng miếng chớ chưa ăn dưa đập bao giờ. Nó tò mò bước theo thằng Thắng. Tới đầu cầu, thằng Thắng đứng lại, nói với thằng nhỏ kia:

- Tư! mình ăn dưa hấu trước, rồi tới bánh in bay của mày nghe?

Thằng Ẩn chưa kịp hiểu “bánh in bay” là gì, thì thằng Thắng liệng mạnh trái dưa xuống nền xi-măng nới dốc cầu nghe cái độp. Trái dưa bể làm ba, ruột đỏ sẫm. Thằng Thắng lượm lên một miếng lớn có nhiều ruột định đưa lên miệng ăn, nhưng nó nghĩ sao lại dưa cho thằng Ẩn:

- Cho mày miếng này ngon nề , Ẩn!

Xong, nó và thằng Tư chia nhau mấy miếng còn lại, vừa ăn vừa húp nước dưa ngon lành. Thằng Ẩn cầm miếng dưa đưa lên ăn. Dưa ngọt quá và mát lạnh. miếng dưa bị đập bể thành một khối đỏ hình kỷ hà nhiều góc cạnh, ăn thật là thích. Nó vừa ăn vừa nhìn thằng Thắng. “Dưa này thằng Thắng làm sao có vậy cà?”, nó nghĩ bụng. Nó nghi ngờ lắm, nên làm bộ hỏi thằng Thắng:

- Mày có tiền mua dưa lớn quá vậy? Thằng Thắng bật ngửa đầu ra sau, cười ha hả, miệng còn đầy dưa hấu:

- Tiền ở đâu mà tiền!

Nó hãnh diện chỉ xuống chỗ dạ cầu:

- Còn một trái nữa kìa! Trái đó để đem về cho ba tao và mấy đứa em tao. Dưa tao "lăn" đó!

Thằng Ẩn nghe nói, nhìn xuống đất nghĩ thầm:

“Thôi, đúng rồi. Thằng Thắng lăn dưa của người ta! Nhưng mình lỡ ăn rồi, làm sao đây?”, nó nghĩ tiếp: “À, bánh in “bay” cũng chắc là bánh ăn cắp chớ gì!”

Đêm chợ Tết ấy là một đêm vui đáng ghi nhớ đối với thằng Ẩn, vì đó là lần đầu tiên trong đời nó được phiêu lưu len lỏi giữa chỗ đông người trong một phiên chợ ban đêm. Đó cũng là

một đêm đầu hình ảnh tuyệt đẹp của tuổi thơ mà nó nhớ mãi. Nhưng cái điều, cái sự việc - như một hột giống lạ đã nứt mầm mọc rễ trong trí óc nó – làm nó không bao giờ quên được

là nó đã ăn một miếng dưa hấu "lăn" của thằng Thắng, một đứa bạn cùng xóm mà nó vừa ghét vừa thương, một đứa bạn lần đầu tiên đã cư xử một cách khác thường đối với nó đêm hôm ấy.

(Trích Đặc San Sóc Trăng)