Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

LŨY TRE XANH 

 

HÀ THÚC NHƯ QUÝ

 

 

Miền thơ ấu bao giờ cũng ngọt ngào dịu êm... là nơi để cho hồn đậu cánh bình yên mỗi khi đời dâng gió bão... cũng là nơi cất dấu những ý niệm tiên khởi, những hình ảnh với sắc màu không phai, trong đời sống nội tâm của một con người.

Những xao xuyến trong miền thơ ấu thỉnh thoảng trở về lay động vùng tiềm thức tưởng đã ngủ yên...

Nơi đó, tôi vẫn thường trở về... trở về thăm lại "thằng bé" ngày xưa khi còn ấm áp trong vòng tay mẹ, khi còn trố mắt ngây thơ nhìn những kỳ lạ của cuộc sống đang xảy ra chung quanh.

Hình ảnh xưa cũ nhất, mở màn cho sân khấu của hồi ức là hình ảnh của một "thằng bé" choàng một chiếc khăn len trùm kín mặt mày chỉ còn chừa đôi mắt vừa đủ thấy mặt đường gập ghềnh trước mặt để đôi bàn chân non khỏi vấp vào những mùi đá nhọn hoắt, những mũi nhọn đầu đời trên đoạn đường tản cư theo mẹ.

Cũng là lần đầu tiên hắn được giao phó một trách nhiệm là xách một ấm nước bằng nhôm, hắn thấy hắn quan trọng vì ai trong nhà, người này đến người khác đến tu bình nước vừa kêu khát kêu mệt. Cũng là lần đầu tiên hắn thấy cuộc sống không chỉ là những buổi trưa chạy theo bắt những con chuồn chuồn hay len lỏi sau vườn đi tìm ổi chín. Cuộc đời không chỉ là những khung vườn xanh để cùng chị em trong nhà bắt bướm hái hoa chơi trò buôn bán bắt chước người lớn. Cuộc đời không chỉ là dưới mái hiên nhà nhìn nắng chiều tắt dần trên hàng cây và tiếng hát như đến từ trong mơ "quê nhà tôi chiều khi nắng êm đềm..." Và kể từ dạo đó gia đình tôi cũng không còn những chiều nắng êm đềm. Chân thấp chân cao trên đường tản cư khi thành phố đang bị Tây chiếm đóng, thằng bé bắt đầu thấy đất trời rộng hơn, thấy núi đồi trùng điệp, hơi núi tỏa mờ và đời cũng mênh mang hơn.

Mái nhà tản cư là một mái tranh ủ dột xiêu vẹo và một bầy con thơ loanh quanh bên mẹ trong một ổ rơm. Ban đêm khi không còn dầu thắp, ngọn đèn được thay bằng câu hạt bưởi đốt lên một vùng sáng nhỏ không đủ xóa tan bóng tối hãi hùng bao quanh. Trong vùng tối đó có những bước chân ai rình rập, có tiếng súng từ đồn Tây xuyên thủng những lũy tre xanh. Cũng dưới ánh sáng leo lét của ngọn đèn hột bưởi, cả gia đình đã có một đêm giao thừa với truyền thống gia đình có từ khi anh cả của tôi vừa biết nói là phải biết sửa soạn lời chúc tết dâng lên cha mẹ. Cùng tháng năm lớn khôn hơn những tờ chúc cũng dài hơn với nhiều chi tiết ghi lại bước đi của đại gia đình. Đến lứa tuổi tôi, trên tôi là hàng dài của mấy anh chị em nên đêm giao thừa tôi chỉ thấy mẹ tôi chan hòa nước mắt và tôi ngủ thiếp đi từ lúc nào không hay. Qua sáng hôm sau tôi lại phải một mình đứng vòng tay để chúc tết mẹ cho mẹ rơi thêm vài giọt nước mắt.

Những ngày tản cư khổ cực và âu lo tuy vậy vẫn không làm vẩn đục tâm hồn ngây thơ và miền thơ ấu cũng có những phần dịu dàng đáng yêu. Hương đồng cỏ nội cho đến hôm nay vẫn thơm ngát một trời hoài niệm "còn đó tiếng tre êm ru... còn đó bóng đa hẹn hò... còn đó nói lên bao lời thương yêu đến kiếp nào cho vừa".

Cuộc sống êm đềm sau lũy tre xanh trong hồn tôi đậm đà hơn bất cứ đoạn văn nào tôi được đọc trong đời. Lũy tre xanh với tôi là một định nghĩa rõ rệt nhất cho hai chữ "quê hương" thiêng liêng và đầy xúc cảm. Thằng bé trong tôi đã sống, đã thở, đã bị mê hoặc bởi bóng mát của lũy tre làng. Những hoa nắng nhảy múa trong bờ tre vẫn còn lung linh trong những giấc mơ trở về quê hương.  Bờ tre đã dệt những sợi nắng tơ vàng vương trên mái tóc buông dài bên cầu ao và tiếng tre êm ru làm lim dim con trâu đầm mình trong nước.

Thằng bé trong tôi còn có một kỷ niệm riêng về lũy tre làng.

Trong những ngày tản cư, trò chơi của trẻ con thành phố đã được thay bằng chim chóc sâu bọ, thay bằng những buổi đi bắt dế. Khi hoàng hôn xuống, đi rình rập nghe trong đám cỏ rậm tiếng gáy của những con dế vô địch trong cuộc chọi dế với lũ trẻ trong làng. Bắt được một con dế than lớn đen tuyền với hai vạch vàng ở cánh hoặc một con dế lửa màu hung đỏ có đôi cánh thật nhiều nếp vằn, đôi nanh thật lớn, hai chiếc đùi vững chãi, và tiếng gáy hung hãn... đó là những báu vật với niềm vui tưởng như bất tận. Những buổi sáng dậy sớm đi tìm những gốc cây lớn, những con kiến cam lờ đờ trên mặt đất sau một đêm bay mỏi, những con nắc nẻ chưa kịp trốn... Cột một con kiến cam vào đầu dây để nghe nó bay vù vù, ép một con nắc nẻ lên vỏ hộp diêm để nghe nó gõ lóc cóc mà thấy sướng tê trong hồn.

Cũng vì những buổi sáng dậy sớm mà thằng bé vô tình đã trở thành một thám tử. Thằng bé dậy từ lúc tinh mơ nhưng bao giờ cũng có một người dậy sớm trước nó. Đó là một cụ già bí mật, đầu trùm kín bởi một chiếc khăn chỉ để lộ đôi mắt đanh ác và có lẽ ông già cũng có hai chiếc răng nanh dài đủ để ăn thịt những đứa trẻ con. Không biết ông làm gì mà cứ mỗi buổi sáng ông đi loanh qoanh bờ tre, nhìn trước nhìn sau rồi cất giấu vật gì trong các bụi tre. Thằng bé tò mò muốn phanh phui cho ra bí mật này. Nó theo dõi ông già. Nó sẽ mở tung màn bí mật và dân làng sẽ phục tài trinh thám của nó.

Có một lần hắn đến ngay chỗ cất giấu bí mật của ông già... eo ôi! Hắn tìm thấy một cánh tay trẻ con máu me bê bết ngoi lên từ đống cánh lá tre phủ kín, nó la lên thất thanh, gào kêu thật lớn đến nỗi mẹ nó phải ôm nó vào lòng và lay tỉnh "con, con nằm thấy chi rứa con".

Giấc mơ hãi hùng đó không làm thằng bé từ bỏ ý định làm thám tử và những buổi sáng tinh mơ hắn tiếp tục theo dõi ông già. Vẫn chưa có đứa trẻ nào trong làng bị mất tích. Có lẽ ông già bí mật đi dấu vàng chăng? Nó đã nghĩ như vậy. Có ngày hắn sẽ tìm ra một kho tàng bí mật có những thỏi vàng sáng rực và những hạt kim cương lóng lánh như trong các câu chuyện hải tặc có chiếc cờ sọ người và hai chiếc xương gác chéo. Nếu ông già bí mật kia có mang thêm một miếng che mắt màu đen thì chắc chắn ông ta chính là thủ phạm! Nhưng ông già chỉ có đôi mắt đanh ác lườm lườm trong khe hở của chiếc khăn trùm đầu, mỗi khi thấy nó từ phía xa.

Một buổi sáng, đợi ông già đi khuất trên lối mòn về xóm "hắn thu hết can đảm đến ngay chỗ cất giấy bí mật, dùng một nhánh nè hất tung những cành lá mà ông già vừa phủ lấp một vật gì bên dưới...

Đang chăm chú tìm kiếm, chợt một bàn tay khô đét chộp lấy vai hắn... Thôi rồi chính là ông già bí mật. Hai chân nó khịu xuống và miệng chỉ há hốc ra... Chuyến này thế nào hắn cũng bị ăn thịt. Ông già cởi tung chiếc khăn trùm đầu... nhưng không, ông không có đôi răng nanh dài và đôi mắt ông không đanh ác.  Ông cười hiền từ:

- Ông giấu mấy mụt măng non con đừng chỉ cho ai nghe con.

Ông còn giải thích thêm:

- Họ cứ hái bừa những mụt măng non đem đi bán. Cắt hết măng rồi lũy tre sẽ thưa đi nên ông giấu các mụt măng non cho đến khi măng quá già thì không cắt đi bán được.

Thằng bé giã từ giấc mơ làm thám tử và mỗi buổi sáng hắn theo ông già đi giấu các mụt măng non.

*

...Ngày cuối tuần, tôi lái xe đến phố Việt Nam cách nhà hơn mấy chục "miles".  Đôi khi không cần mua sắm gì tôi cũng lái xe đi. Tản bộ loanh quanh ở góc phố có người Việt Nam qua lại nghe tiếng Việt lao xao bên tai cũng đủ thấy hồn đổi nhịp vui tươi.  Hình như nỗi buồn ray rứt trong lòng được chia xẻ với thiên hạ dù chung quanh chẳng có ai quen. Bước vào trong chợ Việt Nam xem người mua kẻ bán, tiếng Việt nói ran rản tự nhiên như một khu chợ nào đó trong góc trời Việt Nam. Đôi khi một vài hình ảnh trên các mặt hàng, những tên gọi thân quen... nước mắm Phú Quốc, cà phê Ban Mê Thuột đến cả những hương vị đậm mùi dân tộc của quầy hàng dưa mắm làm mình quên hẳn là đang sống trên đất Mỹ cách xa quê hương đến nửa quả địa cầu. Chính vì những thiếu thốn tình cảm đó mà mỗi khi có chút thời giờ là nghĩ ngay đến chuyện lái xe đến khu phố Việt Nam. Chiều nay hệ thống thông tin trong siêu thị loan báo "có măng tươi từ Việt Nam mới gởi sang".

Mọi người đổ xô về một phía của góc chợ, nhìn những mụt măng quả thật còn tươi, phần gốc còn trắng muốt, phần ngọn với màu lục non pha lẫn sắc hồn... vô số mụt măng dầm trong những chậu thiếc lớn có chứa nước trong. Những mụt măng thật bắt mắt, những bà nội trợ. Bà này bảo "măng này hầm giò heo ngon hết sẩy", bà kia "làm gỏi măng tôm với mè rang tha hồ mà nhậu", một anh chàng lại ngôn ra điều văn học "măng giang nấu cá ngạnh nguồn"...

Riêng tôi đứng sững trước những mụt măng quê hương. Sóng sánh trên mặt nước của thùng măng tôi thấy... hình ảnh cụ già ngày xưa của miền thơ ấu. Tôi thấy nét mặt cụ buồn bã và những lũy tre làng chạy dài trước mắt ban đầu con xanh tươi, rồi màu xanh phai dần, lũy tre tàn úa xác xơ cho đến khi tất cả ruộng đồng thôn xóm hóa thành một màu trắng ma quái chập chờn... trên nền trắng đó những giọt máu đỏ rỉ ra lan lớn dần... Tôi bất chợt lẩm bẩm:

- Trời ơi, quê hương đang rướm máu...

Bên tai tôi có tiếng người nói "Ông nói gì? Máu đâu?". Chung quanh lao xao "Cái ông mắc dịch này muốn phá chợ hay sao?" Tôi lẳng lặng bỏ đi, tiếng nói còn đuổi theo "rõ đồ khùng"...

Trên đường về nhà trời cũng vừa tối, mỗi lần lái xe trên xa lộ trong bóng đêm tôi vẫn thường có ảo giác là không gian hai bên đường như phủ rợp bóng tre. Tôi miên man nghĩ đến những mụt măng non từng đợt xuất khẩu, không những chỉ một siêu thị mà hàng ngàn siêu thị của người Việt trên khắp thế giới. Không những chỉ có măng xuất khẩu mà còn biết bao nhiêu sản phẩm làm bằng tre: chiếc đũa, cây tăm, tủ, giường, bàn, ghế, nghệ phẩm xuất cảng ào ạt ra nước ngoài. Khi chặt phá những mụt măng, những cây tre, có ai nghĩ đến loài tre sẽ tuyệt giống, những lũy tre làng sẽ không còn nữa.

Trong lịch sử loài tre, riêng tại Việt Nam đã có biết bao loại tre không còn tìm lại nữa mà chỉ còn ghi dấu trong những trang sử oai hùng của đất nước. Sau những cuộc xâm lăng bị thảm bại, bị đánh bật tung ra khỏi lãnh thổ nhỏ bé ở phương Nam, sử sách Trung Hoa đã ghi rằng: "Dân giao Chỉ ra trận đã dùng những vũ khí rất lợi hại chế tạo từ các loại tre".  Những loại tre mang tên Huân Trúc cứng hơn sắt đâm xuyên thủng áo giáp, loài Lân Trúc làm cung nỏ có sức bật khủng khiếp, loại Lao Trúc làm tên tự nó đã mang sắn thuốc độc giết người làm tàn đời quân Minh ở Ải Chi Lăng.  Loại Bái Trúc thân lớn chỉ cần bổ đôi là có ngay hàng ngàn thuyền độc mộc vây khốn quân Nguyên trên sông Bạch Đằng.

Khi khôn lớn hơn tôi còn hiểu thêm cụ già trong miền thơ ấu của tôi về nỗi lòng của Cụ gởi gắm vào lũy tre làng, không những chỉ là xác quyết cho sự tồn tại của thôn xóm mà còn là nét hồn độc đáo của Đông Phương tin rằng tre trúc là biểu tượng của chính nhân quân tử.  Hơn thế nữa người xưa còn tin rằng vận nước có thể đoán được qua sự xanh tốt của các bờ tre vì tre chỉ tươi tốt ở những nơi có phong khí hưng vượng. Niềm mơ ước cho thôn làng giữ được vượng khí đã khiến cụ già mỗi sáng tinh sương đi thu dấu những mụt măng non.

Từ miền thơ ấu bước ra, "thằng bé" ôm cụ già và khóc tức tưởi. "Ông già ơi, ông còn đủ sức để giữ gìn những mụt măng non không... con cũng muốn thấy quê hương tươi đẹp với những lũy tre xanh và đất nước còn nhiều vượng khí"...