Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

MỘT SỐ LỄ HỘI NƯỚC

Ở HỘI AN

 

NGUYỄN ĐỨC MINH & TRẦN VĂN NHÂN

 

Lễ hội nước ở Hội An rất đa dạng và phong phú, có quan trọng trong đời sống văn hóa sông nước ở Hội An. Nhưng nổi bật hơn cả là các lễ hội Long Chu, lễ tế cá Ông và Đua ghe.

I. LỄ HỘI LONG CHU

Long Chu là thuyền làm theo hình rồng, là phương tiện sang trọng dành riêng cho vua, chúa tuần du hay ngự lãm. Nhưng trong dân gian, Long Chu còn được coi là một hình tượng oai linh có thể dùng để trấn trị ôn hoàng, dịch lệ gây cho người.

Vào dịp rằm tháng Giêng âm lịch (thượng nguyên), rằm tháng Bảy (trung nguyên) là hai thời điểm chuyển tiếp mùa khô và mùa mưa, có dịch bệnh hoành hành. Nhân dân tin rằng đó là ôn hoàng, dịch lệ bắt yêu quái nên mọi người phải tham gia cúng Long Chu. Chức sắc, tộc trưởng cử ra ban chánh bái và mời thầy phù thủy chủ trì. Long Chu được đặt thợ mã làm.

Địa điểm cúng tổ chức ở đình làng hoặc ấp. Nơi này được quét tướt, dọn dẹp, trang hoàng rất kỹ lưỡng. Trước lễ chính một hôm, 7 thầy phù thủy thuộc loại cao tay thầy cả dẫn đầu làm phép trấn đạo lộ khắp các đường và các nơi quan trọng. Những nơi nghi có nhiều quỷ tập đều được yểm bùa và có hương án. Đi theo đoàn trấn yểm là những tráng dân trong làng sẵn sàng dao sắc phát quang đường sá khi cần. Đó đây từng tốp thanh niên nam, nữ hát hò đối đáp vui vẻ. Không khí trong làng sôi động, háo hức. Khi đoàn trấn yểm về lại đình, nhiều người đã chờ sẵn xin thầy phù thủy vẽ bùa vào những hòn đá để đem về yểm nơi mình ở.

Xong mọi việc, ông Chánh bái cùng thầy cả và nhiều tráng đinh có ban nhạc cùng đi rước Long Chu về đặt trước sân đình, đầu quay vào trong, trước có hương án, trong thuyền đặt thức cúng trên bẹ chuối, mỗi thứ một ít. Thầy cả làm lễ khai quang điểm nhãn cho Long Chu rồi làm lễ vô khoa (cúng tổ phù thủy). .

Vào giờ Tý (23-l giờ) làng làm lễ cáo thần. Lễ vật đơn sơ, hương đăng trà quả. Sang giờ Mão (5-7 giờ) thì tế thần có ghi xướng, đọc văn tế nghiêm trang, trọng thể. Đến giờ Thìn (7-9 giờ) thì vào lễ chính cúng Long Chu. Thầy Cả mặc áo Thái Thượng Lão Quân in bát quái, thắt lưng đỏ, vai có khăn quấn, đội mũ tì lư, đi hia, tay cầm vãng cắm hương, tay bắt quyết. Phụ tá cho thầy là các thầy điệu con và học trò tế lễ cùng dàn nhạc riêng. Long Chu được xoay đầu ra cổng, chánh bái đứng trước Long Chu. Các thầy phù thủy thay nhau đọc văn cúng, đặc biệt là văn triệu 32 tướng chỉ huy và văn triệu âm binh về để được phát lương rồi giúp thầy trừ tà ma quỷ mỵ. Cuộc cúng tiếp tục đến giờ Dậu (gần tối). Bên cạnh những bài chú, kinh đầy bí ẩn, 12 bài văn cúng được đọc hết mới bước sang phần hành kiệu Long Chu đi sát phạt. Xem cúng Long Chu tại sân đình là toàn bộ dân làng vòng trong vòng ngoài trong khí thế phấn khởi đầy thú vị. Lúc sát phạt, người ta khiêng Long Chu chạy lúp xúp trong tiếng trống chiêng thúc liên hồi. Họ đến tất cả các nơi đã trấn yểm cùng khắp các ngõ ngách trong làng ấp. Người trong làng dùng roi dâu quất khắp nơi trong nhà mình rồi tràn ra đường xông khói lửa sáng rực ngõ xóm chờ Long Chu đến. Họ đốt pháo đón Long Chu rồi quẳng bó roi dâu vào trong thuyền, giật bùa của thầy về dán ngõ, dán nhà. Trẻ con, người lớn rồng rắn, chạy theo Long Chu, ai ai cũng thích. Đến giờ Hợi (9-11 giờ đêm) đám rước đến nơi vắng thuộc làng mình rồi nổi lửa đốt Long Chu. Nơi gần sông thì thả Long Chu xuống nước trên có thẩu dầu phụng làm đèn cháy sáng, trôi dần ra biển.

Long Chu là một hình thức Lễ Hội dân gian, có cả phần Lễ - những nghi thức tín ngưỡng trừ ôn dịch và phần Hội - những sinh hoạt văn hóa giải trí của nhân dân. Trong phần lễ, các nghi thức cúng tế thường kéo dài trong 2 ngày 2 đêm.

Dần dần bản chất đích thực ban đầu của Hội bị chìm lấp. Bóng dáng các cuộc hát đối đáp càllg ngày càng mờ nhạt. Trước 1945, Long Chu được mọi làng ấp làm. Làng làm lớn, ấp làm nhỏ. Từ 1975 đến nay Long Chu hoàn toàn vắng bóng.

II LỄ TẾ CÁ ÔNG

Ngư dân sông biển và bạn lái buôn ghe bầu theo đạo Phật ở Hội An cũng như ngư dân từ Thanh Nghệ Tĩnh trở vào Nam bộ có tục thờ cá Ông (cá Voi) vì theo họ, cá Ông có cứu nhiều người làm ăn trên biển bị tai nạn.

Khi gặp cá Ông chết, dân làng coi như một điềm lành, vận may, phát đạt sẽ đến trong vài năm tới. Lễ mai táng, cúng tế cá Ông là việc chung của mọi ngư dân sông biển. Người gặp cá Ông chết tức là được Ông tín nhiệm, được vinh hưởng làm trưởng nam là thân chủ bịt khăn đỏ để tang 100 ngày gần giống để tang cha mẹ mình.

Khi cá Ông chết được dìu từ biển về, vạn trưởng (Vạn: một tổ chức cộng đồng của ngư dân tương tự như làng) huy động dân làng đưa cá ông lên bờ hoặc dùng đăng quây lại cho ruỗng thịt dưới nước nếu cá Ông lớn quá. Xã trưởng lên trình phủ, huyện để quan cho lính về khám định tiền tuất, hương đèn, vải đỏ quấn đủ 7 vòng cho khâm liệm, cho phép cấp đất xây lăng và ruộng hương hỏa.

Nghi thức tang chế hoàn toàn dựa vào Thọ Mai Gia Lễ nhưng rút gọn hơn so với tang người. Ngày đầu gồm: lập tang chủ, lập Hội đồng hộ lễ, tắm gội, phạm hàm, nhập quan, thiết linh sàng, minh tinh, thành phục, chiêu tịch diện.

Ngày thứ hai là ngày quan trọng nhất, ban ngày lễ tế, ban đêm hát bội.

Ngày thứ ba dành cho đưa đám, cúng hậu thổ nghi tiết, hát bả trạo đưa linh Ông. Hạ huyệt xong làm một cuộc đua ghe ngang (ghe thường) vài vòng ngắn cho có lệ để Ông chứng tri lòng thành và các âm hồn vui hưởng, không quấy phá.

Sau 3 ngày thì cúng mở cửa mả. Tiếp theo làm tuần 7 ngày, 21 ngày, Chung thất (49 ngày), Đại tường (giỗ đoạn thay cho Tốt khốc - 100 ngày). Trước Đại tường 10 ngày làm lễ Đàm tế (bỏ tang phục) có đọc văn tế.

Đủ 3 năm thì cải táng, lấy xương xếp vào quách trong lăng thờ đã xây sẵn. Lăng thờ gọi là Lăng Ông có người trông coi khói thường xuyên. Việc quản lý lăng có cả một Hội đồng. Từ lễ Đàm tế, thân chủ mờ dần vai trò. Việc cúng tế sẽ do vạn làm vào hạ tuần tháng 2 âm lịch, kết hợp với cầu ngư. Lễ tế cá Ông hàng năm tổ chức vào ngày thứ hai kể từ khi mai táng cá Ông hoặc vào dịp cầu Ngư. Chủ trì tế lễ do lý trưởng và vạn trưởng sở tại. Các thành phần khác tham gia giống như tế đình. Quang cảnh ở Lăng Ông khi làm lễ hết sức rực rỡ, trang nghiêm. Mở đầu là lễ cúng âm hồn có đọc văn. Tiếp theo là lễ tế thần (như tế đình trong Long Chu).

Căn cứ vào 7 bản văn tế bằng Hán, Nôm đã sưu tầm được trong địa bàn thị xã Hội An thấy có cả một tập thể thủy thần trong đó Nam Hải Cự Tộc Ngọc Lân (cá voi) thứ 8 trong số 60 đối tượng được thỉnh nhắc trong văn. Nội dung văn tế là "cầu cho bạn vạn tiền thiên", "hai chữ bình yên, tài niên lóc thấu bá niên hài hòa". Với lời lẽ vừa khao khát, vừa xúc tích mộc mạc, chân thành và đậm màu sắc dân gian khiến cho giữa thần linh và con người nhòa dần khoảng cách, sâu đậm tình nghĩa. Thần linh được nhân cách hóa và ngược lại con người được thần linh hóa.

Sau lễ tế cá Ông là hát bả trạo có tính chất hát múa dân gian. Với trang phục đặc biệt, 3 tổng (lái, thương, mũi), 16 con trạo biểu diễn. Tài nghệ hòa đồng cảm xúc của người xem. Họ diễn lại cảnh sinh hoạt, làm ăn trên sông thông qua các đạo cụ gần gũi với đời sống sông nước được nghệ thuật hóa. Đó là con thuyền bằng khung tre không đáy có cần nhún hoặc cần câu, gàu múc nước và mái chèo. Nội dung vở kể lại công lao cá Ông cứu người nay chết đi để lại bao nhiêu thương nhớ. Hát bả trạo là dịp để ngư dân bày tỏ phẩm chất đạo đức, tâm tư, tình cảm của mình. Nó là biện pháp dung hòa giữa nghi lễ trọng thể với cuộc sống thường, kéo con người ra khỏi lễ giáo ràng buộc để tự do bay bổng ước mơ.

Tục thờ cúng cá Ông của ngư dân ven biển có cội nguồn xa xưa được phủ thêm màu sắc Phật giáo, Nho giáo, phù hợp với cấu trúc đa nguyên trong tín ngưỡng của người Việt. Mặt khác, cá Ông sống trong lòng ngư dân, được tôn thờ còn có sự khuyến khích của Nhà nước phong kiến. Cá Ông được các triều vua Nguyễn sắc phong, lập lăng thờ ruộng hương hỏa.

Xét cho cùng, để tồn tại và phát triển, lễ tế cá Ông đã vươn lên tiếp thu những nghi lễ cổ truyền của dân tộc. Cá Voi, một con vật có ích cho con người đã được nhân lên đấng cứu nhân độ thế, được tôn sùng và biết ơn như mẹ mình.

 

III. Đua ghe

Ở Hội An, từ lâu đua ghe đã thành lệ tổ chức hàng năm không thể thiếu được trong đời sống tinh thần của cư dân.

Các vạn lập ra "phổ đua" được tổ chức chặt chẽ, mỗi phổ có trên dưới 100 người, kinh phí do dân đóng góp. Ghe đua được bảo quản trong một trại riêng, có nơi thờ thần của chủ ghe, có người coi sóc, hương khói thường xuyên.

Hàng năm, ở khu vực Hội An, đua ghe tổ chức vào các dịp:

Mừng xuân từ mùng 2 đến mùng 7 tháng Giêng âm lịch, cầu như vào rằm tháng 2 âm lịch do các vạn ngư dân tổ chức, cầu bông, cầu an vào trung tuần tháng 3 âm lịch của cư dân nông nghiệp mang tính chất tạ ơn thần thánh và cầu mong mùa màng tốt đẹp. Địa điểm đua là quãng sông từ dưới cầu Cẩm Nam lên đến khu vực An Hội.

Trước đây, đua ghe cầu ngư của ngư dân vẫn nổi trội hơn hết. Họ quan niệm đua ghe là dịp làm vui lòng thần thánh thượng sơn, hạ thủy và những người khuất mặt. Phổ nào thắng trong cuộc đua là điềm báo trước vận may sẽ đến với làng vạn. Nếu thua vẫn nhận được đặc ân của thế giới vô hình. Đua ghe là loại hình hội nước có sức hấp dẫn thu hút người xem và có độ cộng cảm lan truyền trong cộng đồng cư dân nhiều vùng.

Để tổ chức một cuộc đua ghe, sự chuẩn bị khá kỹ lưỡng. Ở khúc sông định đua, trên bờ là trung tâm bàn án (bàn quan) được che rạp, có trang trí đẹp bằng cờ đủ màu. Nơi đây có chỗ ngồi cho quan khách, chỗ họp hành và nơi trọng tài làm việc. Khi nhận được tờ, các phổ ghe đua ra sức tập luyện từ 3-10 ngày. Dân làng quyên góp và lo mọi việc hậu cần. Trước lúc xuất phát, mọi người trong phổ tập trung lại để cúng thần chủ.

Vào ngày đua, khi các ghe đã tập trung đông đủ, ban tổ chức và trọng tài phổ biến những quy định. Thường thì đua 2 giải: giải rượu và giải chính. Giải rượu có tính chất dò, thử tài, giải chính mới là cuộc thi đấu thật sự.

Hướng vào 3 tiêu: tiêu trên, tiêu dưới, tiêu rốn cắn sông. Từ lúc có lệnh phát ra, các ghe xuất phát từ bến bàn án vòng qua tiêu rốn, lên tiêu trên rồi vòng qua để xuống tiêu dưới, lại vòng qua để xuống tiêu rốn. Đủ số vòng quy định, lại vòng qua tiêu rốn về bến. Được coi là thắng cuộc các ghe về nhất, nhì. Một chiến thắng tạo được phụ thuộc nhiều yếu tố: ghe phải có kỹ thuật tốt, đội ngũ con bơi phải có tài, sức, trí và khả năng dẻo dai, bền bỉ. Thêm vào đó là sự chỉ đạo của các cố vấn và vai trò của cổ động viên cả về tinh thần lẫn vật chất. Vì vậy tham gia đua và xem đua là việc của cả làng. Yếu tố hội hè nổi lên rõ rệt. Không khí ngày hội được hâm lên rất lâu ngày tổ chức. Dư âm sau tổ chức cũng đọng lại rất lâu tâm trí mọi người. Với "đua ghe", yếu tố lễ chìm hàng thứ yếu.

Có chung nguồn gốc với đua thuyền cả nước, đua ghe ở Hội An phản ánh tính kế thừa và phát huy hội lễ và dân gian của dân tộc, có tiếp thu ảnh hưởng của văn hóa người Chàm. Đến nay hội đua ghe do chuyển hóa kịp phù hợp với thời đại đã thoát dần các yếu tố huyền bí vẫn được duy trì như một hình thức hội hè quan trọng cư dân Hội An.

Đặt trong mối tương quan chung, các lễ hội trên là một mảng trong hoạt động tinh thần rất phong phú ở Hội An. Nhưng để hiểu thêm về đời sống tinh thần Hội An, cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu các tổng thể các lễ hội khác như Múa lân, Đốt pháo, Đá gà, Hát giao duyên...vẫn đang được duy trì trong đời sống cư dân Hội An hôm nay.