Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

LÀNG THỦY BA KHUẤT

PHỤC CHÚA SƠN LÂM

 

 

Cách đây hơn trăm năm, làng Thủy Ba (xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) đã nức tiếng khắp miền Trung về tài bắt hổ.

*Sự tích về làng bắt “coọc”

Chẳng ai biết từ bao giờ, làng Thủy Ba được mệnh danh là làng bắt cọp (theo cách gọi của dân địa phương là coọc), lâu lắm rồi người ta vẫn truyền tai nhau câu vè: “Mồng năm sắc mạng vua ra/ Thư tờ xuống huyện Thủy Ba đi liền/...” (đi liền ở đây là đi bắt hổ).

Những cụ cao niên trong làng nói rằng: “Từ tổ tông thì không có đâu, nhưng đến đời ông của tôi thì làng mới hình thành cái việc bắt hổ. Vậy thì ít ra cách giờ cũng được gần trăm năm...”.

Tương truyền xưa kia, khi làng nước còn thâm u, Thủy Ba là một làng hẻo lánh nằm sát bìa rừng, nên thường được “ông ba mươi” ghé thăm. Mỗi lần “ông” về, trâu bò, heo gà gì “ông” cũng chẳng tha, “ông” quần nát ngôi làng và gieo rắc nỗi khủng khiếp.

Khi màn đêm buông xuống, bước chân rón rén của hổ lặng đi trong tiếng thở run rẩy của dân làng. Cho đến khi hổ thèm mùi tanh máu người, nó còn lần dò nơi vách cửa, chờ sơ hở là nhảy chồm vào vồ, tát. Nó tinh ranh, xảo quyệt đến mức còn biết gõ cửa nhà người... Nó “láo xược” đến mức khi bắt được người, lê xác đi nghênh ngang ngoài ngõ...

Không để cho loài hổ dương oai, làng họp nhau lại để bàn phương kế cho “ông ba mươi” biết rằng đây không phải là lãnh địa của nó.

Những ngày đầu tiên, dẫu còn sợ sệt nhưng hào khí của dân làng lên cao lắm, bởi họ biết họ chiến đấu là để bảo vệ cho sự bình yên của làng xóm mình... Đêm nào, làng cũng đỏ rực đuốc, tiếng hô hào sảng, đồng thanh làm hổ dữ tứ chi cũng bủn rủn.

Rồi con hổ đầu tiên, thứ hai, thứ ba và nhiều con bị trói, chịu thua trước lòng dũng cảm và trí khôn của người Thủy Ba...

Từ đây, tiếng làng Thủy Ba khuất phục “chúa sơn lâm” nức tiếng khắp vùng, đến cả những xóm làng xa, nơi loài hổ vẫn thường quấy phá người dân. Tiếng thơm còn lan đến tai vua tận trong Thừa Thiên, nên vua ban sắc lệnh miễn cho người Thủy Ba đi phu, đi tráng..., chỉ lo một việc duy nhất là đi bắt hổ.

Làng nào bị hổ quấy nhiễu, chỉ cần đưa tin về làng Thủy Ba, chịu bỏ trên bàn thờ ngoài đình làng một con heo, một con gà, thì trưởng làng Thủy Ba sẽ đánh ba hồi chiêng để báo cho dân làng biết ngày mai sẽ có cuộc đi săn hổ mới.

Nói nôm na như cách hiểu ngày nay thì người Thủy Ba được làng khác “thuê” đi bắt hổ.

Nghe tiếng chiêng tròn vọng, dân làng kể cả có bận làm gì đi nữa cũng nhanh chóng trở về nhà chuẩn bị mác, rựa, nạng, lưới để sớm lên đường, lực lượng có khi hơn 150 trai tráng. Kể cả đàn bà, ai có sức vóc một chút cũng được tuyển đi để lo cơm nước cho các “tráng điền”.

Họ sẽ chia ra nhiều xâu (mỗi xâu 12 người mang một tấm lưới dài, nặng chừng 15-16 kg) dưới sự chỉ đạo nghiêm ngặt của ông cai, ông thập (2 người có kinh nghiệm nhất, dũng cảm nhất)... để lần theo dấu hổ, tạo thành một vòng tròn vây hổ để bắt sống. Thời gian đi bắt hổ cũng chẳng xác định, có khi 5, 7 ngày, có khi kéo dài cả tháng.

Người Thủy Ba đi từ làng này sang làng khác để bắt hổ, có lúc vào tận trong Thừa Thiên theo lệnh của nhà vua. Đi đến đâu, họ cũng được tiếp đãi hậu hĩnh nếu như trị được con hổ dữ...

Cho đến khoảng năm 1943, khi lính Pháp tràn lên làng Thủy Ba, đốt phá hết tất cả các dụng cụ, vũ khí “chuyên dụng” để đi bắt hổ, xua dân làng chạy nạn, việc bắt hổ thưa dần và mất luôn kể từ dạo đó.

*Hai “tráng sĩ” còn sót lại

Những tráng sĩ bắt hổ năm xưa của làng Thủy Ba nay chỉ đếm đầu ngón tay, phần vì số nhiều đã về với đất, phần vì họ đã quá già và chẳng thể nhớ gì về quá khứ oai hùng của dân làng Thủy Ba nữa.

Hai “tráng sĩ” năm xưa đã từng tham gia vào các lần bắt hổ mà chúng tôi may mắn được gặp, được trò chuyện nay cũng đều đã qua tuổi 90. Ông Nguyễn Đăng Hạp (94 tuổi) là một trong số đó. Bà Nguyễn Thị Diên (80 tuổi, vợ ông) cười với chúng tôi rằng: “Ngày xưa đi bắt coọc cũng có khác chi đi ra trận, liều chết liều sống cả làng... Ông mà đi thì ở nhà tui mần chi yên”.

Ông Hạp người cao lớn, quắc thước, dù ở cái tuổi đã “ngửi thấy mùi đất” theo lời ông nói nhưng giọng vẫn hào sảng, rõ ràng. Mắt ông giờ nhìn không còn rõ nữa, tai cũng lãng nặng, nhưng ở ông vẫn thấy được những “dấu vết” còn lại của một thanh niên lực lưỡng ngày nào. Ông vẫn nhớ lại hết thảy những ký ức một thời bắt hổ của mình và dân làng. “18 tuổi là tui đã theo cha đi bắt hổ. Thời đó được đi là sướng lắm, oai lắm, có nghĩ chi đến sợ sệt mô...” - ông cười khà khà.

Đời ông Hạp, chạy theo xem dân làng bắt hổ thì nhiều nhưng thực sự đứng trong hàng ngũ lực điền tham gia vây bắt thì mới được 7 lần, lần nào cũng tóm được “chúa sơn lâm”.

Ông kể: “Hôm đó, người làng Quảng Xá (nay thuộc xã Vĩnh Long, H.Vĩnh Linh) sang tin cho làng biết là có một con hổ về quấy nhiễu và xé xác một ông già. Tui cùng cả làng gồng gánh đi vây bắt. Sáu ngày sáu đêm dầm sương, ngủ đất, lần theo dấu vết, cuối cùng con hổ cùng đường chui thẳng vào lưới của nhóm tui. Tui còn nhớ như in đó là một con hổ cái to lắm, có ba chân to và một chân nhỏ”.

Một lần khác xâu (nhóm 12 người) của ông Hạp đi bắt hổ ở khu vực nhà dòng Phước Sơn (nay thuộc xã Vĩnh Sơn) thì đụng độ với con hổ dữ. Một người trong đoàn tên là Danh, cầm mác chọc vào cổ nó nhưng chỉ làm nó trầy da. Máu con hổ chảy ra, nó như điên tiết lên, quay đầu lại vồ vào bắp chân phải của ông Danh, xé một mảng thịt to, lòi cả xương... “Ở đó có bao nhiêu người nhưng nó chỉ nhắm vào thằng Danh, thế nên mới nói con hổ đã thù là thù ghê gớm lắm...” - ông Hạp tặc lưỡi.

Còn ông Nguyễn Văn Mẫn (91 tuổi, người làng Thủy Ba Tây, con chú con bác với ông Hạp) lại kể một chi tiết rất thú vị: Ngày ấy, dân Thủy Ba khi bắt được hổ phải đóng cũi, bắt 20 thanh niên khỏe nhất làng khiêng vào Thừa Thiên để nộp cho vua. Mỗi lần đi như vậy rất khó khăn, tốn kém.

Say sưa kể về chiến tích bắt hổ, nhưng bỗng một đoạn, ông Mẫn dừng lại nói: “Rứa chơ tính lui tính lại, ai cũng chết hết rồi, còn tui với ông Hạp biết chuyện ni chơ mấy, bọn choai choai ni mần chi biết...”.

Tiếc hơn nữa là những dụng cụ, vũ khí bắt hổ  của làng ngày xưa giờ cũng chẳng còn ai lưu giữ. Ngay bây giờ đây, chuyện làng bắt hổ  Thủy Ba oai phong một thời cũng chỉ được biết qua câu chuyện kể của ông Hạp, ông Mẫn. Và khi hai ông mất đi, sự tích về làng Thủy Ba bắt hổ sẽ chẳng còn ai nhắc lại nữa, dần sẽ rơi vào lãng quên...

 

*Bài vè “Bắt coọc”

“Mồng năm sắc mạng vua ra

Thư tờ xuống huyện Thủy Ba đi liền

Đòi vô làm ải Thừa Thiên

Giữ ma đốc nước không yên dưng là

Đi ra đất nước ông bà

Côi sơn dưới thủy thiệt là cheo leo

Mồng tám phát lễ một heo

Cúng giang sơn đất nước để xui beo về ràn

Xui beo về ràn lúc gà vừa gáy tan

Xui beo về ràn vừa lúc bắt một con trâu

Đời xưa nỏ có mô ri

Ngày nay cách dân bỏ hổ thi cu ly bắt hùm

Truyền cho gạo bới cơm đùm

Lên rừng lên rú tìm hùm về đây...” .

 

(Nguyễn Phúc, Xuân Canh Dần 2010)