Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

LẠNG SƠN

 

TRẦN CÔNG NHUNG

 

 

Tôi ở lại Bắc Giang một hôm rồi đi Lạng Sơn. Xe lửa đi Lạng Sơn mất bốn tiếng đồng hồ. Tiếng là xe lửa nhưng cũng chỉ có mấy toa. Khách ngồi ghế gỗ băng dài, không có khách du lịch, toàn khách địa phương. Một hình ảnh không thấy có trên những con tàu trong Nam: cảnh bán nước chè (trà) và thuốc lào. Chiếc ấm được quấn nhiều lớp giẻ để giữ nóng, một điếu thuốc một tách nước chỉ mấy trăm (vài cent).
Người đàn ông ngồi đối diện vẫy gọi cậu bé bán nước, anh cầm cái điếu cày đưa lên mồm châm lửa, hít một hơi, tiếng nước trong điếu kêu ọc ọc. Một đụn khói trắng nhả ra bay tứ tán. Không thấy ai than phiền gì cả. Nhìn con tàu và hành khách là biết đất nước nghèo như thế nào.
Nhưng với tôi, quê hương đúng là một giải giang sơn cẩm tú. Hình ảnh nào cũng đẹp. Mà đẹp thật. Đẹp từ cái chất phác đơn sơ, quê mùa ngộ nghĩnh. Tàu chạy chầm chậm vì cứ lên cao dần. Khách được dịp ngắm cảnh miền Trung Du, đồi núi liên tiếp, ruộng bậc thang từng khoảnh. Trên tàu nhìn xuống, cảnh đẹp như tranh. Nhà ở thưa thớt rải rác, lâu lâu có ngôi nhà mái ngói đỏ giữa rừng núi xanh lam, thấy thật hay. Lại nhớ bài hát Quê Em của Nguyễn Đức Toàn "Quê em miền Trung Du, đồng xưa lúa xanh rờn, giặc tràn lên đốt phá". Ánh nắng ban mai trong trẻo, cảnh vật rõ nét, tôi bấm máy thong thả, không hấp tấp như lúc tàu ngang qua Tuyên Hóa.
Đến trưa, tàu vào ga Lạng Sơn. Phố Lạng Sơn chỉ có mấy con đường, nhà cửa đơn sơ, dân ít, có con sông Kỳ Cùng chảy qua. Chợ Lạng Sơn là nơi trao đổi hàng hóa giữa miền cao và miền xuôi. Tảng sáng, đã có người ra chợ bán "rượu ly", nghĩa là bán từng ly một. Mấy anh đội nón cối, ngồi chồm hổm bên đường khề khà nhắm khan từng tách rượu do mấy ả Nùng đứng đầu. Đa phần hàng hóa từ Trung Quốc, các vật dụng trong nhà, vải vóc thuốc bắc, rượu, sâm... được chuyển qua ngã Tân Thanh Pò Chài (biên giới Việt Trung). Con buôn Hà Nội lên mua hàng Lạng Sơn về bán lại. Có khi phân phối cho con buôn trong Nam. Mấy ngày mưa làm cho chợ nổi sình lầy. Chợ Lạng Sơn (93) không như chợ các nơi khác được dựng trên nền gạch cao ráo.
Bên kia sông Kỳ Cùng là Động Tam Thanh và Núi Tô Thị. Vùng này là một quần thể núi vôi, núi này cách núi kia bằng cánh đồng ruộng nho nhỏ. Con đường đất đủ cho xe hơi chạy, lượn ngoằn ngoèo theo một thôn làng, nhà cửa rải rác. Ngang qua động Tam Thanh, gặp một đoàn người Nùng, tôi đưa máy chụp, họ vội lấy nón che mặt. Họ vẫn còn xa lạ với văn minh máy móc. Núi Tô Thị nằm ngay chân thành Nhà Mạc, một di tích lịch sử cách nay hàng mấy trăm năm. Những viên gạch đã mốc đen, có nhiều chỗ bị nứt bể. Hình dung cả một dòng lịch sử đất nước đã trôi qua, tự nhiên tôi cảm thấy xúc động. Nơi đây ngày nay chỉ cắm tấm bảng nhỏ "Di Tích Được Bộ Văn Hóa Công Nhận", bỏ mặc cho thiên nhiên xâm thực, không một công trình bảo tồn. Núi Tô Thị, dựa theo sự tích một người đàn bà ẵm con trông ra biển đợi chồng thời chinh chiến, nhưng người chồng biền biệt ra đi, người thiếu phụ mòn mỏi đợi chờ, cuối cùng đã hóa đá. Đèo Cả (Tuy Hòa) cũng có Hòn Vọng Phu, nhạc sĩ Lê Thương đã cảm xúc sự tích này mà có ba tác phẩm Hòn Vọng Phu. Đứng trước các di tích đã được truyền tụng lâu nay, tôi chợt thắc mắc: Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa, có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh
Thực tế Đồng Đăng là một huyện lỵ sát biên giới phía Bắc, xa Lạng Sơn trên 10km, cách Ải Nam Quan chừng 3km, chỉ có phố Kỳ Lừa. Núi Tô Thị và chùa Tam Thanh nằm ngay thị xã Lạng Sơn, bên kia sông Kỳ Cùng. Như thế câu ca dao trên đúng chăng? Có người cho biết ngay chợ Lạng Sơn có cái cầu nhỏ gọi là cầu Kỳ Lừa. Có thể mấy câu trên có từ thuở Lạng Sơn và Đồng Đăng là một? Vừa lúc có người đi qua tôi hỏi:
- Này bác, tôi nghe nói năm trước có người phá núi Tô Thị để lấy đá nấu vôi? Báo chí la làng dữ lắm!
Người đàn ông cười:
- Ôi dà, cái thằng điên ấy mà. Vôi thì thiếu gì đá dưới chân núi.
- Rồi anh ta có bị gì không?
- Bị gì? Có biết ai đâu, cuối cùng thì Sở Văn Hóa lo làm lại.
Nhìn lên đỉnh núi thấy có tảng đá nhọn nhô cao, màu mốc mốc. Người đàn ông cho biết tiếp:
- Làm lại nhưng không giống.
Những di sản lịch sử, văn hóa lẽ ra phải biết, và bảo tồn đúng mức, chứ cứ mỗi lúc phá đi làm lại thì rồi còn gì. Tôi nghĩ, hay đây là cách tạo công ăn việc làm. Rời núi Tô Thị, chúng tôi đi Ải Nam Quan (sau này gọi Hữu Nghị Quan). Phương tiện nhanh rẻ là xe thồ. Hầu hết họ dùng xe gắn máy Liên Xô, hiệu Simpson, trông như con cào cào, lúc nào cũng muốn chồm tới. Tôi hỏi một anh xe:
- Ra Ải Nam Quan bao nhiêu?
- Hai anh cho hăm nhăm ngàn?
- Sao nhiều thế, hai chục đi.
- Một người cũng giá ấy ông anh ạ, không đắt đâu.
- Anh chạy có bảo đảm không?
- Yên chí lớn, em chạy hết ý.
Chúng tôi vừa ngồi lên là chiếc xe vọt tới muốn nhớm bánh trước. Suốt đoạn đường mười mấy cây số tôi phải nhiều lần xin anh tài giảm bớt tốc độ. Qua những khúc cong mà anh vẫn cứ phóng ào ào, dễ bay xuống ruộng quá. Thế nhưng càng can, anh càng rồ ga: "Ông anh yên tâm, mười mấy năm trong nghề mà". Đến nơi tim tôi còn đập mạnh. Từ chỗ trình giấy ra đến đường ranh giới non nửa cây số. Chỉ những khách có hộ chiếu mới được đi qua. Tôi xin người công an biên phòng ra thăm cột mốc 0. Tôi trình ý định của mình và đưa ra đủ thứ giấy tờ nhưng anh chẳng thèm nhìn lên, thẳng một giọng:
- Chú muốn ra đó phải có giấy của Sở Văn Hóa Lạng Sơn.
- Anh thông cảm, tôi tưởng có giấy giới thiệu của Hội Văn Nghệ là đủ nên không biết. Hơn nữa cấp bách quá, sáng mai tôi phải về lại Nha Trang. Nếu anh không giúp chắc không bao giờ tôi có dịp trở lại, và coi như đã không hoàn tất nhiệm vụ Hội giao phó.
Tôi vừa nói vừa trình giấy giới thiệu còn anh công an thì cứ cắm cúi xuống bàn. Cuối cùng anh đồng ý:
- Thôi được chú chờ, có anh bộ đội đưa chú đi.
Một bộ đội cỡ tuổi học trò hướng dẫn chúng tôi. Ra đến trụ Km 0 tôi mới thấy sự cách biệt đường xá hai bên. Phía Trung Quốc, đường trán nhựa chắc chắn, hai bên có rãnh nước đúc bằng xi măng, bên ta thì đường đất lồi lõm thảm hại. Tôi hỏi anh lính trẻ:
- Cửa ải chỗ nào anh?
- Thưa tuốt ngoài xa, cột mốc này là sau 79 Trung Quốc dời vào đây. Ngay tại Hữu Nghị Quan có trưng bày nhiều đồ kỷ niệm, bây giờ thuộc bên đó.
Một bằng chứng rõ ràng mất đất mà đành chịu im. Trước mắt mà vậy thì những gì xa xôi, ai biết đó là đâu. Lúc nhỏ tôi cứ tưởng Ải Nam Quan có địa thế ghê gớm lắm. Cứ nghe "đày ải, ra cửa ải'' mà sợ. Giờ đây cửa ải hiền lành như mọi nơi khác.
Lúc trở về, tôi mới nhận ra đường qua biên giới ở trên đèo khá cao. Xuống đã lưng chừng đèo mà thị trấn Đồng Đăng còn mãi tít dưới kia. Sương lam nhập nhòa, nhà cửa như lán trại. Cảnh miền cao lúc nào cũng đẹp, nhiều gợi cảm và buồn hơn cảnh đồng bằng. Qua những cánh đồng vắng vẻ trong Nam, cò bay thẳng cánh, tôi không cảm thấy buồn man mác như ở nơi này.
Quê hương một hình ảnh chung chung, đôi khi rất mơ hồ, mỗi người có một tâm cảm riêng khi nói đến quê hương. Với tôi, tôi rất sung sướng được đến thăm tận rìa đất nước, được sờ vào da thịt của quê hương trước ngày đi xa.