Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

LẠNG SƠN - THẮNG CẢNH

THIÊN NHIÊN - CHIẾN TÍCH

LỊCH SỬ - ẢI NAM QUAN

 

BÀ TRÙNG QUANG

 

 

Lạng Sơn thuộc Bắc Việt, cách Hà Nội 147 cây số. Đó là một tỉnh vùng cao nguyên rộng lớn, núi rừng bao bọc có nhiều thắng cảnh thiên nhiên, và là một tỉnh tại nơi biên giới Việt Hoa. Theo quân sử, Lạng Sơn là nơi diễn ra những chiến trận lịch sử chống ngoại xâm từ ngàn xưa đến thời cận đại.

Trước hết, tôi xin viết về thắng cảnh xứ Lạng.

 

“Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa

Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh…”

 

Phố Kỳ Lừa cách tỉnh lỵ 2 cây số. Còn 3 hang động là Nhất Thanh, Nhị Thanh và Tam Thanh, do thiên tạo.

 

Động Nhất Thanh nhỏ nhất. Bên trong động có những mầm đá mầu trắng cao thấp. Cuối động đặt bàn thờ Phật. Bên bàn thờ Phật có pho tượng bằng đá kỷ niệm Ông Ngô Thời Nhiệm, một vị Tổng Trấn nơi biên giới từng có công giữ nước, cứu dân tại nơi này.

 

Động Nhị Thanh – Trong động rộng và cao, dưới đá mầu xanh nhạt. Suối nước từ trên cao xuống róc rách, bốn mùa mát lạnh. Trong động thờ Phật.

 

Động Tam Thanh cao trên 10 thước, cây rừng bao bọc, cành lá rợp bóng. Vách động có khắc thơ cảm hoài của Ngô thi sĩ vào khoảng 1775, và thơ của sứ giả Nguyễn Thuật đi sứ sang Trung Hoa đã đến ngoại cảnh đề thơ hoài cảm khắc trên vách đá nơi cửa động vào năm 1980. Ngoài ra, có bia khắc năm 1677 kỷ niệm quan Trấn Thủ tỉnh Lạng Sơn Vi Đức Thắng đã có công trùng tu các thắng cảnh xứ Lạng. Tất cả các động đều thờ Phật, vì vậy nên gọi là chùa.

Từ trên đỉnh động và hai bên vách có những nhũ đá nhiều màu sắc rất đẹp. Trong động lúc nào cũng có gió mát lạnh với tiếng nước suối rơi từng giọt xuống lòng động.

Trong thập niên 1940 – 1950, quân đội Nhật Bản kéo sang đánh Pháp với chủ chương Đại Đông Á, đã mang một đại đội chiếm cứ Lạng Sơn. Các động nơi họ trú ẩn đã bị phi cơ đồng minh khám phá dội bom nên nhiều thắng cảnh thiên nhiên đã bị tàn phá. Những văn thơ lưu niệm đã bị mai một qua thời gian chỉ còn lại một đôi bài còn ghi trong sách sử:

 

Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa

Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.

Ai lên xứ Lạng cùng anh

Tiếc công Bác, Mẹ, sinh thành ra em.

Tay cầm bầu rượu nấm nem,

Mải vui quên hết lời em dặn dò.

Gánh vàng đi đổ sông Ngô,

Đêm nằm mơ tưởng, đi mò sông Thương.

 

Đọc sách sử, vần thơ này đã ghi chép như trên nhưng theo lời của một vị giáo sư tại xứ Lạng, thì bài này còn bốn câu tiếp theo như sau:

 

Vào chùa dâng một tuần hương,

Miệng khấn, tay vái bốn phương trời này

Tôi đi tìm bạn tôi đây,

Bạn cũ chẳng thấy, bạn nay không chào.

 

Bài thơ có nhiều ẩn ý này không biết đã được sáng tác năm nào, cũng như không biết tác giả là ai.

 

Núi Vọng Phu. Ngay bên trên Động Tam Thanh có một ngọn núi giống như hình một thiếu phụ ôm đứa trẻ nhỏ. Theo truyền thuyết, đó là nàng Tô Thị. Nàng Tô Thị xưa kia có chống đi lính chống giặc xâm lăng nơi biên giới. Nàng thương nhớ, lo lắng nên ngày ngày bồng con lên núi hướng về biên giới đợi đón chồng về. Nhưng năm tháng mỏi moon, chồng nàng không trở về nên nàng hóa thành đá. Núi gần ải quan nên ngọn núi được gọi là núi Vọng Phu.

Có nhũng đêm mù sương khói lạnh, du khách đến thăm tỉnh Lạng ngắm trông lên ngọn núi Vọng Phu mờ tỏ nơi biên giới trong lúc đêm khuya vắng, chợt thấy lòng bùi ngùi thương cảm.

 

Phố Kỳ Lừa cách tỉnh khoảng 2 cây số. Thuở trước khi quân Tầu xâm chiếm, mãi cho đến năm 1428, vua Lê Thái Tổ đánh đuổi giặc ra khỏi bờ cõi, cấm chỉ người Tầu không được đến Lạng Sơn. Đến năm 1939, chợ lại mở rộng nên cho phép một số người Tầu từ biên giới sang buôn bán tại chợ Kỳ Lừa. Đây là một ngôi chợ ghi trang lịch sử chống xâm lăng tại tỉnh Lạng Sơn.

 

Ải Nam Quan. Như trên đã viết, Lạng Sơn là một tỉnh vùng biên giới rừng núi bao quanh. Đứng lưng chừng núi Mẫu Sơn, cao 800 thước, trông sang Trung Quốc rất rõ. Cửa ải Nam Quan cách tỉnh Lạng Sơn 18 cây số. Tại nơi cửa Ải, có binh lính canh gác suốt ngày đêm, dưới quyền chỉ huy của mot tổng quản, gìn giữ và trách nhiệm biên thùy với một đoàn quân thiện chiến trung dũng đề phòng giặc cướp nơi ngoại giới tràn sang.

 

Ba năm trấn thủ lưu đồn

Ngày thì coi lính, tối bàn việc quan

Chém tre đẵn gỗ trên ngàn

Hữu thân hữu khổ, phàn nàn cùng ai

Miệng ăn măng trúc, măng mai

Những tre cùng nứa, biết ai bạn cùng

Nước suối trong, con cá vẫy vùng…

 

Tại Ải Nam Quan xưa kia là nơi ông Nguyễn Trãi khóc biệt cha là cụ Nguyễn Phi Khanh, bị quân giặc bắt làm tù viễn xứ sang tầu. Tại cửa Nam Quan, ông Nguyễn Trãi đã khóc bái biệt cha rồi quay về tòng quân quyết tâm phục quốc. Ông đã thắng và viết lên văn bản Bình Ngô Đại Cáo.

 

Nhiều thế kỷ sau, người đọc sử cảm động về sự thống khổ của Nguyễn Trãi khóc biệt cha đi tù viễn xứ nên đã viết thành nhiều thơ văn, kịch bản. Dưới đây là mấy câu thơ viết tả về lời Nguyễn Trãi lạy cha ở Ái Nam Quan. Lời thơ này viết từ đầu thế kỷ trước. Không rõ ai là tác giả.

 

“Chốn ải Bắc lạnh lùng gió thổi

Kính lạy cha, con cúi giã từ

Cha đi gìn giữ thân già

Con về trả nợ nhà cho xong

Rồi đây sẽ cột đồn bia đá

Rạng nước nhà, rạng cả tổ tông

Quân thù xin quyết chẳng dung

Cha nơi khách địa, ắt lòng cũng vui”

 

Và cũng tại nơi đó, Thoát Hoan, là tướng giặt quân Mông Cổ đã bị Phạm Ngũ Lão đánh đuổi phải giả trang bôi mặt, cạo râu chạy trốn về nước qua cửa ải Nam Quan.

Quân Mông Cổ xưa kia là đoàn quân hung hãn chiếm cứ nhiều nước nhưng khi đến nước ta thì bị thảm bại.

 

Tóm lược chiến tích Lạng Sơn

Tại Lạng Sơn, từ xưa đến nay đã có nhiều trận chiến do quân đội Việt Nam đánh đuổi quân ngoại xâm Trung Hoa. Cận đại, nhiều đảng phái quốc gia như Quốc Dân Đảng, Phục Quốc Quân, do ông Trần Trung Lập lãnh đạo và một đoàn quân do thổ dân, ông Nông Quốc Long, huy động chống Pháp, chống Việt Minh… rồi quân Pháp ngự trị Nhật Bản chiếm cứ, quân đồng minh dội bom…

Trong thời Pháp thuộc, các nhà ái quốc chống Pháp, tỉnh Lạng Sơn là nơi lánh nạn từ nước nhà sang nước ngoài như Nguyễn Hải Thần, Vũ Kim Thành, Vũ Hồng Khanh, Hoàng Nam Hùng v…v… Lúc Pháp that bại, các đảng phải trở về nước phần đông cũng về lối Lạng Sơn. Và cho đến khi nhận thấy phe đảng Cộng Sản quốc tế đã lừa bịp dân, nắm chính quyền tàn sát những nhà ái quốc quốc gia nên họ lại buộc lòng lánh nạn sang ngoại quốc cũng từ Lạng Sơn.

Bài viết này căn cứ theo ghi chép trong sử sách từ gần nửa thế kỷ trước. Hiện nay không rõ những thắng cảnh có được tu tạo lại không. Riêng cửa ải Nam Quan nghe nói nay đã được đổi thành cửa ải Hữu Nghị.

Trùng Quang sưu tầm