Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

LÀNG NAM PHỔ

 

HOÀNG ĐÌNH TUÂN

 

Từ Huế chạy dọc theo đường Thuận An giáp ranh thôn Tây Thượng thuộc Dương Nổ, làng Nam Phổ ngày xưa gồm 5 giáp. Có con sông nhỏ nối liền Hương Giang xuyên An Nhơn, Phổ Trì đổ về sông cái Lợi Nông. Sông này xuôi về Dương Nổ, Lưu Khánh, Diêm Trường để

nhập vào phá Tam Giang. Về tả ngạn là giáp Tây, cách ngăn làng Phú Khê bởi cồn mồ lớn giữa hai làng. Các giáp Nam, Thượng, Trung, Đông ở về phía bên hữu ngạn. Cuối giáp Đong là địa phận làng Phú Khê . Ở vị trí trung tâm, hai bên giáp Thượng và Trung, ngôi đình chung tên gọi Đình Cả đã được lập lên, di tích thuở mới khai sáng ban đầu. Về sau giáp được nâng cấp thành làng nên mỗi giáp đều có đình riêng nhưng vẫn duy trì Đình Cả. Xuân Thu nhị kỳ, hội đồng hào mục các làng tề tựu tế Thần Hoàng cùng ngài khai canh. Riêng mỗi làng mỗi lần tế tự đều có lệ rước linh vị Thần Hoàng ở đại đình về đình mình tế chung với ngài Thành Hoàng sở tại. Lễ nghinh thần rất long trọng. Hội đồng hào mục, lý hương và tráng đinh trong làng từ sáng tinh mơ đã chuẩn bị nghi trượng loan giá lỗ bộ (1), mang từ đình mình ra tới Đình Cả. Sau khi vị Tiên chỉ cáo yết rước linh vị Thần Hoàng xong, đoàn nghinh thần bắt đầu trực chỉ. Đoàn đi hai hàng với cờ quạt tàn tán, kèn sáo, trống chiêng, bát bửu gồm gươm, trượng, tỉnh túc, hồi tị, tay văn, tay võ, dùi đồng, phủ việt (2). Theo sau là long đình rước linh vị có lọng che do bốn tráng đinh với nón dấu, áo nẹp cạp diều kiểu lính thú đời xưa khiêng đi theo điệu nhã nhạc rước thần uy nghi.

Làng Nam Phổ nguyên gốc từ xã Đơn Phổ, còn có âm là Phố, thuộc huyện Trực Lộc, phủ Đức Hóa, tỉnh Nghệ An. Đơn Phổ về sau cải đổi thành Nam Phổ với 5 giáp và lập Nam Phổ hạ tại Truồi. Theo Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim, năm Mậu Ngọ (1558) chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ đất Thuận Hóa đem theo quân binh có vợ con cùng vào theo lập nghiệp. Bởi không tài liệu tham khảo, chỉ mạo muội xin dựa vào gia phả họ Hoàng biên lục hầu xác định nguồn gốc và phỏng định thời gian. Vì họ Hoàng là một trong bảy họ đến định cư đầu tiên mà ngài họ Trần là vị khai canh. Tổ tiên họ Hoàng vốn làm quan theo chúa Nguyễn trong khuôn khổ phong trào Nam tiến xây dựng Đàng trong, không có ghi niên đại. Dựa vào Đại Nam Thực Lục Tiền Biên, năm 1614 Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên thiết lập một cơ quan coi việc thu bạc, thóc lúa và phân phát lương thực cho quân binh gọi là Tướng Thần Lại Tư (Ty). Mà đời thứ ba có ngài giữ chức vụ Tướng Thần được ban tước Đạt Tài Tử. Mãi đến đời thứ năm, họ Hoàng mới thực sự đem con cháu và gia đình vào định cư vĩnh viễn, cùng lúc với các họ khác. Cũng theo Trần Trọng Kim, trận Nam Bắc phân tranh lần thứ năm xảy ra vào tháng 4 năm Ất vị (1655). Quạn của Chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần vượt sông Linh Giang ra đánh quân trịnh ở phương Bắc. Lần này cả 7 huyện phía Nam sông Lam Giang (tức sông Cả bây giờ) thuộc tỉnh Nghệ An, đều lọt vào tay quân của Chúa Nguyễn. Chiến tranh kéo dài đến tháng 9 năm Canh Tý (1660). Vì sự bất đồng giữa hai tướng Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn Hữu Tiến, và phần lớn quân binh muốn rút nên quân Nguyễn lui về cát cứ phía Nam sông Linh Giang như cũ. Trong bảy lần đánh nhau, đây là lần duy nhất quân Nguyễn ra đánh họ Trịnh và đã chiếm được 7 huyện trong suốt 5 năm dài. Do vậy, dân chúng được dịp theo chân ồ ạt vào Đàng Trong. Giả dụ tổ tiên họ Hoàng đảm nhiệm chức vụ Tướng Thần trong khoảng thời gian cơ quan này vừa được thành lập, lấy mốc niên đại 1614, nếu mỗi thế hệ cách nhau 23 năm, thì có thể nói họ hoàng vào Nam trong phong trào Nam tiến của chúa Nguyễn vào năm 1558 (1614 - 23x2=1558), thực sự định cư khoảng năm 1660 (1614+23x2:1660). Dễ chừng làng Nam Phổ cũng được hình thành trong khoảng thời gian sau năm 1660 chăng?

Về sinh kế, dân làng Nam Phổ chuyên làm ruộng lập vườn. Đồng ruộng bao quanh. Nối liền đồng Dương Nổ, Đông giáp cánh đồng Triều Thủy thuộc làng An Truyền, Nam giáp cánh đồng hai làng Dạ Lê, Dưỡng Mong. Ruộng giáp Tây nối liền với đồng An Nhơn, Phổ Trì. Mỗi năm canh tác hai vụ: mùa tháng 3 và mùa tháng 8. Có thẩm nhập vào sinh hoạt đồng quê mới cảm nhận được niềm vui lao động của dân mình. Trên đồng cạn dưới đồng sâu, chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa. Đời sống tuy khó khăn vất vả nhưng rộn rã tiếng cười. Đó đây giọng mái nhì ngọt lịm của mấy o thợ cấy đối đáp ân tình. Bên bờ hói, đều đều nhịp xe đạp đưa nước lên ruộng, ngân vang giọng hò ô của trai làng theo gió bay xa, tâm tình gửi tận may từng mây, khiến xao xuyến lũ chim đồng bướm dại mà hoa đồng cỏ nội cũng mãi ngập ngừng nỗi nhớ niềm yêu. Ruộng đồng cho dân thóc gạo. Vườn tược xanh

mướt màu ngọc, những chuối cùng cau. Bốn mùa hương cau ướp đời quê bình dị. Cau Nam Phổ có tiếng ngon hơn các địa phương khác nên đã được mến chuộng đi vào ca dao. Mua cau Nam Phổ, mua trầu chợ Dinh. Vào vườn hái quả cau xanh, bổ ra làm sáu mời anh xơi trầu. Miếng trầu vốn là đầu câu chuyện, là nhịp cầu cảm thông, là chuyện nhớ thương của tình yêu đôi lứa khi đã ăn trầu người, là niềm cảm hứng lâu đời của ca dao. Cùng vôi nồng và lá trầu tươi, cau Nam Phổ hãnh diện góp mặt trong kho tàng văn học dân gian muôn đời tình nghĩa.

Đầu làng có 2 ngôi chợ để dân chúng đổi chác hoa lợi bán mua. Ngoài các quán ăn, chợ Mai đông vào buổi sáng, bán ít hàng rau quả cá tôm, cung ứng cho dân quanh vùng. Các nơi xa như giáp Đông, Trung, Thượng, họ đi chợ Nọ thuộc làng Dương Nổ gần hơn. Ngôi chợ chính là chợ Phổ, đông vào buổi chiều, bán đủ thứ thực phẩm và các mặt hàng cần thiết cho cuộc sống. Ngoài ra, dân còn có thể đón mua cá biển còn tươi vào buổi sáng do bạn hàng gánh chạy dọc đường từ cửa Thuận An lên bán các chợ trên phố. Thuở đó phương tiện vận chuyển còn hiếm, thỉnh thoảng vài chiếc xe kéo bằng tay, chưa có xe đò. Buổi chiều các bà vợ ông câu nách rổ cá sông đi bán dạo. Cá hanh, cá hồng, cá bống, cá ong căn, ong bầu... có khi còn sống, nấu ăn đã ngon lại hiền. Thuở trước, vào ba ngày Tết chợ Mai họp chợ có tên gọi Chợ Tết Gia Lạc đông vui. Vì các chợ khác không họp nên nơi đây náo nhiệt như một hội chợ nhỏ. Có gian hàng bán tranh Tết dân gian, ông đồ viết câu đối đỏ. Gánh bán đồ chơi thu hút trẻ con với con gà đất, tu huýt, chong chóng, lùng tung, lộn nhào... Cũng có đôi vòng cổ vịt, phóng tên. Đen đỏ có các sòng nht lục, bầu cua cá cọp, bài vụ, tài xỉu, bài thai... Náo nức hơn cả có bài chòi, bài ghế. Dựa nội dung bài viết về xã hội Việt Nam ngày trước do cựu hoàng Bảo Đại đăng trong Tiếng Sông Hương 1992, và do hồi ức nhớ lại từ buổi thiếu thời, có thể nói rằng làng Nam Phổ là một địa phương nằm trong hệ thống làng xã ngày xưa, hưởng qui chế tự trị và có ngân sách riêng. Hội đồng hào mục gồm cả ban lý hương do dân bầu, lo thu thuế đinh, điền và thổ trạch nộp cho nhà nước. Họ điều hành công việc dưới sự tăng cường góp ý của quan viên hương đẳng gồm các vị khoa bảng, quan lại về hưu hay người có uy tín trong làng. Trong số này vị cao tuổi có khoa bảng hay đạo hạnh nhất được bầu làm Tiên chỉ. Vị Tiên chỉ chủ tọa hội đồng hào mục, đảm trách lễ nghi hội hè đình đám, giữ vai trò quan tòa hòa giải. Bởi có ngân sách riêng nên họ lập ra hương ước dựa theo đó điều hành. Ngân sách phát sinh do đấu giá công điền.

Hằng năm dân lãnh ruộng canh tác, đấu giá công khai như cách đấu thầu ngày nay. Ban lý hương có Lý Trưởng lo điều hành tổng quát, chịu trách nhiệm trước dân, chính quyền huyện phủ và nhà Vua. Hương Bộ lo về hộ tịch. Hương Kiểm chuyên vấn đề trị an. Ngoài ra còn có người phụ trách công việc tạp dịch chung gọi là Xâu. Họ lo mời quan viên, phục dịch nước non cho các kỳ lễ họp, nhang khói đình từ và đảm trách luôn cả việc thông tin liên lạc. Thời hạn xâu dịch là hai hoặc ba năm, có thể được tái tục nếu tự nguyện. Dân đinh ít học của mỗi tộc phải luân phiên gánh vác. Có chi thu nên đến cuối năm làng tổ chức tổng kết chấm mễ hành, có đầy đủ hội đồng hào mục và quan viên hương đẳng tham dự. Tiền thặng dư được quân phân quân cấp cho dân đinh trong làng gọi là khẩu phân. Việc làm này căn cứ trên danh sách do các Tộc Trưởng và Hương Bộ xác lập. Dân đến 18 tuổi được kê vào danh sách trục đinh. Có quyền lợi nên dân có bổn phận và nghĩa vụ phải

làm. Tráng đinh luân phiên theo Hương Kiểm tuần tra, trông nom đồng ruộng hoa màu, chống gian phi đạo tặc. Có khi tham gia công tác vét sông đào hói trong mùa nắng hạn để thể theo nhu cầu để có nước đầy đủ cho việc làm mùa.

Nam Phổ ngày xưa thuộc tổng Dương Nổ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên. Tuy có quy chế tự trị nhưng dẫn tùng phục luật lệ chung của nhà nước, đứng đầu là nhà Vua. Thời gian trôi. Theo biến thiên của thời cuộc, cả năm làng được sát nhập thành xã Phú Nghĩa vào năm 1945. Đến thời Việt Nam Cộng Hòa lại đổi thành xã Phú Thượng được mở rộng bởi sát nhập thêm các thôn Tây Thượng thuộc làng Dương Nổ và hai làng An Nhơn, Phổ Trì. Năm Nhâm Tuất 1982, xã lại được thống thuộc vào hệ thống chính quyền của thành phố Huế, thay vì tỉnh Thừa Thiên như trước. Nói chung, Nam Phổ ngày xưa theo chế độ làng xã, đơn vị của nền hành chánh hạ tầng. Công việc vừa nhiêu khê vừa dân chủ. Không có một viên chức nào có thể đơn phương hành động, kể cả Lý Trưởng. Thật rõ ràng minh bạch. Chẳng ai có đặc quyền gì và đời sống thực sự tự do. Toàn dân chung lo việc làng xóm trong tinh thần trật tự tôn ti, thắm thiết nghĩa tình. Đặc biệt lương y trong làng chữa bệnh theo lời mời của gia đình bệnh nhân mà không lấy tiền công. Bởi họ được các tiệm thuốc bắc chia hoa hồng căn cứ theo toa và được đền ơn bằng hiện vật hoặc tiền bạc của gia đình sau khi lành bệnh với tính cách tự nguyện mà không đòi hỏi. Hội đồng hào mục chẳng những lo toan về mặt điều khiển và trị an, mà còn chăm nom về tác phong đạo hạnh của con dân trong làng. Họ sống cuộc đời gương mẫu, dễ cảm hóa lòng người. Bởi vậy, dân Nam Phổ sống thuần thành, trọng hiền hiếu thảo, đượm tình thương yêu tròn vẹn. Ngày xưa làng có khoa bảng xuất thân, làm quan cho các triều chúa Nguyễn. Ngài Võ ở giáp Đông được Vua vời làm Cung Trung Giáo Tập được phong tước Giãng Dụ Nội Điện Đảng Thành Hầu. Còn nhiều vị khác nhưng rất tiếc không nêu lên được vì không có tài liệu. Dưới thời Việt Nam Cộng Hòa cũng có khá nhiều người thành danh. Ngày nay, một số con em trong nước cũng như ở nước ngoài thành đạt. Ở hải ngoại, nhờ được tiếp thu kỹ thuật cùng nền văn minh xứ người nên có thể góp tay kiến tạo quê hương khi có môi trường thuận lợi. Trải bao thăng trầm lịch sử, dòng đời tuy có đổi thay mà tình người vẫn đậm đà thắm thiết. Dù sinh sống ở quê nhà hay tha phương cầu thực nơi chân trời góc bể,

con dân Nam Phổ vẫn luôn luôn hướng về nhau, cùng chia xẻ buồn vui trước cuộc đời. Nhất là quan tâm duy trì nếp sống văn hóa truyền thống, chung sức tu tạo các  di sản của tiền nhân để lại. Điển hình ban đại diện ngũ  thôn hiện đang kêu gọi đồng hương Nam Phổ trong cũng như ngoài nước tiếp tay đại trùng tu ngôi đình chung. Vốn đặc tính hiếu hòa cầu tiến trải dài qua bao thế hệ, chúng tôi có thể tin rằng làng nam phổ sẽ muôn đời phồn thịnh và tươi đẹp mãi với non sông đất nước trong vòng thắm thiết nghĩa tình.

 

(Thu Tân Tỵ 2001)

 

* Ghi chú:

(1)+(2) Theo Việt Nam Phong Tục của Phan Kế Bính mô tả về đồ phụng thờ trong đình làng.