Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

LÀNG ĐÀO KHÊ

 

CHU VĂN HIỀN

 

Làng Đào Khê.Quê hương yêu dấu ấy đã mấy ngàn năm rồi, vẫn soi bóng trên dòng sông Đáy, và sẽ mãi mãi sống trong lòng người Đào Khê.Nếu như cố đô Huế hay thành Thăng Long là nơi ghi dấu những lớp sóng phế hưng tiếp nối cái triều đại vua chúa, thì làng Đào Khê, cũng như ngàn vạn ngôi làng khác của quê hương Việt Nam yêu dấu, là nơi tiếp nối những thế hệ con cháu thuộc dòng giống Việt với những sinh hoạt, phong tục, tập quán; với những niềm vui, nỗi buồn và những thăng trầm biến đổi nhỏ to của đời sống, phần lớn là trong tăm tối mà sự thiếu thốn về chữ nghĩa văn học, vì nghèo đói triền miên là hai yếu tố hàng đầu.

Người viết là một kẻ hậu sinh của làng Đào Khê, đã sinh ra và lớn lên nơi miền sông ngòi quê mùa ấy. Suốt từ ấu thơ, chúng tôi đã lớn lên, đã nô đùa chơi giỡn, đã câu cá đánh dậm, đã mò cua bắt ốc, thả lờ trên những ao, ngòi, và ruộng đồng trong khoảng cuối thập niên 40, đầu 50. Hình ảnh miền quê hiền hòa với hai dòng sông - sông cái, sông con - nước chảy lững lờ qua cánh đồng ngập nắng sớm đã in đậm vào tâm tư non dại của tuổi ấu thơ.

Lòng yêu mến quê hương thì thiêng liêng, sâu kín và êm đềm, được ví như những con đường quê với những lối mòn mát mẻ trải dài dưới những tàng cây cao đầy bóng mát, hay bát nước chè xanh, hay những ngụm nước mưa, những buổi tắm ao cạnh nhà thờ trong mùa nắng hạ, trời nắng như thiêu như đốt.

Họ Đào Khê, xứ Lý Nghĩa, hạt Liễu Đề, địa phận Bùi Chu. Đấy là thứ tự theo Công Giáo. Nhưng nếu gọi theo danh xưng hành chánh từ thời Pháp thuộc cho tới 1945 thì quê xưa được gọi là: thôn Đào Khê Hạ, xã Đào Khê, quận Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.

Tỉnh Nam Định, cùng với Hưng Yên, Thái Bình, Ninh Bình là vùng đồng bằng, hay vùng châu thổ của sông Hồng và sông Thái Bình, tiếp giáp với biển Nam Hải. Đào Khê ở về phía tây nam, cách Nam Định 18 cây số. Họ Đào Khê có ba xóm: xóm Trên, xóm Giữa và xóm Dưới. Họ Đào Khê thuộc xứ Lý Nghĩa, mà xứ Lý Nghĩa thì có họ Nhà Xứ, họ Hà Dương, họ Đào Khê Thượng/Hạ, họ Đắc Thắng; và hai nhà giáo: nhà giáo Đào Lạng và nhà giáo Đắc Thắng Thượng.

Họ Đào Khê hay thôn Đào Khê, nằm về phía Bắc sông Đáy, phía Tây là Bến Đò Xanh, phía Đông Nam là khúc sông Tam Tòa, từ đây đi Lạc Đạo và bến đò Mười. Sông Đáy là chi lưu của sông Thái Bình, nước luôn luôn chảy xuôi đem phù sa tới tưới gội cho các thửa ruộng miền này.

Từ Đào Khê đi Nam Định, phương tiện phổ thông là đi bằng đò dọc hay ca-nô ngược dòng sông Đáy, hoặc đi bộ theo liên tỉnh lộ 56 qua Đắc Thắng Thượng, rồi Hải Lạng, Báo Đáp... cho tới bến Đò Quan.

Từ Đào Khê đi Phát Diệm, Ninh Bình, hoặc vào Thanh Hóa và miền Trung Việt Nam thì đi qua đò ngang ở bến Đò Xanh, đường bộ dẫn vào Phúc Nhạc, rồi Điền Hộ, Ninh Bình. Hoặc có thể đi ngược lên phủ Nghĩa Hưng, tới gần núi Gôi, huyện Vụ Bản, gặp quốc lộ Một để vào miền Trung. Nhưng nếu dùng thủy lộ thì xuôi theo dòng sông Đáy, qua Quần Liêu, Đò Mười, ra cửa Kim Đài rồi đi theo đường biển.

Cách 9 cây số về phía Đông Nam, làng Đào Khê có sông Ninh Cơ, nước chảy hai dòng. Khi thủy triều lên cao, nước mặn từ biển chảy vào. Khi có mưa lũ, nước nguồn chảy ra biển. Hai dòng sông Ninh Cơ và sông Đáy, chỗ uốn khúc gần nhau nhất là làng Quần Liêu, 7 cây số phía Nam làng Đào Khê. Hai bên bờ sông Ninh Cơ cũng như sông Đáy là những con đê, cũng gọi là đường cái, liên tỉnh lộ 55 và 56. Đê được đắp khá cao, vừa để ngăn nước khỏi tràn vào ruộng lúa, vừa là trục lộ giao thông. Mặt đường cái hay những liên tỉnh lộ này ở nhiều chỗ được trải đá dăm, loại đá to bằng nắm tay hoặc nhỏ hơn.

Đường lởm chởm vì đá trải lộn xộn, không đều; thế mà những bàn chân người bằng da bằng thịt, không giày không dép, qua lại theo năm tháng đã làm nhiều cục đá bị mòn nhẵn hẳn đi. Thời Pháp thuộc, cứ mỗi lần xe kéo, xe ngựa, xe đạp hoặc ô-tô chạy qua là mỗi lần những tiếng kêu lọc cọc lạch cạch vang lên ầm ĩ, những người làm ruộng ở xa mặt lộ cả nửa cây số vẫn còn nghe tiếng.

Hằn sâu trong tâm khảm tôi là hình ảnh nghèo khó lầm than của người phu kéo xe trên con đường gồ ghề ấy. Chiếc xe nghiêng ngả vì đường gập ghềnh, lởm chởm. Người phu kéo, đầu đội chiếc nón lá rách tả tơi, chân đi đất, gò lưng dưới trời nắng hạ như thiêu đốt, kéo chiếc xe chở một người ngồi phía sau... Thế mà người phu ấy chỉ kiếm được mấy hào, nhiều ngày không đủ mua gạo cho bầy con ăn bữa tối. Cho đến hôm nay, sau hơn 50 năm ròng rã, tôi vẫn như còn trông thấy những giọt mồ hôi nhễ nhại nơi trán người phu xe chảy xuống!

So với mấy chục làng xã của huyện Nghĩa Hưng thì làng Đào Khê rất may mắn vì có chợ và phố chợ, nên việc buôn bán rất sầm uất.

Dòng sông Đáy, cũng gọi là sông cái, thì nằm ở phía Nam, cách làng một cánh đồng nhỏ. Nhưng phía Bắc làng lại có một sông đào, gọi là sông con, chảy vào sát chợ, nên việc buôn bán và giao thông bằng ghe thuyền rất thuận tiện. Ngoài một số rất ít người buôn bán ở chợ, đa số dân làng Đào Khê, cũng như 95% người Việt sinh sống tại vùng trung châu Bắc Việt, sống bằng nghề nông, cày cấy mỗi năm hai vụ: vụ chiêm gặt vào tháng 5 và vụ mùa gặt vào tháng 10.

Trong khi nước Mỹ chỉ có hơn 2% dân sống bằng nghề nông mà vẫn đủ cung cấp thực phẩm cho hơn 70% dân số thế giới, gần 5 tỉ người; lúa gạo sản xuất ra ăn không hết, xuất cảng không hết, thì tại Việt Nam, tiền nhân ta từ đời nọ sang đời kia, chân lấm tay bùn, quanh năm suốt tháng vẫn không đủ gạo ăn. Ngay cả cho tới bây giờ, đầu thập niên 1990, người Đào Khê vẫn đói nghèo như xưa, vẫn tiếp tục “tát nước với giọt mồ hôi”, vẫn “có người bừa thay trâu cày”!

Đằng sau những lũy tre xanh ấy, trừ một số ít có tư điền, vài ba mẫu (mỗi mẫu: 3600 mét vuông), phần lớn đều trông vào ruộng làng cấp cho, gọi là công điền. Nhà nào có con trai tuổi từ 18 trở lên, thì bắt đầu được “ăn ruộng”, nghĩa là được làng cấp ruộng cho để cày cấy. Mỗi nhân đinh hay xuất đinh được cấp 1 sào 2, thời kỳ 1950, sau khi gặt hái phải nộp thuế cho làng. Làng xã thu thuế cho nhà nước, sau này gọi là chính phủ.

Tùy từng thời kỳ và tùy theo mỗi năm, một số gia đình làm thêm các nghề khác như nấu rượu, dệt chiếu, nuôi tằm kén tơ, nuôi lợn...

Nếu so sánh mức sống trong làng thì nói chung, dân xóm trên có nhiều nhà khá giả hơn. Khá giả ở đây được hiểu là có nhà xây, sân lát gạch, lối vào có những tảng đá lớn, có vườn rau, ao cá, có tường xây hay tường đất chung quanh nhà. Tiêu chuẩn phổ thông thời bấy giờ để chỉ nhà giàu là: “có nhà ngói cây mít”, “có ao thả cá mè”.

Mối bận tâm hàng đầu của dân làng Đào Khê cũng như của nông dân Bắc Việt từ nhiều ngàn năm trước, là hạt gạo, là nồi cơm, là mùa màng, là ruộng đồng, là thời tiết. Những năm mưa thuận gió hòa thì mọi nhà đều có đủ thóc lúa cơm gạo. Nhưng chẳng may năm nào trời ra oai, bão táp lụt lội thì cảnh đói khổ sẽ lại rình rập nhiều gia đình. Và cảnh nồi cơm độn khoai ghế sắn là chuyện xảy ra thường xuyên đối với dân làng Đào Khê.

Đã lâu lắm, tôi không còn nghe những danh từ đặc biệt gợi nhớ những hình ảnh, kỷ niệm nơi vùng quê hương xa xôi ấy nữa. Những nước vối, nước cáy, úp nơm, câu cua rạm, thả lờ, tát ao, đánh dậm, vớt rươi, áo tơi, đánh đụng với hàng giáp... Cả những cảm giác khi nằm ổ rơm vào mùa đông, hưởng thú “đi đồng” ngoài ruộng, tắm ao vào trưa hè nóng nực... Tất cả những nghèo nàn, chậm tiến, thiếu văn minh ấy nay đã trở thành những hình ảnh thân yêu của một thời dĩ vãng.

Phải sống bên hạ lưu sông Đáy, người ta mới hiểu nổi nỗi lo sợ kinh hãi triền miên của người dân làng Đào Khê khi nước lụt, đê vỡ. Phải sống bên dòng sông đỏ ngầu phù sa ấy mới hiểu tại sao tiếng trống ngũ liên là một đe dọa, ám ảnh. Tiếng trống vang lên từng chặp, từng hồi, dồn dập báo tin mực nước dâng, mỗi năm một lần, khi mùa mưa tới. Phải sống nơi quê thôn Đào Khê ấy những buổi chiều mưa gió vật vã ngoài hiên, thổi rít qua hàng luồng đầu nhà, phát ra những tiếng hú trầm bổng và tê tái, mới hiểu được những tù túng, bất lực và xót xa của tiền nhân.

Giã từ tất cả, tháng 8 năm 1954, một số người con của Đào Khê đã phải cất bước lên đường, bỏ lại vùng quê nghèo khốn khổ với biết bao bịn rịn tiếc thương. Xấp xỉ bốn mươi năm rồi, nhiều lần qua những phút giây, lắng tâm hồn hướng về Đào Khê, nghĩ về Đào Khê, nhớ và thương.