Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

KỶ NIỆM VỚI HUẾ

 

TrẦN Sĩ Lâm

 

 

Cảnh trí của Huế lúc nào cũng vô cùng quyến rũ. Thiên nhiên của Huế là vẻ đẹp của sông Hương và núi Ngự. Huế, cái tên dễ thương từ mô mà có? Huế đã sinh ra và lớn lên từ hai bờ sông hương. Hồi xưa sông có tên là Lô Dung và Tiêu Kim Thủy, bắt nguồn từ dãy Trường Sơn. Đó là hai nguồn tả trạch và hữu trạch. Cả hai nguồn vượt mấy chục ngọn thác hiểm trở để gặp nhau ở ngả ba Tuần, làng Bằng Lãng, rồi từ đấy nhẹ nhàng trôi xuôi về phá Tam Giang như sông Bồ và sông Ô Lâu đổ ra biển Thuận An:

 

Đường vô xứ Huế quanh quanh,

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ

Thương em anh cũng muôn vô,

Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang

 

Từ ngã ba Tuần, sông Hương chảy qua làng Bằng Lãng qua đồi Vọng Cảnh bên phải, núi Ngọc Trản (Điện Hòn Chén) bên trái. Ở đây nước sông sâu xanh thẳm. Từ trên đồi Vọng Cảnh nhìn qua phía bên kia Điện Hòn Chén, sông Hương ôm chân những dãy đồi thoai thoải, tô đậm nét non xanh thủy tú. Đồi nhấp nhô như con rồng lượn sóng có cỏ non đan lối, có suối reo lạnh lùng. Sông Hương vòng qua bãi Lương Quán chảy qua làng Nguyệt Biểu xuống đến đồi Long Thọ. Phía bên kia là đền Văn Thánh và đồi Hà Khê có chùa thiên Mụ. Trước mặt chùa là con đường vòng quanh ngang qua cổng Tam Quan đồ sộ. Bến sông trước chùa có nhiều bậc cấp bằng dá lớn rêu phong và cây phượng hoa nở đỏ thắm về mùa hè. Trong chùa có Đại Hồng Chung ngân tiếng đêm đêm như là một biểu tượng của Huế:

 

Gió đưa cành trúc la đà,

Tiếng chuông Thiên Mụ canh gà Thọ Xương

 

 

Trải qua gần năm trăm năm kể từ ngày xây dựng, chùa Thiên Mụ đã thăng trầm vời vận nước cũng như mấy lần bị thiên tai tàn phá rồi được trùng tu lại. Chùa nằm trên đồi Hà Khê nhìn xuống dòng sông Hương về phía Nam, cảnh trí vô cùng ngoạn mục. Thật là một kiến trúc Phật Giáo lâu đời và quí giá của lịch sử Việt Nam. Huyền thoại làng nhân gian kể rằng ngày xưa dân chúng trong làng Hà Khê thường thấy một bà già áo đỏ xuất hiện trên đồi và Khê nên đặt tên là Linh Mụ Sơn và lập một ngôi chùa nhỏ để thờ. Đấy là khởi đầu của chùa Linh Mụ sau nầy.

Từ chùa Thiên Mụ (Linh Mụ) sông Hương mở rộng để ôm bọc lấy cồn Dã Viên giữa hai làng Kim Long và Thủy Xuân (Cầu Lòn) rồi chảy ngang qua kinh thành cổ kính soi bóng kỳ đài đối diện hai trường Quốc Học và Đồng Khánh. Đến cồn Hến, sông Hương rẽ thành hai nhánh, một nhánh ngang qua thôn Vĩ Dạ và một nhánh qua làng Phù Cát (Gia Hội).

Trước khi gặp con sông đào Gia Hội ở cuối làng Kẻ Trài và bãi biền làng Tả Duệ, sông Giương uốn một khúc quanh tuyệt vời qua làng Nam Phổ có ngôi đình cổ kính và cây đa cổ thụ soi bóng nước. Chỗ gặp gỡ của sông đào Gia Hội và sông Hương gọi là “ngã ba Sình” có làng Thành Trung (Bao Vinh) là thương cảng ngày xưa của thành Phú Xuân thời các Chúa Nguyễn mấy thế kỷ trước.

Khi ngang qua thành phố Huế, sông Hương tỏa ra nhiều nhánh nhỏ như nhánh Hói Chợ Mai, Hói Vạn Xuân, sông An Cựu, sông Thiền Lộc, sông Phổ Lợi. Nước sông Hương lúc nào cũng trong xanh, chảy lờ đờ gợn sóng lăn tăn. Từ trên nguồn, sông vượt qua rừng mai vàng, có cỏ Thạch Xương Bồ, có hoa thơm cỏ lạ mọc ven suối, có những rừng thông ngát phấn thông vàng, về đến hoàng thành có phượng vĩ, hoa đại, hoa lý, hoa sen, hoa ngọc lan từ các lăng tẩm, miếu, chùa, hồ ao, qua các làng Kim Long, Nguyệt Biếu, An Cựu, Vĩ Dạ, Gia Hội, Nam Phổ, làm cho nước sông thơm. Do đó mới có tên là sông Thơm. Tục truyền rằng khi Vua Quang Trung đăng quang, vì kiên tên tục của Vua nên sông Thơm được gọi thành sông Hương (?).

Qua khỏi thành phố Huế, sông xuôi về biển giữa hàng tre xanh làng quê và giữa rừng thông xanh ngát của hai thôn Thái Dương và An Dương ở cửa Thuận An. Sông Hương như mạch máu chính của Huế nên đã có nhiều cầu nối liền hai bờ mà danh tiếng nhất là cầu Tràng Tiền vì dáng thanh cảnh:

 

Cầu Tràng Tiền sáu vài mười hai nhịp,

Em đi không kịp tội lắm anh ơi

 

Ngoài ra còn những cầu khác như cầu Dã Viên (Bạch Hỗ), cầu Phú Xuân, cầu Vĩ Dạ qua cồn Hến, cầu Gia Hội, cầu Đông Ba. Những cầu Ga, cầu Bến Ngự, Lò Rèn, Phú Cam, An Cựu, bắt ngang qua sông An Cựu chảy về phá (đầm) Mỹ Lợi. Cầu Thuận An bắt qua phá Thuận An để đi ra bãi biển, cầu Bãi Dâu nối liền Kẻ Trài với Bao Vinh.

Đặc biệt Đập Đá nối liền Huế với Vĩ Dạ chân nước mặn về mùa nắng từ dưới biển dâng lên khỏi chảy vào làng Thọ Lộc theo hói Lợi Nông về Cầu Ngói Thanh Toàn và đầm Hà Trung, Mỹ Lợi:

 

Ai về Cầu Ngói Thanh Toàn

Cho em về với một đoàn cho vui

 

Tuy sông Hương có nhiều cầu nhưng vì sông chảy qua lòng thành phố nên người Huế vẫn còn dùng đò ngang qua lại nhiều nối. Như ở nguồn hữu trạch khoảng ngang lăng vua Gia Long có bến đò đưa du khách đường bộ qua thăm mộ vua. Ở ngã ba Tuần làng Bằng Lãng có “đò Ba Bến” đưa khách thăm lăng vua Minh Mạng. Khách đợi đò bên quán bánh bèo, dưới mái tranh lộng gió của phiên chợ Tuần bán các nông phẩm như mít, ổi, thanh trà, chè tươi, v.v...

Bến Cây Đa (hay bến Phủ) của làng Lương Quán có đò qua lại với Văn Thánh. Xuống dưới cồn Dã Viên có bến đò Trường Súng. Giữa lòng Hue, bến dò Thừa Phủ nối liền tòa hành chánh tỉnh với Phú Văn Lâu mà sớm chiều đò ngang chật chuyến những tà áo dài tràng nữ sinh đồng Khánh từ Kim Long, Vạn Xuân, An Hòa, Thành Nội, Tây Lộc, Tây Linh. Từ chợ bông Ba có đò ba bến qua lại Đập Đá, cồn và chợ Đông Ba. Tại Gia Hội có bến đò Cồn đưa người qua cồn Hến. Những buổi sáng khi sương mù còn phủ mặt sông, ta bước xuống đò là như đi vào cõi hư vô vì bên kia sông là ánh mặt trời, bên kia cồn có ruộng bắp xanh, có lũy tre chập chùng che khuất ngôi chùa nhỏ. Phía dưới bến đò Cồn còn là bến đò chợ Dinh, có đò qua Nam Phổ.

Đường bờ sông Đông Ba phía gần cống Kẻ Trài trước đình làng có đò ngang qua sông để đi vào thành Mang Cá. Cuối vùng Gia Hội là làng Tả Duệ nơi doi đất bãi biền có con đường nhỏ Nguyễn Gia Thiều vắng vẻ, quê mùa chạy ngang làng Kẻ Trài và qua Bao Vinh bằng chuyến đò ngang Bãi Dâu. Sau Mậu Thân công binh Mỹ đã xây một cây cầu gỗ qua sông Đông Ba ở đoạn nầy nối liền với Bao Vinh.

Hai bên bờ sông Hương là những mạch đất tốt nên từ xưa các Chúa Nguyễn đã đặt kinh đô ở Phú Xuân, cũng như Vua Quang Trung và Vua Gia Long lấy Huế làm kinh đô. Đền đài lăng tẩm của các vua chúa và chùa chiền dâu tọa lạc hai bên bờ sông Hương.

Mỗi lần nghĩ đến Huế là mường tượng thấy dòng sông Hương có con đò dậu dưới bến lấp lánh ánh trăng vàng soi bóng nước... Ôi! Huế đẹp như một bài thơ, là men rượu say lòng thi nhân.

Giọng nói Huế cao thấp trầm bỗng như những tiếng chim quen hay tiếng ve sầu trong nắng chiều giữa sân trường Đồng Khánh và những tà áo trắng thấp thoáng trước cổng trường, đàng xa là dòng sông rộng dài... tất cả là cấu trúc hài hòa đầy âm thanh, ánh sáng và chất thơ của bức tranh kỷ niệm khó quên.

Dù thời gian có xóa mờ những nơi chốn thần tiên của người Huế nhưng làm sao quên dược con đường Hàng Đoát, Hàng Me, Đò Cồn, Vĩ Dạ, những tên thân thương như Tịnh Tâm, Tây Lộc, Gia Hội, Bến Ngự, Nam Giao, Ngự Bình... Làm sao quên được đồi Thiên An, đồi Vọng Cảnh, Lăng Tự Đức, Minh Mạng, Điện Hòn Chén, mà một lần nào đó đã ghi dấu kỷ niệm đầu đời trong một chiều Thu có gió núi lạnh, có lá vàng khô xào xạc dưới bước chân, và mùi phấn thông vàng hoang dã trên mi mắt người yêu. Những tháng ngày của hoa phượng đỏ nơi sân trường và tiếng ve sầu chia cách tình học trò của Huế vẫn con mãi trong lòng người Huế.

 

Cali, 1998