Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

KHOAI LANG TIÊN ĐỎA

 

LÊ CÁT BÌNH

 

Quê tôi, miền cát trắng bằng phẳng, bát ngát nằm bên bờ sông TRƯỜNG GIANG thuộc các xã duyên hải quận THĂNG BÌNH, tỉnh QUẢNG NAM. Từ Hội AN (tỉnh lỵ) muốn đến đó bằng đường sông: độ bốn, năm giờ chiều xuống nằm đò dọc một đêm. Sáng hôm sau cập bến chợ HƯNG Mỹ, nơi giáp ranh giữa hai thôn TIÊN ĐỎA của xã BÌNH SA và HƯNG MỸ của xã BÌNH TRIỀU. Muốn đi đường bộ, lên xe đò HỘI AN - TAM Kỳ. Qua khỏi ngã tư HÀ LAM, đến ngã ba NGỌC PHÔ, xuống xe. Từ đây, theo một hương lộ dẫn đến các xã miền biển. Đi bộ ba, bốn cây số gặp động cát cao, dài ngút ngàn không một bóng cây. Dưới chân động, bãi cát trắng xóa chạy sát đến bìa làng. Đó, quê tôi đó. Nơi nổi tiếng cung cấp phần lớn rau cải trong những tháng giáp Tết Âm Lịch cho hai thành phố: ĐÀ NẴNG và TAM Kỳ. Nơi nổi tiếng nhất về khoai lang cả sồ lượng lẫn chất lượng. Khoai lang mang địa danh nơi sản xuất: Khoai lang TIÊN ĐỎA.

Ở đây, dân làng làm 2 vụ khoai trong năm. Vụ mùa, trồng đại trà. Nhà nào cũng trồng khoai, xắt lát phơi khô để ăn quanh năm. Là thực phẩm chính nên mọi người chuẩn bị chu đáo, luôn bận rộn. Một hai giờ sáng, ánh lửa đã lập loè trong các bếp. Ngoài đường đã có tiếng cười, nói, gọi nhau ơi ới rủ nhau đi mua ngọn.

Ngọn khoai hay hom giống phải mua ở những vùng đất thịt, xa làng những 9 - 10 cây số. Ngọn màu tim tím, củ màu đỏ, nên dân vùng tôi gọi là khoai huyết. Vụ khoai này, trồng vào khoảng tháng giêng, tháng hai âm lịch và đào khoảng tháng 4 tháng 5.

Củ khoai không lớn lắm. Củ nhỏ, xắt lát tròn, củ lớn xắt tròn xong còn phải xắt dọc lại thành từng lát dài như ngón tay, dân ở đây gọi là khoai măng. Rải ngay trên cát qua 4, 5 nắng, khoai khô ran, bẻ nghe canh cách thì cho vào bồ đậy kín nắp. Cư dân hầu hết nghèo, làm lụng vất vả, ăn uống kham khổ nên ai cũng hiểu phải ăn khoai trộn cơm - chứ không phải ăn cơm độn khoai - mới đủ quanh năm. Khoai huyết trồng trên những đám thổ hoàn toàn đất cát, khoai lắm bột, ăn dễ hay bị nghẹn nên bữa ăn luôn có canh, nhất là canh bầu. Do vậy, câu ca:

 

"Khoai lang ăn với canh bầu

Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon"

 

Không biết đã có từ bao giờ và cũng chẳng biết đến bao giờ mới hết truyền khẩu cho nhau.

Vụ nhì, vụ khoai đất rạ hay còn gọi là khoai cân. Trồng loại khoai này khá công phu, chỉ để bán hoặc ăn tươi thôi. Khoai cân, không những nổi tiếng ngon trong quận, trong tỉnh mà còn vang danh đến các tỉnh kế cận như Quảng Ngãi, Thừa Thiên nữa. Khoai cân rất ít củ. Mỗi dây khoai nhiều nhất cũng 4, 5 củ thôi nhưng khá lớn. Cỡ lớn bằng ông bình vôi, nhỏ bằng nắm tay. Củ khoai trắng, vỏ láng, tròn trịa, không một chút eo, không một vết thâm, đen. Nếu có vết thâm là khoai bị "hà", tức bi sâu đục bên trong - củ khoai sẽ bi sượng, ăn không ngon, bán chẳng mấy được tiền. Vị là khoai đất rạ, nên chỉ trồng được trên những đám đất pha, (đất cát và đất thịt) và cả năm loại đất pha này chỉ trồng một vụ lúa và một vụ khoai. Khoai kén chọn đất đến vậy, mà chăm sóc càng nhọc nhằn hơn. Muốn trồng khoai cân phải chuẩn bị ngọn khoai (hom giống), bởi, rong tươi hoặc khô, bánh dầu và phân chuồng ủ mục. Trước khi dọn đất, vun hàng, phải có ngọn. U ngọn nơi mát ít nhất vài ba ngày. Khi các mặt lá ở thân ngọn nứt rễ, lá hầu hết đã úa, ngọn khoai lúc đó sẽ dai hơn, khi trồng, uốn, lấp đất không gãy. Nếu ngọn bị gãy nhiều, những chỗ gãy sẽ đâm rễ thêm làm khoai có nhiều củ, nhưng củ lại rất nhỏ như quả trứng gà và cũng chính những chỗ gãy đó về sau sẽ có sâu đục thân mà bà con nông dân thường gọi là sùng đục gốc.

Bởi: bởi là lá tre tươi. Làng tôi, toàn cát, tre, trảy rất hiếm, ít nhà đủ tự cung cấp, phải mua tận những vùng tre đất thịt, khá xa. Lá tre ở đây to bản, ít nhánh nên còn gọi là bởi nạc. Dưới gốc nhánh nhiều, toàn là gai, ít lá nên gọi là bổi xương. Đi bổi rất khó kêu công vì luôn cần những người trẻ, khỏe nhưng lại có kinh nghiệm tạo tre, xử dụng câu liêm dài cán thành thạo. Bổi đem về phải để chỗ mát không cho khô vội, khi gặp mưa giông phải mang vào hiên nhà ngay. Nếu không, lá sẽ rụng hết chỉ còn trơ cành uổng công, mất của.

Rong, sông Trường Giang là nguồn cung cấp rong vô tận, của thiên nhiên tặng cho dân làng chúng tôi. Mùa nào cũng có rong, ngày nào cũng có người đi vớt rong kể cả những ngày mưa, lạnh. Rong cho vụ khoai đất rạ là rong nhớt - mùa nắng rất nhiều - rong chuỗi, rong đuôi chồn. Hai loại rong này nằm ở độ sâu khoảng 2m, 2,5m nước, dễ vớt tốt hơn loại rong lá nên nông dân vùng tôi rất thích. Đi vớt rong, mùa nắng mang theo 1 sợi dây thừng dài cỡ 3m. Một đầu buộc ở mũi ghe, một đầu cột quanh thắt lưng người. Lặn đến đâu, kéo ghe theo đến đó. Vớt liên tiếp 3, 4 tiếng đồng hồ là khẳm ghe (đầy ghe). Mùa mưa, gió phải đem theo 1 cây sào và 1 xị nước mẫm ngon. Ghe cắm đứng nguyên 1 chỗ, lặn xong vùng này, dời ghe sang vùng khác lặn tiếp. Lạnh quá trong vài ngụm nước mắm để ấm bụng đủ sức chịu đựng trong vòng vài giờ rồi cũng phải lên ghe về. Nước mắm dù uống trước khi nhảy xuống sông hay uống giữa những lần lặn, cũng chẳng giúp người lặn kéo dài thời gian ở dưới nước hơn, song nông dân trong vùng vẫn quen dùng như vậy, nếu thiếu sẽ có trục trặc về tâm lý ngay.

Bánh dầu: Là xác của vỏ và nhân quả đậu phụng (lạc) sau khi đã ép lấy dầu. Tấm bánh dầu hình tròn, nặng khoảng 1,5 kg đến 2 kg, có lớp rơm bao quanh dính sát vào tấm bánh. Khi dùng, phải đốt lửa thui cháy lớp rơm và đốt cũng để cho tấm bánh dầu dòn hơn, dễ giã hơn. Giã thật kỹ, bột bánh cán mịn, dễ rải đều và ít hao hơn. Bánh dầu là loại dùng làm phân, quý, hiếm và đắt giá nhất, đắt hơn cả phân urê mà tác dụng của nó thì không thể chê vào đâu được khi dùng trồng khoai đất rạ.

Phân: Phân heo, phân trâu, bò đều là phân hữu cơ rất cần khi bón lót. Cần phải ủ phân với vôi. Tránh dùng phân chưa ủ (phân trong chuồng vừa lấy ra) vì rất nóng, nóng lâu, nồng đất lá khoai sẽ bi quăn lại, dây khoai đùn ngọn, không phát triển, kéo dài thời kỳ chăm bón.

Mọi thứ đã sẵn, bắt đầu khâu làm đất. Lúa vừa cắt xong - cắt chứ không phải gặt - tém cồi, vun vồng. Dù là vun hàng vồng khoai bầu để giữ độ ẩm cho những chân ruộng cao, hay vun thắng hàng cho những thửa ruộng úng nước để hàng khoai được ráo. Tất cả đều phải cần 8 lát đất cho 1 mép: hai lát tém còi, 2 lát chân bổi, 2 lát lấp phân và 2 lát để đặt ngọn. Nhìn đám khoai vun xong, nếu không phải dân địa phương chắc phải trố mắt, ngơ ngẩn. Hàng cách hàng đều đăn; thẳng băng như giăng dây. Độ cao luôn từ đùi trở lên nếu đứng ngay tại rãnh mà đo. Với lưỡi cuốc to gấp rưỡi lưỡi cuốc dùng cho vùng đất thịt, khi tra vào cán lưỡi cuốc thật quắp. Nếu lưỡi cuốc tra ngửa nghĩa là gần thẳng góc với cán cuốc khi vun đất khô, cát sẽ tuột hết, chẳng biết bao lâu mới vun được một vồng khoai. Với bàn tay khéo léo, điều khiển cuốc tài tình hông hàng khoai láng và không hề chất lộn một lát đất - vồng khoai sẽ chẳng bao giờ bí sạt, lở khi nước về nhiều. Vun không xong, không được trồng ngay. Đó, điểm khác biệt của cách trồng khoai đất rạ. Đợi 1 ngày sau, lớp đất trên cùng đã ráo mặt, bắt đầu dùng cuốc chỉa sắt loại 5 răng xăm đất thật kỹ, thật mịn mới trồng. Xăm đến đâu trồng đến đấy. Đúng vậy, khoai mới mau bén, hay gọi là mau đứng ngọn.

Ngọn khoai, tức hom giống, dài khoảng 4 tấc. Lúc trồng, ấn ngay đoạn giữa của ngọn vùi sâu trong đất khoảng 1 lóng tay rồi vùi tiếp phần cuối ngọn cũng ở độ sâu tương tự. Như vậy 1 ngọn sẽ có 2 đoạn vùi xuống đất, 1 đoạn nằm trên mặt vồng khoai và phần còn lại chỉa lên trời. Sau khi trồng nửa tháng là xăm đất gốc. Lúc này xăm ngay sát gốc khoai để thởi đất đồng thời lấp các vết lõm trên hàng khoai do lúc trồng gây nên. Ngọn khoai khi đủ dài để nằm sát đất người ta gọi là khoai ngã ngọn thì xăm hông. Xăm hông là công tác làm cỏ trên hông của vồng khoai. Độ 2 tháng, dây khoai bò kín hông, người ta gọi là khoai phủ vai. Lúc này phải giở dây khoai và vô phân mép một. Vô mép một là vô mép thứ nhất của 1 vồng khoai. Dùng cuốc, ngạch 2 lát sâu độ 2 tấc và cách gốc độ 1 tấc để bỏ rong và bánh dầu vào. Rong khô, hay tươi bỏ trước, bánh dầu rắc dọc hàng khoai ngay sát rễ khoai. Vì thế vô mép một nầy người ta còn gọi là "vổ nhử", nhử cho rễ khoai bắt rong. Rong mau tiêu trong đất ẩm, ít đượm nhưng giúp cây khoai lang tốt nhanh. Bánh dầu đượm hơn giúp lá dầu luôn giữ màu xanh, không ngừng tăng trưởng. Nửa tháng hoặc 20 ngày sau khi vô mép một thì vô mép hai. Vô mép 2 chỉ cần phân ủ mục, lượng phân nhiều để cây khoai lang không già trước tuổi, giúp cây khoai qua hết tháng thứ tư sau khi trồng mới úa lá. Cách vô phân cũng như mép một: cũng sâu 2 tấc nhưng phải xa gốc hơn vì lúc này cây khoai đã nhiều rễ, củ đã bắt đầu lớn. Để rễ đứt, khoai suy ngay.

Sau 3 tháng dây khoai phủ kín cả hang lẫn rãnh. Người ta cắt bớt ngọn dưới rãnh đem bán làm rau cho heo ăn. Cắt xong lo giở dây, tức cầm ngọn khoai giở hỏng khỏi mặt đất, không cho rễ phụ phát triển. Khi thả ngọn xuống, không thả theo vị trí cũ mà vất tứ tung cho ngọn nọ chồng lên ngọn kia, miễn sao ngọn khoai ít tiếp xúc với đất càng nhiều càng tốt. Đầu tháng thứ 5, lá gốc khô, rụng gần hết để lộ đất trên vồng khoai ngày thêm nhiều, người ta gọi là khoai "chạy dây" - tức khoai đủ già - bắt đầu phá khoai.

Đào khoai đất rạ cũng khá vất vả, loại đất pha cát với đất thịt sau khi nằm thành vồng trên bốn tháng không phải là không cứng. Hơn thế, lúc đào cũng phải xả đất ở hông vồng khoai từng lát cuốc một, bỏ xuống rãnh thành từng lối. Làm vậy, mùa tới chỉ cần cuốc thục cồi khoai là có sẵn đất để làm vụ lúa. Theo thói quen, đào khoai xong nhà nào cũng nấu một nồi ăn thử. Thật ra, đối với dân vùng cát, khoai là thực phẩm chính, ăn khoai độn cơm ngày ba, bốn lần ngán đến cổ còn thử với thưởng thức nỗi gì. Họ vẫn nấu, vì mai chiếu hoặc vài giờ sau khi khoai được chuyển về nhà, bạn hàng sẽ vác cân, bao đến mua ngay. Mời họ vài miếng khoai, nói với họ đôi điều để nâng cao chất lượng của khoai mình. Chính vậy, mà họ nấu khoai đất rạ kỹ hơn nhiều so với các loại khoai khác.

Khoai rửa sạch, chẻ làm 2 hoặc làm bốn mới mau chín và ngon. Nước trong nồi vừa 2 lóng tay. Trên nước là 1 vỉ tre. Sắp khoai trên vỉ tre đó. Nấu gần như hấp vậy. Lửa thật tốt cho nước sôi đều. Độ 15-20 phút giở vung dùng chiếc đũa chọc vào miếng khoai xem đã đủ chín chưa. Đoạn gạn bớt nước - chín nước - chỉ giữ lại ít nước để tránh cháy soạng, nồi. Xong lấy lá chuối hoặc lá môn đậy kín nồi khoai, rồi úp vung lên. Bớt lửa vì giai đoạn này khoai chín bằng hơi nóng trong nồi. Mười, mười lăm phút sau khoai chín hoàn toàn. Nấu cách này, khoai có thể để lâu đến 3, 4 ngày mà không thiu, không đổ nhựa, khoai không chua. Những người buôn khoai, những người thích ăn khoai cân, khoai đất rạ của xứ Tiên Đỏa, nhìn miếng khoai là biết ngay khoai giống nào, trồng ở đâu. Khoai lang Tiên Đọa không bao giờ nấu nguyên củ được. Ruột khoai màu trắng ngà. Nếu ruột khoai màu vàng là khoai "nghệ", bở và lạt. Nếu ruột khoai trắng toát, là khoai "tra" không bùi, cứng. Vỏ của củ khoai "cẩn" rất dày. Khi chín lớp vỏ dày này tách ra, uốn cong lại trông miếng khoai dẹp, to hơn nên người ta còn gọi khoai lang Tiên Đỏa nở như bánh bò, quả khá chính xác. Với những đặc tính trên, khoai cân Tiên Đỏa không thể, và cũng không bao giờ lẫn lộn với bất cứ một loại khoai nào khác trong những vùng đất chuyên khoai.

Đến Hội An, khoai lang Tiên Đưa được ăn kèm với hến. Món khoai lang hiếm ở phố Hội vẫn là món ăn được mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi ưa thích. Một tô hến, nước trong trong, xanh nhạt nổi trên mặt vài ba cọng hành, lơ lửng năm ba lát ớt đỏ tươi cộng thêm vài miếng khoai cân là một bữa điểm tâm ngon miệng và dễ chịu vì giá khá rẻ. Vị ngọt của nước hến, chất béo của con hến, mùi thơm, bột bùi của khoai lang khiến mọi người ăn quên thôi. Được "thị trường ẩm thực" chấp nhận, món khoai lang hến luôn có mặt bên cạnh cao lầu, hoành thánh, Mì Cẩm Hà, mì Cẩm Châu và nghêu Cửa Đại. Khách đến Hội An, quên món khoai lang hến là chưa thưởng thức hết những món ăn đặc sản của dân Quảng Nam, là một thiếu sót đáng tiếc.

Khoai càng bán có giá, cư dân trong vùng càng cố gắng cải tiến kỹ thuật canh tác để tăng sản lượng. Chỉ có cách đó thôi vì diện tích trồng khoai đất rạ hầu như có định. Họ sống giản di nhưng cái ăn, cái mặc vẫn là mối lo thường Trực. Thế mà chẳng có một ai muốn bỏ làng tìm chỗ sống khác cả. Họ không thủ cựu, an phận mà vì tình yêu xóm, làng, đất, cát của họ quá mặn nồng, vì lòng chung thủy của họ với quê hương, xứ sở. Đó cũng là tình cảm chung của người dân Quảng Nam chúng tôi.