Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

KHÁNH HÒA,

MIỀN CÁT TRẮNG

 

CỬU LONG GIANG

 

 

I. ĐÔI DÒNG LỊCH SỬ:Cũng như các tỉnh miền Trung, Khánh Hòa là lãnh địa cũ của người Chiêm Thành gọi là KAUTHANA. Sau chiến tranh Trịnh Nguyễn, Chúa Nguyễn bành trướng về phía Nam. Năm 1653 Bà Thẫm đem quân quấy nhiễu đất Phú Yên, Chúa Nguyễn Phúc Tần sai quân tiến đánh, Bà Thẫm thua phải rút về phương Nam, Chúa lấy sông Phan Lang làm biên giới và chia vùng đất mới là Thái Khang và Diên Ninh. Năm 1690, thời Chúa Nguyễn Phúc Toản, Thái Khang được đổi là Bình Khang.

Năm 1742, thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát, phủ Diên Ninh được đổi là phủ Diên Khánh.

Năm 1744 phủ Diên Khánh và Bình Khang được gọi là dinh Bình Khang. Sau khi Gia Long thống nhất lại đổi là dinh Bình Hòa. Năm 1808 dinh lại được đổi là trấn. Năm Minh Mạng thứ 12 mới đổi trấn Bình Hòa làm tỉnh Khánh Hòa.

Tháng 5 năm 1975 chính quyền Cộng Sản sát nhập hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa vào làm một và đặt tên là Phú Khánh, tỉnh lỵ đặt tại Nha Trang. Trong bài này chúng tôi viết riêng làm hai tỉnh: Phú Yên và Khánh Hòa.

 

II. VÀI NÉT ĐỊA LÝ:Khánh Hòa nằm về phía Nam miền Trung, giữa vĩ tuyến 12 và 13, diện tích 5.984 km vuông.

- Bắc giáp tỉnh Phú Yên.

- Tây giáp tỉnh Darlac.

- Nam giáp tỉnh Ninh Thuận.

- Đông giáp biển Nam Hải.

Tỉnh Khánh Hòa về phía Tây có dãy Trường Sơn và về phía Đông có giải Hoành Sơn ăn thông ra biển khiến đất đai bị chia cắt làm nhiều phần, ngăn cách nhau bởi những đèo cao; đồng bằng do đó chiếm một diện tích rất khiêm nhượng khoảng 1/15 diện tích chung, đa số đều tập trung quanh lưu vực của các con sông. Về phía Tây Bắc Tỉnh là vùng cao nguyên thuộc tỉnh Darlac được xáp nhập vào Khánh Hòa năm 1959. Bờ biển chạy dài 150 cây số và có nhiều vịnh thuận lợi cho việc thiết lập hải cảng. Đất đai gồm có đất phù sa do sông ngòi bồi đắp, ven biển thuộc loại cát không thích hợp cho nông nghiệp, vùng núi lại gồm toàn đất sỏi khô cạn. Núi đồi kế tiếp nhau được cấu tạo bằng đá hoặc cương, tập trung những ngọn núi cao, nổi tiếng nhất là vùng Vọng Phu cao 2051 mét trước kia thuộc tỉnh Darlac: ngọn núi nổi danh mang biểu tượng của lòng chung thủy mà sự tích đã là nguồn cảm hứng cho nhiều thi nhân. Tỉnh Khánh Hòa có hai con sông lớn là sông Cái và sông Dinh.

— Sông Cái: Bắt nguồn từ dãy Trường Sơn dài đến 60 cây số do nhiều sông con từ hữu ngạn và tả ngạn hợp lại thành sông chảy theo hướng Tây Đông đến Xuân Lạc chia làm 2 nhánh, một chảy ra cửa Cù Lao và một chảy ra cửa Bé.

— Sông Dinh: Chảy trong địa phận quận Ninh Hòa, sông gồm 3 nguồn tụ lại tại Vĩnh Phú, và chảy thành một dòng gọi là sông Dinh chảy ra biển dài khoảng 8km, ở cửa Hà Liên.

Bờ biển Khánh Hòa dài đến 150km gồm những mũi, vũng, vịnh, bờ biển có những nơi gập ghềnh, có những chỗ bằng phẳng tạo thành những cảnh đẹp đổi thay và thu hút. Phía Bắc có vũng Rô nằm dưới chân đèo Cả, bờ biển gập ghềnh, bãi biển Đại Lãnh phẳng chạy dài cả cây số, kế tiếp là vịnh Vân Phong, vịnh Hòn Khói, vịnh Nha Pha, vịnh Lương Sơn, đến bờ biển Nha Trang nổi tiếng là bãi biển đẹp và tốt, vịnh Cam Ranh kín và có điều kiện lý tưởng để thiết lập hải cảng. Ngoài khơi có nhiều hòn đảo chạy dọc theo chiều Bắc Nam đã là nơi tụ tập của những làng đánh cá và là đích điểm của những cuộc Picnic.

Bờ biển Khánh Hòa nằm theo chiều Bắc Nam là chỗ chuyển tiếp của 2 hướng chính của bờ biển Việt Nam; Vùng bờ biển phía Bắc chiều Tây Bắc - Đông Nam và bờ biển phía Nam hướng Đông Bắc - Tây Nam. Chính nhờ vị trí này và địa thế thuận lợi mà tỉnh có 1 vũ lượng vừa phải, tránh được những trận bão lớn.

Nhờ địa thế trải dài theo bờ biển nên tỉnh có khí hậu ôn hòa ít thay đổi; nhiệt độ trung bình khoảng 24 độ 5. Một năm có 2 mùa: mùa nắng từ tháng 1 đến tháng 8, nhiệt độ tối đa 33 độ, thấp nhất 21 độ. Mùa mưa kéo dài khoảng 3 tháng từ đầu tháng 10 đến tháng Chạp, nhiệt độ tối đa là 24 độ và thấp nhất là 15 độ, vũ lượng trung bình ở Nha Trang là 1.356m/m, mưa nhiều nhất khoảng cuối tháng 10 và tháng 11 nước sông dâng nhanh hay gây lụt lội. Ngoài ra nhờ có núi bao quanh nên tỉnh ít bị bão mỗi khi đổi mùa gió.

Diện tích đồng bằng Khánh Hòa rất giới hạn so với diện tích chung nên dân cư không đông đúc cho lắm. Theo thống kê năm 1968 thì dân số Khánh Hòa khoảng 364.372 người. Đa số tập trung ở những vùng đồng bằng, làm nghề đánh cá. Ngoài ra ở sâu trong các quận còn có người Thượng họ sống thành Buôn, thuộc sắc tộc Ra đê (6.000 người) và Rơ Gờ Lai (9.000 người).

Trước 1975, tỉnh Khánh Hòa gồm có 6 quận và thị xã Cam Ranh - Các quận chia làm 85 xã và 303 thôn, riêng thị xã Cam Ranh có 10 khu phố chia làm 26 khóm. Các xã được phân phối như sau:

- Quận Vạn Ninh 9 xã, 34 thôn, diện tích 618 cây số vuông.

- Quận Ninh Hòa 20 xã, 112 thôn, diện tích 1.049 cây số vuông.

- Quận Khánh Dương 5 xã, 30 thôn, diện tích 1.384 cây số vuông.

- Quận Vĩnh Xương 14 xã, 57 thôn, diện tích 296 cây số vuông.

- Quận Diên Khánh 19 xã, 37 thôn, diện tích 1.364 cây số vuông.

- Quận Cam Lâm 8 xã, 33 thôn, diện tích 948 cây số vuông.

- Quận Cam Ranh 10 khu phố, diện tích 338 cây số vuông.

- Tòa hành chánh đặt tại Nha Trang.

 

III. ĐÔI CHÚT KINH TẾ*:— Nông Nghiệp: Tuy địa thế Khánh Hòa bị các chi của hệ Trường Sơn cắt xẻ nhưng nghề nông vẫn là nghề căn bản, thu hút đa số dân chúng, mỗi năm có 2 vụ mùa: mùa chính là mùa tháng 8 được cấy vào tháng 5 âm lịch, mùa phụ vào tháng 3 được cấy vào tháng chạp âm lịch. Nông dân trồng các loại lúa mắt cu, gòn trắng và ba thóc. Hiện nay lúa thần nông cũng được du nhập nhưng ít được ưa chuộng.

Diện tích canh tác ước độ 32.000 ha (hecta) và mức sản xuất hàng năm vào khoảng là 55.000 tấn.

Ngoài ra Khánh Hòa còn một nông sản phụ rất quan trọng đó là dừa, tổng số sản xuất hàng năm là 2.760 tấn trên 1 diện tích là 958 ha. Thêm vào đó, tỉnh còn có trồng cao su số lượng là 280 tấn/năm.

— Ngư Nghiệp: Bờ biển Khánh Hòa dài trên 100 cây số, biển có nhiều đầm, vũng, lại không có đá ngầm, do đó rất thuận lợi cho nghề đánh cá. Ngành lưới đăng tại đây rất thích hợp và đóng một vai trò quan trọng. Hiện tại những ngư cụ đã được cải tiến nhiều, hầu hết như dân dùng ghe máy, do đó thời gian được tăng lên, những loại lưới nylon bền chắc hơn nên số thu hoạch ngày một gia tăng. Năm 1968 số thu hoạch là 27,000 tấn cá. Cá cung cấp dư dùng cho nhu cầu địa phương và được cung cấp cho các tỉnh khác nhất là vùng cao nguyên lân cận. Số thu hoạch các ngư sản khác cũng rất đáng kể như:

- Tôm tươi 200 tấn.

- Mực tươi 70.000 tấn.

- Cua 25 tấn.

- Sò 16 tấn.

- Ốc 10 tấn.

— Khoáng Sản: Khánh Hòa có nguồn lợi bất tận là cát trắng - cát ở thủy triều thuộc loại tốt nhất để chế biến thành thủy tinh và đã được khai thác từ thời Pháp thuộc. Hiện nay chính phủ khai thác xuất cảng qua Nhật. Nguồn lợi cát đã đem lại cho ngân sách quốc gia một mức thu đáng kể. Số lượng cát sản xuất là 100.000 tấn/năm. Khánh Hòa còn có mỏ sắt nhưng tình trạng đang được nghiên cứu và chưa khai thác.  Biển Khánh Hòa nhất là vùng Cam Ranh có rất nhiều đá vôi mà dân chúng đã biết khai thác từ lâu, đó là tài nguyên rất phong phú của tỉnh, đá vôi dùng để chế phân bón, xử dụng cho các vùng đất nhiều chất phèn, số lượng sản xuất 50.000 tấn/năm. Ngoài ra Hòn Khói và Ba Ngòi còn là nơi sản xuất muối, số lượng dư dùng (13.500 tấn) và được xuất tỉnh.

IV. MỘT VÀI THẮNG CẢNH DI TÍCH:Khánh Hòa nổi tiếng nhất là bờ biển, bãi biển Nha Trang, và Đại Lãnh liệt vào hạng đẹp nhất Đông Nam Á. Trong mùa hè khi các nơi bị đè nặng dưới sức nóng thì những bãi biển tại Khánh Hòa là nơi thu hút đông đúc du khách.

— Bãi biển Đại Lãnh: Nằm về phía Bắc tỉnh, đó là chỗ lõm vào của địa thế bờ biển trong vùng Vũng Rô, bãi biển cát trắng phau chạy dài cả cây số theo hình bán nguyệt. Trên bờ trồng nhiều dương liễu, ngoài khơi ẩn hiện những hòn đảo nhỏ trông rất hữu tình.

— Bãi biển Nha Trang: Chạy dài từ xóm Cồn đến Cầu Đá, hình bán nguyệt dài đến 4 cây số, bờ biển thoai thoải. Thành phố Nha Trang được xây dựng dọc theo bờ biển, phía trên bãi tắm là những hàng quán (kiosque), chạy song song với bờ, bên trên chạy dọc theo đại lộ Duy Tân là những bãi dương được cắt tỉa công phu. Ngoài khơi rải rác những hòn đảo: hòn Rùa, hòn Yến, hòn Lớn mà mùa hè thường được du khách viếng thăm bằng ghe, tầu. Buổi tối những ghe đánh cá trải dài theo bờ biển ở ngoài khơi trông như một thành phố nổi. Ngoài ra dọc theo bờ biển, tỉnh còn nhiều bãi tắm thiên nhiên tốt mà du khách có thể tùy tiện chọn lựa trên cuộc du hành trong tỉnh.

Tại Nha Trang, những thắng cảnh hòn Chồng, cầu Đá, thác Ba Hồ, suối Tiên, là những nơi du khách thường đến thăm viếng và đã được nhiều văn thi sĩ ca tụng.

— Hòn Chồng: Nằm trong thôn Cù Lao, cách Nha Trang 4 cây số về phía Bắc, những tảng đá nằm chồng chất lên nhau hướng ra bể rộng bao la, dưới chân sóng vỗ ầm ì khung cảnh rất khoang khoát. Đây là 1 thắng cảnh nổi tiếng của Khánh Hòa, rất được du khách hâm mộ và đã được nhắc nhở đến trong thi, nhạc và phổ biến sâu rộng. Thi sĩ Quách Tấn đã cảm hứng cảnh hòn Chồng trong bài thơ sau đây:

Trời mây biển nước cảnh mênh môngChân núi nhô ra mấy đá chồng,Khắn khít thớt em nương thớt chị,Vững vàng hòn cháu đỡ hòn ông,Sóng xô đẩy mãi bền gan sắt,Rêu buộc ràng thêm chặt giải đồng,

Gặp gỡ đó đây ta hỏi đá:

Vá trời bao thuở mới nên công.

— Ba Hồ: Nằm trong xã Vĩnh Ích quận Vĩnh Xương, cách Nha Trang 25 cây số về phía Bắc, đây là 1 dòng suối chảy quanh năm, theo triền dốc núi, suối có 3 bậc, dưới mỗi bậc nước tụ hành 1 hồ nhỏ nên được gọi là suối 3 hồ. Chung quanh suối là cây rừng đá núi, phong cảnh rất hùng vĩ và thơ mộng.

— Cầu Đá: Nằm về phía Nam cách Nha Trang 5 cây số - đây là một hải cảng của tỉnh gồm cả quân cảng, sinh hoạt tại đây rất tấp nập, dọc theo bến tàu là những quán hàng bán nhiều sản phẩm được chế biến từ những hải sản như chuỗi hạt làm bằng ốc, vòng đeo tay bằng xà cừ; các loại vỏ ốc, tôm rất mỹ thuật.

Ngoài khung cảnh tự nhiên, cầu Đá còn có lầu Bảo Đại, đây là một ngôi lầu nằm trên ngọn đồi hướng ra biển. Trước kia là nơi nghỉ mát của vua Bảo Đại, nay được dành đón tiếp các nhân vật cao cấp của chính phủ đến viếng tỉnh. Lầu được kiến trúc theo kiểu của Pháp nên làm tăng thêm nét đẹp cho cầu Đá. Ngay bến tầu còn có Hải Học Viện Nha Trang, do người Pháp thành lập từ năm 1924 và là một học viện lớn nhất Đông Nam Á chuyên nghiên cứu về Hải Dương Học, và được giao lại cho Việt Nam sau hiệp định Genève 54. Hải Học Viện còn có 1 hồ cá lớn trưng bày những hải vật sưu tầm được nên rất thu hút du khách.

— Suối Tiên: Nằm trong quận Cam Lâm, cách Nha Trang 19 cây số về phía Nam, hồ nước nằm cách quốc lộ 3 cây số, nước rất trong và mát, đây là địa điểm thích hợp cho những cuộc cắm trại, thám du. Phong cảnh 2 bên bờ suối rất thanh nhã.

— Tháp Bà: Khi vùng Khánh Hòa được xáp nhập nước ta. Người Chàm đã làm lễ bàn giao ngôi tháp lại cho người Việt, ngôi tháp được dựng lên từ thế kỷ thứ VII, lối kiến trúc mang nét đặc biệt của người Chàm, tháp thờ Poh Nagar (Thiên Y Thánh Mẫu). Đứng trên một ngọn đồi nhìn xuống cửa bể Cù Lao, tháp Bà là một danh thắng của Khánh Hòa, hàng năm du khách, dân trong tỉnh đến đó lễ bái rất đông, nhất là vào dịp đầu năm.

— Thành Diên Khánh: Đây là một di tích lịch sử còn sót lại nằm trong quận Diên Khánh, cách Nha Trang 10 cây số. Thành được xây sau thời gian chúa Nguyễn chiếm được Khánh Hòa, và được dựng để củng cố vùng đất mới, ngăn chặn sự phản công của người Chàm. Thành này cũng là nơi giao tranh ác liệt giữa quân Nguyễn và Tây Sơn.

— Hòn Vọng Phu: Nằm về phía Tây Bắc tỉnh, cách bờ biển 30km, trước thuộc địa tỉnh Darlac, nay thuộc quận Khánh Dương, tỉnh Khánh Hòa. Hình dáng núi giống như người mẹ đang bồng đứa con hướng mặt về biển Đông để chờ chồng. Do vậy núi được đặt tên là Hòn Vọng Phu biểu tượng cho lòng chung thủy:

Bao năm đâu quản gió mưaBồng con đứng đợi vẫn chưa thấy vềThời gian phai xóa lời thề

Mẹ con hóa đá bên lề tháng năm.

(Bình Nguyên Lộc)

Nhạc sĩ Lê Thương cũng đã tả lại sự tích này trong bản nhạc “Hòn Vọng Phu”.

 

V. VIẾT VỀ KHÁNH HÒA, NHA TRANG:Nhà báo Duy Sinh chủ nhiệm tạp chí Việt Nam Tự Do đã có sáng công làm những tuyển tập viết về những địa phương của Đất Nước Việt như Hà Nội, Huế, Nha Trang, Đà Lạt, Sài Gòn v.v... Sau đây là một vài bài viết về miền cát trắng:

— Nha Trang Ngày Trở Lại.

Bây giờ tôi không còn nhớ được chuyến xe lửa ấy đã đi qua những vùng nào và những cửa biển nào. Nhưng đầu óc tôi, cho đến nay, như vẫn còn in hằn rất rõ cảnh một bờ biển đêm dưới màu trắng huyễn hoặc. Khuya đó, ngồi sát bên khung cửa kính của toa tầu, tôi nhìn thấy một giải sáng dài bất tận của trăng và của biển. Trăng ôm lấy biển và biển vươn tới trăng. Biển nhập vào trăng và trăng lẫn với biển. Trong thần trí thơ mộng và trong trái tim thơ mộng, tôi tưởng mình đang ngồi trong một chiếc tùy tinh bay về miền hư vô giữa trăng và biển, nên cả cõi lòng thơm ngát mùi biển và óng ánh màu trăng.

Nha Trang lần thứ nhất hiện đến với tôi vừa huyền ảo vừa nồng như vậy. Ở những cây muồng rực rỡ hoa vàng. Ở những rừng dừa xanh ngút mắt. Ở những giải đường lòa nắng. Ở những vịnh cát tinh khôi. Ở những hàng thùy dương lướt thướt...

Tôi đã được đi thăm Hải Học Viện, Cầu Đá, Hòn Chồng. Tôi đã được ăn những món hải sản ngon và nổi tiếng nhất của Nha Trang. Tôi đã được tắm biển Đại Lãnh. Ngực tôi đầy gió biển khơi một miền bờ vịnh đẹp nhất của Đất Nước... Tôi yêu Nha Trang, một phần vì cái khí hậu hiền hòa đấy, một phần vì cái phong cảnh diễm tuyệt ở đấy, và một phần khác, vì những cô gái ở Nha Trang, thật dễ thương, thật khỏe mạnh, có cái mầu da mật ong loãng và có những đôi mắt sáng rực ánh tinh cầu...

(Tuấn Huy)

 

— Nha Trang Một Buổi Sáng.Giờ này ký ức tôi mở trúng là hình ảnh của cậu bé mười mấy tuổi vừa đặt chân đến thành phố Nha Trang.

Tôi bên này trẻ lạiNha Trang bên kia Thái Bình DươngGặp nhau trong trí tưởng

Biển xanh hơn mầu xanh tưởng tượng

 

Bắt đầu từ con đường Duy Tân chạy dọc theo bờ biển. Bên đường là những cây dương rậm rạp được cắt xén cẩn thận thành hình những cái bàn vuông lớn nhỏ. Dưới chân bàn là nơi hẹn hò tình tự của các cặp tình nhân. Thông thường người nam ngồi dựa vào gốc cây. Người nữ ngồi đối diện quay lưng ra ngoài. Không phải vì người nam muốn chiếm một vị trí thoải mái nhưng để người nữ tránh mặt khi những ánh đèn xe gắn máy rình mò, tọc mạch, theo dõi chiếu vào lùm cây.

Cuối đường Duy Tân dẫn qua những đồi dốc cao thấp chạy xuống Cầu Đá. Phố nhỏ độ vài mươi gian hàng bầy bán hải sản. Những món đồ tặng kỷ niệm làm bằng vỏ ốc, vỏ hến. Khi còn nhỏ, mỗi lần đến Cầu Đá, tôi thường đứng lặng hàng giờ nhìn những con cá thuộc khô đủ màu, há mồm há miệng, gắn xen kẽ vào những cảnh san hô chưng bầy trong tủ kính. Cạnh bên phố Cầu Đá là Hải Học Viện. Nơi giam lỏng những giống cá lạ kỳ để du khách ngắm nghía. Tôi thích những con cá Ngựa. Bơi khật khưỡng, cái mặt dài thoòng, thân đuôi gãy vẹo, cong na ná hình chữ “S” viết ngược. Tôi gọi loại cá này là cá dấu hỏi ”?” vì thấy nó rồi, tôi cứ mãi thắc mắc về sự huyền bí của biển cả. Đẹp nhất là con cá Thủy Tiên. Râu ria, đuôi tóc như một con nhím xù lông nhiều mầu. Đẹp nhưng khó gần gũi, khó bắt giống như Thủy Tiên, người con gái đầu tiên tôi đã yêu. Cạnh Hải Học Viện là đồi Bảo Đại. Ngọn đồi rất nhỏ nhưng được chăm sóc gìn giữ cẩn thận. Những người rành rẽ về ăn uống khi về ngang Cầu Đá, không quên ghé ăn món phở khô. Tôi thích ăn phở ở đây nhưng chưa bao giờ có thể quyết định làm thế nào với tô nước lèo dọn riêng, cho đúng điệu. Ăn phở khô nửa chừng rồi cho nước vào thưởng thức phở khô lẫn phở ướt? Hoặc ăn hết phở khô rồi mới uống nước lèo. Tôi ăn cả hai kiểu. Kiểu thứ nhất, ăn với bạn bè. Kiểu thứ hai ăn với người tình. Nước lèo uống riêng sạch miệng hơn.

Đầu đường Duy Tân là ty Bưu Điện. Bên hông cách một con đường là Tiểu Khu Khánh Hòa. Bên trong là tòa Tỉnh. Nơi đây, tôi đã từng núp lấp ló ở bên hành lang ty Bưu Điện vào trưa mùng một Tết Mậu Thân, rình xem các chiến sĩ lực lượng Đặc Biệt tiến vào giải tỏa khu hành chánh đã bị cộng quân tấn công và chiếm giữ đêm giao thừa. Không phải nói giỡn, tôi đã lượm được một cái răng vàng của người bị thương rớt văng bên lề. Không biết thuộc về bên nào? Bên này hay bên kia? Tôi vẫn thường tự hỏi, sống đời chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, không biết họ còn đủ khả năng để bọc răng vàng không?

Ai đến Nha Trang mà không ghé thăm bãi biển. Có thể thuê một chiếc ghế bố nằm lim dim ngủ dật dờ theo điệu sóng rầm rì. Có thể uống vài ly cối nước dừa nguyên chất với ruột dừa non nạo lợn cợn trong ly. Hút một cái tọt, ruột dừa non trơn lỉnh chạy vụt vào cổ họng. Không quen thì khó chịu. Quen rồi thấy khoái đâm ra ghiền. Nhớ bỏ một chút muối để nước dừa thêm ngọt và khỏi bị đau bụng. Nếu đòi bỏ đường tức là người ở miền núi không quen uống nước dừa.

Những chuyện tắm biển ban ngày không hấp dẫn bằng chuyện ban đêm. Đêm nào không trăng, không mưa, không lạnh, người ta trải chiếu hẹn hò. Người nào ra biển một mình về đêm có thể bắt gặp hình ảnh nhạc sĩ Phạm Duy nói trong “Nha Trang Ngày Về”, một mình ngồi giữa khuya, vọc cát, theo dõi dã tràng. Thú nhất phải nói đến đêm trăng tắm biển. Tắm ban ngày còn bận bịu khoe mình mẩy, khoe sắc đẹp, khoe áo tắm, quần tắm. Tắm ban đêm không ai thấy. Tắm chỉ vì thích thú.

Bãi biển Nha Trang không phải chỉ toàn những chuyện tình tứ, êm đềm, còn có chuyện kinh dị. Một anh hải quân đi chơi về khuya, ngang qua một cây bàng dọc bờ biển, bắt gặp một thiếu nữ ngồi cô đơn nhìn ra khơi. Trong cơn men ngầy ngật, anh lính không bỏ qua cơ hội tán tỉnh. Mặc anh nói, anh vỗ về, thiếu nữ vẫn gục đầu trong vòng tay ngồi bó gối. Im lặng đồng nghĩa với ưng thuận. Bấy giờ anh lính mới khẽ luồn tay nâng mặt nàng lên. Một khuôn mặt bầy nhầy như thịt bò tươi, không mắt mũi. Anh lính bật ngửa bất tỉnh. Nằm nhà thương cả tuần á khẩu. Đó là truyền thuyết con ma cây bàng mà những thanh niên ở Nha Trang đi bắt bò lạc đều thuộc nằm lòng.

Ngoài khơi biển Nha Trang có những cù lao nổi tiếng như Hòn Tre, Hòn Yến, Bãi Trụ v.v... Lạ thường nhất là dãy núi thòi ra, lúp xúp trong nước nhìn như một thiếu nữ nằm ngửa thả nổi trên mặt biển. Có lần đi ngắm trăng khuya ngoài biển, tôi thấy nàng thật sống động. Cầm lòng không được, tôi đã làm vài câu lục bát.

 

Em nằm mỹ thể sáng lòa

Nhấp nhô sóng điệu khích ta phập phồng

Ánh trăng nở vạn đóa hồng

Tỏa hương từng sợi tóc mây ngạt ngào

Hồn anh ngập ánh trăng vào

Mọc lên thân thể điệu chào đàn ông

Trộm len lén hái nụ bông

Sương khuya roi đọng một giòng như thơ

Bây giờ anh biết trăng mơ

Là trăng mọc lúc bất ngờ giữa đêm.

 

Xung quanh Nha Trang còn có bãi Dương, suối nước nóng. Mỏi chân nhất là leo chơi Hòn Chồng. Thiên nhiên chồng chất những hòn đá lên nhau trông rất ngộ nghĩnh. Nghịch ngợm thay, trên đỉnh có một viên đá khá tròn gắn lên một cách cheo leo. Một mặt đá có dấu bàn tay năm ngón to lớn im lõm vào. Không biết từ lúc nào đã có người leo lên ký tên họ vào và những trái tim vẽ hình mũi tên xuyên qua, rướm máu. Khi mưa nắng đã phai dần những tim và tên họ, lập tức có kẻ khác điền tên mới vào. Những quả tim trẻ khác cũng thay nhau chảy máu. Thất tình có lẽ là một kinh nghiệm mà ai cũng phải trải qua.

Nhà thờ Núi ở cạnh ngã Sáu bùng binh trong phố và Tháp Bà ở ngoại ô là hai thắng cảnh có không khí linh thiêng của tín ngưỡng. Cả hai đều có đặc điểm giống nhau là nằm trên ngọn đồi cao. Phải vượt qua những bậc thang cấp dài thườn thượt. Lòng tin của tuổi trẻ tôi giảm lần theo những nấc thang lên cao. Sau này tôi tìm thấy trong Kinh Thánh lẫn Kinh Phật đều xác nhận rằng, kẻ làm biếng khó được cữu rỗi.

(Ngu Yên)

 

— Một Nơi Chốn Không Thể Quên.

Cho đến hôm nay ngồi viết về Nha Trang, tôi vẫn thấy Nha Trang rõ ràng, rộn ràng và đầm ấm như ngày hôm qua.

Nhớ nhất con đường bờ biển, con đường chạy dài từ đầu tỉnh cong cong bên cạnh bãi biển cát trắng dài tít. Con đường bờ biển, một bên là nhà, những mái nhà ngói đỏ như phố ở Hà Nội, ở giữa đường là hàng cây bàng lao xao gió biển xòe như nhữn cái dù xanh đều đặn, đi về phía Nam cuối đường Hải Học Viện, gần đó có một anh Tây già không chịu về nước, mở một nhà hàng nhỏ bên cạnh ghềnh đá, sóng đánh vô tận cửa nhà hàng. Đi ngược lại phía Bắc con đường bãi biển dẫn bạn đến cái cầu đá là những tiệm ăn nhỏ, đẹp, sạch sẽ và có món ăn không đâu ngon bằng đó là món gỏi cá. Món gỏi cá ở đây khác với gỏi cá chép Hà Nội, khác với món gỏi cá ở Cầu Bình Lợi Thủ Đức. Gỏi cá ở đây có cái hương vị dịu dàng của cá tươi, tươi thật là tươi và ngồi ở đây nhìn xuống eo biển của Cầu Đá là một làng chài đẹp như tranh thủy mạc, làng chài ở đây không chật chội như những làng chài ở Phan Rang, Phan Thiết hay không ồn ào như những làng chài ở Cần Thơ, Long Xuyên, làng chài ở đây phơi mình dưới ánh sáng mặt trời với một mặt biển mênh mông và phẳng lặng như mặt hồ, với những chiếc thuyền câu, những mái lưới phơi dưới nắng lóng lánh, tất cả là những bức tranh, vì thế chả cá ở đây ngon, ngon vì vị và ngon vì cảnh, ngon vì tình, ngon vì cái thênh thang của thiên nhiên.

Trong giữa lòng thành phố có con đường chính, đó là đường Độc Lập, nơi đây làm tôi nhớ phố phường Hà Nội lạ lùng, hai bên có những cửa hàng nho nhỏ sạch sẽ, như đi ở Hàng Trống, như đi ở Khu Chợ Hôm Hà Nội, cuối đường Độc Lập có quán xôi gà, cháo gà, với gà tươi hàng ngày, mà ai đã ăn một lần thật khó quên.

Bên cạnh những cái êm đềm nho nhỏ xinh xắn đó, Nha Trang có những khách sạn rất đẹp, khang trang sạch sẽ, có những nhà hàng ăn rất lịch sự như nhà hàng Frégate v.v...

Xa một chút ra ngoại ô về phía Bắc là Hòn Chồng, nơi hẹn hò của những cặp nhân tình những trưa hè, những cuối tuần, xa hơn nữa ngoài ngoại ô là đèo “Rù Rì”, ngọn đèo cao ngoằn ngoèo, chót vót, lái xe trên đèo có thể nhìn hàng chục cây số ra biển cả, và xa hơn nữa độ một giờ lái xe từ Nha Trang đó là Vũng Rô, Đại Lãnh, một bãi biển đẹp nhất Việt Nam (theo ý của rất nhiều người). Biển Đại Lãnh xanh như trời, cát mịn như bông dựa lưng vào đoạn Trường Sơn cao nhất. Đứng ở Đại Lãnh, tắm ở Đại Lãnh, đi bộ trên cát mịn màng Đại Lãnh sẽ là một kỷ niệm, một rung cảm không thể nào quên. Trên đường rong ruổi, tôi đã đứng ở bãi biển Hawaii, đã tắm bãi biển Virginia, đã đi bộ trên bãi biển Louisiana, đã đi câu bãi biển Houston Texas, đã lái xe dọc con đường xa lộ số 1 từ Bắc Nam lên Bắc Cali, v.v... Chưa có nơi nào cho tôi cái cảm giác như cái ngày tôi ở Đại Lãnh, Đại Lãnh hùng vĩ với tường Trường Sơn cao ngất êm đềm với hàng thông dại lấp lánh, và cát mịn mát trong cái im lặng lạ thường như chỉ dành riêng cho tiếng sóng và tiếng gió lùa trên hàng thông.

Cho đến lúc này khi ngồi viết những giòng tâm tình về Nha Trang, tôi tự nghĩ, nếu một ngày nào ông cha tổ tiên phù hộ cho tôi được trở về quê tôi, nếu không được chọn Hưng Yên, quê nội của tôi, thì chắc chắn tôi xin được sống đời sống còn lại ở Nha Trang chứ không phải Sài Gòn, và cũng không phải Đà Lạt.

Niềm mơ ước không biết có thành? Nhưng tôi vẫn nghĩ trong tôi “Rồi sẽ có một ngày”.

Một ngày đầu xuân ở quê người.

Nguyễn Đức Cung

 

— Nha Trang Thành Phố Mở.

Nó khác với Huế, thành phố cổ kính, khép nép, lặng lẽ sau những bức thành rêu, nơi người ta bước sẽ, nói thầm, để khỏi làm bay đi lớp bụi quá khứ. Huế không còn là Huế nếu không có những chiếc lá khô rơi trên mái hoàng cung, nếu không có những tiếng gió nỉ non trên lăng miếu, nếu không có những cơn mưa dai dẳng trì níu đời sống dừng lại một chỗ, nếu không có những căn nhà xưa kín cửa.

Nha Trang cũng khác với Hà Nội, đất ngàn năm văn vật mà mỗi tấc đất đều có in dấu tích của ngàn năm lịch sử. Năm cửa ô là năm pháo đài ngờ vực phòng vệ. Gió sông Hồng thổi lộng ở đâu đâu, nhưng đã lọt vào Thăng Long là phải khuôn phép, nề nếp. Dù gần hai thế kỷ không còn là trung tâm của quyền lực toàn cõi, nhưng cái thất thế của Thăng Long được bù bằng cái kiêu hãnh của văn hiến lâu đời. Thứ kiêu hãnh kiểu cách, khép kín, từ chối không nhìn ra ngoài.

Nha Trang cũng không xô bồ xởi lởi đến độ chung chạ như Đà Nẵng, Sài Gòn. Vẫn cùng là những căn nhà mở cửa đợi khách đấy, nhưng với Sài Gòn và Đà Nẵng, cách đợi có tính chất con buôn. Đợi khách hàng, và nụ cười trên môi để chào hàng. Nha Trang không phải vậy. Nha Trang mở cửa chào đón những người ưa nhàn du, những kẻ không thích đời sống khép kín âm thầm quá độ, mà cũng không thích sự ồn ào quá độ. Nha Trang chọn bậc sống trung dung. Một chút kiểu cách của Huế, một chút thị thành của Sài Gòn, một chút Tây Phương của Đà Lạt. Bãi cát trắng và biển xanh vô lượng, kho tàng hào phóng dành cho bất cứ ai. Con phố Độc Lập đầy đủ hàng hóa từ bình dân đến sang trọng, hợp với túi tiền của mọi loại du khách hay dân định cư. Hòn Chồng, Tháp Bà, Hải Học Viện, Chùa Hải Đức... một số thắng cảnh vừa đủ làm nền cho những cuộc tình hè. Mỗi thứ một chút. Nha Trang có đủ!

Nguyễn Mộng Giác

 

* Những con số ghi trong phần Kinh Tế được lấy trong thống kê VNCH năm 1968.