Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

HỒ TIÊU TIÊN PHƯỚC

 

PHẠM HỮU ĐĂNG ĐẠT

 

"Trồng trầu thả lộn dây tiêu

Con đi đò dọc mẹ liều con hư"

(Ca dao Tiên Phước)

 

Vùng trung du Tiên Phước không những nổi tiếng là quê hương của các nhà chí sĩ yêu nước như Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng... mà còn được biết đến là nơi có nhiều sản vật quý như quế, tiêu, chè...Đặc biệt, tiêu Tiên Phước, với những phẩm chất tuyệt vời, hiếm có, xưa nay là niềm tự hào của người dân địa phương.

 

 

ĐÔI NÉT VỀ LỊCH SỬ

Tiêu là món gia vị được loài người phát hiện từ thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên, thời La Mã cổ đại, tiêu là một trong những sản phẩm quý được dùng như một món lễ vật để triều cống hoặc bồi thường chiến tranh.

Các nhà nghiên cứu cho rằng tiêu có nguồn gốc từ Ấn Độ. Đó là loại cây mọc hoang trong rừng nhiệt đới ẩm. Từ thế kỷ XII, tiêu được trồng và sử dụng rộng rãi trong bửa ăn hàng ngày. Ở Đông Dương, cây tiêu mọc hoang được tìm thấy từ trước thế kỷ XVI nhưng đến thế kỷ XVI mới có những giống mới được đưa vào canh tác. Tại Việt Nam, vào nửa cuối thế kỷ XVII, nhà bác học Lê Quý Đôn trong Phủ Biên tạp lục, đã ghi nhận một loại tiêu mọc hoang trong trắng Ở Quảng Trị. Theo ông mô tả thì cây tiêu lúc bấy giờ "...mọc đầy rừng, leo vào các cây mà mọc. . ."

Ở Tiên Phước, tiêu được trồng từ rất lâu. Vào đầu thế kỷ 17, tiêu là một trong những mặt hàng xuất khẩu của Đàng Trong. Linh mục Alexandre De Rhodes đặt chân lên vùng đất nầy lần đầu tiên vào năm 1624 đã chép lại rằng ở Đàng Trong có nhiều hồ tiêu. Người Trung Quốc đã ghé mua thứ hàng nầy.

Còn Maybon trong công trình nghiên cứu về "Lịch sử hiện đại của nước An Nam "( Histore modeme du pay d'annam ) thì cho rằng hàng hoá tại Hội An vào tiền bán thế kỷ XVI về thổ sản có tơ sống, đồ hàng dệt tơ, hắc đàn, trầm hương, đường, xạ hương, nhục quế, hồ tiêu, các giống gạo nếp. Thuyền Hoa và Ấn ghé đến để "ăn" hàng ấy.

Bên cạnh dó, Bénigne Vachet đến Quảng Nam vào năm 1671 và lưu lại 14 năm đã ghi rằng thời bấy giờ, các thương nhân nước ngoài như Nhật Bản, Xiêm La... thường đem bạc tới để mua hồ tiêu của Đàng Trong. Riêng nhà sử học Lê Quý Đôn đã ca ngợi Quảng Nam có nhiều của cải hơn Thuận Hoá. Theo ông ghi lại, Thuận Hoá không có nhiều của cải, đều lấy ở Quảng Nam với các sản phẩm như hồ tiêu, cá muối, gỗ lạt...ông còn chép là là giá mỗi tạ hồ tiêu vào nửa cuối thế kỷ XVII tại Hội An, Trung tâm thương nghiệp của đàng trong hồi ấy là mười hai quan.

Như ta đã biết, tiêu Tiên Phước tuy có số lượng không nhiều nhưng chất lượng thơm ngon. Từ bao đời nay, người dân địa phương trồng tiêu vừa để đáp ứng nhu cầu tại chỗ vừa có một ít dư thừa bán ra thị trường, coi như phần thu nhập thêm phần cải thiện đời sống gia dình. Xuất phát từ cơ sở đó, rõ ràng tiêu Tiêu Phước đã có mặt trên các chuyến tàu viễn dương đến các xứ sở xa lạ khác cách đây mấy trăm năm trong lịch sử.

 

CÂY TIÊU Ở VÙNG TRUNG DU TIÊN PHƯỚC

Việc trồng tiêu ở Tiên phước đã diễn ra từ đời nầy sang đời khác. Vì thế, người dân địa phương đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quý báu trong kỷ thuật trồng và chăm sóc tiêu.

Đất trồng phải thích hợp, cao, thoáng. Tiêu cần choái. Choái tiêu hay còn gọi là cây nọc có tác dụng tạo điều kiện cho cây tiêu leo bám dể dàng. Choái tốt nhất là dùng cây ươi, cây lạt mức. Đây là những loại cây mọc hoang trong rừng. Muốn lấy, người ta phải vào rừng, chọn những cây cao độ hai ba thước rồi bứng gốc chặt rễ. Nên nhớ khi chặt rễ, lưu ý chừa lại một ít để lúc đem về trồng ở hố đã đào sẵn, cây không chết. Ngoài ra, cây gạo, cây mít, cây cau cũng có thể làm choái được. Nói chung, hể làm choái, cần chọn những cây có da nhám, giữ được chất nước ở vỏ và đặc biệt nhất là phải ít rễ, không ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của cây tiêu.

Về giống, ngày xưa, người ta thường trồng bằng ngọn. Khi sống, đến mùa, tiêu ra hạt ngay.

còn trồng bằng "lươn" tức là những cây con nức tược dưới gốc thì lâu hơn, phải vài ba năm. Hằng năm, mùa mưa trùng với mùa trồng tiêu. Nhiều người cho rằng điểm thuận lợi nhất là vào khoảng 20 tháng 7 âm lịch.

Lúc mới trồng, cây còn yếu, phải che thật mát, tránh nắng. Nếu trời không mưa , mỗi ngày tưới ít nước cho thấm đều. Nhiều nước quá tiêu sẽ chết. Độ một tháng sau, tiêu đã mọc rể, bám sâu vào đất. Đến lúc ấy, người ta bèn dở hết lớp che ra, lượm sạch lá cây rơi rụng với mục đích không để sâu bọ, kiến...làm nơi trú ẩn, phá hoại cây tiêu.

Đến tháng thứ hai, phải dùng cuốc xăm đất nhằm "thông hơi".

Thỉnh thoảng, bón phân chuồng vào gốc để cây hút chất bổ, trở nên xanh tốt. Về mùa nắng, chung quanh gốc tiêu, người ta bỏ đá, gạch phía trên và lẫn lộn trong đất để giữ độ ẩm. cứ mỗi choái, người ta thường trồng ba, bốn cày tiêu, nửa ngọn, nửa lươn. Loại tiêu mới trồng, ra hạt lần đầu ít, chừng 3-4 lon. Càng về sau, cây càng ra nhiều nhánh, nhiều ngọn thì sản lượng càng tăng dần. Nói chung, năng suất thay đổi tuỳ theo từng choái, từng gốc, từng năm, ba ký đến 10 ký tiêu khô. Mỗi năm tiêu được thu hoạch vào tháng tư tháng năm. Tuổi thọ tiêu Tiên phước có thể kéo dài đến ba, bốn chục năm. Vì vậy, có những choái tiêu cao đến 10 mét.

muốn hái, người ta phải bắt thang leo lên. Ở Tiên Phước, tiêu là một thứ cây trồng rất phổ biến. Đến xã nào, vùng nào cũng có nhũng vườn tiêu xanh tốt. Nhưng, nổi tiếng hơn cả là tiêu Tiên Mỹ. .

Tiêu Tiên phước có hai loại :

tiêu sẻ lá nhỏ, thơm ngon, tiêu bộp lá to, hạt to nhưng ít thơm hơn. Có người cho rằng tiêu Tiên Phước chất lượng cao, ngang bằng với hạt tiêu Lampong và Mantơ của lndonesia nổi tiếng trên thi trường thế giới. Riêng Ở miền Trung, giá tiêu Tiên Phước bao giờ cũng cao hơn các loại tiêu khác ở Quảng Trị, Bình Định.

 

NHỮNG TỤC LỆ KIÊNG CỮ

Trồng và chăm sóc tiêu không phải là chuyện dễ. Nó đòi hỏi tốn rất nhiều công sức lẫn kinh nghiệm. Để thu hoạch được nhiều, người dân Tiên Phước, ngoài việc tăng cường chăm bón... còn tin vào những tục lệ kiêng cử nữa. họ nghĩ rằng, nếu tuân thủ theo những tục lệ kiêng cữ ấy vườn tiêu của họ sẽ không gặp những sự rủi ro, làm mùa màng bị thất bát. Vì vậy, khi gia đình có tang, đặc biệt lúc chính người trồng và chăm sóc tiêu hàng ngày chẳng may qua đời không những anh em, cha mẹ và họ hàng thân thuộc mà ngay cả những cây tiêu cũng được buộc khăn tang. Họ tin rằng, nếu không buộc, tiêu sẽ chết dần. Ngoài ra, những gia đình trồng tiêu không bao giờ đốt trầm bởi khi hương trầm toả ra, cây tiêu sẽ "xuống", tức là héo dần, héo dần...rồi chết.

Người phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt, không được hái tiêu. Nếu hái, tiêu sẽ rụi.

 

TIÊU VỚI Y HỌC

Xưa nay, tiêu là món gia vị đắt tiền trên thị trường thế giới.

Những nước xứ lạnh như Nga, Pháp, Đức...rất cần tiêu. Tiêu có mùi thơm đặc biệt, vị cay nồng, có tác dụng khử mùi tanh của thịt cá, thịt, tôm...Trong y học, tiêu dùng để điều chế các loại thuốc bổ dạ dày, dịch vị, giải nhiệt, làm thông tiểu tiện...Từ chất pipơrin trong hạt tiêu, người ta sản xuất ra hêliôtrêpin là một chất thơm rất đắt tiền. Còn theo y học cổ truyền dân tộc thì tiêu vị cay, tính ấm, có tác dụng hạ khí, tiêu đờm, kích thích tiêu hoá, trừ được các chất độc của nấm, cua, cá, lại chống cả nôn mửa. Nhiều bài thuốc chữa bệnh khá hiệu nghiệm có sự hiện diện của hạt tiêu như tiêu kết hợp với đậu xanh, măng tre trừ chứng đau bụng, tiêu rang cháy tán mọn hoà dầu dừa bôi lên ghẻ sẽ khỏi, tiêu dùng kem một số vị thuốc khác còn trị được bịnh ho khạc muốn mửa, thổ tả nghiêm trọng, chống sâu bọ vào tai. Linh mục Alexandre de Rhodes khi đến Đàng Trong vào nửa đầu thế kỷ XVII có nhắc lại một phương thuốc mà theo ông rất hiệu nghiệm do giáo dân chỉ vẽ cho ông : Bài thuốc trị binh đau dạ dày lúc đi biển. Trên thực tế chứng bệnh nầy đã nhiều lần hành hạ linh mục lúc ông lênh đênh giữa đại dương. Ông trình bày bài thuốc ấy một cách đơn giản như sau : mổ bụng một con cá lớn, lấy mấy con cá con ở trong, rắc lên chút hồ tiêu và ăn trước khi bước xuống thuyền.

Theo ông, chỉ cần vậy, dạ dày sẽ cứng cáp khoẻ mạnh, đi biển mà không sợ nôn mửa...

 

TIÊU VỚI CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN TIÊN PHƯỚC

Thật khó hình dung nổi nếu trong cuộc sống của người dân Tiên Phước lại thiếu ..cây tiêu!

Có thể nói rằng, tiêu là thứ gia vị tối cần. Kho hoặc chiên cá, xào thịt, làm nhân một số loại bánh trái...thêm chút hạt tiêu xay nhỏ sẽ làm tăng thêm sự thơm ngon, hấp dẫn. Nhiều năm về trước và ngay cả ngày nay, trong bửa cơm của người phụ nữ mới sinh dậy, các món ăn thường dùng nhiều hạt tiêu. Đôi khi vì kiêng cữ hay lý do nào đó, họ chỉ ăn muối tiêu.

Nhiều cụ già cao tuổi còn nhớ lại rằng Tiên Phước là một trong những vùng ở Quảng Nam đông đảo người Hoa đến lập nghiệp. Họ lập ra nhiều hiệu buôn ở đây như La Hồng Trấn, Trần Gia Lương, Lâm Hồng Nho, Phước Nguyên...Một trong những mặt hàng chính họ mua trên mảnh đất Trung nầy là hạt tiêu. Để làm điều này, họ thường có những "chân rết" là những con buôn người Việt. Hể mua bao nhiêu, họ đem lại cho những hiệu buôn người Hoa.

Ngày nay, bên cạnh những giống tiêu cổ truyền, nhiều giống tiêu mới đã mọc lên mãnh đất Tiên Phước. Dù sao đi nữa, tiêu luôn luôn là hình ảnh thân thuộc của người dân địa phương và là một thứ cây trồng góp phần quan trọng trong cải thiện đời sống kinh tế mỗi gia đình ở nơi đã sản sinh ra những nhà chí sĩ yêu nước mà tiêu biểu nhất là Phan Chu Trinh và Huỳnh Thúc Kháng.

 

(Đặc San Đất Quảng)