Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

HỘI AN,

NỖI NHỚ KHÔNG RỜI

 

THÁI TÚ HẠP

 

 

Hơn ba mươi năm kể từ cơn bão lửa thổi về đốt cháy quê hương, chúng ta như bầy chim hốt hoảng vụt cánh bay lên, mười phương bạt ngàn. Trong lòng mỗi kẻ ra đi đều mang theo những kỷ niệm nồng thắm một thời nơi miền đất chôn nhau cắt rốn, nỗi nhớ nhung ray rứt hoài không nguôi. Có cơ hội gặp nhau nơi xứ người, mừng vui khôn xiết. Người xưa đã biểu lộ tâm trạng trùng phùng hiếm quý đó vào thơ:

 

Cửu hạn phùng cam vũ

Tha hương ngộ cố tri...

 

Trong thế gian có hai điều thú vị: Nắng lâu gặp trận mưa rào. Xứ người gặp bạn đồng quê. Thời tiết đầu Xuân hải ngoại năm nay trời đất cũng đồng điệu với lòng người tha hương, những trận mưa Xuân xanh ngát cỏ non tươi thắm lá cành. Đi giữa mùa Xuân Cali mà ngỡ như đang dạo giữa mùa Xuân gió hiu hiu lạnh như ở Đà Lạt, Huế, hay Phố Cổ Hội An thân yêu. Thành phố cổ kính nơi chốn tôi đã sinh thành. Ở đó một thời vàng son kỷ niệm với bằng hữu Luân Hoán, Vũ Hữu Định, Hoàng Quy, Thành Tôn, Hoàng Lộc, Trương Duy Mãnh, Trần Dạ Lữ, Đinh Trầm Ca... Tôi còn nhớ một chiều mưa tôi vội vã về thăm Mẹ tôi ở ngôi nhà Phan Chu Trinh thân thương để tạ từ ra đi. Tôi không ngờ buổi chiều mưa đó, anh em tôi đã khóc trước đôi mắt nhăn nheo phủ nhòa nước mắt của Mẹ tôi, xem như lần gặp gỡ cuối cùng và cũng là duy nhất từ khi anh em tôi được cứu thoát ra khỏi trại tù Kỳ Sơn – Tiên Lãnh. Trên đường trở lại Đà Nẵng lòng tôi như dao cắt, đau đớn vô cùng vì tôi có cảm tưởng sẽ không bao giờ còn gặp lại Mẹ tôi. Sau chuyến vượt biển “thập tử nhất sinh” chúng tôi được chấp thuận định cư tại Los Angeles, và ba năm sau được tin Ba tôi mất tại Hội An. Nhớ lại mới ngày nào, gia đình chúng tôi hồi cư năm 1946 và ở ngôi nhà 49 Lê Lợi trước đình Làng Hội, có hai con voi chầu hai bên, nên dân chúng địa phương còn gọi là Đình Ông Voi. Sau khi Ba tôi buôn bán thua lỗ nghề làm đèn bạch lạp vì thiếu vốn không cạnh tranh nổi ở thương trường, Ba tôi đâm ra thất chí vào ẩn cư trong Chùa Phước Kiến, sớm chiều nghe tiếng chuông khua cho lòng dịu nhẹ chuyện nhân thế hư ảo phù vân. Từ thuở biết yêu người, yêu đời, tôi bắt đầu thích nghe tiếng chuông ngân và yêu hoa sứ trắng, mùi hương ngọc lan và đêm ngắm hoa quỳnh, nên thỉnh thoảng rủ bạn thơ Hoàng Quy, Thành Tôn, Duy Mãnh, Nguyễn Kim Sắc, Hoàng Lộc vào ngủ ở Chùa những đêm trăng tỏa sáng vừa uống trà, vừa đọc thơ ngâm vịnh. Ở đó, tôi đã đi vào con đường thanh thoát tịnh an của Đường thi, những Hoàng Hạc Lâu, Đề Tích Sở Kiến Xứ, Lộc Trại, Bạc Tần Hoài, Sơn Phòng Xuân Sự... như thứ rượu cất lâu năm thấm men vào tận đáy hồn ngây ngất. Và cũng ở đó xuôi giòng mê hoặc cùng với vóc dáng văn chương hiện thực của Tây phương như Heidegger, Apollinaire, William Saroyan, Henry Miller, Alexis Zorba, Camus, Sartre... trong Ý Thức Mới Văn Nghệ và Triết Học của Phạm Công Thiện. Ngày Mẹ tôi qua đời không về thăm được. Tôi chỉ còn hai em gái đã lập gia đình vẫn còn sống trong thành phố Hội An cổ kính thân thương đó. Mỗi lần có ai nhắc về Hội An, tôi hình dung ra Mẹ tôi ngồi buồn trong căn nhà tối tăm nhớ về bầy con đã bỏ Mẹ ra đi biền biệt. Không biết hồi chuông tiếng kệ có làm cho Mẹ tôi vơi sầu trong sát na vĩnh biệt ra đi? Khi chiến tranh bùng vỡ khốc liệt, Mẹ tôi đã từng cầu nguyện cho những đứa con bà đang lao trên giàn lửa, được an bình trở về. Khi chiến tranh chấm dứt, đất nước ngỡ ngàng an vui, nhưng lửa hận thù giữa người đối với người thì bốc cao, thâm độc ghê gớm. Mẹ tôi đã nuốt lệ xa con cho đến hơi thở cuối cùng. Ba mươi năm tôi vẫn làm thân lưu đày nơi đất khách, chưa bao giờ được chấp nhận về thăm Hội An.  Như thế cũng hay, để sống với những kỷ niệm êm đềm Phố Cổ Hội An ngày xưa... còn hơn nhìn thấy Hội An mất đi cái hồn tính hiền hòa tĩnh lặng đầy thơ mộng của ấn tượng Phương Đông... của một thời để thương để nhớ.  Chưa bao giờ con nhớ Mẹ như đêm nay giữa những đồng hương họp mặt chúc tụng lẫn nhau nhân ngày đầu Xuân. Những khuôn mặt một thời với Mẹ. Họ đã hỏi thăm Mẹ và chia sẻ nỗi buồn cùng Mẹ. Mẹ chơn chất đúng mẫu mực một bà Mẹ quê xứ Quảng. Con đường dài nhất của Mẹ là con đường hàng ngày đưa Mẹ từ nhà ra chợ Hội An để kiếm sống nuôi bầy con, và con đường từ nhà lên Chùa Tỉnh Hội và Chùa Phước Kiến lễ Chư Phật nguyện cầu cho mấy đứa con Mẹ an bình nơi viễn xứ. Hình ảnh phố cổ Hội An đã thật sự hiện về qua lời nhạc Xuân và Tuổi Trẻ của La Hối...

Những con đường Quảng Đông (Nguyễn Thái Học) với những hiệu buôn Phi Anh, Phi Yến, Huỳnh Hiệp, La Thiên Hòa, Nguyên Thắng, Trần Thị Nết... những khu phố tập trung người Minh Hương từ mấy đời lui tới bán buôn sầm uất. Theo Minh Sử của Trung Hoa cho biết từ năm Hồng Vũ thứ tư (1371) Minh Thái Tổ đã ra chiếu chỉ nghiêm cấm nhân dân miền duyên hải không được xuất ngoại. Từ thời gian đó đến thế kỷ XVI nhà Minh thi hành chính sách bế môn tỏa cảng gọi là “một tấc gỗ cũng không lọt ra hải ngoại” (thốn bản bất hạ hải) kéo dài hơn hai trăm năm. Đến đời Minh Mục Tông thay đổi chính sách chấp nhận cho phép thường dân xuất ngoại buôn bán với người ngoài. Đầu năm 1567 các thương nhân Trung Hoa bắt đầu lên đường đến giao thương với Việt Nam và hải cảng đầu tiên họ ghé đến là Hội An. Rất nhiều người Hoa đến Hội An và thích thú ở lại làm ăn với người bản xứ. Một đợt di dân khác đông đảo hơn xảy ra giữa thế kỷ XVI. Vào năm 1644 kinh đô Bắc Kinh của nhà Minh thất thủ đến năm 1658 nhà Minh hoàn toàn diệt vong. Năm 1662, Thanh Thánh Tổ lên ngôi, một số di thần và nạn nhân nhà Minh từ các tỉnh Phúc Kiến, Triết Giang đã từ khước sự thống trị nhà Minh nên đã lũ lượt kéo nhau vượt biển đến Hội An và vĩnh viễn ở lại, xây dựng chùa chiền theo từng bang hội Phước Kiến, Triều Châu, Hải Nam..., thành lập khu phố Quảng Đông buôn bán và kết nghĩa lâu dài với phụ nữ Việt Nam. Từ đó hết đời này đến đời khác nối tiếp liên tục phát huy và bảo tồn văn hóa kinh tế chung Hoa Việt tại Hội An (FaiFoo). Nói đến Hội An không thể nào không đề cập đến di tích lịch sử như Chùa Cầu, Chùa Viên Giác, Chùa Âm Bổn, Phước Kiến, Quảng Triệu, Bà Mụ... những nhân sự gắn liền với Hội An như Cao Lầu Ông Cảnh, Hoành Thánh Bà Hai Huế, Bún Bò Bà Chỉ Bà Dần, Phở Liến, Cà phê Đạo, Cà phê Tiêu, mắm dưa Bà Dinh Tô, họa sĩ Hồng Hưng. Tiệm thuốc bắc Thuận An Đường... Tiệm sách Bà Bình Minh, rạp ciné Phi Anh, nhà nhiếp ảnh nổi tiếng Hứa Văn Bân, tiệm ảnh Huỳnh Sỏ, Vĩnh Tân, Lệ Ảnh... mỗi con đường, mỗi góc phố đều nở rộ những thân thương từng bước chân thời thơ ấu. Tiếng kẻng khua vang trong tiềm thức ở những nơi chốn học đường từ chùa Bà Mụ, Âm Hồn Bà Rơi, đến Trần Quý Cáp, Diên Hồng, Bồ Đề, Lễ Nghĩa như một khơi dậy nồng thắm. Thành phố như một mái ấm gia đình giữa người Minh Hương và người Việt bản xứ, chan hòa trôi chảy êm đềm như giòng sông Sài Giang. Khoảng cách xa vời ngàn dặm chim bay, bên này Thái Bình Dương từ Long Beach hướng về Cửa Đại Hội An gần mười ngàn hải lý. Con đã nhìn ra Mẹ trong trí tưởng. Nắng đầu Xuân lay nhẹ mái tóc bạc, nụ cười Mẹ vẫn hiền hòa như thuở nào khi mấy anh em về thăm Mẹ ở chiến trường xa. Cây mai vàng trong Chùa Long Tuyền đã nở, nơi mảnh đất thân yêu bà ngoại, Ba Mẹ an nghỉ ngàn năm. Ở bên này đại dương, các con đang như những con ốc cuốn hút trong guồng máy vĩ đại thực dụng, quần quật với đời sống siêu tốc hàng ngày. May quá ta có em, người tình dễ thương đã sinh ra và lớn lên ở Phố Hội, đã theo ta suốt cuộc đời buồn vui chia sẻ. Và đêm nay những người Hội An đã cho ta tìm thấy chút lửa ấm nơi quê người. Xin cám ơn đời, xin cám ơn bằng hữu đã cùng ta khơi dậy những xúc động về nơi chốn thân thương đầy ý nghĩa trong những ngày đầu Xuân...