Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

HỘI AN MÙA NHỚ KHÓI

 

PHÙNG TẤN ĐÔNG

 

Một người ở Hội An viết về nỗi nhớ Hội An đầy cảm giác vào một chiều cuối năm. Hỏi có lời mời gọi nào thiết tha hơn thế với những ai chưa một lần về phố Hội…

Đã biết rằng quên là chẳng nhớ – mà sao còn có một chiều nay…

Chiều nay là buổi chiều nào vậy, tôi – một kẻ hơn nửa đời đi, rốt cũng chỉ là loanh quanh, giang hồ vặt. Có phải buổi chiều đứng ở Hà Tiên nhìn mặt trời lặn trên vùng biển Tây – cực Nam đất nước, hay buổi chiều xa lơ xa lắc nào ngồi bè nứa từ Sơn Động về Chũ, trên sông Lục Nam, lúc ấy chưa biết Văn Cao có bài Mùa xuân đầu tiên, có “với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông…” mênh mông một nỗi nhớ nhà, nhớ Thu Bồn, nhớ căn nhà của nội ở bên sông, mùa đã dâng sương tháng Chạp, hoa cải đã vàng. Nỗi nhớ thật lạ lùng, mãi sau này đọc Ngô Khắc Tài, mới biết đó là nhớ… khói. Truyện của Ngô Khắc Tài kể về một cô giúp việc người miền Tây Nam bộ lên Sài Gòn… Cô rất siêng năng, làm việc chăm chỉ nhưng thi thoảng lại ngồi khóc một mình. Chủ nhà gặng hỏi, cứ im lặng, mãi mới thú nhận là nhớ, nhớ ai? Cô bảo dưới quê cũng chẳng còn ai mà nhớ, chỉ thấy nhớ khói… đốt đồng và muốn về một lần để hít khói rồi lên ngay. Con người thật lạ, đôi khi con người chẳng nhớ con người lại đi nhớ những cái không đâu.

Trong thơ xưa, chẳng phải Thôi Hiệu đã từng thấy khói sóng trên sông mà nhớ nhà đó ư? “Nhật mộ hương quan hà xứ thị/ Yên ba giang thượng sử nhân sầu” (Quê hương khuất bóng hoàng hôn – Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai – Tản Đà dịch). Vừa Tết năm ngoái, nhà thơ Nguyễn Đông Nhật có viết một bài thơ về sự thiếu vắng hơi ấm con người khi chúng ta đang sống với những căn nhà hình hộp khép kín, những cái bếp ga… Quả là một sự mai một ký ức thật sự, khi đến một lúc nào đó, thế hệ con cháu chúng ta, một hôm chợt hỏi, ông Táo là chi, đũa bếp, đũa trui là chi, ống thổi lửa là chi, thì lúc ấy, những người lớn phải bình tâm, phải lắng lại để nhớ về một thuở, rồi mới thủng thẳng trả lời… Ừ, là thế này, thế này…

 

Đũa trui, đũa bếp có đôi

Bỏ ống thổi lửa mồ côi một mình

(Ca dao Quảng Nam)

 

Rằng đũa trui là đũa được rèn bằng sắt, thép thành hai chiếc dùng để gắp lửa than vì đũa tre rất dễ bị lửa táp, mau hư… Rằng đũa bếp là đũa làm bằng tre, rất to bản, cùng công dụng, nhưng lâu lâu cũng được dùng để khuấy nồi cám heo, để đùn rơm rác vào bếp. Cái ống thổi lửa là ống làm bằng tre, khoét rỗng mắt dùng để thổi hơi từ miệng vào lửa bếp, tiếp sức cho lửa cháy… Những thứ đó dần dần “tuyệt chủng” khi chúng ta dùng bếp ga. Nhiều khi đâm lo nếu mai này, ai đó rong ruổi trên đường xa, buổi chiều tối mà tịch không có một ánh lửa ở chân trời, những căn nhà thiếu ngọn lửa ấm, nhất là những căn nhà ở vùng cao và tiếc biết bao nhiêu, những ánh lửa của ký ức đã từng bập bùng trong trí tưởng… có thể là, ánh lửa than tàu hỏa rơi trên đường ray trong truyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam, chuyến tàu từ ga Cẩm Giàng lên Hà Nội, ánh lửa trong thơ Bằng Việt… “Một bếp lửa chờn vờn sương sớm/ Một bếp lửa ấp iu nồng đượm/ Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”, rồi trong ký ức của Mai Linh về căn nhà của mẹ “Giàn mướp mùa bão nào cũng đổ/ Mái tranh lốt thốt mùa mưa/ Ông đầu rau lấm lem xó bếp/ Trấu tong teo tro lửa mất mùa” (Ám ảnh), rồi trong thơ “ma thuật” của Trần Tuấn “lửa của tàn tro hát về tàn tro của lửa”

 


Hội An qua ống kính Dương Minh Long

 

Độ rày, những người được gọi là “lớn” theo nhiều nghĩa, lớn do tuổi tác, lớn do danh phận trong đời… thường được mời đi dự những buổi tiệc đứng, tiệc buffet sang trọng, thức ăn phần lớn toàn là thịt, loại thực phẩm cao cấp một thời, giấc mơ huy hoàng của thời bao cấp… chắc chắn những bữa tiệc như vậy các món thường được nấu bằng bếp ga, loại bếp mà những người làng tôi gọi là bếp Tây… Mãi rất nhiều năm, rất nhiều người Việt vẫn không “hội nhập” được những bữa tiệc đứng. Nhiều người sau một hồi đứng chỉ muốn ngồi, nhiều người cứ quen ngồi khi được biết phải “tự phục vụ” bèn đứng lên thì tiệc hết. Ôi, vẫn còn đông lắm, đông lắm những người có tâm hồn “ngoại ô”, giữa đám đông ồn ã lại thèm về ở cánh đồng làng, vun một đống rơm, nướng con cá tràu bọc đất sét, xong, nhón tí mồi, tợp một ngụm rượu, rên một tiếng khà, ngửa cổ lên trời nhìn mây bồng bế nhau lang thang chân trời góc bể… hoặc có kẻ đang đi trên phố, phố đương thu “thèm hoang vắng vỉa hè nằm ngửa – vàng của thu rón rén êm đềm…” (Mai Linh). Suy cho cùng cũng là nỗi nhớ, nhớ những cái không đâu.

Tôi có một người bạn nghiện khói lá vườn, y có thể hít hà rồi phân tích nào là mùi lá chanh bắt lửa, khét nồng nã, lá mít cháy thơm mộc mạc, lá vú sữa vừa cháy vừa kêu rên sung sướng. Y bảo y nghiện vì suốt thời thơ ấu, chiều nào mẹ y cũng quét lá sân vườn, sắp xếp từng chiếc lá để nấu cám heo, y nhớ nhất là những chiều cuối năm… Thì đây, độ rày ở các thành phố, thị trấn của vùng quê Quảng Nam, nhiều nhà đã mua bánh tét từ các đại lý, thế nhưng chỉ cần xa một chút về phía những làng ngoại ô, việc nhà nhà nổi lửa nấu riêng hay góp chung một nồi bánh tét là chuyện “đến hẹn lại lên”. Những chiếc ghe chở củi gộc ở Trung Phường, Nồi Rang lên, Đại Lộc xuống, thứ củi chỉ chuyên để nấu bánh tét vì cháy đượm, cháy lâu. Những gánh lá chuối xếp từng bó mượt mà như giấy từ các làng ở Điện Bàn, Duy Xuyên… dọc bờ sông trắng nắng chang chang (Hàn Mạc Tử) để bán cho người gói bánh. Tháng Chạp, bên sông Thu Bồn, nhiều đoạn rực vàng một màu hoa cải và ấn tượng nhất vẫn là những đụn khói đốt đồng. Khói rất thơm mùi lúa sót, mùi tàn lụi của bạt ngàn hoa dại.

Thời của bếp ga, vắng một áng tóc dài thơm mùi bồ kết, mùi tóc gội lá chanh bên bếp lửa ở chái bếp sau nhà, vắng những câu chuyện vui buồn bên bếp lửa nồi bánh tét những đêm cuối năm… Ở Hội An, vẫn còn đó, những bếp lửa và mùi thơm bánh mứt, mùi thơm của hương trầm, nhang khói thơm ngập tràn, dọc dài con phố chiều tháng Chạp. Mai ngày vắng bếp lửa củi ư? Tôi chỉ biết mỗi mùa lụt, mẹ tôi vẫn giữ một cái om lò (bếp cà ràng như cách gọi trong Nam) bằng đất, mấy bó củi khô, mấy hũ nước uống, mang cái om lò lên chỗ cao để nấu cơm, nấu nước… Nghĩa là tự bao đời, người quê tôi đã quen sống với sông nước, với lũ lụt. Chắc chắn mai này dù vật đổi sao dời thì vẫn không mất đi bếp lửa. Những ngày mưa, củi ướt khó nhen, khói cay đổ nước mắt nước mũi, rồi những người mẹ, người vợ còn chịu cảnh “heo kêu con khóc…”, vẫn cứ còn sự tích ba ông Táo, những thang thuốc nam, thuốc bắc “sao vàng hạ thổ” cần đến lửa bếp, rồi ở những cụm rừng xa, đèo heo gió hút còn cần những bếp lửa… Cứ hình dung những chiều cuối năm, những đứa con xa trở về “làng tôi dưới những chòm mây trắng”, nhìn từ xa về hướng làng thấy những ngọn khói bếp lan trên những mái nhà, chao ôi khói lam chiều mới ấm áp làm sao, có tâm hồn nào mà không dâng lên một niềm yêu xứ sở.

 

Theo TTVH