Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

HỒ BA BỂ

 

TRẦN CÔNG NHUNG

 

 

Trời đã sáng mà thành phố còn ngủ êm. Bến xe miền núi sao mà buồn, lơ thơ có mấy chiếc, khách chẳng một người. Tiếng loa phát thanh công cộng lẫn với tiếng nhái ở bìa rừng làm cho tôi có cảm tưởng như mình đang sống trong một thành phố mới hồi cư. Bến xe sát rìa thành phố, thành phố thì cứ phá núi đồi nới dần ra, nên ngồi trong phố mà nghe được tiếng động của rừng núi ngoài xa, song tuyệt nhiên không nghe tiếng chim. Ở Hà Nội sáng sớm, tiếng Họa Mi, tiếng Khướu hót vang, đây là quê hương của chim thì lại không nghe tí gì. Nhưng âm thanh nhiều quá có khi làm cho chúng ta thêm mệt mỏi. Đôi lúc vắng vẻ lại hóa hay. Gọi ly cafe ở quán ngay cửa vào bến, tôi ngồi chờ xe. Mỗi tuyến xe có vị trí riêng. Chỗ xe Chợ Rã đang bỏ trống. Mãi đến gần 7 giờ mới có tiếng loa mời khách lên xe. Điều này ít nơi nào có, tôi nghĩ, do sinh hoạt vắng lặng quá nên nhân viên bày chuyện mời gọi cho xôm trò vui tai, chứ khách có bao nhiêu đâu. Dù vậy, tôi cũng rời quán cafe. Lúc ngang qua phòng điều hành bến, tôi nghe một câu than phiền của chị nhân viên: "Một tên làm bẩn môi trường bến". Một hành khách nào đó vừa vứt bao thuốc lá giữa sân. Thói quen của người dân trong nước là ưa dùng từ một cách quá trịnh trọng trong những trường hợp thông thường. Năm 75, lúc còn làm nghề thầy, một em học sinh miền Bắc cũng đã nói một câu rất tự nhiên : "Yêu cầu các bạn ghi vào sổ nghị quyết của Tổ". Chuyện học tập ghi chép bình thường, có gì quan trọng mà phải thế.Xe Chợ Rã đã đến, chiếc xe 15 chỗ ngồi, tôi là người đầu tiên. Đúng giờ xe chuyển bánh, nhưng lại chạy bốc hàng, đón khách. Phải tập thói quen chịu đựng, nôn nóng chẳng ích gì. Tôi được dịp "tham quan" quanh thành phố. Quán hàng đã ít lại vắng hoe. Đón thêm khách lấy thêm hàng một đỗi, xe mới thật sự khởi hành.Hồ Ba Bể là thắng cảnh nổi tiếng và đáng xem, cách Bắc Cạn chừng 60km, đi hướng Chợ Rã. Từ Phủ Thông về chợ Rã qua 3 con đèo: Vi Hương, Mỹ Phương và Chu Hương.Đèo không cao nhưng trên đèo nhìn xuống cảnh bản làng có chỗ rất đẹp, nhất là đoạn sắp xuống đèo vào chợ. Từ chợ Rã đi Ba Bể bằng xe ôm. Khách đi Ba Bể không thường lại ít, nên không có buýt đưa đón như những nơi khác. Những đoàn khách đông thì đã có xe riêng đi từ Bắc Cạn. Lúc xuống xe, bác tài nói nhỏ với tôi: "Để xem thằng nào đàng hoàng tôi gọi cho bác, đây bọn hút đông lắm". Anh đảo quanh một vòng rồi kêu cho tôi một anh lớn tuổi, vẻ mặt hiền lành. Tôi phác họa lịch trình với anh xe: - Thường mấy giờ còn xe về Bắc Cạn?- Dạ hai ba giờ là hết xe.- Vậy đi một vòng Ba Bể rồi về lại có kịp không? Bây giờ mới 9 giờ?- Dạ kịp.- Đi, về anh tính bao nhiêu?- Dạ 40 nghìn.Được rồi, chúng ta đi ngay.Đèo Ba Bể, một phần thuộc khu Vườn Quốc Gia. Theo tài liệu thì Vườn Quốc Gia Ba Bể có nhiều loài động vật và thực vật quí hiếm, đặc biệt có 400 loài bướm. Lúc xuống gần hết đèo, trước mắt tôi hiện ra một vùng nước trong xanh, bao quanh là núi. Tôi đập vào vai anh xe mấy cái, xe dừng, tôi tìm một chỗ cao để chụp ảnh. Anh xe làm ra vẻ hiểu biết: "Xuống bến có nhiều cảnh đẹp, bác tha hồ chụp".Tôi lặng nhìn hồ nước bao la, không thuyền qua lại, rừng cây soi bóng lung linh, cảnh thật hoành tráng và đẹp khôn tả. Một ý nghĩ thoáng qua "Đất nước thế này mà con người cứ lôi nhau ra quần thảo triền miên kể cũng lạ". Từ thời Thập Nhị Sứ Quân đến thời Trịnh Nguyễn qua thời cận đại, người dân cứ phải lo chống đỡ tên đạn gươm đao thì xứ sở làm sao theo kịp người.Tiếp tục ngồi xe, tôi hỏi:- Có 3 hồ, đây là hồ thứ mấy?- Hồ thứ nhất.- Hai hồ kia cũng nằm gần đây?- Dạ ba hồ chung một, thông nhau bằng mấy eo nhỏ.Vài phút sau, xe xuống một bến đò. Hồ bây giờ chạy dài trước mặt, nước trong xanh. Xa tít bờ bên kia, một khóm nhà mái ngói đỏ . Anh xe bảo đấy là bản Pó Lù và là bến đò đi chợ Đồn.Vắng khách, mấy anh nhân viên ngồi đấu láo tại bàn giải khát của quán nước trên bến. Gần đấy có một nhà hàng, không thấy ai vào ra. Tôi hỏi thuê thuyền đi xem hồ. Đi một vòng hồ, thăm Ao Tiên (Fary Pond), thác Đầu Đẳng, giá 150 nghìn. Nếu giá 100 nghìn thì chỉ đi Ao Tiên, thăm hồ rồi quay về. Thuyền có mui che nắng và ngồi bằng ghế nhựa rời, bình dân, không như thuyền rồng sông Hương, xứ Huế. Tôi đi giá 100 nghìn, và rủ anh xe cùng đi, tiện thể nhờ anh mang ba lô. Trước khi xuống thuyền tôi mua chai nước khoáng, mấy bánh "lương khô". Quán nghèo đến quả chuối củ khoai cũng không có.Con thuyền máy chạy rất êm, vận tốc vừa phải, tôi ngồi đầu mũi thuyền cho dễ làm việc. Lần đầu tiên tôi phân biệt được rừng nguyên sinh khác với rừng thường. Hầu hết cây mọc thẳng tắp, tàng lá xếp lớp gọn gàng và mượt mà. Tôi có cảm tường toàn khu rừng là những cây kiểng gom lại. Có những cây lá hoe vàng trong thế upright, tàng lá phân từ dưới lên, đều đặn và đúng cách chẳng khác gì một cây kiểng hoàn chỉnh. Và quả thật nghệ thuật Bonsai là nghệ thuật bắt chước thiên nhiên để thu gọn cây trong chậu. Rừng nguyên sinh như mái tóc của người con gái được chải bới gọn gàng mướt bóng, không như những khu rừng bị chặt phá, cành nhánh đâm loạn xạ như một đầu tóc khô khốc rối bù.Hồ rộng bao la như vầy nhưng chỉ thấy một hai thuyền độc mộc buông lưới. Chiếc thuyền bé tí và dài như lá tre, thật mỏng manh, tương phản với cảnh trí hoành tráng, gợi cho tôi ý niệm sáng tạo nghệ thuật cách sinh động. Sát bờ bên kia có chiếc lưới rớ cá màu đỏ, không hiểu vì thói quen dùng màu hay do ý thức nghệ thuật, chiếc rớ màu đỏ nổi hẳn lên nền núi xanh thật bắt mắt.Thuyền chạy gần bờ bên tả, có nhiều vách đá đẹp như những tác phẩm tranh sơn dầu. Từng vệt màu vàng sẩm, màu cam, màu cơm cháy, màu xám mốc, vẽ theo nhiều hình thù kỳ dị vĩ đại, mà trí con người khó tường tượng được. Có chỗ, gân đá như nét vẽ bút lông, trông chẳng khác gì tranh thủy mạc? Thỉnh thoảng một vài cây lâu đời nằm ngã ra mặt hồ, đẹp kỳ lạ. Thật sự là nhìn không chán mắt.Thì ra con người học ở thiên nhiên nhiều thứ và còn nhiều thứ chưa được học. Tôi lại chợt nhớ câu nói của vị Bác Sỹ khám bệnh thường kỳ cho tôi, "...Trong vũ trụ còn cả triệu điều bí ẩn, con người chưa khám phá ra, nên con người thường tự cao tự đại về cái biết của mình".Hôm nay trời khá trong, đi trên hồ mát thoáng, người thấy nhẹ và sảng khoái vô cùng. Giá có thì giờ cho thuyền chạy mãi thì còn gì thú bằng. Tiếng máy nổ tự nhiên hạ thấp, thuyền chậm lại và từ từ vào bờ. "Chú lên tham quan Ao Tiên", nói xong người tài công lại châm một câu hài:- Có gặp Tiên chú cũng phải về, kẻo cháu mất công báo cáo nghe chú.

Tôi cũng thấy vui:- Cậu yên tâm. Tôi đã từng gặp Tiên, không sao đâu.Đường lên Ao Tiên theo những bậc đá tự nhiên, có chỗ dốc đứng, khó đi. Song cũng chỉ một chốc là đến. Không hiểu sao gọi là ao, thực ra đây là hồ, hồ khá rộng. Ao Tiên ở độ cao tách hẳn với Hồ Ba Bể, nhưng người địa phương cho biết khi nước hồ xuống thì nước ao cũng xuống. Hồ và Ao có ăn thông nhau? Nếu ăn thông thì nước Ao đã trút hết xuống Hồ. Ngay chỗ đầu tiên bước lên, có một sàn gỗ tay vịn trườn ra mặt hồ, vừa cho một hai người đứng để chụp ảnh. Cảnh trí đẹp trong cảm giác của con người trước thiên nhiên, về mặt thẩm mỹ thì bình thường. Ai đã đặt tên Ao Tiên?Người ta đồn ngày xưa, đêm đêm, nhất là lúc có trăng, Tiên thường xuống tắm, và cả bầy chứ không phải một hai.Nhưng rồi vì người trần rình xem, nên Tiên không xuống nữa. Tôi thì cho rằng trước đây vùng này có người Dân Tộc ở, Ao Tiên là chỗ phụ nữ tắm hàng ngày, người mình bắt gặp và thấy đẹp cho là Tiên.

Chụp một ít ảnh, tôi trở lại thuyền và đi tiếp. Người tài công thấy còn sớm nên nài mời tôi đi thác Đầu Đẳng.- Đến đây là hết Hồ Ba, trên đường về qua Hồ Hai và Hồ Một. Còn sớm, chú đi thác Đầu Đẳng cháu đưa đi.- Em liệu 1 giờ về bến được không? Chú phải có mặt tại Chợ Rã lúc 2 giờ để về Bắc Cạn.- Đảm bảo chú kịp, cháu chạy quen cháu biết.- Vậy thì đi .Máy xình xịch nổ, thuyền tiếp tục chạy về hướng Bắc. Cảnh sắc thay đổi liên tục, có những cây xanh màu lá mạ soi bóng mặt hồ, đẹp ơi là đẹp. Những hang đá miệng toang hoác, tối om, như những con quái vật đang há mồm. Một lát sau, tự nhiên thuyền vào một vùng nước đục ngầu. Anh xe ôm cho biết do nước mưa trên nguồn đổ về theo con sông Năng. Tôi lại ngạc nhiên hỏi:- Vậy Hồ Ba Bể thông với sông à?- Dạ đúng thế, đây là sông Năng đổ ra thác Đầu Đẳng rồi chảy về Tuyên Quang.Điều làm cho tôi chưng hững là, lâu nay, cứ tưởng Hồ Ba Bể nằm tách biệt trên đỉnh núi. Hóa ra cũng là hồ bình thường ăn thông với sông. Thuyền ghé vào bến, đã có mấy thuyền của khách tới trước.- Mời chú xuống đi bộ ra thác.- Thác còn xa không?- Dạ gần đây thôi.Trên bến có chừng dăm nhà dân, hầu như toàn người Dân Tộc. Nhà vừa là quán hàng, quán hàng kiểu thôn quê, mấy lon nước ngọt, vài gói thuốc lá... Theo con đường mòn ven sông, đi một lát thì vào một khu cây cối um tùm rậm rạp.Tôi đã nghe tiếng nước đổ. Càng gần càng mạnh. Lúc leo lên một dốc khá đứng thì có tiếng người nói lao xao. Một đoàn khách bắt đầu ra về. Bây giờ đã rõ tiếng thác. Thác không cao như thác Prenn ở Đà Lạt, không lớn như thác Bản Giốc Cao Bằng, nhưng hung hãn lắm. Thác đổ qua nhiều dốc đá nên dòng nước chảy mạnh, âm vang rầm rầm cả một vùng rừng núi. Anh xe kể cho tôi chuyện trước đây có hai người vô ý trượt chân, bị thác nuốt luôn không tìm thấy xác. Một cô gái người ngoại quốc, tuổi mới đôi mươi, một cậu trai người Tuyên Quang. Bình thường thiên nhiên trông hiền lành êm đềm, nhưng khi nổi cơn thịnh nộ thì sức người khó mà chống nổi.Trở lại bến vừa đúng mười hai giờ. Khách đang dùng cơm trưa đầy các quán. Tôi dục thuyền quay về cho kịp giờ xe.Ngồi thuyền ngắm cảnh hai bên hồ vẫn thích. Không một tiếng động nào ngoài tiếng máy thuyền. Thỉnh thoảng thấy một vài con ó, anh xe cho biết trước đây vùng này khỉ rất  nhiều nhưng người Dân Tộc săn bắt hết. Trở về, thuyền chạy vòng qua hồ hai rồi cập bến. Về lại chợ Rã đúng 2 giờ chiều. Tôi đinh ninh vẫn còn xe đi Bắc Cạn, nhưng ra ngã ba ngồi chờ một lúc không có xe. Tôi hơi lo, nếu phải ở đến hôm sau thì nhỡ hết công việc. Anh xe trấn an tôi: "Bác không phải lo, em chở bác ra Phủ Thông đón xe Cao Bằng về lúc nào cũng có". Cuối cùng tôi phải đi xe ôm qua 3 con đèo ban sáng, 40 cây số, vừa nắng vừa mệt. Nhưng bù lại cũng chụp được nhiều ảnh hay.Tại ngã ba Phủ Thông, chờ cả tiếng đồng hồ vẫn không thấy xe Cao Bằng. Mấy anh xe ôm lại kè kè gạ gẫm. Ôm thì cũng được nhưng vừa ôm suốt 40 cây số nên ngán lắm, ôm không cũng chẳng ham. Để khỏi sốt ruột, tôi hỏi mua một ki lô trái vải, giải khát trong khi chờ đợi. Cô chủ quán nhìn tôi có vẻ lạ nên hỏi:- Chú đi có một mình thôi à?Mấy mình thì cô đã thấy. Tôi làm thinh, người cứ như say nắng, chỉ muốn nghỉ một lúc cho khỏe. Cô gái lại hỏi:- Chú đi Ba Bể về?- Vâng, thường giờ này còn xe về Bắc Cạn không cô?

- Chợ Rã còn một chuyến chưa lên sao chú không đi?Chợt có người hô "Xe kìa". Đúng! Một xe đò lên từ hướng chợ Rã. Tôi mừng rỡ nhảy ra đón. Hỏi mới hay, lúc nào Chợ Rã cũng còn chuyến xe cuối, 3 giờ chiều. Anh xe đã dấu tôi.Lúc ở ngã ba, anh trao đổi bằng tiếng Dân Tộc với ông chủ quán bên đường và ông này khẳng định với tôi, không còn xe Chợ Rã nữa. Anh đã lừa tôi để chạy thêm 40km. Nghĩ thế thôi chứ cũng không phiền gì, chuyện cơm áo còn khối người mánh mung táo tợn hơn nhiều. Kết thúc một ngày thế là tốt đẹp. Trở lại nhà nghỉ, tôi chuẩn bị ngày hôm sau đi Cao Bằng.