Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

HÀ TIÊN THƠ MỘNG

 

NGƯỜI LONG HỒ

 

Về phía Tây của ba tỉnh Cần Thơ, Long Xuyên và Châu Đốc là vùng Rạch Giá Hà Tiên. Dới thời các chúa Nguyễn, đồng bằng Nam bộ có 3 dinh (Biên Hòa, Gia Định và Long Hồ) và trấn Hà Tiên. Thuở ấy Hà Tiên trấn bao gồm một vùng bạt ngàn từ Hà Tiên, Rạch Giá, Cần Thơ, Bạc Liêu, và Long Xuyên (Cà Mau ngày nay). Đến khi Nam kỳ chia làm 6 tỉnh thì tỉnh Hà Tiên vẫn bao gồm những vùng đất trên. Về vị trí (của Hà Tiên trong Nam Kỳ Lục Tỉnh), phía Đông và Tây Nam của Hà Tiên giáp An Giang, Tây giáp Vịnh Thái Lan và Tây Nam giáp biển Đông, phía Bắc giáp Cao Miên. Đất Hà Tiên do Mạc Cửu, một trung thần của nhà Minh, không phục nhà Thanh, nên di cư sang khai khẩn lập nghiệp. Đến năm 1714 thì xin nội thuộc nhà Nguyễn.

Năm 1735, sau khi Mạc Cửu qua đời, con là Mạc Thiên Tứ lên thay làm Tổng Trấn Hà Tiên. Năm 1757, sau khi ông xin Chúa Nguyễn được hỗ trợ giúp đưa vua Miên là Nặc Tôn về xứ và đánh dẹp bọn loạn thần, Nặc Tôn nhớ ơn bèn dâng 5 phủ là Châu Sum, Sài Mạt, Linh Quỳnh, Cần Bọt và Vũng Thơm cho Thiên Tứ, ông bèn đem năm phủ ấy xin nội thuộc vào chúa Nguyễn. Chúa cho lập ra 5 đạo gồm Kiên Giang (Rạch Giá), Long Xuyên (Cà Mau ngày nay), Trấn Giang (Cần Thơ ngày nay), Ba Xuyên (Sóc Trăng) và Bạc Liêu. Như vậy tính đến năm 1757 thì toàn bộ Nam Kỳ đã nội thuộc Việt Nam. Về sông ngòi thì Hà Tiên trong Nam Kỳ Lục Tỉnh, vùng Rạch Giá và Chương Thiện có hai con sông lớn là Đại Giang (sông Cái Lớn) và Tiểu Giang (sông Cái Bé), riêng vùng Cà Mau thì có sông Bồ Đề. Sau khi Pháp chiếm xong Nam Kỳ, chúng chia Hà Tiên ra thành năm tỉnh là Hà Tiên, Rạch Giá, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng. Một phần của Trấn Giang (Cần Thơ) được sáp nhập vào tỉnh Tam Cần (tỉnh lỵ đặt tại quận Trà Ôn). Trước khi Pháp chiếm Nam Kỳ, thì Hà Tiên hãy còn là một tỉnh rộng lớn có hạng trong sáu tỉnh của Nam Kỳ Lục Tỉnh. Công nghiệp khai khẩn, xây dựng và phát triển vùng Hà Tiên gắn liền với dòng họ Mạc di dân từ Trung Quốc hơn 300 năm về trớc, từ thời Mạc Cửu, đến Mạc Thiên Tứ và Mạc Tử Sanh... Thuở ấy dù Mạc Cửu đã dâng đất Hà Tiên cho các chúa Nguyễn, nhưng các chúa vẫn tiếp tục cho ông cha truyền con nối làm Tổng Trấn, và dòng họ Mạc đã liên tục ba đời đem hết công sức của mình biến vùng đất hoang sơ ấy thành một vùng phì nhiêu trù phú. Điều khó khăn nhất cho vùng Hà Tiên chính là nơi khai sanh ra Chiêu Anh Các, một thi văn đàn sớm nhất của miền Nam do Mạc Thiên Tích sáng lập. Đồng thời Hà Tiên cũng là nơi sinh trưởng của cố thi sĩ Đông Hồ, một nhà thơ và nhà văn hóa lớn của Việt Nam vào thế kỷ 20. Vì nước ngọt rất khan hiếm, nên thời Mạc Cửu ông đã khuyến khích nhà nhà đào ao trồng sen để giữ nước ngọt đủ xài cho cả năm. Hà Tiên là một vùng hết sức đặc biệt, vì nằm ngay trong vùng châu thổ sông Cửu Long nhưng lại có nhiều hang động đẹp chỉ sau có Hạ Long. Về phía Đông thị xã Hà Tiên là Đông Hồ, dài chừng 3 cây số, rộng gần 2 cây số, hữu ngạn bờ hồ có núi Ngũ Hổ, tả ngạn là núi Tô Châu sừng sững như thách đố cùng tuế nguyệt, về phía Đông của hồ là sông Giang Thành và phía Tây là sông Hà Tiên. Đông Hồ là một hồ nước rộng gần 6 cây số vuông, mặt nước phẳng lặng giữa bốn bề sông núi hùng vĩ, tạo ra thắng cảnh thật tự nhiên và thơ mộng. Cách Hà Tiên chừng 4 cây số về phía Tây là mũi Nai, một mỏm đá cao khoảng 100 mét nằm nhô ra biển, tại đây người ta có thể trông thấy bờ Đông Bắc đảo Phú Quốc dễ dàng. Trên đỉnh mũi Nai là ngọn hải đăng được Pháp xây hồi thế kỷ thứ 19. Tuy mỏm đá của Mũi Nai nhô cao ra ngoài, nhưng bãi biển tại đây lại bằng phẳng, rất thích hợp cho việc tắm biển. Đi trên quốc lộ 17 về phía biên giới Miên Việt, cách thị xã Hà Tiên chừng 3 cây số chúng ta sẽ đến Thạch Động hay "Thạch Động Thôn Vân" (động đá nuốt mây). Từ trên phi cơ nhìn xuống từ xa xa, Thạch Động như một tảng đá thật to nằm cheo leo một mình giữa một vùng bình nguyên bằng phẳng, cửa động nằm trên cao độ 50 mét, không riêng gì buổi sáng và chiều mà hầu như lúc nào mây cũng vắt ngang qua động, dù động không cao lắm. Trong động có nhiều hang khá rộng, được tạo nên bởi sự xâm thực đá từ cuộc nước rút (khoảng 4 hay 5 mét) sau cùng cách nay khoảng 1 .200 năm. Rồi những dòng nước theo ngàn năm xâm thực đá đã tích tụ vô số những thạch nhũ tuyệt đẹp và độc đáo trong hang. Ngoài ra, trên một ngọn đồi cách thị xã Hà Tiên chừng 2 cây số về phía Tây còn nhiều di tích lăng mộ của dòng họ Mạc, xây dựng cách nay trên 300 năm.

Chính giữa là lăng Mạc Cửu, hai bên là lăng mộ của con cháu như quan Tổng Binh Mạc Thiên Tích, Tham Tướng Mạc Tử Hoàng, lăng bà Mạc Thiên Tích, Mạc Công Du, Mạc Công Tây, v.v. Dưới chân đồi là nhà thờ dòng họ Mạc, luôn mở rộng cửa đón khách đến thăm viếng. Hiện tại Hà Tiên vẫn còn dấu tích một chiến lũy là một bờ thành trồng toàn tre gai dài gần 2 cây số, rộng khoảng 1 cây số do Mạc Thiên Tích xây dựng để ngăn giặc Xiêm và Miên. Tại chân núi Bình Sơn, gần thị xã Hà Tiên có chùa Phù Dung, còn gọi là Phù Cừ Am Tự, do Tổng trấn Hà Tiên Mạc Thiên Tích dựng lên vào khoảng giữa thế kỷ 18. Tục truyền rằng ông Mạc Thiên Tích đã dựng chùa này bà Ai Cơ Phù Cừ Nguyễn thị Xuân, vợ thứ hai của ông đến tu. Trong khuôn chùa hãy còn khu mộ của bà Nguyễn thị Xuân và bốn vị sư truyền thừa sau này. Trong thị xã Hà Tiên còn có chùa Tam Bảo do Mạc Cửu xây dựng vào năm 1730 và được trùng tu lại vào năm 1930. Cách Hà Tiên khoảng 30 cây số về phía Nam dọc theo bờ biển là khu vực đồi núi Hòn Chông (nằm trong xã Bình An, quận Kiên Lơng). Hòn Chông là một hang động sát bờ biển, đã từng là nơi trú ẩn của Nguyễn ánh khi bị Tây Sơn truy lùng. Hiện nay, thỉnh thoảng người ta còn tìm gặp một số tiền kẽm mà Nguyễn ánh đã cho đút trong hang động này. Bãi biển Hòn Chông hãy còn hoang sơ, yên tĩnh và đẹp. Nằm sát biển là những hàng dương liễu, người ta gọi là Bãi Dương, dài khoảng 2 cây số, là một trong những bãi tắm tốt nhất của vùng Hà Tiên.

Sau Bãi Dương là một mỏm đất pha đá nằm nhô ra biển, trên một ngọn đồi nhỏ, đó là Hòn Trẹm. Từ Hòn Trẹm đi khoảng 1 cây số là chùa Hang, chùa nằm sâu trong hang đá khoảng 40 mét, mặt hướng về đất liền. Trong hang, những thạch nhũ thõng xuống tạo ra một thứ ánh sáng lờ mờ huyền ảo như một cảnh trong truyện thần tiên. Hang đi luồn ra phía sau ngó thẳng ra một vùng biển trong xanh. Ngoài khơi chùa Hang là Hòn Phụ Tử nằm sừng sững giữa khoảng trời, mây, nước bao la như một góc nhỏ của Vịnh Hạ Long (cố thi sĩ Đông Hồ đã có bài vịnh về Hà Tiên như vậy). Xa xa phía trên là những hàng cây thốt nốt nhớ hình ảnh xa xưa của đất nước Chân Lạp hay Phù Nam một thời vang bóng. Về phía Tây Nam của hòn Phụ Tử là Hòn Nghệ cách bờ khoảng 2 giờ đi thuyền máy. Hòn Nghệ tuy nhỏ với những đá lông chông, nhưng lại có những bãi tắm nước xanh ngắt. Đây là một trong những bãi tắm đẹp nhất trong vùng. Hòn Chông còn là một khu thiên nhiên biển, núi, rừng pha lẫn, và hãy còn nhiều loại động vật hiếm quý trú ngụ. Đây là một vùng tài nguyên vô tận về đá vôi trong khu vực Kiên Lương. Ngoài đường bộ đi về Rạch Giá, Hà Tiên còn có cả đường bộ lẫn đường thủy đi về Châu Đốc dọc theo kinh Vĩnh Tế. Ngoài khơi của Hà Tiên là đảo Phú Quốc, rộng trên 50.000 mẫu Tây, nơi chẳng những nổi tiếng về nước mắm, cá khô, tôm khô, mà còn nổi tiếng về du lịch với những thắng cảnh thiên nhiên trên đảo.

Trong những năm đầu của thời Đệ nhứt Cộng Hòa, tỉnh Hà Tiên trở thành quận và sáp nhập vào tỉnh Rạch Giá cho tới ngày hôm nay. Ngoài ra, ngoài khơi Hà Tiên, còn rất nhiều hòn nhỏ rất đẹp khác.