Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

HẢI VÂN KỲ VĨ

 

NGUYỄN PHƯỚC TƯƠNG

 

 

Đã từ lâu, núi Hải Vân đã được Chúa Tiên Nguyễn Hoàng đánh giá là một vị trí chiến lược hết sức quan trọng. Vào năm 1613, trước khi băng hà, Chúa đã dặn lại con trai là Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên rằng: "Đất Thuận Quảng nầy, phía bắc có Hoành Sơn và sông Linh Giang, phía nam có núi Hải Vân và núi Thạch Bi, thật là nơi Trời đã để cho người anh hùng dụng võ. Vậy ta phải thương yêu nhân dân, luyện tập quân sĩ mà gây dựng cơ nghiệp muôn đời".

Thật vậy, nằm giữa địa giới của Thuận Hóa và Quảng Nam, một mạch núi cao xuất phát từ dãy Trường Sơn chạy thẳng đến tận biển Đông với các ngọn núi Đại Tu Nông, Tiểu Tu Nông, Kiền Kiền nối tiếp nhau chập chùng, tận cùng là đỉnh cao 1.172 mét với chân ngâm dưới nước biển xanh và ngọn lẫn trong làn mấy trắng; Đó là núi Hải Vân, một danh thắng kỳ vĩ. Ngày nay phía bắc đèo Hải Vân thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía nam đèo thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng và đỉnh đèo là ranh giới hành chánh giữa hai tỉnh.

Nằm về phía tây núi Hải Vân có núi Bà Sơn, về phía bắc có núi Hà Sơn. Từ ngoài khơi nhìn vào, người ta thấy ba ngọn núi cao vút chín tầng mây trông tựa như bức trường thành dựng đứng mọc lên từ biển cả, gợi lên cho con người cảm giác kỳ vĩ của thiên nhiên.

Trong mạch núi Hải Vân còn có núi Liên, còn gọi là núi Sen và núi Sảng hay núi Sấn. Trước đây dưới thời chúa Nguyễn, con đường thiên lý từ trạm Chân Sảng giáp Phú Lộc đến trạm Nam Ô trên đất Hòa Vang phải qua núi Liên, núi Sảng mà ở đây là người đã dựng lên các liễu trọ, quán cơm cho lữ khách bộ hành dừng chân ăn uống hay nghỉ đêm hoặc làm nơi gặp gỡ trong buôn bán, trong hẹn hò tình duyên. Vì vậy mà có những câu ca dao còn lưu lại đến tận bây giờ:

Bạn phỉnh ta chín đợi mười chờ

Lênh đênh quán Sấn, dật dờ quán Sen.

Con đường trạm vượt qua Hải Vân đó dài 39 dặm, đi bộ phải mất ba ngày. Về sau, núi Liên, núi Sảng được vua Minh Mạng đổi tên, gọi là Thạch Lĩnh Sơn. Dưới thời vua Thành Thái, người Pháp đục xuyên núi nầy nhiều hầm đê đặt đường xe lửa, trong đó nổi tiếng là Hầm Sen dài nhất 562 mét. Con đường trạm qua đèo Hải Vân cheo leo nguy hiểm, một bên là vách đá dựng đứng, một bên là vực sâu thăm thẳm, quanh co gấp khúc, lúc thì lên cao, lúc thì xuống dốc nối nhau liên tiếp, có những đoạn đường quyện trong mây. Bởi lẽ đó mà đèo Hải Vân được người Pháp đặt cho cái tên là Đèo Mây (Col des Nuages). Ngày xưa con đường trạm phải vượt qua ba đèo chính là Thượng Đạo,  Trung Đạo và Chính Thượng Đạo tức là đèo Hải Vân. Từ đỉnh đèo Hải Vân xuôi về phía nam chừng bảy tám cây số, đối diện với biển có môt ngọn núi gọi là Thông Sơn, tục danh là Hòn Hành. Đến năm 1823, vua Minh Mạng đặt tên cho hòn núi đó là Định Hải Sơn vì trên có xây một pháo đài phòng hải dưới thời triều Nguyễn:

Hải Vân bát ngát mây trùng

Hòn Hành ở đó là trong vịnh Hàn.

Ở ngòai khơi, về phía đông bắc, một hòn núi nhỏ từ mặt biển nhô lên như một non bộ, ở trên đó ngày xưa cũng có pháo đài bảo vệ duyên hải nên nó có tên là Đảo Ngự Hải.

Cũng về phía đông bắc núi Hải Vân, sóng đại dương qua hàng thiên niên kỷ vỗ vào chân núi, khoét sâu vào vách đá tạo thành một hang rộng gọi là Hang Dơi; ở chỗ ấy thường có sóng to, vì vậy mà con đường ngày xưa vào kinh đô Phú Xuân đi vào dinh Quảng Nam đâu phải dễ dàng:

Đi bộ thì sợ Hải Vân

Đi thủy thì sợ sóng thần Hang Dơi.

Ngoài khơi về phía bắc núi Hải Vân cũng có vũng Trà Sơn còn gọi là Đồng Long Loan nay gọi là vịnh Đà Nẵng. Vào năm 1471, vua Lê Thánh Tôn trên đường chinh phạt Champa, khi thuyền rồng dừng lại trên vịnh Đồng Long, trước cảnh quan hùng vĩ của núi Hải Vân và vẻ đẹp của biển Trà Sơn dưới đêm trăng, nhà vua đã tức cảnh đề thơ:

Trăng Đồng Long ba canh đêm tĩnh

Thuyền Lộ Hạc (1) năm trống gió thanh (2).

Ngày xưa núi Hải Vân như một bình phong thiên nhiên chắn ngang con đường trạm nối liền Thuận Hóa với Quảng Nam nên dân gian gọi là núi ải. Ở đây thế núi dựng đứng như vách đá đồ sộ, bao phủ mây mù. Bởi vậy nhà thơ Kỳ Xuyên Nguyễn Thông thời Tự Đức đã cảm hứng nên tức thơ:

Đá dựng biên thành hiểm trở

Gió xao mây tỏa sương mù.

Trước vẻ đẹp kỳ vĩ của Hải Vân, danh sĩ người Thái Bình Đoàn Nguyên Tuấn cũng đã xuất khẩu thành thi:

Cửa biển nhô khối núi cao

Khói mây quen thói họp vào tầng không(3).

Đường thiên lý qua núi ải quanh co, cheo leo trên độ cao 496 mét, nẻo đi khúc khuỷu, bậc đá gập ghềnh, cây mọc xen đá, rừng sâu thăm thẳm, buổi sáng mây dày như đệm, trưa hững nắng mây tân, chiều buông sương lạnh giá, tựa như con đường hóc hiểm đi vào đất Tây Thục, đã làm cho chúa Nguyễn Phúc Chu trong chuyến tuần du phương nam năm 1719 đến Quảng Nam Dinh đã cảm tác:

Việt Nam ải hiểm núi này

Kém chi đường Thục con xây trập trùng

Trông lên ba chóp mây lồng

Chẳng hay người ở mấy trùng trời xanh (4).

Trong lần quân Trịnh đánh chiếm Phú Xuân trong khi Nguyễn Tây Sơn tiến đánh Quảng Nam Dinh vào năm 1774, Hoàng Ngũ Phúc, đại tướng quân Trịnh đã ra lệnh đắp một cái lũy cao chắn ngang cửa ải trên đỉnh đèo Hải Vân gọi là đỉnh Ly để chống lại quân Tây Sơn, nay không còn dấu vết.

Đến đời Minh Mạng (1620-1840) nhà vua đã cho xây đá thành bậc ở những đoạn đường dốc cho dễ đi lại và ngay trên đỉnh đèo Hải Vân hay Chính Thượng Đạo cho dựng thành cửa ải để bảo vệ đèo và đường trạm. Đến năm 1826, thành ải được đắp cao 6 thước, dày hơn 4 thước, có các cửa tò vò quay ra hai hướng bắc và nam cao 4,3 thước, rộng 3,2 thước làm lối cho đường thiên lý đi qua.

Phía trên cửa tò vò quay về hướng bắc treo một tấm biển to bằng đá cẩm thạch khắc ba chữ Hán lớn "Hải Vân Quan" nghĩa là cửa ải Hải Vân, và phía trên cửa tò vò quay về hướng nam cũng có biển đá với sáu chữ Hán lớn "Thiên hạ đệ nhất hùng quan" nghĩa là cửa ải hùng vĩ nhất dưới bầu trời.

Tuy nhiên, thời xưa Hải Vân Quan tuy hùng vĩ nhưng ở một nơi hoang sơ, heo hút, xa xóm làng nên những người lính thú làm nhiệm vụ gác cửa ải, giữ đường trạm, chống bọn bất lương không khỏi chạnh lòng nhớ tới tổ ấm gia đình trong những buổi chiều hôm xa nhà:

Chiều chiều mây phủ Hải Vân

Chim kêu ghềnh đá gẫm thân thêm buồn.

Dưới thời vua Gia Long (1801-1819) trên đất liền ngang vịnh Sơn Trà, nhà vua đã ra chiếu chỉ đắp thêm lũy Câu Đề chạy từ chân núi đến bờ biển.

Vào đầu thế kỷ 19, thời triều Nguyễn, sau khi xây Hải Vân Quan, tuy khu vực đèo nầy đã có người ở nhưng dân cư rất thưa thớt, vì vậy triều đình Huế đã có chính sách khuyến khích nhân dân hai tỉnh Thừa Thiên và Quảng Nam di cư đến sinh sống từ chân núi đến đỉnh đèo Hải Vân. Theo "Đại Nam Nhất Thống Chí" vào năm 1825, vua Minh Mạng khi xa giá đi qua đèo Hải Vân đã ban thưởng cho mỗi nhà dân ở đây một lạng bạc. Tiếp sau đó, vào năm 1827, theo "Đại Nam Thực Lục Tiền Biên", vua Minh Mạng lại ra chỉ dụ ban thưởng cho dân sống dọc theo Hải Vân một lần nữa. Sau đó, vào năm 1837, nhà vua lại ra chỉ dụ cho quan Kinh Doãn ở kinh đô và quan tỉnh Quảng Nam vận động nhân dân hai dinh Thuận Hóa và Quảng Nam đến định cư ở khu vực đèo Hải Vân và họ được miễn thuế thân, quân dịch và tạp dịch, đồng thời được miễn thuế khai hoang ruộng vườn và còn được cấp thêm mười quan tiền cho việc định cư nầy.

Con đường thiên lý đi qua núi Hải Vân, xưa kia vốn là lối đi hẹp, hiểm trở, hai bên là rừng cây rậm rạp, muốn vượt qua phải mất ba ngày đường, là môi trường thuận lợi cho việc trú ẩn và hoạt động của bọn lục lâm thảo khấu chuyên chặn đường khách bộ hành để giết người cướp của. Để khống chế hoạt động phi pháp của bọn người bất lương nầy, năm 1842, vua Thiệu Trị (1841-1847) đã ra chiếu chỉ cấm mọi người dân không được đi qua đèo Hải Vân bằng những con đường tắt để tránh nguy hiểm đến tính mạng. Đồng thời nhà vua cũng đã ra chỉ dụ cho quan Kinh Doãn kinh đô và quan tỉnh Quảng Nam cho lấp kín các lối đi tắt nầy bằng cách trồng thật nhiều cây có gai hoặc đổ đầy đất đá và bắt tội bất kỳ ai đi qua các chỗ ấy để bảo vê dân, chống bọn cướp. Con đường độc đạo xuyên qua đèo Hải Vân, qua thời gian còn ghi lại dấu ấn hai cuộc chiến tranh kéo dài 30 năm bằng những "lô cốt" còn sót lại đây đó dọc theo con đường và đã chứng kiến những trận đánh khốc liệt giữa hai phe Quốc Cộng.

Ngày nay những triền núi cao chạy dọc theo đường đèo Hải Vân đã được phủ xanh bởi hàng trăm héc-ta rừng thông Caribe và bạch đàn xanh tốt đã qua thời kỳ khép tán, làm cho môi trường, cảnh quan ở đây thêm đẹp đẽ, lành mạnh. Tuy nhiên, trên mặt bằng hẹp tại đỉnh đèo Hải Vân, qua thời gian lịch sử và các cuộc chiến tranh, chỉ còn lại một bộ phận nhỏ của di tích cửa ải xưa: cửa tò vò trong về phía bắc vẫn còn nguyên vòm, còn cửa tò vò trông về phía nam thì bị sụt lỡ chỉ còn lại thềm bậc đá chân ải. Mỗi lần đến chân đèo Hải Vân, điểm giáp ranh của hai tỉnh Thừa Thiên - Huế và Quảng Nam - Đà Nẵng, nhìn thấy "Hải Vân Quan Đệ Nhất Hùng Quan", tiếng tăm một thời vang dội, nay chỉ còn lại một bộ phận ở tình trạng hoang phế dưới sức nặng của thời gian và sự thờ ơ của con người, tôi không khỏi băn khoăn. Tôi thầm nghĩ rằng giá như chính quyền hai tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng và Thừa Thiên - Huế quan tâm đến việc phục chế trùng tu di tích lịch sử cổ xưa nầy, chắc chắn nó sẽ tạo nên một điểm chấm phá cho bức tranh du lịch toàn cảnh miền Trung nước ta.

Nguyễn Phước Tường

 

Chú Thích:

1. Hộ Hạc (Lopburi), theo nhà nghiên cứu Nhật Bản Yamamoto Tatsuro, là một quốc gia cổ ở hạ lưu sông Mê-Nam (Chao Praya). Thương nhân nước nầy thường đưa thuyền buôn vượt biển đến buôn bán với Champa.

2. Thơ chữ Hán:

Tam canh dạ tình Đồng Long nguyệt

Ngũ cổ phong thanh Lộ Hạc thuyền

3. Nguyên bản chữ Hán:

Hải môn khái xứ khối nguy phong

Phong thượng yên hà hiệp thái không

(bản dịch của tác giả)